Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN CÔNG THẮNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG QUẾ TẠI HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN CÔNG THẮNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG QUẾ TẠI HUYỆN ĐỊNH
HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Thái Nguyên - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN CÔNG THẮNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG QUẾ TẠI HUYỆN ĐỊNH
HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Mã số ngành: 8620211
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Quốc Hưng
Thái Nguyên - 2023
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng quế tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” Luận văn đã được sử
dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn được trích rõ nguồn gốc
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luận văn này là trung thực Các số liệu được trích dẫn rõ nguồn gốc
PGS.TS Trần Quốc Hưng Nguyễn Văn Công Thắng
XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng đánh giá chấm
(Kí, họ và tên)
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài
nguyên rừng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi xin chân thành cảm
ơn đến: Quý thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm, Khoa Lâm nghiệp, Phòng
Đào tạo sau đại học, Ban giám hiệu nhà trường đã tận tình giảng dạy và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khóa học Tôi xin gửi lời cảm ơn đến
PGS.TS Trần Quốc Hưng đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này
Do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế và bản thân mới
bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp quan tâm
góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 08 năm 2023
Học Viên
Nguyễn Văn Công Thắng
Trang 5Error! Bookmark not defined
Error! Bookmark not defined
Error! Bookmark not defined
Error! Bookmark not defined
Error! Bookmark not defined
Error! Bookmark not defined
Error! Bookmark not defined
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về Quế trên thế giới
Error! Bookmark not defined
Error! Bookmark not defined
Trang 6Error! Bookmark not defined
1.3.4 Những nghiên cứu về sinh trưởng và sản lượng rừng quế 19
1.4 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên 20
3.1 Các yếu tố sinh thái khu vực trồng cây Quế ở huyện Định Hóa 30
Trang 7v
Error! Bookmark not defined
3.2 HIện trạng trồng, khai thác, chế biến, năng suất và thị trường tiêu thụ Quế ở Định
3.3 Tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hai và hiệu quả kinh tế cây Quế tại huyện
3.3.1 Tình hình sinh trưởng cây Quế tại khu vực nghiên cứu 38
3.3.2 Tình hình sâu bệnh hại rừng trồng Quế tại khu vực nghiên cứu 39
3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững cây Quế trên địa bàn
Trang 8vi
Trang 9PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia
Trang 10viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất Quế tên thế giới từ năm 2003-2011
E
rror! Bookmark not defined
Bảng 3.2: Đặc điểm địa hình tại khu vực nghiên cứu 31 Bảng 3.3: Hiện trạng trồng Quế tại khu vực nghiên cứu 32 Bảng 3.4 Phương thức và thời gian khai thác Quế tại khu vực nghiên cứu 33 Bảng 3.5: Cách chế biến Quế tại khu vực nghiên cứu 34
Bảng 3.7 Sinh trưởng của cây Quế tại khu vực nghiên cứu 38 Bảng 3.8 Thống kê thành phần sâu bệnh hai cây Quế tại Định Hóa 40 Bảng 3.9: Tổng chi phí 01 ha rừng trồng quế qua các cấp tuổi 44 Bảng 3.10 Cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng trồng Quế
45
Error! Bookmark not defined
Trang 11Ngành khoa học của luận văn; Mã số: 8620211
Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng sản xuất, khai thác, sử dụng và kinh doanh sản phẩm cây Quế, cũng như đánh giá được về tình hình sinh trưởng cây Quế tại khu vực nghiên cứu từ đó đề xuất được một số giải pháp giúp phát triển cây Quế một cách bền vững trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa tài liệu về đặc điểm về điều kiện tự nhiên, thời tiết của khu vực, đặc điểm về tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu
Điều tra thu thập số liệu
Điều tra các yếu tố sinh thái và đánh giá thực trạng trồng cây Quế tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) Thu thập các tài liệu, lập phiếu điều tra phỏng vấn, thu thập những yếu tố ngoại cảnh, điều tra nguồn nguyên liệu diện tích, …
Điều tra sinh trưởng cây Quế tại khu vực nghiên cứu
+ Lập OTC: Ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời có diện tích 500m2 cho kiểu rừng trồng Ô tiêu chuẩn với kích thước 20 m x 25 m Số lượng ô tiêu chuẩn: mỗi
Trang 12x
xã 12 OTC đại diện cho độ tuổi (5, 7, 9, 11), mỗi độ tuổi lập 3 OTC
+ Điều tra trong OTC: Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm số liệu các trị số đường kính ngang ngực (D1.3); chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) + Đánh giá nhanh sâu bệnh hại cây Quế tại khu vực nghiên cứu: Tiến hành thu thập thông tin mẫu bệnh bằng cách phỏng vấn hộ dân, mô tả triệu chứng sâu/bệnh và
