Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Phòng Kỷ
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của cây Phòng kỷ trên mô hình
3.2.2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ
Qua quá trình theo dõi các công thức thí nghiệm xác định được mức độ ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống cây con trên mô hình.
Bảng 3.6. Tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ trên mô hình ở các công thức thí nghiệm theo định kì theo dõi
Công thức thí nghiệm
Số cây TN
Thời gian theo dõi (tháng) 1 tháng 3 tháng 6 tháng Số
cây sống
Tỷ lệ (%)
Số cây sống
Tỷ lệ (%)
Số cây sống
Tỷ lệ (%)
CT 1-D 300 246 82 189 63 121 40,33
CT 2-D 300 276 92 261 87 242 80,67
CT 3-D 300 288 96 273 91 255 85
CT 4-D 300 271 90,3 263 87,7 249 83
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài) Ta thấy tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ chịu ảnh hưởng của phân bón là có sự khác khác nhau rõ rệt so sánh giữa các công thức với nhau ta thấy:
- Công thức 3, có tỷ lệ sống đạt là 85 % sau 6 tháng và có tỷ lệ sống cao nhất trong các công thức thí nghiệm.
- Công thức 4, có tỷ lệ sống là 83 % có tỷ lệ sống thấp hơn công thức 3.
- Công thức 2, có tỷ lệ sống là 80,67 % có tỷ lệ sống cao hơn công thức 1.
- Công thức 1, có tỷ lệ sống là 40,33 % có tỷ lệ sống thấp nhất trong bốn công thức đã thí nghiệm.
Như vậy, bước đầu ta thấy hỗn hợp phân bón có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ. Tỷ lệ sống của cây ở các công thức có sự chênh lệch khá nhiều.
Hình 3.5: Tỷ lệ sống (%) của cây Phòng Kỷ ở các công thức thí nghiệm trên mô hình
Như vậy, xét về ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ trên mô hình có sự chênh lệch rõ ràng. Tuy nhiên tỷ lệ sống ở công thức 3 là cao nhất. Vì vậy nếu đứng trên quan điểm về xem xét về tỷ lệ sống của cây Phòng Kỷ khi trồng, ta có thể sử dụng mức phân bón như ở công thức số 3.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính của cây Phòng Kỷ Sinh trưởng về Hvn của cây Phòng Kỷ không chỉ phụ thuộc vào đặc tínhcủa cây, điều kiện môi trường xung quanh mô hình, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào phân bón để cây sinh trưởng.
Kết quả theo dõi sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây Phòng Kỷ ở các công thức thí nghiệm trên mô hình được thể hiện ở bảng 3.7 và hình 3.5.
82
92
96
90.3
63
87
91
87.7
40.33
80.67
85 83
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
CT1 CT2 CT3 CT4
% Tỷ lệ sống
Công thức thí nghiệm 1 tháng 3 tháng 6 tháng
Bảng 3.7. Kết quả sinh trưởng Hvn(cm) của cây Phòng Kỷ ở lần đo cuối
CTTN Hvn
CT 1-D 164,354
CT 2-D 194,130
CT 3-D 199,918
CT 4-D 196,249
Từ bảng 3.7 ta thấy:
Từ kết quả trên có thể dễ dàng thấy được mỗi công thức phân bón đều ảnh hưởng đến chiều cao vút ngọn của cây Phòng Kỷ ở giai đoạn 6 tháng tuổi cụ thể như sau:
Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao của cây Phòng Kỷ. So sánh sự chênh lệch giữa các công thức phân bón có thể thấy:
Công thức 3 có chỉ tiêu sinh trưởng về Hvn= 199,918cm của cây con Phòng Kỷ là tốt nhất.
Sau đó là công thức 4 với Hvn= 196,249cm thấp hơn công thức 3.
Tiếp đó đến công thức 2 có chiều cao trung bình thứ hai với Hvn= 194,130cm cao hơn công thức 1.
Cuối cùng là công thức 1 có chiều cao trung bình thấp nhất trong bốn công thức với chiều cao là Hvn = 164,354cm.
Như vậy chiều cao trung bình của công thức 3 trội hơn so với các công thức thí nghiệm còn lại.
Ở giai đoạn vườn trồng tỷ lệ phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây Phòng Kỷ không đồng đều. Công thức phân bón thích hợp cho sinh trưởng chiều cao của cây Phòng kỷ trên mô hình là công thức 3.
Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón tới sinh trưởng chiều cao của cây Phòng Kỷ được sắp xếp theo thứ tự như sau:
CT 3-D > CT 4-D > CT 2-D > CT 1-D
3.2.2.3. Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng về đường kính cổ rễ (D00) của cây Phòng kỷ
Tỷ lệ phân bón không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của cây mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của cây con trên mô hình.
Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Phỏng kỷ giai đoạn vườn trồng mô hình dưới ảnh hưởng của công thức phân bón được thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.5:
Bảng 3.8. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng D00 của cây Phòng kỷ
CTTN D00(cm)
CT 1-D 0,320
CT 2-D 0,440
CT 3-D 0,471
CT 4-D 0,449
Hình 3.6. Hình ảnh đường kính (D00) của Phòng kỷ ở các công thức thí nghiệm trồng tại huyện Định Hóa
Qua các công thức thí nghiệm ta thấy rằng tỷ lệ phân bón đều ảnh hưởng đến đường kính cổ rễ của cây Phòng Kỷ có sự chênh lệch không đồng đều.
Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Phòng Kỷ. So sánh sự chênh lệch giữa các công thức tỷ lệ phân bón có thể thấy:
Công thức 3 có chỉ tiêu sinh trưởng về D00= 0,471 cm của cây con Phòng Kỷ là tốt nhất.
Sau đó đến công thức 4 với D00= 0,449cm thấp hơn công thức 3.
Tiếp đó là công thức 2 có đường kính cổ rễ trung bình thứ hai với D00= 0,440 cm cao hơn công thức 1.
Cuối cùng là công thức 1 có đường kính cổ rễ trung bình thấp nhất trong bốn công thức với chiều cao là D00= 0,320cm.
Như vậy chiều cao trung bình của công thức 3 trội hơn so với các công thức thí nghiệm còn lại.
Ở giai đoạn vườn trồng tỷ lệ phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cổ rễ cây Phòng Kỷ không đồng đều. Công thức phân bón thích hợp cho sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Phòng kỷ trên mô hình là công thức 3.
Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón tới sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Phòng Kỷ được sắp xếp theo thứ tự như sau:
CT 3-D > CT 4-D > CT 2-D > CT 1-D
3.2.2.4. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến số lá của cây Phòng kỷ
Kết quả nghiên cứu về động thái ra lá của cây Phòng kỷ trên mô hình dưới tác động của thành phần tỷ lệ phân bón được thể hiện ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Kết quả về số lá của cây Phòng Kỷ ở các công thức thí nghiệm
CTTN Tổng TB
CT 1-D 12.868
CT 2-D 13.710
CT 3-D 14,961
CT 4-D 14.502
Kết quả ở bảng 4.9, hình 4.7 cho thấy:
Các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến số lá của cây Phòng Kỷ trên mô hình.
Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến kết quả ra lá của cây Phòng Kỷ. So sánh sự chênh lệch giữa các công thức phân bón có thể thấy:
Công thức 3 có số lá trung bình đạt là 14,961 lá của cây Phòng Kỷ là cao nhất.
Sau đó đến công thức 4 có số lá trung bình đạt là 14,502 lá thấp hơn công thức 3.
Tiếp đó là công thức 2 có số lá trung bình đạt là 13,710 lá cao hơn công thức 1.
Cuối cùng là công thức 1 có số lá trung bình đạt là 12,868 lá thấp nhất trong bốn công thức.
Như vậy chiều cao trung bình của công thức 3 trội hơn so với các công thức thí nghiệm còn lại.
- Như vậy, số lá của cây Phòng Kỷ ở mô hình tại huyện Định Hóa nhiều hay ít phụ thuộc vào tỷ lệ phân bón. Công thức cho số lá cao nhất là CT 1-D (Tỷ lệ phân Kali Đầu trâu/Lân Đầu Trâu = 15kg/100kg cho 100m2).
3.3. Đề xuất một số chăm sóc và gây trồng phòng kỷ 3.3.1. Kỹ thuật chăm sóc cây con trong vườn ươm
Lựa chọn giống cây tốt, khoẻ, chất lượng đồng đều. Tạo tiền đề tốt cho quá trình thực hiện thí nghiệm, giảm sai số thống kê ban đầu, tăng tính chính xác và độ tin cậy của thí nghiệm. Chăm sóc và theo dõi thường xuyên, giữ ẩm
cho cây con, làm cỏ, phá váng. Tiến hành che chắn khi gặp các điều kiện thời tiết không thuận lợi. Giúp cây con phát triển thuận lợi, không bị gãy đổ, rụng lá hay chết làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Sau khi bón phân cần rửa lại bằng nước sạch để tránh tình trạng bị táp lá. Do phân bón tan không hết sẽ tạo ra các hạt nước có nồng độ chất tan cao bám vào bề mặt lá. Gây ra hiện tượng nước bị hút từ lá ra ngoài đó chênh lệch áp suất thẩm thấu làm cho lá bị héo rũ.
