Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ thuật gây trồng phòng kỷ (stephania tetranda s moore) tại huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 42)

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên

Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ 105029” đến 105043” kinh độ đông, 21045” đến 22030” vĩ độ bắc;

Phía tây - tây bắc giáp tỉnh Tuyên Quang,

Phía bắc - đông bắc giáp tỉnh Bắc Cạn,

Phía nam - đông nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương;

Huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc.

1.3.2. Địa hình

Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng. Vùng núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện. Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến 400 m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo Hướng tây bắc - đông nam, từ phía bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt.

Vùng núi thấp bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã ở phía nam. Đây là vùng núi đất, có độ cao từ 50 đến dưới 200m, độ thoải lớn; có nhiều rừng già và những cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu.

Định Hoá có 520.75km2 ha đất tự nhiên, trong đó: 99.29km2đất nông nghiệp, 221.7km2 ha đất lâm nghiệp, 8.46km2 đất chuyên dùng, 7.33km2 đất ở, 183.98km2 đất chưa sử dụng. Thành phần của đất được chia ra làm 5 loại chính:

Đất thuộc loại hình Mác mưa chua, chủ yếu là Grnid, có diện tích 19.97km2, tầng dầy trung bình chiếm ưu thế, tập trung chủ yếu ở các xã vùng 3.

Đất Zera lid nâu đỏ phát triển trên đá gabvô, có diện tích khoảng 2.8km2, tầng dầy trung bình chiếm ưu thế, tỷ lệ xét hoá học biến đổi từ 52 đến 73% trong tổng số cấp hạt loại đất, phân bổ rải rác trong huyện.

Đất dốc tụ, có tổng diện tích khoảng 27.68km2, phân bố rộng khắp trong huyện, có địa hình phức tạp.

Đất phù sa suối, có khoảng 17.73km2, phân bố tập trung hai bên các sông, suối trong huyện, tạo thành những cánh đồng vừa và nhỏ.

Đất dốc tụ có ảnh hưởng CaCo3, diện tích khoảng 1.82km2, phân bổ tập trung xung quanh khu vực có những dãy núi đá vôi. Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm.

Căn cứ vào độ dốc có thể phân ra: Đất có độ dốc trên 250 có 116.18km2, đất có độ dốc dưới 250 có 145.96km2, đất núi 152.67km2.

1.3.3. Khí hu

Định Hoá có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10C.

Là huyện có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại độ ẩm đều trên 80%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 tháng 4 và tháng 8 - những tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường từ 85% trở lên.

Định Hoá có hai loại gió chính thổi theo mùa: gió mùa đông bắc, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa lạnh. Mỗi khi có những đợt gió mùa đông bắc tràn về nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột, làm cho thời tiết rất lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối, rất có hại cho sức khoẻ con người và sự phát triển của cây trồng. Gió mùa đông nam, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa nóng, mưang theo hơi nước từ biển Đông vào gây ra mưa lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm (trong 5 năm 1995-1999) của Định Hoá vào khoảng 1.655mm.

Mùa mưa trùng với mùa nóng chiếm 85% đến 90% Lượng mưa cả năm. Mùa khô trùng với mùa lạnh, Lượng mưa ít, chỉ chiếm 10% đến 15% Lượng mưa cả năm. Những tháng đầu mùa khô thời tiết thường hanh khô, có khi cả tháng không mưa gây nên tình trạng hạn hán.

1.3.4. Thy văn

Sông Chợ Chu: là sông lớn nhất, hợp lưu bởi nhiều khe suối nhỏ bắt nguồn từ sườn núi các xã phía tây, phía bắc huyện, với 3 nhánh chính là suối Chao, suối Múc, suối Tao; đoạn chảy qua xã Tân Dương là đoạn lớn nhất. Sau đó sông chảy qua xã Yên Ninh (huyện Phú Lương) và hợp lưu với Sông Cầu ở Chợ Mới. Sông Chợ Chu có lưu vực rộng 437 km2, lưu Lượng nước bình quân trong năm 3,06 m3/s.

Sông Công (phần trên đất Định Hoá là thượng nguồn) có hai nhánh.

Nhánh thứ nhất bắt nguồn từ xã Thanh Định, chảy qua xã Bình Yên, Sơn Phú.

Nhánh thứ hai bắt nguồn từ dãy núi Khuôn Tát xã Phú Đình chảy qua xã Phú Đình, hợp lưu với nhánh thứ nhất ở xã Bình Thành rồi chảy sang xã Minh Tiến (huyện Đại Từ). Tổng diện tích lưu vực trên địa bàn huyện là 128km2, lưu lượng mức bình quân 3,06m3/s.

Sông Đu (Phần chảy trên địa bàn huyện thuộc thượng nguồn) bắt nguồn từ xã Yên Trạch (huyện Phú Lương), đoạn chảy qua xã Phú Tiến (Định Hoá) dài khoảng 3,5km. Sau đó sông chảy dọc phía tây huyện Phú Lương, hoà vào sông Cầu ở xã Sơn Cẩm. Sông Đu có tổng diện tích lưu vực 70 km2, lưu lượng nước bình quân 1,68m3/s.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ thuật gây trồng phòng kỷ (stephania tetranda s moore) tại huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)