Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Kỹ thuật gây trồng cây Bình vôi; Đánh giá sinh trưởng cây Bình vôi tại trường đại học Nông lâm Thái Nguyên; Đánh giá quá trình ra hoa kết quả
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG QUỐC TIẾN
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI CÂY BÌNH VÔI
(Stephania Glabra Roxb) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Mã số ngành: 8.62.02.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Hoàn
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và tình hình
sâu bệnh hại cây Bình Vôi (Stephania Glabra Roxb) tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên ” Luận văn đã được sử dụng thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn được trích rõ nguồn gốc
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luận
văn này là trung thực Các số liệu được trích dẫn rõ nguồn gốc
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài
nguyên rừng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi xin chân thành
cảm ơn đến: Quý thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm, Khoa Lâm nghiệp,
Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban
giám hiệu nhà trường đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian khóa học Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Nguyễn Thị
Thu Hoàn đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này
Do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế và bản thân mới
bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp
quan tâm góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 09 năm 2023
Học Viên
Dương Quốc Tiến
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 6
1 Đặt vấn đề 6
2 Mục tiêu nghiên cứu 8
3 Ý nghĩa của đề tài 8
3.1 Ý nghĩa học tập 8
3.2 Ý nghĩa khoa học 9
3.3 Ý nghĩa thực tiễn 9
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới 10
1.1.1 Nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc trên thế giới 10
1.1.2 Nghiên cứu về Bình vôi trên thế giới 18
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 21
1.2.1 Nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc tại Việt Nam 21
1.2.2 Nghiên cứu về Bình vôi tại Việt Nam 26
1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 29
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Đối tượng 32
2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 32
2.3 Phạm vi nghiên cứu 32
2.3 Nội dung nghiên cứu: 32
2.4 Phương pháp nghiên cứu 32
Trang 52.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 33
2.4.2 Phương pháp luận 33
2.4.3 Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 43
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
3.1 Đánh giá sinh trưởng cây Bình Vôi trong vườn giống gốc 45
3.1.1 Đánh giá tỷ lệ sống 45
3.1.2 Đặc điểm sinh trưởng chiều dài và động thái ra lá của thân cây Bình Vôi tại vườn giống gốc 46
3.2.3 Đánh giá tình hình sinh trưởng về kích thước củ cây Bình Vôi 48
3.2 Đánh giá quá trình ra hoa, kết quả trọng lượng quả và hạt cây Bình Vôi trong vườn giống gốc 50
3.2.1 Quá trình hình thành ra hoa kết quả cây Bình Vôi 50
3.2.2 Thời gian ra hoa kết quả cây Bình Vôi 53
3.2.3 Trọng lượng quả và hạt sau khi thu hoạch 54
3.3 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trong vuờn giống gốc cây Bình vôi 55
3.3.1 Tình hình sâu, bệnh hại và kết quả điều tra sơ bộ 55
3.3.2 Kết quả điều tra tỉ mỉ mức độ bị bệnh của cây Bình Vôi 58
3.3.3 Thử nghiệm một số loại thuốc trừ bệnh khô mép lá cây Bình Vôi 62
3.3.4 Đề xuất một số giải pháp ứng dụng của đề tài trong việc duy trì vườn giống gốc cây Bình vôi tại trường đại học Nông lâm Thái Nguyên 65
Kết luận và đề nghị 67
1 Kết luận 67
2 Đề nghị 68
Tài liệu tham khảo 70
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phiếu đo đếm cây sống, sinh trưởng đường kính gốc, chiều dài của cây, đường kính củ, chất lượng và động thái ra lá, thời kỳ ra hoa kết quả của cây
Bình vôi 40
Bảng 2.2: Phiếu điều tra thành phần sâu/ bệnh hại 41
Bảng 2.3: Kết quả điều tra đánh giá mức độ sâu/bệnh hại lá 42
Bảng 2.4: Kết quả điều tra tình hình phân bố sâu/bệnh 42
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn cây Bình Vôi xây dựng vườn giống gốc 37
Bảng 3.2 Kết quả tỷ lệ sống cây Bình Vôi tại vườn giống gốc 45
Bảng 3.3 Đánh giá về sinh trưởng cây Bình Vôi trong vườn giống gốc 46
Bảng 3.4 Sinh trưởng về kích thước củ cây Bình Vôi trong vườn giống gốc 48 Bảng 3.5 Quá trình ra hoa kết quả cây Bình Vôi trong vườn giống gốc 50
Bảng 3.6 Thời gian ra hoa kết quả cây Bình Vôi trong vườn giống gốc 53
Bảng 3.7 Trọng lượng quả và hạt cây Bình Vôi trong vườn giống gốc 54
Bảng 3.8 Thống kê thành phần loại sâu, bệnh hại tại vườn giống gôc 56
Bảng 3.9 Mức độ hại của bệnh khô đầu lá qua các lần điều tra 59
Bảng 3.10: Kết quả điều tra tỷ lệ bệnh trước khi sử dụng thuốc ở các điểm điều tra 60
Bảng 3.11: Mức độ hại của bệnh khảm lá cây Bình vôi qua các lần điều tra 61
Bảng 3.12: Kết quả điều tra tỷ lệ bệnh trước khi sử dụng thuốc ở các điểm điều tra 62
Bảng 3.13: Mức độ bệnh hại khô mép lá trước và sau phun thuốc 63
Bảng 3.14: So sánh hiệu lực của thuốc sau 3 lần phun 64
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại vườn giống gốc cây Bình Vôi 35
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại vườn giống gốc cây Bình Vôi 35
Hình 3.1: Tỷ lệ sống (%) của cây Bình Vôi ở các công thức thí nghiệm tại vườn giống gốc 45
Hình 3.2: Chiều dài trung bình cây Bình Vôi ở các nguồn giống tại vườn giống gốc 47
Hình 3.3 Đo chiều rộng của lá 48
Hình 3.4: Sinh trưởng kích thước củ cây Bình Vôi ở các nguồn giống tại vườn giống gốc 49
Hình 3.7: Biểu đồ quá trình ra hoa kết quả cây Bình Vôi trong vườn giống gốc 51
Hình 3.6 Quá trình ra hoa cây Bình Vôi trong vườn giống gốc 52
Hình 3.7 Quá trình kết quả cây Bình Vôi trong vườn giống gốc 53
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện trọng lượng quả và hạt Bình Vôi trong vườn giống gốc 55
Hình 3.9: Bệnh Khô mép lá 57
Hình 3.10: Bệnh Khảm lá 57
Hình 3.11: Sâu hại lá, quả 58
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện mức độ hại của bệnh khô mép lá qua các lần điều tra Bình Vôi trong vườn giống gốc 59
Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện mức độ hại của bệnh khảm lá qua các lần điều tra Bình Vôi trong vườn giống gốc 61
Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện mức độ hại của bệnh hại khô mép lá trước và sau phun thuốc qua các lần điều tra Bình Vôi trong vườn giống gốc 63
Hình 3.14: Biểu đồ thể hiện hiệu lực của thuốc sau 3 lần phun qua các lần điều tra Bình Vôi trong vườn giống gốc 64
Trang 9TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả luận văn: Dương Quốc Tiến
Tên luận văn: Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và tình hình sâu bệnh
hại vườn giống gốc cây Bình vôi (Stephania Glabra Roxb) tại trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên
Ngành khoa học của luận văn; Mã số: 8620211
Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển cây Bình Vôi tại vườn giống gốc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Xác định được một số loại sâu bệnh hại chính và đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây Bình Vôi Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả mô hình vườn giống gốc cây Bình Vôi
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Kỹ thuật gây trồng cây Bình vôi; Đánh giá sinh trưởng cây Bình vôi tại trường đại học Nông lâm Thái Nguyên; Đánh giá quá trình ra hoa kết quả cây Bình vôi tại trường đại học Nông lâm Thái Nguyên; Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trong vuờn giống gốc cây Bình vôi Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