Cần có kế hoạch kiểm tra theo dõi vườn thường xuyên để phát hiện sớm các triệu chứng, dấu hiệu của sâu bệnh hại và kịp thời khắc phục chúng.
Dựa vào những đặc điểm cảu lá, thân cây đối chiếu và so sánh với các đặc tính của sâu bệnh để tìm ra loại sâu bệnh. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả.
Để phòng trừ bệnh đốm đen là tốt nhất nên sử dụng thuốc Ridomil Gold 68WG để phòng và trừ bệnh, phun 3 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày. Sau khi phun cần đậy kín bằng màng nilon tránh mưa để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất. Khi phát hiện sâu cuốn lá hoặc sâu rệt cần sử dụng thuốc Alfathrin 5EC để trị bệnh sâu cuốn lá và bệnh rệp ở cây con trong giai đoạn vườn ươm.
3.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng
Lựa chọn cây giống từ vườn ươm là những cây giống khỏe, sinh trưởng phát triển đồng đều, không bị sâu bênh hại. Khi chọn thời vụ trồng cây không nên trồng cây Phòng Kỷ vào thời kì nắng nóng gay gắt sẽ gây bỏng lá và chết cây. Khu vực trồng cây Phòng Kỷ phải chọn nơi cao ráo, thoát nước tốt.
Trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên làm cỏ nhất là vào mùa mưa ẩm. Làm cỏ lúc cây mới trồng, hàng năm nên xới xáo, vun gốc 2 đến 3 lần để tạo độ thoáng cho cây phát triển. Tưới nước cho cây ngay sau khi trồng. Giai đoạn đầu 30 ngày sau khi trồng cần phải được cung cấp nước đầy đủ, tưới 1 lần/ngày đảm bảo độ ẩm 70% - 80% để cây bén rễ hồi xanh, ra rể
mới. Giữ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng. Tưới nước sau mỗi đợt bón phân để hoà tan phân, cây dễ hấp thu phân bón.
Sau đó số lần tưới giảm dần, tuỳ theo độ ẩm của đất để điều chỉnh khoảng cách và thời gian tưới rãnh cho nước ngập mặt luống thì dừng lại, với phương pháp này độ ẩm cho cây được giữ lâu hơn.
Nguồn nước sử dụng là nguồn nước không bị ô nhiễm.
Khi cây cao khoảng 30 cm cần làm giàn leo cho cây. Chọn cây tre, nứa, sặt, cây gỗ nhỏ rộng 1 - 2cm, dài 1,7 - 2m. Cắm chéo, tạo giàn có dạng chữ A cao khoảng 1,5 - 1,7m.
Một số giải pháp ngăn ngừa sâu bệnh hại trong vườn giống gốc cây Phòng kỷ:
- Biện pháp sinh học: sử dụng một số loại sinh vật như nấm, các chế phẩm sinh học để diệt sâu bọ.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại trên cây.
- Sử dụng biện pháp thủ công khi sâu bệnh hại ở diện hẹp, mật độ thấp; khi mật độ cao sử dụng một số loại thuốc đặc trị phun trừ.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
Kỹ thuật nhân giống cây Phòng Kỷ từ hạt: phương pháp xử lý kích thích khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nảy mầm, các chỉ số nảy mầm của hạt Phòng Kỷ. Trong đó các công thức ngâm hạt ở nhiệt độ 20 - 25°C là công thức trội nhất cho kết quả cao nhất lần lượt công thức 3 tương ứng với tỷ lệ nảy mầm cao nhất100%, công thức 1 là 98% và công thức 2 là 96%.
Mức độ ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống cây con trong giai đoạn vườn ươm. Ở công thức 1 (10% Pvs) có tỷ lệ sống cao nhất (53%), công thức 2 (1% NPK), có tỷ lệ sống là 48% tỷ sống cao thứ hai công thức 3 (2% NPK) công thức 4 (3% NPK) cho cây có tỷ lệ sống thấp nhất.
Trong sản xuất gieo ươm cây Phòng kỷ, giai đoạn vườn ươm thì cây con Phòng kỷ có sinh trưởng chiều cao tốt nhất là công thức 1với hỗn hợp ruột bầu (90% đất + 10% Pvs) và thấp nhất là công thức 3 với hỗn hợp ruột bầu (90% đất + 8% Pvs + 2% NPK).
