Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính và chiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ thuật gây trồng phòng kỷ (stephania tetranda s moore) tại huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 56)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kỹ thuật nhân giống Phòng kỷ từ hạt

3.1.2. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính và chiều

3.1.2.1. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ Qua quá trình theo dõi các công thức thí nghiệm xác định được mức độ ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống cây con trong giai đoạn vườn ươm.

Bảng 3.2. Tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm theo định kì theo dõi

Công thức thí nghiệm

Số cây TN

Thời gian theo dõi (tháng)

30 ngày 60 ngày 90 ngày Số

cây sống

Tỷ lệ (%)

Số cây sống

Tỷ lệ (%)

Số cây sống

Tỷ lệ (%)

CT 1-T 300 192 64,00 186 62,00 173 57,67 CT 2-T 300 175 58,33 162 54,00 158 52,67

CT 3-T 300 72 24,00 55 18,33 46 15,33

CT 4-T 300 74 24,67 62 20,67 53 17,67

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài) Ta thấy tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ chịu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu là có sự khác khác nhau rõ rệt so sánh giữa các công thức với nhau ta thấy:

- Công thức 1, có tỷ lệ sống đạt là 53% cao hơn so với công thức 2 là 5% và có tỷ lệ sống cao nhất trong các công thức thí nghiệm.

- Công thức 2, có tỷ lệ sống là 48% có tỷ lệ sống thấp hơn công thức 1.

- Công thức 3, có tỷ lệ sống là 8% có tỷ lệ sống thấp nhất trong bốn công thức đã thí nghiệm.

- Công thức 4, có tỷ lệ sống là 13,66% có tỷ lệ sống cao hơn công thức 3 là 5,66 % thấp hơn công thức 1 là 39,34% và thấp hơn công thức 2 là 34,34%.

Như vậy, bước đầu ta thấy thành phần của hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ. Tỷ lệ sống của cây ở các công thức có sự chênh lệch khá nhiều.

So sánh giữa các công thức hỗn hợp ruột bầu về tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ giai đoạn vườn ươm thấy rằng công thức 1 (10% Pvs) có tỷ lệ sống cao nhất (53%), công thức 2 (1% NPK), có tỷ lệ sống là 48% tỷ sống cao thứ hai công thức 3 (2% NPK) công thức 4 (3% NPK) đều cho cây có tỷ lệ sống thấp nhất là 8% và 13,66%.

Hình 3.1: T l sng (%) ca cây Phòng K các công thc thí nghim giai đon vườn ươm

Như vậy, xét về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ ở giai đoạn vườn ươm có sự chênh lệch rõ ràng. Tuy nhiên tỷ lệ sống ở công thức 1 là cao nhất. Vì vậy nếu đứng trên quan điểm về xem xét về tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ khi gieo ươm, ta có thể sử dụng mức phân

64

58.33

24 24.67

62

54

18.33 20.67

57.67

52.67

15.33 17.67

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

CT 1 CT 2 CT 3 CT 4

% T l sng

Công thức thí nghiệm Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2

3.1.2.2. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu tới sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây Phòng Kỷ

Sinh trưởng về Hvncủa cây Phòng Kỷ không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của cây, điều kiện môi trường xung quanh khu vực gieo ươm, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hỗn hợp ruột bầu để cây sinh trưởng.

Kết quả theo dõi sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây Phòng Kỷ ở các công thức thí nghiệm trong giai đoạn vườn ươm được thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.2.

Bảng 3.3. Kết quả sinh trưởng Hvn(cm) của cây Phòng Kỷ ở lần đo cuối

CTTN Hvn

CT 1-T 12,749

CT 2-T 10,702

CT 3-T 7,043

CT 4-T 9,255

Hình 3.2. Hình nh chiu cao các công thc thí nghim Từ bảng 3.3 và hình 3.2 ta thấy:

Từ kết quả trên có thể dễ dàng thấy được mỗi công thức hỗn hợp ruột bầu đều ảnh hưởng đến chiều cao vút ngọn của cây Phòng Kỷ ở giai đoạn 3 tháng tuổi cụ thể như sau:

Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao của cây Phòng Kỷ. So sánh sự chênh lệch giữa các công thức hỗn hợp ruột bầu có thể thấy:

Công thức 1 có chỉ tiêu sinh trưởng về Hvn=12,749cm của cây con Phòng Kỷ là tốt nhất.

Sau đó đến công thức 2 có chiều cao trung bình thứ hai với Hvn

=10,702cm cao hơn công thức 3, công thấp 4.

Tiếp đó là công thức 4 với Hvn= 9,255 cm cao hơn công thức 3.

Cuối cùng là công thức 3 có chiều cao trung bình thấp nhất trong bốn công thức với chiều cao là Hvn= 7,043cm.

Như vậy chiều cao trung bình của công thức 1 trội hơn so với các công thức thí nghiệm còn lại.

Ở giai đoạn vườn ươm hỗn hợp ruột bầu khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây Phòng Kỷ không đồng đều. Công thức phân bón thích hợp cho sinh trưởng chiều cao của cây Phòng kỷ giai đoạn vườn ươm là công thức 1.