mô hình vườn giống gốc cây Bình vôi tại trường đại học Nông lâm Thái Nguyên
Điều tra nghiên cứu
Phương pháp theo dõi tỉ lệ sống, chất lượng, chiều dài cây, đường kính củ, chiều cao trung bình củ, các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng: Tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều dài, chất lượng cây Bình vôi (tốt, trung bình, xấu), động thái ra lá non
Theo dõi sự ra hoa kết quả: Thời gian ra hoa, thời gian kết thúc quá trình
ra hoa kết quả , số bông/đốt thân, số quả/bông, trọng lượng số quả trên cây
Trang 10Theo dõi sâu bệnh hại cây Bình Vôi: Tiến hành thu thập thông tin mẫu bệnh bằng cách phỏng vấn hộ dân, mô tả triệu chứng sâu/bệnh và xác định nguyên nhân gây bệnh từ đó đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu bệnh
Điều tra đánh giá tỉ lệ và mức độ bị sâu/bệnh: Tiến hành điều tra mức độ hại của sâu/bệnh hại đối với cây Bình Vôi, điều tra 100% cây mẹ được gây trồng Phương pháp thử nghiệm hiệu lực một số loại thuốc sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây Bình vôi: Căn cứ vào kết quả điều tra đưa ra một số loại thuốc phòng trừ và bố trí thử nghiệm tính toán hiệu lực của ít nhất 2 loại thuốc khác nhau/đối tượng sâu, bệnh hại cây trồng
Kết quả chính và kết luận
Đánh giá sinh trưởng cây Bình vôi: về tỷ lệ sống trung bình của các nguồn giống lên tới 91,3 % sau 6 tháng trồng trong đó tỷ lệ sống cao nhất là xuất xứ Thái Nguyên và thấp nhất là xuất xứ Hoà Bình Về đặc điểm sinh trưởng chiều dài và động thái ra lá xuất xứ về đánh giá sinh trưởng đều sinh trưởng và phát triển rất tốt, xuất xứ Thái Nguyên có lượng tăng trưởng cao nhất với chiều dài trung bình thân và về số dây/củ số lá trung bình trên cây và đường kính của lá đều ở mức cao nhất Về sinh trưởng kích thước củ xuất xứ Thái Nguyên sau lần
đo cuối cùng có lượng tăng trưởng bình quân cao nhất với đường kính củ là 7,54
cm chiều cao trung bình củ 6,06 cm và thấp nhất là xuất xứ của Hoà Bình
Quá trình ra hoa kết quả cây Bình Vôi khoảng từ 85 ngày đến 125 ngày với xuất xứ Thái Nguyên, từ 84 ngày đến 126 ngày với xuất xứ Bắc Kạn và 89 ngày đến 125 ngày là xuất xứ Hoà Bình Trọng lượng quả và hạt ở xuất xứ Thái Nguyên là cao nhất vượt trội hơn so với xuất xứ tại Bắc Kạn và Hoà Bình
Qua điều tra sơ bộ tại vườn giống gốc thống kê có 3 loại bệnh hại cây là: khô mép
lá, thối củ, đốm lá khảm lá và 2 loại sâu hại cây là sâu hoang ăn lá và bọ xít trích quả Đối với các loại sâu bệnh hại phân bố cá thể, mức độ hại nhẹ, không đáng
kể, đề tài không áp dụng biện pháp hóa học, chỉ áp dụng biện pháp cơ giới và canh tác Tiến hành thử nghiệm 1 số loại thuốc phòng trừ đối với các loại sâu, bệnh hại
Trang 11ở mức độ hại vừa đến hại nặng Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu lực của 3 loại thuốc là 69,69 – 78,56% Trong đó hiệu lực cao nhất và có khả năng phòng trừ
cao nhất là RidominGol 68 WG đối với bệnh khô lá cây Bình Vôi (đạt 78,56%)
THESIS ABSTRACT Master of Science: Quoc Tien Duong
Thesis title: Research on growth and pest status of the Stephania Glabra Roxb
in the seed orchard at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
Major; Code: 8620211
Education organization: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry - Thai Nguyen University
Research Objectives
The research is to evaluate the growing and developing ability of the Stephania Glabra Roxb in the seed orchard at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry as well as identify some main pests and diseases on the Stephania Glabra Roxb and evaluate its ability to resist pests and diseases, thereby proposing some solutions to improve the efficiency of the Stephania Glabra Roxb seed orchard model
Materials and Methods
Research content
The research includes studying the techniques to plant the Stephania Glabra Roxb, assessing the growth of the Stephania Glabra Roxb at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry, evaluating the flowering and fruiting process of the Stephania Glabra Roxb at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry, evaluating the pest and disease status in the Stephania Glabra Roxb seed orchard, and suggesting some solutions to develop the Stephania Glabra Roxb seed orchard model at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
Research investigation
Trang 12The data collection process is divided into six periods in which measure
is conducted once a month, periodically every six months The research method is monitoring survival ratio, quality, stem length, tuber diameter and average height of tubers of the Stephania Glabra Roxb The growth monitoring indicators include survival ratio, length growth, quality (good, average, bad) and the young leaf production of the Stephania Glabra Roxb.Monitoring flowering and fruiting processes: observe the flowering time, the end time of flowering and fruiting, number of flowers and stems, number
of fruits and flowers, and weight of fruits
Monitoring pests and diseases of the Stephania Glabra Roxb: conduct to collect information of pest samples by interviewing households, describing symptoms and identifying the cause of the pests in order to propose solutions
to prevent pests for the Stephania Glabra Roxb
Investigating and evaluating the rate and level of pests and diseases: conduct to investigate the level of harmfulness of pests and diseases on the Stephania Glabra Roxb, investigate one hundred percent of planted nursery trees.Method for testing the effectiveness of some biological pesticides to prevent pests and diseases on the Stephania Glabra Roxb: propose a number
of pesticides based on the results of the investigation and plan to experimentally calculate the effectiveness of at least two different types of pesticide on each kind of pest and disease
Main findings and conclusions:
The Stephania Glabra Roxb growth evaluation: after six months, it can
be seen that the survival ratio of seed is up to 91.3 percent on average in which the seeds from Thai Nguyen get the highest survival ratio while those from Hoa Binh get the lowest survival ratio In terms of the characteristics of length increment and leaf production, the Stephania Glabra Roxb grows and develops very well regardless of origin The Stephania from Thai Nguyen has
Trang 13the growth of average stem length at the highest level, besides the increment
of number of vines/tubers and leaves as well as the diameter of leaves of this kind are both the highest In terms of tuber size growth, those from Thai Nguyen after the last measurement also have the highest average growth with tuber diameter of 7.54 centimeters and average tuber height of 6.06 centimeters Meanwhile, those from Hoa Binh reach the lowest level of tuber size growth
The Stephania Glabra Roxb of different origins have different time of flowering and fruiting process The ones from Thai Nguyen produce flowers and fruits in 85 to 125 days, the ones from Bac Kan produce flowers and fruits in 84 to 126 days and the ones from Hoa Binh produce flowers and fruits in 89 to 125 days The weight of fruits and seeds of the Stephania Glabra Roxb from Thai Nguyen is the highest, surpassing those from Bac Kan and Hoa Binh
