2.3.1. Kỹ thuật nhân giống cây Phòng kỷ từ hạt 2.3.1.1. Nghiên cứu xử lý nảy mầm hạt giống
Vật liệu nghiên cứu
Hạt Phòng kỷ được lấy từ mô hình trồng tại Xã Chiềng Yên huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La. Thu quả chín có màu đỏ (tháng 11) mang về xử lý loại bỏ phần thịt quả bên ngoài bằng cách vò trong nước sau đó phơi hạt trong nắng nhẹ thu được hạt khô để thực hiện thí nghiệm. Thí nghiệm sử dụng hạt đã phơi ở nắng nhẹ nhiệt độ trung bình từ 28 - 30oC trong khoảng 5 hôm sau đó bảo quản khô trong phòng mát với nhiệt độ 20oC.
Thí nghiệm: Xử lý, kích thích hạt giống nảy mầm.
Các bước tiến hành thí nghiệm xử lý, kích thích hạt giống nảy mầm:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
- Chuẩn bị hạt giống, khay ươm, đất tầng A, sàng đất.
- Dụng cụ: Cuốc, xẻng, dao, …
- Bình tưới nước, bình phun, khay đựng.
- Dụng cụ: Giấy, bút, thước đo chiều cao, thước kẹp, bảng biểu.
Bước 2: Xử lý kích thích hạt
Để theo dõi ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt giống và kỹ thuật gieo hạt đến nảy mầm và chất lượng cây mạ.
Tiến hành hoà nước ở nhiệt độ cần thiết cho hạt vào ngâm nước ngội dần trong khoảng thời gian từ 2, 4 đến 6 giờ, sau đó vớt hạt lên ủ hạt vào trong khay có giấy thấm nước và tưới đủ ẩm mỗi ngày.
Thí nghiệm được bố trí theo 14 công thức bao gồm:
- CT01 đến CT03: Ngâm hạt trong nước 20-25°C trong 2, 4 và 6 giờ.
- CT04 đến CT06: Ngâm hạt trong nước 30-35°C trong 2, 4 và 6 giờ.
- CT07 đến CT09: Ngâm hạt trong nước 40-45°C trong 2, 4 và 6 giờ.
- CT10 đến CT12: Ngâm hạt trong nước 50-55°C trong 2, 4 và 6 giờ.
- CT13: Đối chứng không ngâm, gieo trực tiếp.
- CT14: Ngâm hạt trong nước 40-45°C trong 6 giờ và sử dụng thuốc kích thích nảy mầm.
Mỗi CTTN được lặp lại 03 lần, mỗi lần lặp 100 hạt. Hạt sau khi xử lý được gieo vào trong cát ẩm trong nhà gieo ươm có mái che, thông thoáng, hàng ngày tưới đủ ẩm và theo dõi tỷ lệ nảy mầm của hạt.
- Số lượng hạt được thực hiện với các CTTN là 5100 hạt trong tổng toàn thí nghiệm.
- Hạt sau khi xử lý được chăm sóc tưới nước mỗi ngày cho đến khi nảy mầm
Do đặc điểm của Phòng kỷ quả hạch hình cầu hơi dẹt, hiện nay chưa có nghiên cứu gây trồng tại Việt Nam do đó việc nghiên cứu các công thức để tìm ra công thức có tỷ lệ sống và nảy mầm tốt nhất sẽ làm cơ sở để phục vụ cho các nghiên cứu khác sau này.
Bước 3: Gieo ươm
- Chuẩn bị đất gieo hạt: Đất được đập nhỏ, tơi xốp, được xử lý các mầm mống sâu bệnh, cỏ dại phơi ải để cải thiện tính chất đất.
- Kỹ thuật gieo ươm: Gieo hạt vào khay ươm và gieo trực tiếp vào bầu đã đóng, sau đó phủ một lớp nilon lên trên và tưới nước giữ ẩm cho hạt tạo điều kiện cho hạt mọc. Khi hạt mọc ta tiến hành bỏ lớp phủ ra.
Bước 4: Lập ô theo dõi quá trình nảy mầm
Theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tỷ lệ nảy mầm, khả năng nảy mầm ở các công thức.
- Tỉ lệ nẩy mầm: là tỉ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm cho cây mầm bình thường so với tổng số hạt đem kiểm nghiệm.
-Tỉ lệ sống: là những hạt tuy không nảy mầm nhưng vẫn còn sống khỏe.
2.3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm
Đề tài bố trí 4 công thức thí nghiệm, 100 cây/công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại 100 bầu để xác định mức độ ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức hỗn hợp trội nhất.
Cụ thể như sau:
+ CT 1-T: 90 % đất mùn tơi xốp + 10 % phân vi sinh.