Kết quả ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu tới sinh trưởng chiều cao của cây Phòng Kỷ được sắp xếp theo thứ tự như sau:

CT 1-T > CT 2-T > CT 4-T > CT 3-T

3.1.2.3. Ảnh hưởng của các công thức ruột bầu tới sinh trưởng về đường kính cổ rễ (D00) của cây Phòng kỷ

Hỗn hợp ruột bầu không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của cây mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của cây con trong giai đoạn vườn ươm.

Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Phòng Kỷ giai đoạn vườn ươm dưới ảnh hưởng của công thức ruột bầu được thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.3:

Bảng 3.4. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng D00 của cây Phòng kỷ

CTTN D00(mm)

CT 1-T 1,257

CT 2-T 1,234

CT 3-T 1,109

CT 4-T 1,149

Hình 3.3. Hình nh đường kính (D00) ca Phòng K các công thc thí nghim

Qua các công thức thí nghiệm ta thấy rằng hỗn hợp ruột bầu đều ảnh hưởng đến đường kính cổ rễ của cây Phòng Kỷ có sự chênh lệch không đồng đều.

Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Phòng Kỷ. So sánh sự chênh lệch giữa các công thức hỗn hợp ruột bầu có thể thấy:

Công thức 1 có chỉ tiêu sinh trưởng về của cây Phòng Kỷ là tốt nhất với D00= 1,257mm cao hơn công thức 2 với D00 là 0,023mm.

Tiếp sau đó là công thức 2 với D00= 1,234mm thấp hơn công thức 1 là 0,023 mm và cao hơn hai công thức 1 và 2 và 2 Công thức 3 có chỉ tiêu sinh trưởng thấp nhất trong các công thức đã thí nghiệm với D = 1,109mm thấp

hơn công thức 1 là 0,148 và công thức 2 là 0,125mm và thấp hơn công thức 4 là 0,04mm.

Công thức 4 với D00= 1,149mm có đường kính cổ rễ cao hơn công thức 3 với 0,04mm và thấp hơn công thức 1 và 2.

Công thức 3 có đường kính trung bình thấp nhất trong 4 công thức với D00= 1,109mm.

Do đó, CT 1-T (NPK 10 %Pvs) là công thức cho chỉ tiêu sinh trưởng của đường kính cổ rễ cao nhất trong các công thức thí nghiệm, đây là cơ sở cho điều chỉnh mức độ phân bón hợp lý nhất cho cây Phòng Kỷ ở giai đoạn vườn ươm trong thực tế sản xuất giống cây Phòng Kỷ.

Kết quả ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu tới đường kính cổ rễ của cây Phòng Kỷ được sắp xếp theo thứ tự như sau:

CT 1-T > CT 2-T > CT 4-T > CT 3-T

3.1.2.4 Ảnh hưởng của công thức ruột bầu đến số lá của cây Phòng Kỷ

Kết quả nghiên cứu về động thái ra lá của cây Phòng Kỷ trong giai đoạn vườn ươm dưới tác động của thành phần hỗn hợp ruột bầu được thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.4.

Bảng 3.5. Kết quả về số lá của cây Phòng Kỷ ở các công thức thí nghiệm

CTTN Tổng TB

CT 1-T 8,156

CT 2-T 7,956

CT 3-T 6,587

CT 4-T 6,811

Hình 3.4. Hình nh s lá cây Phòng K các công thc thí nghim Kết quả ở bảng 4.5, hình 4.7 cho thấy:

Các công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhau có ảnh hưởng đến số lá của cây Phòng Kỷ giai đoạn vườn ươm.

Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến kết quả ra lá của cây Phòng Kỷ. So sánh sự chênh lệch giữa các công thức hỗn hợp ruột bầu có thể thấy:

Cụ thể như sau:

- Công thức 1 có số lá trung bình đạt là 8,156 lá đạt giá trị số lá trung bình cao nhất trong các công thức thí nghiệm.

- Công thức 2 có số lá trung bình đạt là 7,956 lá, thấp hơn công thức 1.

- Công thức 3 có số lá trung bình đạt là 6,587 lá, và là công thức có số lá trung bình thấp nhất, thấp hơn công thức 1 là 1,569 lá, thấp hơn công thức 2 là 1,369 lá, thấp hơn công thức 4 là 0,224 lá.

- Công thức 4 có số lá trung bình đạt là 6,811 lá, cao hơn công thức 3 là 0,224 lá, thấp hơn công thức là 1,345 lá, thấp hơn công thức 2 là 1,145 lá.

- Như vậy, số lá của cây Phòng Kỷ ở giai đoạn vườn ươm nhiều hay ít phụ thuộc vào hỗn hợp ruột bầu. Công thức cho số lá cao nhất là 90% đất mùn tơi xóp + 10% Pvs so với các công thức khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ thuật gây trồng phòng kỷ (stephania tetranda s moore) tại huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)