Nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ thuật gây trồng phòng kỷ (stephania tetranda s moore) tại huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 37)

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

1.2.1. Nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc tại Việt Nam

Tác phẩm "Nam Dược Thần Hiệu" và "Hồng nghĩa giác tư y thư"

của nhà nghiên cứu Trần Ngọc Hải (2013) được xem là những tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam. Trong đó, Tuệ Tĩnh đã trình bày chi tiết hơn

630 loại thuốc, 13 đơn thuốc trị các bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn. Ông được coi là một thiên tài trong lịch sử y dược dân tộc Việt Nam, hay còn gọi là "Vị thánh thuốc Nam". Ông đã để lại nhiều tác phẩm quý giá cho các thế hệ sau như "Tuệ Tĩnh y thư", "Thập tam phương gia giảm",

"Thương hàn tam thập thất trùng pháp". Bộ sách này gồm 28 tập, 66 quyển đã minh hoạ chi tiết về cây cỏ và các tính chất chữa bệnh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ngoài ra, Trần Ngọc Hải (2013) cũng đề cập đến việc xuất bản bộ sách quan trọng thứ hai mang tên "Y tông Tâm tĩnh"của Lê Hữu Trác vào thế kỷ XVIII.

Ngoài những tác phẩm của người Việt, một số nhà nghiên cứu thực vật và dược học người Pháp đã đến Việt Nam để tiến hành nghiên cứu từ thời kỳ thuộc địa Pháp. Có thông tin cho biết các nhà dược học Crévost và Pétélot đã xuất bản bộ sách "Catalogue des produit de L’Indochine "(1928- 1935). Trong đó, tập V (Produits medicinaux, 1928) đã mô tả 368 loại cây thuốc và vị thuốc là các loài cây có hoa. Năm 1952, Pétélot tiếp tục xuất bản bộ sách "Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos and du Vietnam"

gồm 4 quyển liệt kê tổng cộng 1482 loại cây thuốc từ ba quốc gia Đông Dương."

Việc nghiên cứu và khám phá về gen dược liệu ở Việt Nam đã được tiến hành từ thời kỳ miền Bắc hoàn toàn thống nhất vào năm 1954. Đỗ Tất Lợi, một nhà nghiên cứu hàng đầu, đã dành nhiều năm để tìm hiểu và biên soạn các sách hướng dẫn về sử dụng cây thuốc và loại thuốc của người dân tộc thiểu số. Một trong những công trình quan trọng nhất của ông là cuốn"Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam"được xuất bản vào năm 1957, gồm 3 tập. Cuốn sách này đã được tái bản thêm 2 tập vào năm 1961, và giới thiệu khoảng 100 loại cây thuốc nam cùng với các tác dụng của chúng. Từ năm 1962 đến 1965, Đỗ Tất Lợi tiếp tục tái bản cuốn "Từ điển cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" gồm 6 tập. Năm 1969, cuốn sách này lại

được tái bản thành hai tập, liệt kê khoảng 500 loại vị thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật và khoáng vật. Ông đã cống hiến thời gian và công sức để thu thập thông tin và cập nhật các loại cây thuốc thông qua việc tái bản cuốn sách nhiều lần trong suốt các năm 1970,1977, 1981,1986, 1995,1999, 2001 và 2003. Lần tái bản thứ bảy vào năm 1995 đã ghi nhận tổng cộng 792 loài cây thuốc được ông công bố. Và lần tái bản mới nhất vào năm 2005 đã đưa ra mô tả chi tiết về tên khoa học, phân loại, tác dụng, thành phần hoá học và phân nhóm theo từng loại bệnh khác nhau của các cây thuốc (Trần Ngọc Hải, 2013). Đây là một bộ sách có giá trị lớn trong việc kết hợp giữa kiến thức truyền thống và khoa học hiện đại trong lĩnh vực dược liệu. Ngoài ra, Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương cũng đã xuất bản cuốn"Cây cỏ Việt Nam" vào năm 1960. Mặc dù chưa đi sâu vào việc giới thiệu toàn diện về hệ thực vật Việt Nam, cuốn sách này cũng đã đề cập đến công dụng làm thuốc của nhiều loại thực vật (Trần Ngọc Hải, 2006). Ngoài ra, Đỗ Tất Lợi đã xuất bản cuốn "Từ điển cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" vào năm 1965 và tái bản lại vào năm 2000. Cuốn sách này liệt kê gần 800 loài cây, con và vị thuốc, trong đó phần lớn miêu tả chi tiết về hình thái, phân bố, thu hái và sơ chế, thành phần hoá học, tác dụng và liều dùng của chúng (Trần Ngọc Hải, 2009).

Dược sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”, năm 1966 để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu cây thuốc và được in lần thứ hai vào năm 1976 (Võ Văn Chi, 1996). Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”, với 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007).

Hiện nay có khá nhiều nhà khoa học, tác giả đã công bố kỹ thuật nhân giống bảo vệ tài nguyên cây thuốc. Như năm 2013, tác giả Trần Ngọc Hải đã

biên soạn sách "Kỹ thuật nhân giống một số loài cây thuốc quý dưới tán rừng và vườn nhà" trong đó có loài cây thuốc quý hiếm Củ dòm.