+ CT 2-T: 90 % đất mùn tơi xốp + 9 % phân vi sinh + 1 % phân NPK.
+ CT 3-T: 90 % đất mùn tơi xốp + 8 % phân vi sinh + 2 % phân NPK.
+ CT 4-T: 90 % đất mùn tơi xốp + 7 % phân vi sinh +3 % phân NPK.
Đề tài được bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức được lặp lại 3 lần, xung quanh có dải bảo vệ. Hạt được gieo vào
bầu. Bầu được xếp vào 4 lô thí nghiệm ở vườn ươm, mỗi ô gồm 300 bầu với chế độ tưới nước và chăm sóc giống nhau.
Các chỉ tiêu sinh trưởng theo dõi trên vườn ươm
- Tỉ lệ sống của cây: Trong thời gian đầu cách 5, 10 ngày đo một lần về sau 1 lần/tháng.
- Chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính: 30/1 đo lần 1 và 30/2 đo lần cuối.
- Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao: đo 3 lần vào ngày 30/12, 30/1 và 30 tháng 2.
- Chỉ tiêu sinh trưởng về số lá: đo 3 lần vào 30/12, 30/1 và 30 tháng 2 đo lần cuối.
Theo dõi các chỉ tiêu của thí nghiệm
• Theo dõi các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ sống, đường kính cổ rễ D00, chiều cao Hvn, số lá.
• Phương pháp theo dõi
+ Tỷ lệ sống của cây (%): Đếm tổng số cây sống trên tổng số cây chết của mỗi công thức hỗn hợp ruột bầu.
+ Chiều cao cây (Hvn, cm): Đo từ mặt bầu đến đỉnh ngọn của cây, bằng thước xăng-ti-mét (cm) để đo. Khi đo đặt thước sát miệng đến hết ngọn cây.
+ Đường kính cổ rể (D00, cm): Đo bằng thước kẹp Palme, thước đo có độ chính xác 0.1 mm cách mặt bầu 0,5 cm.
+ Số lá trên cây (lá): Đếm tổng số lá trên từng cây cho mỗi công thức thí nghiệm.
2.3.2. Kỹ thuật trồng cây Phòng kỷ tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên Đề tài bố trí 4 công thức thí nghiệm, 100 cây/công thức, mỗi công thức lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại 100 cây con để xác định mức độ ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức phân bón trội nhất.
Cụ thể như sau:
+ CT 1-D: Tỷ lệ phân Kali Đầu trâu/Lân Đầu Trâu= 15kg/100kg cho 100m2. + CT 2-D: Tỷ lệ phân Kali sulphate/Supe Lân Lâm Thao = 25kg/120kg cho 100m2.
+ CT 3-D: Tỷ lệ phân Kali Clorua/Supe Lân Lâm Thao = 25kg/120kg cho 100m2. + CT 4-D: Tỷ lệ phân Kali Clorua/Lân Đầu Trâu = 25kg/120kg cho 100m2. Đề tài được bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức được lặp lại 3 lần, xung quanh có dải bảo vệ. Cây con trong vườn ươm được lựa chọn trồng theo từng luống để thuận lợi cho việc theo dõi và điều tra, mỗi công thức gồm 300 cây với chế độ tưới nước và chăm sóc giống nhau.
Phương pháp bón:
oBón lót 100% phân chuồng (phân hữu cơ vi sinh) + 100% phân lân trước khi trồng.
oBón thúc lần 1 sau trồng 25 - 30 ngày: 1/3 lượng kali.
oBón thúc lần 2 sau trồng 75-90 ngày ngày: 1/3 lượng kali oBón thúc lần 3 sau trồng 6 tháng: 1/3 lượng kali còn lại
Các chỉ tiêu sinh trưởng theo dõi trên vườn trồng
- Đo đường kính cổ rễ (D00): Dùng thước để đo đường kính tại vị trí cổ rễ.
- Đo chiều cao (Hvn) bằng thước đo chiều cao với độ chính xác của thước là ± 0,1 đặt thước sát miệng bầu đến hết ngọn cây.
- Số lá: Đếm số lá của từng cây đã được đánh dấu Các chỉ tiêu theo dõi ghi ở Bảng.
Ngày điều tra:
Nơi điều tra:
Người điều tra:
Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D00 chất lượng của cây Phòng kỷ Công thức:
Stt D00(mm) Hvn(cm) Số lá Chất lượng Ghi Tốt TB Xấu chú
1 2
… 100 Tổng
2.3.3. Điều tra đánh giá sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
- Nghiên cứu xác định thành phần sâu hại cây Phòng kỷ trên các cây trong vườn.
- Nghiên cứu hiệu quả của một số thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong phòng trừ các loài sâu hại chính trên cây Phòng Kỷ.