xác định nguyên nhân gây bệnh từ đó đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu bệnh
là sâu đo ăn lá và bọ xít Tuy nhiên tỷ lệ bị bệnh hiện đang cao hơn so với sâu hại Năng suất bình quân ở độ tuổi khai thác khoảng 11kg/cây tại xã Kim Phượng
và 10kg/cây tại xã Quy Kỳ Hiệu quả kinh tế đạt từ 350 – 500 triệu đồng/ha mỗi chu kỳ kinh doanh Chất lượng Quế tại Định Hóa: Độ dày vỏ Quế ở độ tuổi khai thác chủ yếu tại xã Kim Phượng là khoảng 4,9 mm Tại xã Quy Kỳ độ dày vỏ Quế
ở độ tuổi khai thác chủ yếu khoảng 4,5 mm
Trang 13xi
THESIS ABSTRACT Thesis author's name : Nguyen Van Cong Thang
Thesis title: Assess the current situation and propose solutions to develop
cinnamon plantations in Dinh Hoa district, Thai Nguyen province
Major study: Forestry
Code: 8.62.02.11
Education organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry -
Thai Nguyen University
Research Objectives
The research is to evaluate the current situation of producing, exploiting, using and trading the cinnamon tree products as well as assess the cinnamon tree’s growth situation in the research area, thereby proposing some solutions to help the cinnamon tree get sustainable development in Dinh Hoa district, Thai Nguyen province
Research methodology:
Method of documentation inheritance
The research inherits documentation on the characteristics of natural conditions, weather, population, economy and society of the research area
Data collection and investigation method
Investigating ecological factors and evaluating the current planting status of cinnamon trees in Dinh Hoa district, Thai Nguyen province
The Rapid Rural Appraisal (RRA) and Participatory Rural Appraisal (PRA) method are used in the research, which includes collecting documents, creating interview questionnaires, collecting external factors and investigating the current area source, planting size, annual production, exploit conditions, materials quality and productivity of the cinnamon tree in the research area
Investigating the growth situation of the cinnamon tree in the research area
• Creating standard plot: the typical temporary standard plot for the plantation forest is 500 square meters The size of a standard plot is 20 meters wide and
Trang 14xii
25 meters long The number of standard plots: each commune has twelve standard plots representing ages of 5, 7, 9, 11 and each age sets three standard plots
• Investigating in standard plots: in a standard plot, conducting to measure the values of the Diameter at breast height, total height and under branch height
• Assessing rapidly pests on the cinnamon tree in the research area: conducting
to collect information of pest samples by interviewing households, describing symptoms and identifying the cause of the pests in order to propose solutions
to prevent pests for the cinnamon tree
Main findings and conclusions:
Ecological conditions in the study area are generally suitable for growing cinnamon trees
Planting area: Kim Phuong commune and Quy Ky commune are two big places which plant cinnamon trees in Dinh Hoa district The planting area in Kim Phuong and Quy Ky respectively is about 245 hectares and 635.35 hectares However, the cinnamon distribution is unconcentrated and the fragmentation covers throughout the commune The main exploitation form in Dinh Hoa is thinning and the main exploitation time is from March to October
Growth situation of cinnamon trees in Dinh Hoa: the mean annual height increment is about over 1 meter and the mean annual diameter increment is about
1 centimeter.The average height at exploitation age ranges from 12 to 15 meters and the average diameter at that age is about 16 to 20 centimeters By quickly assessing the elements of pests and diseases on cinnamon trees in Dinh Hoa, it can be seen that there are two types of diseases: dry leaves, leaf spots and dry branches, and two types of pests: inchworms and stink bugs Currently, nevertheless, the rate of disease is higher than that of pests
The mean productivity of exploitation age in Kim Phuong commune and Quy Ky commune respectively is about 11 kilograms and 10 kilograms per tree The economic efficiency reaches from 350 to 500 millions VND per hectare after every single business cycle The cinnamon quality in Dinh Hoa: the thickness of cinnamon bark at the exploitation age is mainly about 4.9 millimeters in Kim Phuong commune while it is mainly about 4.5 millimeters in Quy Ky commune
Trang 15xiii
Trang 161
MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Cây quế tên la tinh là Cinnamomum cassia thuộc họ Lauraceae (Long não)
thuộc loại cây nhiều công dụng Cây quế với chiều cao có thể tới 18 - 20m và đường kính từ 10cm đến 45cm Quế là loại cây phân bố rộng rãi, có thể phát triển tốt ở cả miền Nam và miền Bắc Việt Nam Cây Quế là loại cây cung cấp nhiều công dụng như: tinh dầu cho ngành dược phẩm và mỹ phẩm; là nguyên liệu gỗ cho chế biến lâm sản; sản xuất hàng mỹ nghệ; ngoài ra trồng quế còn tăng diện tích che phủ rừng Cây quế có thể bắt đầu cho thu hoạch sản phẩm từ tuổi thứ năm trở đi từ việc tiến hành việc tỉa thưa cây, cành, lá Cây có vòng đời khoảng mười lăm năm
Cây Quế là cây đặc sản trong lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, tinh dầu của chúng được sử dụng làm nguyên liệu trong ngành dược và thực phẩm nên cây Quế cũng có thể được xếp vào nhóm cây công nghiệp (Trần Cửu, 1983), (Lê Đình Khả và cộng sự, 2003) Ngoài ra khả năng phòng hộ nhờ do tán lá khá rậm rạp và xanh tươi quanh năm cũng đã được đánh giá tốt Mỗi năm cây quế thu hoạch hai
vụ, vụ đầu tiên trong năm (từ tháng 3 đến tháng 5) và vụ cuối cùng trong năm (từ tháng 8 đến tháng 10) Hiện nay, trên thị trường sản phẩm từ cây quế đang rất được ưa chuộng Vỏ của chúng thường dùng làm thuốc, gia vị cho các món ăn; hoặc chế biến đa dạng thành nhiều sản phẩm như: Quế ống, bột quế; tinh dầu chiết xuất từ lá và vỏ quế được làm hương liệu và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế công nghiệp y tế và dược phẩm, công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và hương liệu Ngoài ra, thân cây quế còn là loại gỗ rất tốt, màu nâu nhạt, thớ thẳng
và nhẵn, thường được dùng để làm đồ dùng gia đình
Huyện Định Hoá là huyện miền núi có diện tích đất tự nhiên 52.072 ha, trong đó đất quy hoạch lâm nghiệp 30.267,43 ha, huyện có vị trí ở phía Tây Bắc
của tỉnh Thái Nguyên Bên cạnh đó, Huyện Định Hóa xác định nông lâm nghiệp
là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua,
Trang 17Từ những vấn đề đang đặt ra trong thực tế, để cây Quế thực sự phát huy tác dụng cần những giải pháp mang tính đồng bộ với những giải pháp cụ thể trước mắt cũng như lâu dài Với những ý nghĩa đó để đánh giá một cách đầy đủ hơn việc phát triển kinh tế lâm nghiệp bằng loài cây có giá trị, tôi nghiên cứu đề tài
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng quế tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng sản xuất, khai thác, sử dụng và kinh doanh sản phẩm cây Quế trên địa bàn nghiên cứu, cũng như đánh giá được
về tình hình sinh trưởng cây Quế tại khu vực nghiên cứu từ đó đề xuất được một
số giải pháp giúp phát triển cây Quế một cách bền vững trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
3 Ý nghĩa của đề tài
Trang 194
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Quế là lâm sản ngoài gỗ (NTFP) và là đặc sản lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao Tinh dầu quế là nguyên liệu quý trong ngành dược phẩm và thực phẩm nên cũng có thể xếp Quế vào nhóm cây công nghiệp (Trần Cửu, 1983), (Lê Đình Khả
và cộng sự, 2003) Ngoài ra, do tán lá khá dày, rậm rạp và xanh tươi quanh năm nên vườn quế còn có tác dụng phòng hộ khá hiệu quả Cây Quế là cây thân gỗ, sống lâu năm Một cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính ngang ngực (1,3m) có thể lên tới 40cm Quế có lá đơn mọc ở hoặc gần các lá đối diện nhau,
có 3 gân gốc kéo dài đến đầu lá và thấy rõ ở mặt dưới lá, gân hai bên gần như song song, mặt trên lá có màu xanh bóng, mặt dưới có màu xanh bóng bề mặt của
lá có màu xanh đậm Lá trưởng thành dài khoảng 18 - 20cm, rộng khoảng 6 - 8cm, cuống lá dài khoảng 1cm Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt dọc Tất cả các bộ phận của cây quế như vỏ,
lá, hoa, gỗ, rễ đều chứa tinh dầu, đặc biệt vỏ cây có hàm lượng tinh dầu cao nhất,
có khi đạt tới 4-5% Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chính là Cinamic Aldehyt chiếm khoảng 70 – 90% Khi cây Quế được khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa Hoa quế mọc ở nách lá ở đầu cành, hoa mọc thành chùm, chỉ bằng nửa hạt thóc, mọc lên phía trên lá, màu trắng hoặc hơi vàng Quế ra hoa vào tháng
4, 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau Quả quế chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím, quả mọng chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt quế có khoảng 2500 - 3000 hạt Hệ rễ Quế phát triển mạnh mẽ, rễ cọc ăn sâu vào lòng đất, các rễ bàng mọc lan, đan chéo nhau nên Quế có khả năng sống tốt ở vùng núi dốc Khi còn non, cây quế cần có đủ bóng mát để sinh trưởng và phát triển tốt Càng lớn khả năng chịu bóng giảm dần và sau khoảng 3-4 năm trồng cây Quế hoàn toàn ưa sáng Tinh dầu quế có vị thơm, cay, ngọt rất được ưa chuộng
Trang 205
Vì vậy, Quế còn được biết đến là cây đa công dụng và là một trong những loại cây được lựa chọn trong chương trình dự án nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp đồng bào miền núi có cơ hội làm giàu
Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu Quế không còn dồi dào nữa Đặc biệt hiện nay người dân đang chuyển sang trồng cây keo nhiều hơn cây quế, vì cây keo cho lợi nhuận sớm hơn (chỉ khoảng 4 - 5 năm là thu hoạch) Trước mắt, rừng trồng có diện tích trồng hẹp, khó mở rộng, làm giảm sản lượng sản phẩm
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về Quế trên thế giới
1.2.1 Tình hình sản xuất Quế trên thế giới
Số liệu thống kê của FAO được cung cấp dưới đây cho thấy bức tranh toàn cầu về Quế trên toàn cầu trong 10 năm qua Những năm gần đây, nghiên cứu tài liệu thị trường cho thấy thị trường Quế không có biến động đáng kể về nguồn cung Quế Vì vậy, dữ liệu của FAO về sản xuất Quế được coi là có giá trị và hữu ích cho việc phân tích Quế ở các nước trên thế giới
Trang 216
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất Quế tên thế giới từ năm 2003-2011
tich Thu hoach (ha)
Trang 227
Trong 10 năm qua, diện tích trồng quế trên toàn thế giới đã tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 5,2% từ 151.297 ha năm 2003 lên 227.529 ha năm 2011, trong đó đặc biệt đáng chú ý là Việt Nam đạt mức tăng trưởng hai con
số với tốc độ 15,6% Diện tích Quế trên toàn quốc tăng gấp 3 lần từ 17.000 ha trong năm 2003 lên 54.000 ha trong năm 2011 Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc
và Sri Lanka rõ ràng là những cường quốc sản xuất Quế chính trên thế giới Indonesia chiếm 45% tổng diện tích trồng Quế, tiếp theo là Việt Nam, Trung Quốc
và Sri Lanka với tỷ lệ lần lượt là 24%, 17% và 13%
1.2.2 Đặc tính sinh thái:
Chi Quế là một cây thơm thuộc họ Long não (Lauraceae), và là một trong
những họ có hoa được nghiên cứu rộng rãi nhất, bao gồm khoảng 250 loài Các thành viên của họ này là những cây thường xanh, cao tới 10 - 17m, mọc ở Đông Nam Á, Úc và Nam Mỹ (Cheng BC, 1983) Những bông hoa lưỡng tính, có màu vàng với 9 nhị hoa, và những quả chủ yếu là hình elipsoid màu đen dài 10
- 15mm (Cheng BC, 1983)
Quế (Cinnamomum cassia) là cây thường xanh được trồng rộng rãi ở
Nam và Đông Á (Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam) Cây cao 10 - 17m, vỏ màu xám, lá thuôn dài 10 - 15cm Tất cả các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều chứa tinh dầu
Hoa mọc thành chùm, nhỏ, màu trắng Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím, quả mọng trong suốt chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt Quế có khoảng 2500 - 3000 hạt
Hệ rễ Quế phát triển mạnh mẽ, rễ cọc ăn sâu vào lòng đất, các rễ bàng mọc lan, đan chéo nhau nên Quế có khả năng sống tốt ở vùng núi dốc
1.2.3 Kỹ thuật gây trồng
Nhiều nước Trên thế giới trồng Quế đã rất thành công đã cho sản lượng
và năng suất cao như ở Ấn Độ, cây được trồng với cự li 3m x 2m Cây con được gieo trên luống và trồng khi cây 4 - 5 tháng tuổi Khi cây 8 - 10 tuổi được khai
Trang 238
thác lá cho đến hàng trăm tuổi Lá già được thu từ tháng 10 - 12 đến tháng 3 năm sau Lá được thu hàng năm ở các cây còn trẻ và sinh trưởng tốt, luân phiên đối với cây già và yếu Lá sau khi thu được bó thành từng bó, phơi ngoài nắng
và đem bán Sản lượng mỗi cây khoảng 9 - 19 kg/năm Trồng quế là một thành phần quan trọng trong hệ thống nông lâm kết hợp ở Ấn Độ (Akhtar Husain và
cs, 1988)
Rừng Quế ở đây được chăm sóc như đối với cây rừng Ngoài việc chăm sóc lâm sinh và bón phân, biện pháp duy nhất là cắt tỉa những cành phía dưới thân cây Loại phân bón khuyến khích là NPK với tỷ lệ 15-15-15, liều lượng
40 - 100kg/ha tùy theo tuổi cây, nhưng người trồng quế ít sử dụng phân bón
(Akahil Baruah et al, 2004)
BC, 1983) và một lượng nhỏ cinnzeylanine, cinnzeylanol, arabinoxylan , hydroxycinnamalde-hyde, và 2'- benzoloxycinnamaldehyde (Lee C.W D H Hing, S.B Han, 1999) Là một thành phần chính, cinnamaldehyde đã được nghiên cứu kỹ lưỡng; và các hoạt động sinh học đa dạng của nó chống lại suy nhược hệ thần kinh trung ương (Harada M, 1972) và huyết áp cao, cũng như tác dụng giảm đau của nó (Harada M, 1972), đã được báo cáo Chiết xuất từ nước của quế
2'-đã được báo cáo là có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, hạ sốt, giảm đau
và tác dụng chống huyết khối (Terasawa K và cs, 1983) Gần đây, mối quan tâm của các nhà điều tra dường như đã chuyển sang tập trung hẹp vào việc xác minh tiềm năng ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa của quế và bệnh tiểu đường (Anderson R.A, 2004)
Trang 249
Quế như một loại thuốc truyền thống
Quế là một trong những nguyên liệu chính được sử dụng trong y học cổ truyền Các chế phẩm có chứa vỏ cây Quế đã được kê đơn trong hơn 2000 năm
ở Trung Quốc, nơi ghi chép đầu tiên về việc sử dụng nó được mô tả trong Quy luật về Dược thảo của Người chồng Thần thánh (Cheng BC, 1983) Do vai trò của nó trong việc xua tan cảm lạnh, thông mạch máu bị tắc và kiểm soát âm / dương như đã đề cập trong các tài liệu cổ của Trung Quốc, quế đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và Nhật Bản cho điều trị sốt và viêm cũng như cải thiện
sự thèm ăn do cúm hoặc cảm lạnh thông thường (Cheng BC, 1983) Ngoài ra, quế còn được dùng làm chất thơm để pha chế nước trái cây, rượu, bánh ngọt cũng như dùng để nấu thịt Chiết xuất quế đã được sử dụng để cải thiện hoặc bảo vệ chống lại cảm lạnh thông thường, tiêu chảy và đau (Cheng BC, 1983) Người ta cũng báo cáo rằng quế cải thiện tình trạng viêm thận , viêm da
có mủ và tăng huyết áp, cũng như làm tăng khả năng chữa lành vết thương, ngay cả khi bị rắn hoặc viper cắn (YanShen và cs, 2012) Tuy nhiên, những tác dụng này không được hỗ trợ đầy đủ bởi dữ liệu thực nghiệm hoặc lâm sàng cho đến nay
Các thành phần hoạt chất trong Cinnamomum
Cinnamaldehyde là thành phần chính (45 ~ 65% lượng tinh dầu trong vỏ
quế) của các loài thực vật thuộc chi Cinnamomum (Cheng BC,
1983) Eugenol được chứa như một thành phần chính thứ hai; và cinnzeylanine, cinnzeylanol , arabinoxylan 2'-hydroxycinnamaldehyde, và 2'-benzoloxycinnamaldehyde (Lee C W, 1999) cũng được phát hiện Thành phần hóa học của các hợp chất này được thể hiện trong chiết xuất từ nước nóng từ thanh quế (vỏ cây quế khô) tạo ra 8,5 mg / ml cinnamaldehyde và 3,6 mg /
ml cinnamyl alcohol (YanShen và cs, 2012)
Trang 2510
Tác dụng dược lý của quế
Các nghiên cứu in vitro và in vivo trên chiết xuất quế hoặc các thành
phần của nó (chủ yếu là cinnamaldehyde) cho thấy rằng những chất này thể hiện nhiều tác dụng dược lý, chẳng hạn như chống nấm , chống tim mạch, chống ung thư, chống viêm, chống đông máu, chống tiểu đường, kháng vi-rút, hạ huyết áp , chống oxy hóa, và những chất làm giảm cholesterol và lipid
Chi Cinnamomum bao gồm hàng trăm loài, phân bố ở châu Á và châu
Úc Cinnamomum zeylanicum, nguồn cung cấp tinh dầu từ vỏ và lá quế, là một
loại cây bản địa của Sri Lanka, mặc dù hầu hết dầu hiện nay đến từ các khu vực
canh tác C zeylanicumlà một loại gia vị và cây thơm quan trọng có ứng dụng
rộng rãi trong hương liệu, nước hoa, đồ uống và thuốc Dầu dễ bay hơi từ các
bộ phận khác nhau của quế như lá, vỏ, quả, vỏ rễ, hoa và chồi đã được phân lập bằng phương pháp chưng cất thủy lực / chưng cất hơi nước và chiết xuất chất lỏng siêu tới hạn Hơn 80 hợp chất đã được xác định từ các bộ phận khác nhau của quế Dầu lá có một thành phần chính gọi là eugenol Cinnamaldehyde và long não đã được báo cáo là thành phần chính của dầu dễ bay hơi từ vỏ thân và
vỏ rễ Trans - cinnamyl acetate được tìm thấy là hợp chất chính trong quả, hoa
và cuống quả Các loại dầu dễ bay hơi này được phát hiện có các hoạt động
chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống đái tháo đường Vỏ và quả của C zeylanicum được phát hiện có chứa proanthocyandin với các đơn vị bis-flavan-
3-ol được liên kết kép trong phân tử
Vỏ cây quế hay, vỏ thân khô của cây quế chi (Cinnamomum cassia Presl) (Lauraceae), là một loại gia vị thảo mộc tự nhiên được sử dụng
phổ biến trong y học cổ truyền Tuy nhiên, trên thị trường thường xuyên tìm thấy những chất ngoại tình Trong nghiên cứu này, 44 mẫu vỏ cây Cassia bao
gồm vỏ từ 7 cây Quế có liên quan các loài được thu thập từ đồng ruộng và
chợ Bốn thành phần đặc trưng, cinnamaldehyde, axit cinnamic, rượu cinnamyl
và coumarin được xác định bằng RP-HPLC, và một dấu vân tay bao gồm năm
Trang 2611
điểm đánh dấu đã được thiết lập Những kết quả này cho thấy vỏ cây cassia chứa hàm lượng cao cinnamaldehyde (13,01−56,93 mg / g) Hàm lượng cao nhất của cinnamaldehyde (lên đến 93,83 mg / g) được tìm thấy trong vỏ não không vỏ, theo truyền thống được coi là có chất lượng tốt nhất trong các cửa hàng thảo mộc địa
phương Ngược lại, các tạp chất từ các loài Cinnamomum khác, C wilsonii Camble, C japonicum Sieb, C mairei Levl và C burmanii (Nees) Blume,
chứa hàm lượng cinnamaldehyde thấp (<2,00 mg / g) Hàm lượng cinnamaldehyde
trong C loureirii Nees tương đương với C cassia (Zhen Dan He và cs, 2005)
Vỏ của nhiều loài quế khác nhau là một trong những loại gia vị quan trọng và phổ biến nhất được sử dụng trên toàn thế giới không chỉ để nấu ăn mà còn trong các loại thuốc truyền thống và hiện đại Nhìn chung, khoảng 250 loài
đã được xác định trong chi quế, với các cây phân tán trên khắp thế giới
Quế chủ yếu được sử dụng trong các ngành công nghiệp hương thơm và tinh chất do hương thơm của nó, có thể được kết hợp vào các loại thực phẩm, nước hoa
và các sản phẩm thuốc khác nhau Các thành phần quan trọng nhất của quế là
cinnamaldehyde và trans -cinnamaldehyde (Cin), có trong tinh dầu, do đó góp phần
tạo nên hương thơm và các hoạt động sinh học khác nhau được quan sát thấy ở
quế Một nghiên cứu về Cinnamomum osmophloeum (C Osmophloeum) chỉ ra rằng tinh dầu từ lá quế có chứa hàm lượng Cin cao Do đó, C osmophloeum cũng được
sử dụng làm gia vị thay thế cho C cassia Một trong những thành phần chính của tinh dầu chiết xuất từ C zeylanicum có tên là (E) - cinnamaldehyde có hoạt tính
antityrosinase, trong khi cinnamaldehyde là hợp chất chính chịu trách nhiệm cho hoạt động này
Vỏ quế chứa procyanidins và catechin Các thành phần của procyanidin bao gồm cả liên kết procyanidin loại A và loại B Những procyanidin chiết xuất từ quế và quả mọng này cũng có các hoạt động chống oxy hóa (YanShen và cs, 2012)
Trang 2712
Dược tính của Quế đã được công nhận rộng rãi Y học cổ truyền đã sử dụng chiết xuất quế để chữa các bệnh như viêm khớp, tiêu chảy và kinh nguyệt không đều Vỏ khô của cây quế rất giàu nguồn polyphenol thực vật và được sử dụng để cải thiện sức khỏe nói chung và điều trị nhiều loại bệnh bao gồm cả bệnh tiểu đường Ngoài ra chúng còn được biết là có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn
và chống oxy hóa Tác dụng hạ đường huyết của quế có thể do nhiều cơ chế; nhiều trong ống nghiệm các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế làm tăng sự xâm nhập glucose vào tế bào bằng cách tăng cường quá trình phosphoryl hóa của thụ thể insulin và sự chuyển vị của chất vận chuyển glucose chất vận chuyển glucose
- 4 (GLUT4) đến màng sinh chất Hợp chất hoạt động chịu trách nhiệm được cho
là hợp chất poly - phenolic Một cơ chế khác có thể giải thích tác dụng hạ đường huyết của quế là sự gia tăng biểu hiện của thụ thể kích hoạt peroxisome (PPAR) (alpha) và (gamma), do đó làm tăng độ nhạy insulin Hơn nữa, người ta cũng chứng minh rằng quế có tác dụng ức chế glucosidase ruột và amylase tuyến tụy Quế Ceylon là chất ức chế mạnh nhất của amylase tuyến tụy và sucrase ruột Một nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh khả năng trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày cũng như giảm mức đường huyết sau ăn
Do đó, quế được coi là một loại gia vị chống tiểu đường quan trọng, và các nghiên cứu khác nhau liên quan đến việc sử dụng quế đã đưa ra kết quả tương phản Mục đích của thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên là để phân tích tác động của bột quế đối với đường huyết lúc đói, hemoglobin A1c bị glycosyl hóa (HbA1c) và trạng thái oxy hóa ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 người Iraq(Ahmed Salih Sahib, 2016)
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.3.1 Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
- Đặc điểm sinh vật học
Cây Quế là cây thân gỗ, sống lâu năm Một cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính ngang ngực (1,3m) có thể lên tới 40cm Quế có lá đơn
Trang 2813
mọc ở hoặc gần các lá đối diện nhau, có 3 gân gốc kéo dài đến đầu lá và thấy
rõ ở mặt dưới lá, gân hai bên gần như song song, mặt trên lá có màu xanh bóng, mặt dưới có màu xanh bóng bề mặt của lá có màu xanh đậm Lá trưởng thành dài khoảng 18 - 20cm, rộng khoảng 6 - 8cm, cuống lá dài khoảng 1cm Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt dọc Tất cả các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều chứa tinh dầu, đặc biệt vỏ cây có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt tới 4-5% Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chính là Cinamic Aldehyt chiếm khoảng
70 - 90% Khi cây Quế được khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa Hoa quế mọc ở nách lá ở đầu cành, hoa mọc thành chùm, chỉ bằng nửa hạt thóc, mọc lên phía trên lá, màu trắng hoặc hơi vàng Quế ra hoa vào tháng 4, 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau Quả quế chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím, quả mọng chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt quế có khoảng 2500 - 3000 hạt Hệ rễ Quế phát triển mạnh mẽ, rễ cọc ăn sâu vào lòng đất, các rễ bàng mọc lan, đan chéo nhau nên Quế có khả năng sống tốt ở vùng núi dốc
- Đặc điểm sinh thái học
Đây là hướng nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm và đã được tiến hành ở nhiều vùng trồng quế khác nhau ở nước ta
Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển của cây Quế non trong vườn ươm, Vũ Đại Dương (2002) cho rằng bóng râm có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của cây ở giai đoạn này
Trần Hợp (1991), tại các địa điểm nghiên cứu Đài Sơn (Yên Bái), Quất Động (Quảng Ninh) và Hom Cán (Thanh Hóa) cho thấy, khi còn non, Quế là loại cây chịu bóng ở độ tuổi ươm nên che bóng bằng nứa đan lọt ánh sáng là tốt nhất Nghiên cứu qua các ô dạng bản (1m2) trong rừng tự nhiên cho thấy Quế non tái sinh rất nhiều dưới tán cây mẹ, khi mất bóng gần như không còn thấy nữa; Mặc dù hạt Quế có thể lan khá xa khỏi cây mẹ nhưng chắc chắn chúng
Trang 29- Vùng Quế Phong, Quỳ Châu và Thường Xuân;
- Vùng Hải Ninh, Quảng Hà, Bình Liêu, Tiên Yên (Quảng Ninh)
Theo tác giả, do nhu cầu xuất khẩu Quế ngày càng tăng nên việc mở rộng vùng trồng Quế là rất cần thiết Tuy nhiên, khi mở rộng diện tích trồng rừng ở một số địa phương, kết quả đạt được còn thấp Quế sinh trưởng chậm, vỏ mỏng, hàm lượng tinh dầu thấp và tuổi thọ của cây Quế cũng ngắn Nguyên nhân chính
có thể là do sự thay đổi điều kiện sinh thái giữa các vùng Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của vùng Quế cổ ở nước ta, tác giả đặt ra một số vấn đề tham khảo trong quá trình mở rộng vùng trồng ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của cây Quế như sau:
- Các vùng trồng quế có triển vọng cần chú ý kiểm tra chất lượng vỏ quế đạt được qua từng giai đoạn Có lẽ 5 tuổi là độ tuổi để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như hàm lượng tinh dầu trong vỏ và độ dày vỏ để so sánh với các chỉ tiêu chất lượng của vùng phân bố tự nhiên và tiêu chuẩn xuất khẩu vỏ quế hiện hành củ hành
- Ở những vùng có lượng mưa thấp dưới 2000 mm/năm hoặc những vùng
có mùa khô kéo dài, ít mưa, mực nước ngầm sâu cần chú ý theo dõi thời vụ trồng Quế để tránh trường hợp Quế chết hàng loạt do thiếu Quế độ ẩm
- Đất đồi núi trọc, đất thoái hóa, xói mòn, đất chứa đá ong, bí không nên trồng Quế
- Ở những vùng có độ cao từ 800m trở lên cây Quế sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp Ở độ cao dưới 300m, quế có vỏ mỏng, hàm lượng dầu trong
vỏ thấp và dễ bị sâu bệnh
Trang 3015
- Những nhận xét trên đa phần mang tính chất định tính, ví dụ việc chia
5 tuổi thành 1 độ tuổi cho Quế chỉ dựa trên kinh nghiệm, mặc dù đây có thể coi
là tài liệu tham khảo tốt
Từ những nghiên cứu trên có thể thấy hầu hết các tác giả đều đồng ý rằng Quế là cây chịu bóng ở độ tuổi non Từ 5 tuổi trở lên cây Quế ưa ánh sáng đầy
đủ Quế được trồng dưới tán rừng, hoặc trồng bằng nhiều cách và phương pháp khác nhau Cây Quế có thể được nhân giống để mở rộng phạm vi phân bố tự nhiên của nó sang các khu vực khác có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tương
tự nơi nó phát sinh Nhìn chung, cây Quế ít bị sâu bệnh khi trồng ngoài vùng phân bố tự nhiên; Nhưng bệnh tua mực có thể xuất hiện ở độ cao trên 400m ở miền Trung (Nguyễn Trung Tín, 1999) Tuy nhiên, chất lượng vỏ quế ở những vùng này chưa có cơ sở để kết luận Các nghiên cứu so sánh và định lượng về quá trình sinh trưởng của Quế tại các vùng trồng Quế tập trung trong nước chưa nhận được sự quan tâm của các tác giả trên, trong đó có vùng Thanh Hóa
Hoàng Cầu (1993) nghiên cứu đưa giống Quế Thanh Hóa, Quế Quảng vào tỉnh Hòa Bình, Yên Bái nhằm khảo nghiệm loài và bệnh tua mực ở các tỉnh phía Bắc Tác giả cho biết độ cao thích hợp để trồng Quế là từ 300 - 700m Càng lên cao, Quế càng phát triển chậm và cây càng ngắn lại Điều này cũng
đã được đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Khánh (1996) khi khoanh vùng lâm trường Tại Quảng Ngãi, Trần Cửu (1983) cũng nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và thích nghi của cây Quế từ Quảng Ngãi đến vùng núi An Lão (Bình Định) Ở Bình Định, phương pháp trồng Quế dưới tán rừng tự nhiên có độ tàn tán 0,3 - 0,4 là phù hợp; Tác giả đề xuất: ở đây nên trồng quế ở độ cao trên 200m để tránh bệnh tua mực Năm 1993, Phạm Chí Thanh và Lê Thanh Hà đánh giá nếu muốn có sản lượng quế ổn định, lâu dài thì chủ trương trồng cây quế thuần chủng là không hợp lý vì đất sau trồng quế thường khô, xấu, và không có khả năng phục hồi nhanh
Trang 3116
1.3.2 Kỹ thuật gây trồng
Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2001) đã thu thập quả chín từ 30 cây mẹ
có tuổi đời 25 - 30 năm, trong rừng trồng của các gia đình ở xã Đại Sơn, Văn Yên, Yên Bái và cho kết quả như sau: Số lượng quả và hạt quế có hệ số biến động rất lớn, trung bình 1,0 kg quả có 2000 quả, nhưng biên độ dao động từ
1447 - 2438 hạt, tỷ lệ nảy mầm ban đầu của hạt Quế khá cao (92,5%); Hạt quế thuộc nhóm hạt ưa ẩm, khó bảo quản và độ ẩm của hạt lớn hơn 40%, sau 9 tháng tỷ lệ nảy mầm vẫn là 25% Với phương pháp bảo quản này, hạt có thể bảo quản được thời gian lâu hơn rất nhiều so với cách bảo quản truyền thống của người dân địa phương (trộn hạt với cát ẩm và bảo quản ở nơi thoáng mát, thời gian bảo quản chỉ 2 đến 3 tuần)
Mật độ trồng quế hiện nay rất khác nhau, từ 2.000 cây/ha đến 10.000 - 20.000 cây/ha tùy địa phương
Quy chế trồng quế ban hành năm 2000 (TC ngành: 04 - TCN-23- 2000) quy định mật độ trồng từ 2500 đến 3000 cây/ha Tuy nhiên, trên thực tế mật độ rất khác nhau
Hoàng Cầu và Nguyễn Hữu Phước (1991) khi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật, sơ chế và bảo quản vỏ quế xuất khẩu” đã đi đến một số kết luận:
- Tuổi cây quế tăng tỷ lệ thuận với sự phát triển của vỏ quế và không nên khai thác quế dưới 12 tuổi
- Mật độ trồng quế có liên quan chặt chẽ với đường kính cây, độ dày vỏ
và hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế
- Vỏ quế có thể thu hoạch nhiều đợt trên mỗi cây, mỗi lần bóc 1/4, 1/3 hoặc 1/2 diện tích vỏ một bên Tuy nhiên, khai thác chọn lọc theo cấp đường kính hoặc khai thác trắng được áp dụng trong sản xuất
- Không phơi Quế dưới nắng hoặc đặt trên sàn bếp, không phơi dưới mưa hoặc sương đêm khi chế biến Quế Tuy nhiên, các tác giả chưa cung cấp dữ liệu
để hỗ trợ cho các kết luận trên
Trang 3266 tập của Hải Thượng Lãn Ông (1721 – 1792), có rất nhiều bài thuốc sử dụng
vỏ Quế Cũng trong thời gian này, khi người Pháp đến Việt Nam, Joanis de Loureiro (1730) đã mô tả 1.257 loài thực vật ở miền Nam trong cuốn Floria Cochichinensis và xác định tên khoa học cho cây Quế là Luarus cinnamomum Lour Từ đó cho đến đầu thế kỷ 19 hầu như không có nghiên cứu nào sâu hơn
về cây Quế (Trần Hợp, 1984)
Từ xa xưa, người dân các dân tộc ở nước ta đã thừa nhận công dụng của Quế và sử dụng Quế vào nhiều mục đích Trước hết, Quế được dùng làm thuốc
Vỏ quế được xay trong nước đun sôi để nguội để uống, hoặc trong các bài thuốc
có chứa Quế để chữa một số bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, kích thích tuần hoàn máu, lưu thông mạch máu, làm ấm cơ thể Chống lạnh và có đặc tính sát trùng Quế được người dân coi là một trong bốn vị dược liệu rất quý: Nhân sâm, Nhung hươu, Quế và Phụ
Theo tác giả Lê Trần Đức trong: “Cây thuốc Việt Nam” Quế có vị cay ngọt, làm thông mạch máu, bổ tim, tăng nhiệt, chữa cảm, hôn mê, mạch chậm, tim yếu suy nhược (suy sụp, huyết áp thấp) và bệnh tả nguy hiểm…”
Quế Giao Chỉ (Quế Việt Nam) trước đây được coi là sản phẩm quý, có giá trị như ngà voi, chim công dùng làm quà tặng ngoại giao, quà tặng trong
và ngoài nước Người Thanh Hóa còn gọi quế địa phương là Ngọc Quế Châu Thượng Quế được sử dụng với số lượng lớn như một loại gia vị vì nó có vị thơm, cay, ngọt có tác dụng làm giảm mùi tanh của cá, thịt, giúp món ăn thêm
Trang 33và vỏ Quế để làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như khay, ấm trà, chén bằng
vỏ Quế, đĩa quế, đế lót ly dày làm từ Quế Bột quế còn được nghiên cứu và thử nghiệm trong thức ăn chăn nuôi nhằm tăng chất lượng thịt gia súc, gia cầm Ngoài ra, gỗ Quế còn được sử dụng làm ván mộc, cột trụ, đồ gia dụng, đũa, tăm xuất khẩu
Cây Quế đã có giá trị to lớn trong đời sống hằng ngày của nhân dân ta từ nhiều thế kỷ nay Trước hết, đây là vị thuốc quý trong cả Nam và Bắc y (một trong tứ dược: Nhân sâm - Nhung - Quế - Phụ) Nghiên cứu về giá trị dược liệu của cây Quế, Đỗ Tất Lợi (1970) đã chỉ rõ rằng trong Tây y, Quế và tinh dầu Quế được coi là vị thuốc có tác dụng kích thích tuần hoàn máu và hô hấp Đông
y coi Quế là vị thuốc bổ, có nhiều công dụng, có tác dụng chữa đau mắt, hen suyễn, bồi bổ phụ nữ sau sinh, chữa đau bụng, tiêu chảy cấp tính
Từ vỏ và lá quế ta có thể chưng cất tinh dầu Tinh dầu quế là mặt hàng
có giá trị xuất khẩu Trong y học, tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh Tinh dầu
có chứa eugenol, chất thường được dùng để tổng hợp vanillin
Trong số các lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta, Quế có thể được sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, đặc biệt là giá trị xuất khẩu Cây quế là nguồn tài nguyên kinh tế to lớn và gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân các dân tộc ở nước ta như Dao, Mông, Tày (Lào Cai), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hóa) Cà Tu, Ca Toong (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phan (Quảng Ninh)
Trang 3419
Về công dụng các bộ phận của cây Quế chủ yếu là làm thuốc, giá trị chữa bệnh của các bộ phận này phụ thuộc vào kỹ thuật khai thác, chế biến vỏ Quế
1.3.4 Những nghiên cứu về sinh trưởng và sản lượng rừng quế
Các nghiên cứu về sinh trưởng và định lượng quá trình sinh trưởng của cây Quế ở nước ta vẫn còn ở mức độ thăm dò Những kết quả ban đầu thu được cần phải được kiểm chứng một cách khoa học Nguyên nhân là do phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của loài cây có sản phẩm chính là vỏ khác với loài cây
có sản phẩm chính là gỗ Mặt khác, Quế phân bố ở cả 3 miền nhưng phạm vi phân bố ở mỗi vùng tương đối hẹp Vì vậy, kết quả nghiên cứu ở từng vùng có thể áp dụng cho vùng khác hay không là vấn đề cần được nghiên cứu
Trần Hợp (1984) đã nghiên cứu một số “đặc điểm sinh thái” và nhận xét
“Cây quế có đầy đủ đặc tính của một loại cây sinh thái – khí hậu” Nghiên cứu sinh trưởng của Quế, Trần Hợp (1984) chia quá trình sinh trưởng thành hai giai đoạn: (i) “thời kỳ sinh trưởng”: Giai đoạn cây Quế trong vườn ươm dưới 5 tuổi (giai đoạn chịu bóng) và; (ii) thời kỳ trưởng thành, là thời kỳ ưa ánh sáng hoàn toàn và ổn định về chiều cao, đường kính và vỏ Tuy nhiên, khi phân tích cây
có tuổi thọ cao nhất là 45 tuổi, tác giả đã chia quá trình “sinh trưởng” của cây Quế thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I: dưới 10 tuổi Ở giai đoạn này chiều dầy vỏ Quế từ 0,3 - 0,4cm Tăng trưởng đường kính trung bình 1,0cm/năm và chiều cao bình quân 1,1m/năm
- Giai đoạn II: 10 - 30 tuổi Giai đoạn được coi là “là giai đoạn ổn định tương đối” Độ dày vỏ từ 0,5 - 0,7cm Đường kính tăng bình quân 0,7cm/năm
và chiều cao bình quân đạt 0,5m/năm
- Giai đoạn III: trên 35 tuổi Giai đoạn này tăng trưởng chậm rõ rệt D1.3 tăng bình quân 0,24cm/năm và Hvn tăng 0,2m/năm Bề dày vỏ đạt ở mức 0,7 - 0,8cm/năm Lúc này tỷ lệ thể tích vỏ ổn định xấp xỉ 10% so với thể tích thân cây
Trang 351.4 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
1.4.1 Vị trí địa lý
Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ 105o29” đến 105o43” kinh độ đông, 21o45” đến 22o30” vĩ độ bắc;
Phía tây - tây bắc giáp tỉnh Tuyên Quang,
Phía bắc - đông bắc giáp tỉnh Bắc Cạn,
Phía nam - đông nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương;
Huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc
1.4.2 Địa hình
Địa hình huyện Định Hóa khá phức tạp và tương đối hiểm trở, dưới dạng núi thấp và đồi cao Xen kẽ giữa những dãy núi đá vôi và đồi núi là những cánh đồng ruộng hẹp Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chia thành hai vùng Vùng miền núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến 400 m so với mực nước biển, ở cuối dãy núi đá vôi vòng cung Sông Gâm, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, từ phía Bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội, tạo thành bức tường thành phía đông thị trấn Chợ Chu và các thung lũng nhỏ hẹp Nhiều hang động ở vùng núi đá này có những nhũ đá có hình dáng kỳ thú và đẹp mắt