Các nhà khoa học Viện Dược liệu đã xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong những năm qua (Bộ Khoa học và công nghệ, 2009). Viện Dược liệu, Bộ Y tế cùng mạng lưới trạm trồng dược liệu, điều tra ở 2795 xã, phường, thuộc 35 huyện, thành phố của 47 tỉnh, thành trong cả nước, đã có những đóng góp quan trọng trong việc điều tra đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm dùng cây thuốc trong y học cổ truyền Việt Nam (Lê Đức Diên và cs, 1968).

Có rất nhiều công trình về cây thuốc ở Việt Nam đã được công bố, đa dạng về quy mô và phạm vi. Cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” (1993) do Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương và nhóm tác giả biên soạn đã giới thiệu khoảng 300 loài cây thuốc được khai thác và sử dụng ở khắp cả nước (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi Trường, 1996). Trình Đình Lý (1995) đã xuất bản cuốn "1900 loài cây có ích", trong đó có thông tin về 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài cho tinh dầu, 260 loài cho dầu thơm, 600 loài cho tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị cao, 40 loài tre nứa và 40 loài song mây (Trần Ngọc Hải (2014).

Võ Văn Chi (1997) đã biên soạn cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam"gồm khoảng 3.200 loại cây thuốc. Cuốn sách này tập trung vào các thực vật có hoa và chia thành tổng cộng 1050 chi thuộc vào hơn 230 họ thực vật theo hệ thống của A. L. Takhtajan. Tác giả đã cung cấp thông tin về nhận dạng, bộ phận sử dụng, môi trường sống và thu hái, thành phần hoá học, tính vị và tác dụng, công dụng của từng loài cây (Lê Trần Chấn (1993).

Cuốn"Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"do Viện Dược liệu biên soạn (2003) bao gồm hơn 1.000 loài thực vật và động vật được sử dụng làm nguyên liệu trong y học truyền thống. Trong đó, có 920 loài cây thuốc và

80 loài động vật. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tiến hành thu thập thông tin và biên soạn một số sách nghiên cứu liên quan đến cây thuốc. Đáng chú ý là hai tập sách "Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam" của Lã Đình Mỡi và nhóm tác giả (2001; 2002), trong đó các tác giả nêu rõ giá trị của nhiều loại cây có tinh dầu trong y học truyền thống Việt Nam (Nguyễn Quốc Huy, 2010).

Bộ sách "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" đã được xuất bản, đây là bộ sách có ý nghĩa lớn đối với tra cứu về thực vật nói chung và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng của Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005). Tập sách đã đề cập tới những tên thực vật, tên thường gọi, phân loại, hình thái, đặc điểm sống - thực vật và tác dụng, hết sức thuận tiện đối với việc nghiên cứu về thực vật làm thuốc (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).

Cuộc sống đã gắn liền với quá trình chế biến và sử dụng thực vật của các dân tộc trên thế giới nói chung, và tại Việt Nam nói riêng, cho nên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức quý báu trong việc chế biến, sử dụng thực vật: Đặc biệt là những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. Tuy nhiên, những tri thức và kinh nghiệm dân tộc thường chỉ được áp dụng và lưu truyền trong một phạm vi hẹp (dân tộc, dòng họ, làng xã) chứ không được sử dụng rộng rãi phục vụ cho cộng đồng và có nguy cơ lãng phí rất cao. Nhận thức được tầm quan trọng này, nên khoảng hơn 10 năm gần đây nghiên cứu cây thuốc dân tộc (Ethnomedical plants) được đặc biệt chú trọng tại một số cơ quan chức năng của nước ta và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng (Lê Đinh Khả và cs, 2003).

Trong những năm gần đây Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa nền y học cổ truyền, phục vụ cho yêu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Tuy nhiên, phần lớn số loài được ghi nhận đều xuất phát từ kinh nghiệm sử dụng của các cộng đồng các dân tộc ở các địa phương trong cả nước.

Trong những năm qua Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã có nhiều công trình nghiên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về cây thuốc cổ truyền của dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng đã cập nhật và bổ sung cho dữ liệu về cây thuốc dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng (2021) sự đã điều tra, đánh giá về tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật làm thuốc của một số dân tộc (Dao, Tày, Hoa) tại Yên Tử - Quảng Ninh và đã thu thập được 326 loài thực vật làm thuốc. Tại Chiềng Yên - Mộc Châu - Sơn La (2005), tác giả đã điều tra đánh giá tài nguyên cây thuốc của người Mường và người Dao tại khu vực nghiên cứu, đã thống kê được 209 loài cây thuốc được người Mường và 176 loài cây thuốc được người Dao sử dụng (Phạm Công Nam, 2014).

Trong nghiên cứu “Cây thuốc truyền thống của người Dao, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” Lưu Đàm Cư (2005), đã xác định được 312 loài cây thuốc thuộc 88 họ mà người Dao ở Sa Pa sử dụng (Lê Đức Diên, 1986).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt và kỹ thuật gây trồng phòng kỷ (stephania tetranda s moore) tại huyện định hoá tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)