Through a preliminary investigation at the seed orchard, statistics show that there are 3 types of diseases which are leaf edge dryness, tuber rot and leaf spot and 2 types of pests which are leaf-eating caterpillars and stink bugs.For pests and diseases that are individually distributed and insignificantly harmful, the researcher did not apply chemical measures but mechanical and farming methods For pests and diseases that have medium and high levels of harmfulness, the researcher tested some types of pesticide
on them and the results showed that the effectiveness of the three types ranged from 69.69 to 78.56 percent, in which the best effective pesticide was RidominGol 68 WG used for leaf dryness disease of the Stephania Glabra Roxb (reaching 78.56%)
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Từ thời cổ đại cho đến hiện nay, cây thuốc luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của các cộng đồng trên toàn thế giới Việt Nam, tọa lạc tại vùng đất nhiệt đới gió mùa ẩm ướt của châu Á, có 3/4 diện tích lục địa được bao phủ bởi những dãy núi từ Bắc xuống Nam Điều kiện tự nhiên này sẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái rừng phong phú phú và đa dạng của nước ta
Theo số liệu sơ bộ, Việt Nam có khoảng gần 12.000 loài thực vật cao cấp mang mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng
số chi và 75% tổng số họ thực vật trên toàn thế giới) Cây thuốc không chỉ có vai trò là "lá phổi xanh" điều tiết khí hậu, mà còn mang lại tiềm năng lớn cho nguồn tài nguyên cây thuốc và tài nguyên dược liệu chung
Việc nghiên cứu về cây thuốc đã được thực hiện từ lâu đời tại Việt Nam, được liên kết với danh tiếng của nhiều thầy thuốc nổi tiếng như Thiền
sư Tuệ Tĩnh với bộ sách "Nam Dược Thần Hiệu" ghi chép về 499 loại cây thuốc nam, trong đó có 241 loại có nguồn gốc từ thực vật Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng đã viết bộ sách "Lĩnh Nam Bản Thảo" gồm 2 quyển: quyển thượng ghi chép 496 loại cây của Tuệ Tĩnh và quyển hạ chứa
305 loại bổ sung tác dụng hoặc mới phát hiện Trong thời kỳ Pháp thuộc, các nhà khoa học phương Tây đã thống kê rằng trên toàn Đông Dương có khoảng 1.350 loài cây thuốc thuộc 160 họ khác nhau Tuy nhiên, chỉ khi miền Bắc hoàn toàn thống nhất vào năm 1954, Việt Nam mới có điều kiện thuận lợi để nghiên cứu và khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc Năm 1996, Võ Văn Chi công bố rằng Việt Nam có 3.200 loài cây thuốc (bao gồm cả nấm) Đến năm 2005, Viện Dược liệu đã ghi nhận hơn 3.984 loài cây thuốc thuộc
307 họ trong 9 ngành và nhóm thực vật cao cấp, thực vật thấp và nấm; trong
Trang 15đó, gần 90% là cây mọc tự nhiên, phân bố rải rác trong các khu rừng già, khoảng 10% là cây được trồng
Trong những năm gần đây, việc sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược đã gặp phải nhiều hạn chế và có tác dụng phụ đe doạ sức khỏe của người bệnh trong thời gian dài Do đó, xu hướng sử dụng các loại thuốc từ thiên nhiên ngày càng gia tăng, không chỉ ở các quốc gia Đông Á mà còn ở các quốc gia phương Tây
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số sống ở vùng nông thôn và các quốc gia đang phát triển tin tưởng vào sự hiệu quả của thuốc thảo mộc trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng Trong những quốc gia có hệ thống y tế phát triển, một trong bốn toa thuốc kê chứa thành phần
từ thảo dược Tại Việt Nam, theo số liệu từ Cục Quản lý Dược - Bộ Y
tế, hàng năm chúng ta tiêu thụ khoảng 50 - 60 nghìn tấn loại cây thuốc khác nhau để sản xuất thuốc theo y học truyền thống, làm nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm hoặc xuất khẩu Với một thị trường tiêu thụ lớn như vậy, các loại dược liệu nói chung và cây thuốc nói riêng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với bất kỳ cây trồng lương thực hay nguồn thực phẩm nào khác Dự kiến, vào năm 2012, doanh thu từ việc sản xuất thuốc từ dược liệu tại Việt Nam sẽ đạt 3.500 tỷ đồng
Cây Bình vôi (Stephania glabra Roxb) thuộc dạng dây leo và chỉ có
một đoạn thân ngắn tiếp xúc với mặt đất Phần thân củ phình to có hình dạng như bình đựng vôi, củ rất to và có hình dáng thay đổi tùy thuộc vào nơi cây phát triển Y học cổ truyền cho rằng, cây Bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa,… Các nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện và ứng dụng điều chế thành các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể
Tuy nhiên, do phát động khai thác ồ ạt, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu biên giới, đã làm cho nguồn bình vôi ở các tỉnh miền núi
Trang 16phía Bắc mau cạn kiệt Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có những loài Bình vôi được coi là quý hiếm có hàm lượng L-tetrahydropalmatin cao (khoảng 2.3 – 3.5%), chỉ phân bố ở một số vùng núi cao trên 1.000 m Một số loài có chứa hợp chất Cepharantin, có tác dụng làm thuốc chữa ung thư, mới chỉ phát hiện
ở hai điểm tại Quảng Ninh và Hòa Bình … Những loài này đã được đưa vào Sách Đỏ và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam để bảo vệ, do có mức bị đe dọa tuyệt chủng cao
Xuất phát từ thực tế trên tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng
phát triển và tình hình sâu, bệnh hại vườn giống gốc cây Bình vôi (Stephania glabra Roxb) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”
nhằm nghiên cứu và xác định các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, đánh giá khả năng sinh trưởng và chống chịu sâu bệnh của cây Bình vôi hướng tới cung
cấp nguyên vật liệu giống phục vụ công tác sản xuất nhân rộng
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển cây Bình vôi tại vườn giống gốc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Xác định được một số loại sâu, bệnh hại chính và đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của cây Bình vôi tại vườn giống gốc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đề xuất một số ứng dụng trong việc duy trì vườn giống gốc cây Bình vôi tại trường đại học Nông lâm Thái Nguyên
3 Ý nghĩa của đề tài
Trang 17- Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế
3.2 Ý nghĩa khoa học
- Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn
- Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp phát triển vườn giống gốc cây Bình vôi tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc trên thế giới
Loài nguời từ khi ra đời đã biết dựa vào rừng để sống Không chỉ lấy ra
từ rừng lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống hàng ngày, con người còn biết lấy cây rừng làm rau ăn, thức uống, lấy cây rừng làm thuốc chữa bệnh
Từ các kinh nghiệm dân gian trong nhiều thiên niên kỷ, những cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới đã phát triển các bài thuốc dân gian của họ, làm cho những loài cây thuốc và tác dụng của chúng trở nên có giá trị Việc sử dụng cây thuốc chữa bệnh được thực hiện với những mức độ khác nhau tuỳ vào mức độ phát triển của mỗi châu lục Và cũng từ đó, mỗi châu lục, mỗi quốc gia hình thành nên một nền Y học cổ truyền với những đặc sắc riêng biệt
Chữa bệnh bằng cây thuốc đã có từ lâu đời như chính loài người Mối liên hệ giữa con người và việc tìm kiếm các loại thuốc trong tự nhiên đã có từ
xa xưa, trong đó có rất nhiều bằng chứng từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu viết, di tích được bảo tồn, và thậm chí cả các loại thuốc thực vật gốc Nhận thức về việc sử dụng cây thuốc là kết quả của nhiều năm đấu tranh chống lại bệnh tật, nhờ đó con người đã học cách theo đuổi các loại thuốc trong vỏ cây, hạt, quả và các bộ phận khác của cây Khoa học đương đại đã thừa nhận hành động tích cực của họ, và nó đã đưa vào liệu pháp dược hiện đại một loạt các loại thuốc có nguồn gốc thực vật, được các nền văn minh cổ đại biết đến và sử dụng trong suốt nhiều thiên niên kỷ