Trong sản xuất gieo ươm cây Phòng Kỷ, giai đoạn vườn ươm thì câycon Phòng kỷ có sinh trưởng đường kính cổ rễ cao nhất làcông thức 1với hỗn hợp ruột bầu (90% đất + 10% Pvs) và thấp nhất là công thức 3 với hỗn hợp ruột bầu (90% đất +8%Pvs + 2% NPK).
Trong sản xuất gieo ươm cây Phòng Kỷ, giai đoạn vườn ươm thì câycon Phòng kỷ có tỷ lệ ra lá cao nhất là công thức 1 với hỗn hợp ruột bầu (90% đất + 10% Pvs) và thấp nhất là công thức 3 với hỗn hợp ruột bầu (90%
đất +8%Pvs + 2% NPK).
Mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón đến tỷ lệ sống cây con trên mô hình như sau. Công thức 3(Tỷ lệ phân Kali Clorua/Supe Lân Lâm Thao = 25kg/120kg cho 100m2), có tỷ lệ sống đạt là 85 % sau 6 tháng và có tỷ lệ sống cao nhất trong các công thức thí nghiệm. Công thức 1 (Tỷ lệ phân Kali Đầu
trâu/Lân Đầu Trâu= 15kg/100kg cho 100m2), có tỷ lệ sống là 40,33 % có tỷ lệ sống thấp nhất trong bốn công thức đã thí nghiệm.
Trong sản xuất gây trồng cây Phòng kỷ, cây Phòng kỷ có sinh trưởng chiều cao tốt nhất là công thức 3 với tỷ lệ phân bón (Tỷ lệ phân Kali Clorua/Supe Lân Lâm Thao = 25kg/120kg cho 100m2) và thấp nhất là công thức 1 với tỷ lệ phân bón (Tỷ lệ phân Kali Đầu trâu/Lân Đầu Trâu = 15kg/100kg cho 100m2).
Trong sản xuất gây trồng cây Phòng kỷ, cây Phòng kỷ có sinh trưởng đường kính cổ rễ cao nhất là công thức 3 với tỷ lệ phân bón (Tỷ lệ phân Kali Clorua/Supe Lân Lâm Thao = 25kg/120kg cho 100m2) và thấp nhất là công thức 1 với tỷ lệ phân bón (Tỷ lệ phân Kali Đầu trâu/Lân Đầu Trâu = 15kg/100kg cho 100m2).
Trong sản xuất gây trồng cây Phòng kỷ, cây Phòng kỷ có tỷ lệ ra lá cao nhất là công thức 3 với tỷ lệ phân bón (Tỷ lệ phân Kali Clorua/Supe Lân Lâm Thao = 25kg/120kg cho 100m2) và thấp nhất là công thức 1 với tỷ lệ phân bón (Tỷ lệ phân Kali Đầu trâu/Lân Đầu Trâu= 15kg/100kg cho 100m2).
Giải pháp trong nhân giống phải lựa chọn giững cây giống tốt, khoẻ, chất lượng đồng đều chăm sóc và theo dõi thường xuyên, giữ ẩm cho cây con, làm cỏ, phá váng. Tiến hành che chắn khi gặp các điều kiện thời tiết không thuận lợi, phòng trừ sâu bênh hại thường xuyên. Ở giai đoạn gây trồng cần lựa chọn cây trong vườn ươm là cây giống khỏe, sinh trưởng phát triển đồng đều, không bị sâu bênh hại. Cần theo chăm sóc làm cỏ và luôn phải để giữ ẩm cho đất, tiến hành làm giàn cho cây và tránh để tình trạng ngập úng.
2. Kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế chưa thể thực hiện được nhiều nội dung khác nên đưa ra một số kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo:
- Để có kết quả đầy đủ rõ ràng hơn cần thử nghiệm ở các điều kiện tự nhiên và khí hậu khác nhau. Nhiều loại phân bón, phương pháp bón phân và phương pháp kết hợp giữa các loại phân bón khác nhau.
- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá các vấn đề khác để đưa ra quy trình chăm sóc hoàn thiện.
- Thực hiện nghiên cứu toàn bộ quá trình từ khâu chọn giống, gieo trồng, ươm cây con đến đưa ra vườn sản xuất và thu hoạch. Làm cơ sở cho các các nhân, tổ chức dựa vào kết quả nghiên cứu để áp dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất.