Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và tình hình sâu, bệnh hại cây bình vôi (stephania glabra roxb) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 42 - 51)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu

Bố trí thí nghiệm vườn giống gốc tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với diện tích là 500 m2. Có 3 nguồn giống cây Bình Vôi là xuất xứ Thái Nguyên, xuất xứ Bắc Kạn và xuất xứ Hòa Bình, được trồng mỗi xuất xứ 2 luống để thuận tiện cho việc chăm sóc theo dõi và đánh giá sinh trưởng phát triển của cây ở mỗi loại xuất xứ khác nhau.

TN TN BK BK HB HB

Hình 2.1. Sơ đồ b trí thí nghim ti vườn ging gc cây Bình Vôi

Hình 2.2. Sơ đồ b trí thí nghim ti vườn ging gc cây Bình Vôi 2.4.3.2. Kỹ thuật gây trồng cây Bình Vôi tại vườn giống gốc

Thời vụ trồng

Thời vụ trồng thích hợp vào vụ xuân (tháng 2 - 3 âm lịch) và vụ thu (tháng 7 - 9 âm lịch).

Đất trồng và kỹ thuật làm đất

Đất phải được dọn sạch cỏ dại (không sử dụng thuốc diệt cỏ), cày bừa kỹ cho đất tơi xốp. Lên luống cao 30 - 35 cm, mặt luống rộng 70 - 80 cm để

trồng được hai hàng, rãnh luống rộng khoảng 30 cm dễ cho việc tiêu nước và chăm sóc.

Khoảng cách trồng

Trên 1 luống, bố trí thành hàng đôi với khoảng cách giữa các cây trồng 40 - 50 cm, hàng cách hàng 20 - 30 cm.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng: Khi cây giống đạt tiêu chuẩn, đánh trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Lượng phân bón lót: 2 kg phân chuồng hoai cho mỗi hố. Cách bón:

trộn đều phân với đất trước khi trồng từ 10 - 15 ngày.

Trộn đều đất và phân bón lót, đặt cây giống vào hốc (không trồng trực tiếp lên phân), sau đó lấp kín gốc cây, dùng tay ấn chặt xung quanh gốc.

Trồng xong phải tưới nước đủ ẩm ngay.

Chăm sóc: Thường xuyên làm cỏ, nhất là vào mùa mưa ẩm. Làm cỏ lúc cây mới trồng, hàng năm nên xới xáo, vun gốc 2 đến 3 lần để tạo độ thoáng cho cây phát triển.

Tưới nước: tưới nước cho cây ngay sau khi trồng. Giai đoạn đầu 30 ngày sau khi trồng cần phải được cung cấp nước đầy đủ, tưới 1 lần/ngày đảm bảo độ ẩm 70% - 80% để cây bén rễ hồi xanh, ra rể mới. Giữ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng. Tưới nước sau mỗi đợt bón phân để hoà tan phân, cây dễ hấp thu phân bón.

Sau đó số lần tưới giảm dần, tuỳ theo độ ẩm của đất để điều chỉnh khoảng cách và thời gian tưới rãnh cho nước ngập mặt luống thì dừng lại, với phương pháp này độ ẩm cho cây được giữ lâu hơn.

Nguồn nước sử dụng là nguồn nước không bị ô nhiễm.

Khi ngập úng phải thoát nước ngay tránh làm cây bị chết.

Trồng dặm: sau 7 - 10 ngày, trồng dặm lại những cây bị chết để đảm bảo mật độ trồng.

Làm giàn leo: Khi cây cao khoảng 30 cm cần làm giàn leo cho cây.

Chọn cây tre, nứa, sặt, cây gỗ nhỏ rộng 1 - 2 cm, dài 1,7 - 2 m. Cắm chéo, tạo giàn có dạng chữ A cao khoảng 1,5 - 1,7 m.

Bón thúc: hàng năm bón 3 làn vào tháng 4 - 5 và cuối tháng 6 - 7, lần 3 vào tháng 10 - 11, lượng bón 0,2 kg phân vi sinh/cây.

2.4.3.3. Chọn vật liệu làm vườn giống gốc

Kế thừa từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ nghiên cứu cấp tỉnh về đề tài “Nghiên cứu bảo tồn phát triển cây Bình Vôi tại Thái Nguyên” chúng tôi tiến hành trồng 3 xuất xứ của cây Bình Vôi là xuất xứ Thái Nguyên, xuất xứ Bắc Kạn và xuất xứ Hòa Bình. Tiến hành lựa chọn các cây vượt trội về kích thước, đường kính > 15 % các cây xung quanh, các cây được lựa chọn là các cây có sinh trưởng khỏe mạnh vượt trội không bị sâu bệnh hại, có tỷ lệ cả cây đực và cả cây cái. Các loài cây có hoa quả ổn định nhiều năm. Kết quả lựa chọn được các cây Bình Vôi có các tiêu chí sau làm vật liệu giống trồng cho vườn giống gốc.

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn cây Bình Vôi xây dựng vườn giống gốc

Stt Chỉ tiêu ĐVT Mức yêu cầu Ghi chú

1 Chiều dài củ Cm 2 - 3

2 Chiều rộng củ Cm >2

3 Số lá/cây Lá >5

4 Chiều rộng lá Cm >1,5

5 Chiều dài lá Cm >2,5

6 Sâu bệnh Không bị sâu bệnh

Khi lựa chọn cây Bình Vôi làm vật liệu giống trồng cho vườn giống gốc đo đếm các chỉ tiêu về chiều dài của củ được tính từ gốc đến đỉnh của củ với độ dài là từ 2 - 3 cm, chiều rộng của củ được đo bằng thước Panme đo theo 2 chiều Đông - Tây và Nam - Bắc lấy trị số trung bình trên 2 cm. Số lá của cây phải được đảm bảo từ 5 lá trở lên và phải có ít nhất 2 đợt lộc. Chiều

rộng và chiều của lá được đo ở vị trí lá thứ 5 phải đảm bảo chiều rộng lớn hơn 1,5 cm và chiều dài lớn hơn 2,5 cm. Cây được lựa chọn phải là cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh hại khả năng sinh trưởng phát triển cao.

2.4.3.4. Phương pháp điều tra

- Quá trình thu thập số liệu được chia làm 6 đợt, định kỳ 1 tháng đo 1 lần, tiến hành đo định kì 6 tháng.

- Phương pháp theo dõi tỉ lệ sống, chất lượng, chiều dài cây, đường kính củ, chiều cao trung bình củ, các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng: Tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều dài, chất lượng cây Bình vôi (tốt, trung bình, xấu), động thái ra lá non.

Định kỳ thu thập số liệu: 1 tháng/1 lần (vào ngày 15 hàng tháng)

Tỷ lệ sống của cây được xác định bằng tổng số cây sống x 100/ tổng số cây trong vườn giống gốc. Qua quan sát đánh giá trực tiếp.

- Cách thu thập số liệu sinh trưởng chiều cao cây Bình vôi: Dùng thước đo chiều dài (L) từ gốc cây đến ngọn cao nhất của cây bằng thước dây.

- Đo củ giai đoạn cây hình thành củ bằng thước Panme đo theo 2 chiều Đông – Tây và Nam – Bắc lấy trị số trung bình.

- Động thái ra lá của cây: đo đếm số lá mới ra của từng cây mới ra theo định kỳ đo đếm mỗi tháng một lần.

- Tỷ lệ sống của cây được xác định bằng tổng số cây sống X 100/tổng số cây trong vườn giống gốc.

Qua quan sát đánh giá trực tiếp. Các số liệu thu thập được ghi vào mẫu bảng 2.1.

- Chất lượng cây trồng Bình vôi được xác định theo 3 cấp quan sát đánh giá trực tiếp:

Cây tốt là cây thân khoẻ, không cụt ngọn, sinh trưởng tốt, không bị sâu, bệnh.

Cây xấu là những cây thân yếu, cụt ngọn, sinh trưởng kém, bị sâu, bệnh phá hại.

Còn lại là cây có chất lượng trung bình.

Theo dõi sự ra hoa kết quả:

- Thời gian ra hoa (ngày): được tính từ ngày lúc cây bắt đầu có nụ đầu tiên.

- Thời gian kết thúc quá trình ra hoa kết quả (ngày): được tính từ ngày cây ra hoa đến khi cây kết thúc quá trình kết quả.

- Số bông/đốt thân: tiến hành đo đếm tổng số bông trên mỗi đốt thân của cây.

- Số quả/bông: tiến hành đo đếm tổng số quả trên mỗi bông của cây.

- Trọng lượng số quả trên cây (g): được tính toàn bộ số quả có trên cây điều tra.

Số liệu thu thập được ghi vào mẫu bảng 2.1

Bảng 2.1: : Phiếu đo đếm cây sống, sinh trưởng đường kính gốc, chiều dài của cây, đường kính củ, chất lượng và động thái ra lá, thời kỳ ra hoa kết quả của cây Bình vôi

Khu vực: Lần đo:

Người đo đếm: Ngày đo đếm

STT Cây

Số dây trên củ

Chiều dài cây

Đường kính củ

Chất lượng

Số lá mới

ra

Thời kỳ ra hoa kết quả

Thời gian ra

hoa

Thời gian kết

thúc ra hoa kết

quả

Số bông/đốt

thân

Số quả/

bông

Trọng lượng số quả trên

cây Tốt TB Xấu

1 2 3

Theo dõi sâu bệnh hại cây Bình Vôi 1. Phương pháp thu thập mẫu sâu/bệnh

(phương pháp điều tra sơ bộ) :

Tiến hành đi khắp vườn theo các rãnh luống điều tra và quan sát tình hình sâu/bệnh hại, đánh dấu các cây bị bệnh hại và ghi chép khái quát mức độ hại, loại bệnh hại. Mẫu sâu/bệnh được đựng trong các túi giấy ghi số mẫu và mô tả một số các đặc điểm của cây thu mẫu. Trong quá trình thu thập mẫu lá, thân, củ bị sâu/bệnh bảo quản để không bị dập nát.

- Phương pháp mô tả triệu chứng sâu/bệnh:

Cần phải xác định phần gây bệnh: Lá, thân hay rễ, mô tả đặc điểm về màu sắc, hình dạng của vết sâu/bệnh. Sử dụng kính hiển vi cầm tay có độ phóng đại 10 lần quan sát bề mặt vết bệnh, xác định màu sắc, kích thước của vết bệnh. So sánh với những tài liệu tham khảo đã được công bố trước đó, rút ra những đặc điểm riêng biệt của mỗi loại sâu/bệnh.

- Xác định nguyên nhân gây bệnh

Căn cứ vào đặc điểm bệnh và diễn biến của bệnh, sự sinh trưởng, phát triển của bệnh trong thời gian nghiên cứu kèm theo đó là phối hợp với đặc điểm sinh học của loài cây, đặc điểm ngoại cảnh để tìm căn nguyên gây bệnh của các loại bệnh đối vời mỗi loài cây.

2. Điều tra đánh giá tỉ lệ và mức độ bị sâu/bệnh.

Bảng 2.2: Phiếu điều tra thành phần sâu/ bệnh hại

TT

Tên Việt Nam của bệnh hại

Tên khoa học của bệnh hại

Nguyên

nhân Loài Chi Bộ Họ

Số lần xuất hiện/

số lần điều tra

Tiến hành điều tra mức độ hại của sâu/bệnh hại đối với cây Bình Vôi, điều tra 100% cây mẹ được gây trồng. Định kỳ 15 ngày điều tra 1 lần.

Cây điều tra được tiến hành phân cấp bị sâu, bệnh hại. cấp bị hại được chia làm 5 cấp, và đánh số từ 0 đến 4.

Cấp 0 là cây không bị hại, cấp 4 là cây bị hại nặng nhất, chỉ tiêu của từng cấp được phân loại như sau:

• Sâu/Bệnh hại lá:

Cấp hại Chỉ số và biểu hiện của triệu chứng Cấp 0: Cành non, lá không bị hại.

Cấp 1: Dưới 25% diện tích lá bị hại hoặc số lá của cây bị hại Cấp 2: 25 - 50% diện tích lá bị hại hoặc số lá của cây bị hại Cấp 3: 50 - 75% diện tích lá bị hại hoặc số lá của cây bị hại Cấp 4: > 75% diện tích lá bị hại hoặc số lá của cây bị hại

Sau khi điều tra xong, kết quả điều tra sẽ được ghi vào mẫu bảng sau:

Bảng 2.3: Kết quả điều tra đánh giá mức độ sâu/bệnh hại lá.

STT cây điều tra

Lá ở các cấp bị hại

R % Ghi

0 1 2 3 4 chú

1.

2.

3

Kết hợp đánh giá tình hình phân bố sâu/ bệnh cây thông qua việc điều tra số cây trong vườn và xác định số cây bị bệnh hại .

Bảng 2.4: Kết quả điều tra tình hình phân bố sâu/bệnh

TT Tổng số cây/vườn Số cây bị bệnh P% Phân bố 1.

2.

3.

P%= n/N x100 (n: số cây bị hại, N: số cây/ô)

3. Phương pháp thử nghiệm hiệu lực một số loại thuốc sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây Bình vôi

Căn cứ vào kết quả điều tra đưa ra một số loại thuốc phòng trừ và bố trí thử nghiệm tính toán hiệu lực của ít nhất 2 loại thuốc khác nhau/đối tượng sâu, bệnh hại cây trồng. Định kỳ theo dõi sau khi phun 15 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và tình hình sâu, bệnh hại cây bình vôi (stephania glabra roxb) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)