Từ xa xưa, để tìm kiếm cứu cánh cho căn bệnh của mình, con người đã tìm đến các loại thuốc trong tự nhiên Sự khởi đầu của việc sử dụng cây thuốc
là theo bản năng, như trường hợp của động vật được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh, mọi thứ đều dựa trên kinh nghiệm Đã kịp thời khám
Trang 19phá ra nguyên nhân của việc sử dụng các cây thuốc đặc trị một số bệnh; do
đó, việc sử dụng cây thuốc dần dần từ bỏ khuôn khổ kinh nghiệm và trở nên dựa trên các dữ kiện giải thích Cho đến khi ngành hóa thạch ra đời vào thế kỷ
16, thực vật đã là nguồn điều trị và dự phòng Tuy nhiên, việc giảm hiệu quả của các loại ma túy tổng hợp và chống chỉ định ngày càng tăng của việc sử dụng chúng khiến việc sử dụng các loại thuốc tự nhiên trở lại tại chỗ
Bằng chứng bằng văn bản lâu đời nhất về việc sử dụng cây thuốc để điều chế thuốc đã được tìm thấy trên một phiến đất sét của người Sumer ở Nagpur, khoảng 5000 năm tuổi Nó bao gồm 12 công thức pha chế thuốc đề cập đến hơn 250 loại thực vật khác nhau, một số trong số đó là alkaloid như cây thuốc phiện, cây lá móng và cây mandrake (Kelly K, 2009)
Cuốn sách về rễ và cỏ của Trung Quốc “Pen T'Sao” do Hoàng đế Thần Nùng viết vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên, điều trị 365 loại thuốc (các bộ phận khô của cây thuốc), nhiều loại được sử dụng cho đến ngày nay
như: Rhei rhisoma, long não, Theae folium, Podophyllum, cây khổ sâm vàng,
nhân sâm, cỏ dại jimson, vỏ quế và ma hoàng (Bottcher H, 1965)
Các sách thánh kinh Veda của Ấn Độ đề cập đến việc điều trị bằng thực vật, có rất nhiều ở đất nước đó Nhiều loại cây gia vị được sử dụng thậm chí ngày nay có nguồn gốc từ Ấn Độ: nhục đậu khấu, tiêu, đinh hương, v.v (Tucakov J, 1971)
Ebers Papyrus, được viết vào khoảng năm 1550 trước Công nguyên, đại diện cho một bộ sưu tập gồm 800 đơn đề cập đến 700 loài thực vật và các loại thuốc được sử dụng để trị liệu như lựu, cây thầu dầu, lô hội, senna, tỏi, hành, sung, liễu, rau mùi, cây bách xù, thông thường centaury, v.v (Glesinger L, 1954)
Theo dữ liệu từ Kinh thánh và cuốn sách Talmud của người Do Thái, trong các nghi lễ khác nhau đi kèm với việc điều trị, các loại cây có mùi thơm
đã được sử dụng như myrtle và nhang (Dimitrova Z, 1999)
Trang 20Trong sử thi Iliad và The Odysseys của Homer, được tạo ra vào khoảng năm 800 trước Công nguyên, 63 loài thực vật từ dược liệu trị liệu của người Minoan, Mycenaean và Ai Cập đã được nhắc đến Một số người trong số họ được đặt tên theo các nhân vật thần thoại trong các sử thi này; ví dụ,
Elecampane (Inula helenium L Asteraceae) được đặt tên để vinh danh Elena,
người là trung tâm của Chiến tranh thành Troy Liên quan đến các loài thực
vật từ chi Artemisia, được cho là có khả năng phục hồi sức mạnh và bảo vệ sức khỏe, tên của chúng có nguồn gốc từ từ artemis trong tiếng Hy Lạp, có
nghĩa là “khỏe mạnh” Herodotus (500 trước Công nguyên) gọi cây thầu dầu,
Orpheus để chỉ hành tây thơm và tỏi, và Pythagoras với hành biển (Scilla maritima), mù tạt và bắp cải Các công trình của Hippocrates (459–370 TCN)
có 300 cây thuốc được phân loại theo tác dụng sinh lý học: Cây ngải cứu và
cây kim tiền thảo (Centaurium umbellatum Gilib) được dùng để chống sốt; tỏi
chống lại ký sinh trùng đường ruột; thuốc phiện, henbane, cây ban đêm chết người, và mandrake đã được sử dụng làm chất ma tuý; hellebore thơm và haselwort như là chất gây nôn; hành tây, cần tây, mùi tây, măng tây và tỏi làm thuốc lợi tiểu; sồi và lựu làm chất kết dính (Bojadzievski P, 1992)
Theophrast (371-287 TCN) đã thành lập khoa học thực vật với các cuốn sách của mình “De Causis Plantarium” - Nguyên sinh thực vật và “De Historia Plantarium” - Plant History Trong các cuốn sách, ông đã đưa ra bảng phân loại hơn 500 cây thuốc được biết đến vào thời điểm đó (Katic R, 1958) Trong số những cây khác, ông đề cập đến quế, thân rễ iris, hellebore sai, bạc
hà, lựu, bạch đậu khấu, hellebore thơm, tu hài, và vân vân Trong phần mô tả
về hành động gây độc của thực vật, Theophrast nhấn mạnh đặc điểm quan trọng để con người quen với chúng là tăng dần liều lượng Nhờ xem xét các chủ đề nói trên, ông đã đạt được danh hiệu “cha đẻ của thực vật học”, vì ông
có công lớn trong việc phân loại và mô tả các loại cây thuốc (Bazala V, 1943)
Trang 21Trong tác phẩm của mình “De re medica”, nhà văn y học nổi tiếng
Celsus (25 TCN – 50 SCN) đã trích dẫn khoảng 250 cây thuốc như lô hội, cây
lá móng, lanh, anh túc, tiêu, quế, khổ sâm, bạch đậu khấu, sai bá, v.v (Tucakov J, 1948)
Trong lịch sử cổ đại, tác giả nổi tiếng nhất về thuốc thực vật là Dioscorides, "cha đẻ của dược lý học", người, với tư cách là một bác sĩ quân y
và dược sĩ của Quân đội Nero, đã nghiên cứu các loại cây thuốc ở bất cứ nơi nào ông đi cùng Quân đội La Mã Vào khoảng năm 77 sau Công Nguyên, ông
đã viết tác phẩm "De Materia Medica." Tác phẩm cổ điển về lịch sử cổ đại này, được dịch nhiều lần, cung cấp nhiều dữ liệu về các loại cây thuốc tạo
thành thuốc chữa bệnh cơ bản cho đến cuối thời Trung cổ và thời kỳ Phục
hưng (Thorwald J, 1991) Trong tổng số 944 vị thuốc được mô tả, 657 vị thuốc có nguồn gốc thực vật, với các mô tả về hình dáng bên ngoài, vị trí, cách thức thu hái, bào chế thuốc và tác dụng chữa bệnh của chúng Ngoài mô
tả thực vật, tên bằng các ngôn ngữ khác cùng với địa phương nơi chúng xuất hiện hoặc được trồng cũng được cung cấp Những cây có tác dụng nhẹ là ưu thế, nhưng cũng có những đề cập đến những cây có chứa alkaloid hoặc các chất khác có tác dụng mạnh (hellebore thơm, hellebore sai, anh túc, mao lương, cỏ dại jimson, cây lá móng, cây bìm bịp) (Katic R, 1980) Các loại cây trồng trong nước được đánh giá cao nhất của Dioscorides như sau: liễu, cúc la
mã, tỏi, hành tây, marsh mallow, ivy, nettle, sage, common centaury, ngò rí,
ngò tây, hành biển, và false hellebore) Cúc la mã (Matricaria recucitaL.),
được biết đến dưới tên Chamaemelon, được dùng làm thuốc hạ sốt để chữa vết thương, vết đốt, vết bỏng và vết loét, sau đó để làm sạch và rửa mắt, tai, mũi và miệng Do tác dụng tiêu diệt nhẹ, nó đặc biệt thích hợp để sử dụng cho trẻ em Dioscorides cho rằng có tác dụng phá thai, trên đó ông viết, “Hoa, rễ
và toàn bộ cây đẩy nhanh quá trình kinh nguyệt, giải phóng phôi, thải nước tiểu và đá, miễn là chúng được sử dụng dưới dạng truyền dịch và tắm” Niềm
Trang 22tin không có thật này sau đó đã được cả người La Mã và người Ả Rập chấp
nhận; do đó có tên Latinh là Matricaria, bắt nguồn từ hai từ: VR biểu thị
"mẹ", tức là ma trận, biểu thị "tử cung" Dioscorides phân biệt giữa một số
loài từ chiMentha, được trồng và sử dụng để giảm đau đầu và đau dạ dày Củ
hành tây và mùi tây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, vỏ cây sồi được sử dụng cho mục đích phụ khoa, trong khi cây liễu trắng được sử dụng làm thuốc hạ
sốt Như được duy trì bởi Dioscorides, Scillae bulbus cũng được sử dụng như một loại thuốc long đờm, kích thích tim và hạ huyết áp (Glaucium flavum) nhựa cây sữa và cây anh túc, và các loại thuốc Đông y đắt tiền hơn, được các thương nhân Ả Rập vận chuyển từ Viễn Đông, như cây diên vĩ, cây
sa nhân, cây cải dầu, cây hương nhu, v.v (Dimitrova Z, 1999)
Pliny the Elder (23 SCN-79), một người cùng thời với Dioscorides, người đã đi khắp Đức và Tây Ban Nha, đã viết về khoảng 1000 cây thuốc trong cuốn sách “Historia naturalis” Các công trình của Pliny và Dioscorides kết hợp tất cả các kiến thức về cây thuốc vào thời điểm đó (Toplak Galle K, 2005)
Bác sĩ La Mã nổi tiếng nhất (đồng thời là dược sĩ), Galen (131 SCN – 200), đã biên soạn danh sách đầu tiên các loại thuốc có tác dụng tương tự hoặc giống hệt nhau (thuốc song song), có thể thay thế cho nhau - “De succedanus.” Từ quan điểm ngày nay, một số chất thay thế được đề xuất không tương ứng trong bối cảnh dược lý và hoàn toàn không thể chấp nhận được Galen cũng giới thiệu một số loại thuốc thực vật mới trong liệu pháp
mà Dioscorides chưa mô tả, ví dụ, Uvae ursi folium, được sử dụng như một
chất khử trùng tiết niệu và thuốc lợi tiểu nhẹ ngay cả trong thời đại ngày nay
Vào thế kỷ thứ bảy sau Công nguyên, người Slavic đã sử
dụng Rosmarinus officinalis, Ocimum basilicum, Iris germanica, và Mentha viridis trong mỹ phẩm, Alium sativum như một phương thuốc và Veratrum album, Cucumis sativus, Urtica dioica, Achilea millefolium, Artemisia marine L., Lavandula officinalis, Sambuci có khả năng chống lại một số loài
Trang 23côn trùng thuộc loại sâu bọ, tức là bọ chét, bọ chét, bướm đêm, muỗi và nhện
và Aconitum napellus như một chất độc khi săn bắn
Vào thời Trung cổ, các kỹ năng chữa bệnh, trồng cây thuốc và bào chế thuốc được chuyển sang các tu viện Liệu pháp dựa trên 16 loại cây thuốc mà các thầy thuốc-nhà sư thường trồng trong các tu viện như sau: cây xô thơm, cây hồi, cây bạc hà, hạt Hy Lạp, cây savory, cây tansy, v.v
Người Ả Rập đã đưa vào sử dụng nhiều loại cây mới trong dược liệu, chủ yếu đến từ Ấn Độ, quốc gia mà họ từng có quan hệ buôn bán, trong khi phần lớn các loại cây này có giá trị y học thực sự, và chúng vẫn tồn tại trong tất cả các dược điển trên thế giới cho đến ngày nay Người Ả Rập sử dụng lô hội, cây hắc mai, cây lá móng, cà phê, gừng, strychnos, nghệ tây, curcuma, tiêu, quế, thấp khớp, senna, v.v Một số loại thuốc có tác dụng mạnh đã được
thay thế bằng các loại thuốc có tác dụng nhẹ, ví dụ, Sennae folium được sử dụng như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ, so với các loại thuốc tẩy Heleborus aromaus và Euphorbium được sử dụng cho đến thời điểm đó
Trong suốt thời Trung Cổ, các bác sĩ châu Âu đã tham khảo các tác phẩm Ả Rập “De Re Medica” của John Mesue (850 SCN), “Canon Medicinae” của Avicenna (980-1037), và “Liber Magnae Collectionis Simplicum Alimentorum Et Medicamentorum” của Ibn Baitar (1197 - 1248), trong đó hơn 1000 cây thuốc đã được mô tả
Đối với Macedonia, công trình của St Clement và St Naum của Ohrid
có ý nghĩa đặc biệt Họ đề cập đến bộ mã dược lý của Nike có niên đại từ năm
850, và chuyển giao kiến thức sâu rộng của ông về các loại cây thuốc cho các
đệ tử của mình và thông qua chúng cho quần chúng (Nikolovski B, 1995)
Các cuộc hành trình của Marco Polo (1254 - 1324) ở châu Á nhiệt đới, Trung Quốc và Ba Tư, khám phá châu Mỹ (1492), và hành trình của Vasco
De Gama đến Ấn Độ (1498), dẫn đến nhiều cây thuốc được đưa vào châu
Âu Các vườn bách thảo nổi lên khắp châu Âu, và những nỗ lực đã được thực
Trang 24hiện để trồng các loại cây thuốc trong nước và những cây được nhập khẩu từ thế giới cũ và thế giới mới Với việc phát hiện ra Châu Mỹ, dược liệu đã được
làm giàu với một số lượng lớn các cây thuốc mới: Cinchona, Ipecacuanha, Cacao, Ratanhia, Lobelia, Jalapa, Podophylum, Senega, Vanilla, Mate, thuốc
lá, ớt đỏ, v.v Vào thế kỷ 17, Cortex Chinae, sản xuất từ vỏ cây quinin Cinchona succirubraPavon, dưới cái tên bột nữ bá tước, vì nữ bá tước
Chinchon là người đầu tiên sử dụng nó, đã được đưa vào nền y học châu
Âu Vỏ quinine nhanh chóng áp đảo Anh, Pháp và Đức mặc dù thực tế là có nhiều người phản đối việc sử dụng nó giữa các bác sĩ nổi tiếng - thành viên của một loạt các học viện
Trong khi các dân tộc xưa sử dụng cây thuốc chủ yếu dưới dạng dược phẩm đơn giản - thuốc truyền, thuốc sắc và thuốc ngâm - vào thời Trung cổ (Bojadzievski P, 1992), và đặc biệt là giữa thế kỷ 16 và 18, nhu cầu về thuốc hợp chất ngày càng tăng Thuốc hỗn hợp bao gồm cây thuốc cùng với thuốc
có nguồn gốc động vật, thực vật Nếu thuốc theriac được sản xuất từ một số cây thuốc, động vật quý hiếm và khoáng chất, nó được đánh giá cao và bán được giá cao (Toplak Galle K, 2005)
Vào thế kỷ 18, trong tác phẩm Species Plantarium (1753) của mình,
Linnaeus (1707-1788) đã cung cấp một mô tả ngắn gọn và phân loại các loài được mô tả cho đến thời điểm đó Các loài đã được mô tả và đặt tên mà không tính đến việc một số loài trong số chúng đã được mô tả ở đâu đó trước đây hay chưa Để đặt tên, một hệ thống đa thức đã được sử dụng trong đó từ đầu tiên biểu thị chi trong khi cụm từ đa thức còn lại giải thích các đặc điểm khác
của thực vật (ví dụ như cây liễu Clusius được đặt tên là Salix pumila angustifolia antera) Linnaeus đã thay đổi hệ thống đặt tên thành hệ thống định danh Tên của mỗi loài bao gồm tên chi, với một chữ cái viết hoa đầu tiên và tên loài, với một chữ cái đầu tiên
Trang 25Đầu thế kỷ 19 là một bước ngoặt trong sự hiểu biết và sử dụng các loại cây thuốc Việc phát hiện, chứng minh và phân lập các ancaloit từ cây anh túc (1806), ipecacuanha (1817), strychnos (1817), quinin (1820), lựu (1878), và các thực vật khác, sau đó là sự phân lập glycoside, đánh dấu sự khởi đầu của khoa học tiệm thuốc Với việc nâng cấp các phương pháp hóa học, các hoạt chất khác từ cây thuốc cũng được phát hiện như tanin, saponosit, dầu etilen, vitamin, hormone, v.v (Dervendzi V, 1992)
Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, có một nguy cơ lớn là loại bỏ các cây thuốc khỏi liệu pháp Nhiều tác giả cho rằng thuốc thu được có nhiều khuyết điểm do tác động phá hủy của các enzym gây ra những thay đổi cơ bản trong quá trình làm khô cây thuốc, tức là tác dụng chữa bệnh của cây thuốc phụ thuộc vào chế độ sấy Vào thế kỷ 19, các chất trị liệu, ancaloit và glycosid được phân lập ở dạng tinh khiết đang ngày càng thay thế các loại thuốc mà chúng đã được phân lập từ đó Tuy nhiên, người ta đã sớm xác định được rằng mặc dù tác dụng của các ancaloit tinh khiết nhanh hơn, nhưng tác dụng của các thuốc ancaloit là đầy đủ và lâu dài Đầu thế kỷ 20, các phương pháp ổn định đối với cây thuốc tươi đã được đề xuất, đặc biệt là những cây có thành phần dược liệu không bền (Lukic P, 1985)
Dựa vào các nghiên cứu hóa học, sinh lý học và lâm sàng, nhiều loại thực vật bị lãng quên và các loại thuốc thu được từ chúng đã được khôi phục
lại thành dược phẩm: Aconitum, Punica granatum, Hyosciamus, Stramonium, Secale ngô đờm, Filix mas, Opium, Styrax, Colchicum, Ricinus, v.v Các
thành phần hoạt tính của cây thuốc là sản phẩm của phòng thí nghiệm tự nhiên, liền mạch nhất Cơ thể con người chấp nhận loại thuốc thu được từ chúng tốt nhất vì con người là một phần không thể thiếu của tự nhiên (Nelson
D và cs, 31) Có rất nhiều ví dụ về loại này; có lẽ họ sẽ tiến hành các nghiên cứu nghiêm túc về các bản thảo cũ về cây thuốc, vốn không phải được quan sát vì tò mò về lịch sử mà là nguồn tiềm năng của liệu pháp dược đương đại
Trang 26Ngày nay, hầu hết tất cả các dược điển trên thế giới — Ph Eur 6, USP XXXI, BP 2007—đăng ký các loại thuốc thực vật có giá trị y học thực sự Có các quốc gia (Vương quốc Anh, Nga, Đức có các dược điển thảo dược riêng biệt Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng thuốc không chính thức luôn được sử dụng nhiều hơn Ứng dụng của chúng dựa trên kinh nghiệm của y học dân tộc (y học cổ truyền hoặc bình dân) hoặc dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học và thực nghiệm mới (y học cổ truyền) Nhiều cây thuốc được áp dụng thông qua việc tự mua thuốc hoặc theo sự giới thiệu của thầy thuốc, dược sĩ Chúng được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các loại thuốc tổng hợp (thuốc bổ sung) Để có được liệu pháp đầy đủ và được áp dụng thành công, kiến thức về chẩn đoán chính xác bệnh tật cũng như các cây thuốc, tức là tác dụng dược lý của các thành phần của chúng là điều cần thiết Thuốc thực vật và các chế phẩm từ thực vật, phổ biến nhất với các thành phần hoạt tính được xác định, tác dụng đã được xác minh và đôi khi, hiệu quả điều trị, được áp dụng như các phương tiện điều trị Tại nhà sản xuất và tiêu thụ các chế phẩm thảo dược lớn ở Châu Âu - Đức, liệu pháp thực vật hợp lý được sử dụng, dựa trên các ứng dụng của các chế phẩm mà hiệu quả phụ thuộc vào liều lượng áp dụng và các thành phần hoạt tính đã xác định, và hiệu quả của chúng đã được chứng thực bằng các thử nghiệm lâm sàng và thực nghiệm Các chế phẩm này đã được sản xuất từ các chiết xuất thuốc thực vật đã được tiêu chuẩn hóa, và chúng tuân thủ tất cả các yêu cầu về chất lượng dược phẩm của thuốc
1.1.2 Nghiên cứu về Bình vôi trên thế giới
Kondo (Nhật), năm 1944 đưa ra công thức khai triển của rotundin như sau với công thức thô là C13H19 (OCH3)3CH3N
Tại Ấn Độ, năm 1950 và 1952, Qiaudry G R và Sidiqui nghiên cứu
và chiết xuất từ củ cây Stephama glabra (Roxb.) Miers nhiều ancaloit và đặt tên là hyndarin C23H25O4N, stefarin C18H19O3N và xyckanin C38H4206N2 trong đó hyndarin là thành phần chủ yếu (chừng 30% hyndarin
Trang 2715-18% stefarin và rất ít xycleanin) Nghiên cứu cấu trúc hyndarin người ta biết được hyndarin thật ra cũng chỉ là một ancaloit đã biết có tên là tetrahydropanmatin
Trước năm 1965, người ta lại cho rằng hyndarin và rotundin là hai ancaloit khác nhau do chiết xuất từ hai cây khác nhau, trồng tại hai nước khác nhau, mãi đến năm 1965, Viện nghiên cứu cây thuốc và cây có tinh dầu toàn liên bang Xô Viết cũ (VILAR) có dịp nghiên cứu hai cây, một di thực từ Ấn
Độ, một di thực từ Việt Nam, biết rằng hai cây cùng là một loài nên đã kiểm định được tính chất của rotundin và đã khẳng định rotundin và hyndarin đều là một chất và có cấu trúc của tetrahydropanmatin (Công tác dược khoa, 6-1965)
Tác dụng dược lý của rotundin đã được nghiên cứu trong nước ta (Revue médicochirurgicale franca Use d “Extreme-orient, 4-1944, 430-433), tại Liên Xô cũ (Dược lý học và độc chất học, 3- 1961), Rumani (1963) và Trung Quốc (Dược học thông báo, 1965) Sau đây là một số kết quả:
1 Rotundin rất ít độc: Tiêm vào mạch máu một con thỏ với liều cao hơn 30mg/1kg thể trọng, con thỏ chỉ mệt 1-2 ngày, đồng tử bị liệt nhất thời rồi lại hết
2 Tác dụng trấn kinh rõ rệt trên nhu động vị tràng Trên mẩu ruột lấy riêng, nó gây hiện tượng giảm khẩn rõ rệt mà vẫn duy trì sự co bóp điều hoà
và kéo dài Có thể dùng chữa những trường hợp tăng nhu động và ống tiều hoá bị giật
3 Tác dụng điều hoà đối với tim và bổ tim nhẹ
4 Còn có các dụng điều hoà hô hấp có thể dùng chữa hen hay chữa nấc
5 E A Trutêva (Liên Xô cũ, 1961) còn chứng minh tác dụng an thần, gây ngủ và chống co quắp, hạ huyết áp
Stephania glabra (Roxb.) Miers (Menispermaceae) từ lâu đã được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn, bệnh lao, bệnh kiết lỵ, tăng đường huyết,
Trang 28ung thư, sốt, phàn nàn về đường ruột, rối loạn giấc ngủ và viêm nhiễm ở nhiều nước châu Á Nó chủ yếu chứa alkaloid và cho đến nay, hơn 30 alkaloid như bisbenzylisoquinolines, hasubanalactams, berberin và aporphines đã được phân lập từ củ của nó Hầu hết các hoạt động y học cổ truyền của nó được phê
duyệt một cách khoa học bởi các nghiên cứu in vitro và in vivo khác nhau Nó
cho thấy các hoạt động chống rối loạn tâm thần, chống tiểu đường, hạ sốt, giảm đau, kháng khuẩn và chống tăng huyết áp đáng chú ý Nghiên cứu bao
gồm thông tin toàn diện về dân tộc học, hóa học và dược lý học của S glabra
Đánh giá này cũng tập trung vào các viễn cảnh trong tương lai với trọng tâm chính là việc thiết lập chỉ số điều trị và chỉ số an toàn của cây Đánh giá này
kết luận rằng S glabra có tiềm năng lớn để điều trị các bệnh khác nhau và có
thể được sử dụng như một nguồn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe mới trong tương lai gần, cần được nghiên cứu thêm (Deepak Kumar Semwal và
cs, 2014)
Nisar Ahmad Khan (2010), Thuốc thảo dược ngày càng được sử dụng
để điều trị nhiều loại bệnh, mặc dù kiến thức về phương thức hoạt động của chúng tương đối ít Vì vậy, ngày càng có nhiều mối quan tâm liên quan đến việc đánh giá dược lý của các loại thực vật khác nhau được sử dụng trong hệ thống y học cổ truyền Chi Stephania thuộc họ Menispermaceae, một họ lớn với khoảng 65 chi và 350 loài, phân bố ở những nơi ấm hơn trên thế giới Hơn
150 alkaloid cùng với flavonoid, lignans, steroid, terpenoid và coumarin đã được xác định trong chi, và nhiều trong số này đã được đánh giá về hoạt tính
sinh học Nghiên cứu đã chiết xuất methanolic của củ Stephania glabra đã
được đánh giá hoạt tính H 1 -bloker bằng cách sử dụng các mô hình sàng
lọc in vitro của hồi tràng lợn guinea và chuẩn bị chuỗi khí quản dê Khí quản
phân lập ở dê và hồi tràng của lợn guinea co lại với histamine theo cách phụ thuộc vào liều lượng trong khi chlorpheniramine ngăn chặn tác dụng này Chiết xuất methanolic tạo ra hoạt tính đối kháng thụ thể H 1 phụ thuộc
Trang 29vào liều lượng đáng kể bằng cách ngăn chặn sự co bóp do histamine gây ra (Nisar Ahmad Khan và cs, 2010)
Stephania Glabra (Roxb.) là một cây thuốc cổ truyền quan trọng được trồng ở Đông Nam Á Thân, lá và củ đã được sử dụng trong hệ thống y học dân gian Campuchia, Lào, Ấn Độ và Việt Nam trong nhiều năm để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm hen suyễn, nhức đầu, sốt và tiêu chảy Mục đích của nghiên cứu đánh giá: Cung cấp một cái nhìn tổng quan và phân tích cập nhật, toàn diện về dân tộc học, hóa thực vật và dược lý Stephania Glabra (Roxb.) vì những lợi ích tiềm năng của nó đối với sức khỏe con người, cũng như để đánh giá bằng chứng khoa học về việc sử dụng truyền thống và cung cấp làm cơ sở cho các hướng nghiên cứu sau này (SothavireakBory và cs, 2014)
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.1 Nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc tại Việt Nam
Tác phẩm "Nam Dược Thần Hiệu" và "Hồng nghĩa giác tư y thư" của nhà nghiên cứu Trần Ngọc Hải (2013) được xem là những tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam Trong đó, Tuệ Tĩnh đã trình bày chi tiết hơn
630 loại thuốc, 13 đơn thuốc trị các bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn Ông được coi là một thiên tài trong lịch sử y dược dân tộc Việt Nam, hay còn gọi là "Vị thánh thuốc Nam" Ông đã để lại nhiều tác phẩm quý giá cho các thế hệ sau như "Tuệ Tĩnh y thư", "Thập tam phương gia giảm",
"Thương hàn tam thập thất trùng pháp" Bộ sách này gồm 28 tập, 66 quyển
đã minh hoạ chi tiết về cây cỏ và các tính chất chữa bệnh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác Ngoài ra, Trần Ngọc Hải (2013) cũng đề cập đến việc xuất bản bộ sách quan trọng thứ hai mang tên "Y tông Tâm tĩnh"của Lê Hữu Trác vào thế kỷ XVIII
Ngoài những tác phẩm của người Việt, một số nhà nghiên cứu thực vật và dược học người Pháp đã đến Việt Nam để tiến hành nghiên cứu từ thời
kỳ thuộc địa Pháp Có thông tin cho biết các nhà dược học Crévost và Pétélot
Trang 30đã xuất bản bộ sách "Catalogue des produit de L’Indochine" (1928 - 1935) Trong đó, tập V (Produits medicinaux, 1928) đã mô tả 368 loại cây thuốc và vị thuốc là các loài cây có hoa Năm 1952, Pétélot tiếp tục xuất bản
bộ sách "Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos and du Vietnam" gồm 4 quyển liệt kê tổng cộng 1482 loại cây thuốc từ ba quốc gia Đông Dương."
Việc nghiên cứu và khám phá về gen dược liệu ở Việt Nam đã được tiến hành từ thời kỳ miền Bắc hoàn toàn thống nhất vào năm 1954 Đỗ Tất Lợi, một nhà nghiên cứu hàng đầu, đã dành nhiều năm để tìm hiểu và biên soạn các sách hướng dẫn về sử dụng cây thuốc và loại thuốc của người dân tộc thiểu số Một trong những công trình quan trọng nhất của ông là cuốn
"Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam" được xuất bản vào năm 1957, gồm
3 tập Cuốn sách này đã được tái bản thêm 2 tập vào năm 1961, và giới thiệu khoảng 100 loại cây thuốc nam cùng với các tác dụng của chúng Từ năm 1962 đến 1965, Đỗ Tất Lợi tiếp tục tái bản cuốn "Từ điển cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" gồm 6 tập Năm 1969, cuốn sách này lại được tái bản thành hai tập, liệt kê khoảng 500 loại vị thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật và khoáng vật Ông đã cống hiến thời gian và công sức để thu thập thông tin
và cập nhật các loại cây thuốc thông qua việc tái bản cuốn sách nhiều lần trong suốt các năm 1970,1977, 1981,1986, 1995,1999, 2001 và 2003 Lần tái bản thứ bảy vào năm 1995 đã ghi nhận tổng cộng 792 loài cây thuốc được ông công bố Và lần tái bản mới nhất vào năm 2005 đã đưa ra mô tả chi tiết về tên khoa học, phân loại, tác dụng, thành phần hoá học và phân nhóm theo từng loại bệnh khác nhau của các cây thuốc (Trần Ngọc Hải, 2013) Đây là một bộ sách có giá trị lớn trong việc kết hợp giữa kiến thức truyền thống và khoa học hiện đại trong lĩnh vực dược liệu Ngoài ra, Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương cũng đã xuất bản cuốn"Cây cỏ Việt Nam" vào năm
1960 Mặc dù chưa đi sâu vào việc giới thiệu toàn diện về hệ thực vật Việt
Trang 31Nam, cuốn sách này cũng đã đề cập đến công dụng làm thuốc của nhiều loại thực vật (Trần Ngọc Hải, 2006) Ngoài ra, Đỗ Tất Lợi đã xuất bản cuốn "Từ điển cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" vào năm 1965 và tái bản lại vào năm 2000 Cuốn sách này liệt kê gần 800 loài cây, con và vị thuốc, trong đó phần lớn miêu tả chi tiết về hình thái, phân bố, thu hái và sơ chế, thành phần hoá học, tác dụng và liều dùng của chúng (Trần Ngọc Hải, 2009)
Dược sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”, năm 1966 để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu cây thuốc và được in lần thứ hai vào năm 1976 (Võ Văn Chi, 1996) Năm 1980,
Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”, với 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007)
Hiện nay có khá nhiều nhà khoa học, tác giả đã công bố kỹ thuật nhân giống bảo vệ tài nguyên cây thuốc Như năm 2013, tác giả Trần Ngọc Hải đã biên soạn sách "Kỹ thuật nhân giống một số loài cây thuốc quý dưới tán rừng
và vườn nhà" trong đó có loài cây thuốc quý hiếm Củ dòm
Các nhà khoa học Viện Dược liệu đã xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong những năm qua (Bộ Khoa học và công nghệ, 2009) Viện Dược liệu, Bộ Y
tế cùng mạng lưới trạm trồng dược liệu, điều tra ở 2795 xã, phường, thuộc 35 huyện, thành phố của 47 tỉnh, thành trong cả nước, đã có những đóng góp quan trọng trong việc điều tra đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm dùng cây thuốc trong y học cổ truyền Việt Nam (Lê Đức Diên và
Trang 32thiệu khoảng 300 loài cây thuốc được khai thác và sử dụng ở khắp cả nước (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi Trường, 1996) Trình Đình Lý (1995)
đã xuất bản cuốn "1900 loài cây có ích", trong đó có thông tin về 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài cho tinh dầu, 260 loài cho dầu thơm, 600 loài cho tanin,
50 loài cây gỗ có giá trị cao, 40 loài tre nứa và 40 loài song mây (Trần Ngọc Hải (2014)
Võ Văn Chi (1997) đã biên soạn cuốn "Từ điển cây thuốc Việt Nam"gồm khoảng 3.200 loại cây thuốc Cuốn sách này tập trung vào các thực vật có hoa và chia thành tổng cộng 1050 chi thuộc vào hơn 230 họ thực vật theo hệ thống của A L Takhtajan Tác giả đã cung cấp thông tin về nhận dạng, bộ phận sử dụng, môi trường sống và thu hái, thành phần hoá học, tính vị và tác dụng, công dụng của từng loài cây (Lê Trần Chấn (1993) Cuốn"Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"do Viện Dược liệu biên soạn (2003) bao gồm hơn 1.000 loài thực vật và động vật được sử dụng làm nguyên liệu trong y học truyền thống Trong đó, có 920 loài cây thuốc và 80 loài động vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tiến hành thu thập thông tin và biên soạn một số sách nghiên cứu liên quan đến cây thuốc Đáng chú ý là hai tập sách "Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam" của Lã Đình Mỡi và nhóm tác giả (2001; 2002), trong
đó các tác giả nêu rõ giá trị của nhiều loại cây có tinh dầu trong y học truyền thống Việt Nam (Nguyễn Quốc Huy, 2010)
Bộ sách "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" đã được xuất bản, đây
là bộ sách có ý nghĩa lớn đối với tra cứu về thực vật nói chung và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng của Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) Tập sách đã đề cập tới những tên thực vật, tên thường gọi, phân loại, hình thái, đặc điểm sống - thực vật và tác dụng, hết sức thuận tiện đối với việc nghiên cứu về thực vật làm thuốc (Đỗ Huy Bích và cs, 2006)
Cuộc sống đã gắn liền với quá trình chế biến và sử dụng thực vật của các dân tộc trên thế giới nói chung, và tại Việt Nam nói riêng, cho nên có
Trang 33nhiều kinh nghiệm và kiến thức quý báu trong việc chế biến, sử dụng thực vật: Đặc biệt là những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc Tuy nhiên, những tri thức và kinh nghiệm dân tộc thường chỉ được áp dụng và lưu truyền trong một phạm vi hẹp (dân tộc, dòng họ, làng xã) chứ không được sử dụng rộng rãi phục vụ cho cộng đồng và có nguy cơ lãng phí rất cao Nhận thức được tầm quan trọng này, nên khoảng hơn 10 năm gần đây nghiên cứu cây thuốc dân tộc (Ethnomedical plants) được đặc biệt chú trọng tại một số cơ quan chức năng của nước ta và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng (Lê Đinh Khả và cs, 2003)
Trong những năm gần đây Nhà nước đã có nhiều chính sách để đầu
tư vào việc trồng, nghiên cứu sưu tầm cây thuốc nhằm phát triển nền y học cổ truyền, phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ toàn dân Tuy nhiên, hầu hết số loài cây thuốc trên lại xuất phát từ kinh nghiệm sử dụng của các đồng bào người dân tộc thiểu số ở các vùng trong cả nước
Trong những năm vừa qua Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã có nhiều công trình nghiên cứu cập nhật kiến thức và kinh nghiệm dùng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu về cây thuốc truyền thống của dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng, đã cập nhật và
bổ sung vào cơ sở dữ liệu các cây thuốc dân tộc Việt Nam
Năm (2001), Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự đã điều tra, nghiên cứu thực trạng tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật làm thuốc của một số dân tộc (Dao, Tày, Hoa) tại Yên Tử - Quảng Ninh và đã thu thập được 326 loài thực vật làm thuốc Tại Chiềng Yên - Mộc Châu - Sơn
La (2005), tác giả đã điều tra đánh giá tài nguyên cây thuốc của người Mường
và Dao tại vùng nghiên cứu, đã thu thập được 209 loài cây thuốc được người Mường và 176 loài cây thuốc được người Dao sử (Phạm Công Nam, 2014) Nghiên cứu "Cây thuốc cổ truyền của người Dao, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai" Lưu Đàm Cư (2005), đã xác định được 312 loài cây thuốc trong 88
Trang 34họ được người Dao ở Sa Pa dùng (Lê Đức Diên, 1986) Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc, nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, định hướng y học (NXB KH và KT, Hà Nội)
1.2.2 Nghiên cứu về Bình vôi tại Việt Nam
Nhiều công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây lá Bình vôi, Năm 1940, Bùi Đình Sang đã chiết từ củ Bình vôi trồng ở Việt Nam các thành phần tinh bột, dường khử oxy, ax.it malic, men oxydaza và một ancaloit với
tỷ lệ 1,2 – 1,5% (tính trên củ tươi), rồi Bùi Đình Sang đặt tên là rotundin
Trên thực tế rotundin của Bùi Đình Sang là một hỗn hợp nhiều ancaloit trong đó phần lớn là hyndarin Ngoài rotundin trên, năm 1964, tại Bộ môn dược liệu (Trường đại học dược khoa, Hà Nội) Ngô Vân Thu đã chiết từ củ bình vôi Việt Nam một ancaloit mới với tỷ lệ 1% và lấy tên là ancaloit A đã được xác định công thức dưới đây: Năm 1965 tại Liên Xô cũ, Phan Quốc Kính và cộng sự cũng chiết từ củ mang về Việt Nam chiết một số ancaloit khác và đặt tên là ancaloit A, ancaloit C và D với tỷ lệ 0,08% mỗi thứ (Hoá học các hợp chất tự nhiên, 6-1965) D
Đối với các ancaloit khác của cây, chỉ có ancaloit A (tức roemerin) do Ngô Vân Thu phân lập, được Dương Hữu Lợi thử nghiệm duợc lý (Y học Việt Nam, 1-1966) và đã đưa ra các kết quả dưới đây:
1 Dung dịch ancaloit A có tác dụng gây tê niêm mạc và phong bế: Dựa theo công thức G Valette, dung dịch 0,5% có tác dụng gây tê niêm mạc ngang với dung dịch 1,8% clohydrat cocain, theo nghiên cứu của Mak và Nelson, dung dịch ancaloit A 0,5% có tác dụng gây tê phong bế mạnh hơn dung dịch clohydrat cocain 1% và hỗn dịch novocain 3%
2 Ancaloit A làm giảm biên độ và tần số co bóp của tim ếch cô lập, tuy nhiên với liều lượng cao hơn, tim ếch ngừng vào thời kỳ tâm trương Điều này chứng tỏ dung dịch ancaloit A có tác dụng trực tiếp trên mô cơ và làm ngừng co bóp Dung dịch ancaloit A có tác dụng trái ngược với tác
Trang 35dụng làm tăng biên độ và tần số co bóp tim của dung dịch axetylcholin Dung dịch ancaloit A có tác dụng an thần gây buồn ngủ với liều lượng thấp nhưng với liều cao kích thích thần kinh hệ trung ương, gây co giật và chết Ở tác dụng an thần, dung dịch ancaloit A hoàn toàn khác hẳn với dung dịch rotundin Ngoài ra, ancaloit A có tác dụng dãn mạch hạ huyết áp, giảm cả huyết áp tối đa và tối thiểu
3 Dung dịch ancaloit A có độc tính DL 50: 0,12 5g/kg thể trọng chuột, do đó liều độc tương đương với clohydrat cocain, ngoài ra dung dịch ancaloit A cũng có những biếu hiện độc tương tự tê - phin (kích thích thần kinh hệ trung ương, gây co giật ) Trên thực tế rotundin được sử dụng phổ biến từ năm 1944 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã chữa có hiệu quả một số chứng đau tim, mất ngủ, hen, đau dạ dày, lỵ amíp Tác dụng rõ nhất là ngủ và an thần
Do có giá trị sử dụng nên hiện nay loài cây đang bị người dân ở các địa phương đào bới khai thác trở nên hiếm gặp Loài đã được liệt kê trong Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ nhằm hạn chế khai thác, sử dụng vào mục đích kinh tế
Một số loài thuộc chi Stephania bao gồm: Củ dòm đã được nhiều tác giả nghiên cứu như: Vũ Văn Sơn, Phạm Công Nam đã tìm tòi nghiên cứu đặc điểm phân bố thấy rằng loài Củ dòm phân bố ở độ cao khoảng 200-1200 m dưới tán nhiều loại rừng khác nhau đã thử nghiệm nhân giống bằng hạt và hom để chế tạo cây con nhằm bảo vệ loài tại VQG Ba Vì, tuy nhiên sinh trưởng của cây chậm, đặc biệt là cây trồng ghép hom khả năng tạo củ càng kém Tác giả Trần Ngọc Hải trong nghiên cứu khai thác phát triển nguồn gen khi nghiên cứu hình thái và cấu trúc giải phẫu lá đã khẳng định mức độ thích ứng của loài với điều kiện là loài ưa ánh sáng yếu, qua đó khuyến nghị không
Trang 36nên trồng Củ dòm nơi có độ tàn che cao; nếu trồng ở vườn tạp, độ tàn che 0,3 năng suất củ cao hơn hai lần so với trồng dưới tán rừng có độ tàn che trên 0,7
Bình vôi (Stephania glabra (roxb ) miers) là một loài cây dược liệu quý
có công dụng an thần, giảm đau nhức, dễ ngủ, hạ sốt, trấn tĩnh tinh thần, chống động kinh, hạ huyết áp Ngoài thiên nhiên, cây Bình vôi đang bị khai thác cạn kiệt, nguồn cung cây giống không đáp ứng yêu cầu mở rộng diện tích gieo trồng Nghiên cứu nhân giống cây Bình vôi in vitro với mục đích bảo tồn giống cây này Kết quả đã xác định sử dụng chất khử trùng javel (75% trong thời gian 15 phút) và HgCl2 (0,1% trong thời gian 5 phút) cho tỉ
lệ tạo chồi cây bình vôi đạt 89,42%; môi trường MS có bổ sung BA 2 mg/l thích hợp cho việc tạo chồi; tỉ lệ mọc rễ đạt 64,86% trên môi trường MS có bổ sung NAA 1 mg/l (Nguyễn Thị Sen và cs, 2020)
Hai loài cây bình vôi bản địa trồng tại vùng Bảy núi An Giang là Stephania kwangsiensis và Stephania cephalantha đang dần cạn kiệt Việc nghiên cứu phương pháp nhân giống và trồng hai loài cây bình vôi đặc thù của vùng núi An Giang sẽ góp phần bảo vệ và phục hồi được loài cây thuốc quý hiếm này Qua kết quả nghiên cứu một số nhân tố tác động lên tỷ lệ nảy mầm của hạt bình vôi cho thấy tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt bình vôi Stephania kwangsiensis tốt nhất là khi dùng hạt sống nguyên vỏ sau 8 tuần gieo trồng là 43,43% Đồng thời, cây Bình vôi phát triển tốt trên nền đất giàu chất hữu cơ Bên cạnh đó, khi thực hiện giâm cành và ghép 2 loài cây bình vôi phân lập cũng nhận thấy loài Stephania kwangsiensis có sức sống khỏe, cho tỷ lệ sinh trưởng cao và phát triển khá tốt Cây Bình vôi nhân giống từ hạt cho củ nhanh
và lớn hơn so với cây bình vôi giâm cành (Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 2017)
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về sự phân bố và nơi sinh sống của loài Bình vôi (Stephania brachyandra Diels), một trong số ít các loài dược liệu quý hiếm của Việt Nam và đang có nguy cơ tuyệt chủng tại vườn quốc gia Ba Bể Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bình vôi phân bố ở địa hình chủ yếu
Trang 37là đồi núi đất xen lẫn đá vôi, độ dốc bình quân 40 - 450 và có nhiều nơi dốc thẳng đứng Bình vôi xuất hiện ở độ cao khoảng 200 – 1000 m so với mực nước biển tại Ba Bể Có thể sinh trưởng dưới nhiều hình thái thực vật khác nhau Các loài cây xuất hiện nơi Bình vôi phân bố trên 2 đai độ cao tại vùng nghiên cứu là: Ô rô, Nghiến, Thông pà cò, Trâm trắng, Trâm, Nhọc
đá, Trai đỏ, Sếu, Thôi ba, Thích bắc bộ Kết quả nghiên cứu này là cơ sở góp phần đề xuất giải pháp giúp bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng loài cây thuốc quý, hiếm này (Trần Thị Hương Giang và cs, 2017)
1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu
∗ Vị trí địa lý
- Đề tài được tiến hành tại vườn ươm trường Đại Học Nông Lâm thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau:
- Phía Bắc giáp với phường Quán Triều
- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
- Phía Tây giáp với xã Phúc Hà
- Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
* Địa hình
Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao Độ dốc trung bình 10 - 15, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây bắc xuống Đông Nam
Mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất Feralit phát triển trên đá
Sa thạch Đất dùng để đóng bầu thường dùng đất tại mô hình Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường thì chúng ta có thể nhận thấy:
Trang 38Kết quả phân tích mẫu đất
Độ sâu tầng
đất (cm)
Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất Mùn N P2O5 K2O N P2O5 K2O PH 1-30 1.766 0.024 0.241 0.035 3.64 4.56 0.90 3.5 10-30 0.670 0.058 0.211 0.060 3.06 0.12 0.12 3.9 30-60 0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04 3.04 3.7
(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)
- Độ pH của đất thấp chứng tỏ đất ở đây chua
- Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp Chứng tỏ đất nghèo dinh dưỡng
Theo kết quả đo đạc của Trạm khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên cho biết vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên toạ lạc trong khu vực xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết phân thành 4 mùa, nhưng nhìn chung là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
- Nắng: Số giờ nắng trung bình năm là 1.588 giờ Tháng 5 - 6 có tổng
số giờ nắng cao nhất (khoảng 170 - 180 giờ)
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 5 0C Nhiệt độ cao nhất là 370C, nhiệt
độ thấp nhất là 30C
- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 1500 - 2000 mm/năm, tập trung nhiều vào khoảng mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa của năm, trong đó tháng 7 có số lượng ngày mưa lớn nhất
- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82% Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào khoảng tháng 7
Trang 39(mùa mưa) đạt đến 86,8%, thấp nhất vào khoảng tháng 3 (mùa khô) là 70% Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%
- Gió, bão: Hướng gió tập trung chính vào mùa hè là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là Đông Bắc Do nằm xa biển cho nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu tác động trực tiếp của bão
Trang 40Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng
Là loài cây Bình vôi (Stephania Glabra Roxb) thuộc họ Tiết dê
(Menispermaceae) được chọn nghiên cứu trồng trong vườn giống gốc tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên:
Xuất xứ: Mô hình xuất phát từ đề tài NCKH cấp tỉnh, Vườn giống
300 cây mẹ được sưu tập cây giống để gây trồng (Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hoà Bình)
2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
• Địa điểm: Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
• Thời gian: 06/2022 - 9/2023
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào đánh giá sinh trưởng chiều dài cây, tỷ lệ sống của cây trong 6 tháng đầu cây được gieo trồng tại mô hình, đánh giá sự phát triển của củ từ giai đoạn củ được hình thành Về tình hình sâu bệnh hại: đánh giá mức độ sâu bệnh hại cây từ giai đoạn trồng đến hình thành và phát triển của củ, các loại sâu bệnh hại phổ biến của cây trong giai đoạn trồng như bệnh thối cổ rễ, sâu ăn lá, bệnh hại lá…
- Đánh giá sinh trưởng cây Bình vôi tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đánh giá quá trình ra hoa và kết quả và trọng lượng quả và hạt cây Bình vôi tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trong vuờn giống gốc cây Bình vôi
- Đề xuất một số giải pháp ứng dụng của đề tài trong việc duy trì vườn giống gốc cây Bình vôi tại trường đại học Nông lâm Thái Nguyên
2.4 Phương pháp nghiên cứu