Nghiên cứu về Bình vôi tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và tình hình sâu, bệnh hại cây bình vôi (stephania glabra roxb) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 34 - 37)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

1.2.2. Nghiên cứu về Bình vôi tại Việt Nam

Nhiều công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây lá Bình vôi, Năm 1940, Bùi Đình Sang đã chiết từ củ Bình vôi trồng ở Việt Nam các thành phần tinh bột, dường khử oxy, ax.it malic, men oxydaza và một ancaloit với tỷ lệ 1,2 – 1,5% (tính trên củ tươi), rồi Bùi Đình Sang đặt tên là rotundin.

Trên thực tế rotundin của Bùi Đình Sang là một hỗn hợp nhiều ancaloit trong đó phần lớn là hyndarin. Ngoài rotundin trên, năm 1964, tại Bộ môn dược liệu (Trường đại học dược khoa, Hà Nội) Ngô Vân Thu đã chiết từ củ bình vôi Việt Nam một ancaloit mới với tỷ lệ 1% và lấy tên là ancaloit A đã được xác định công thức dưới đây: Năm 1965 tại Liên Xô cũ, Phan Quốc Kính và cộng sự cũng chiết từ củ mang về Việt Nam chiết một số ancaloit khác và đặt tên là ancaloit A, ancaloit C và D với tỷ lệ 0,08% mỗi thứ (Hoá học các hợp chất tự nhiên, 6-1965). D.

Đối với các ancaloit khác của cây, chỉ có ancaloit A (tức roemerin) do Ngô Vân Thu phân lập, được Dương Hữu Lợi thử nghiệm duợc lý (Y học Việt Nam, 1-1966) và đã đưa ra các kết quả dưới đây:

1. Dung dịch ancaloit A có tác dụng gây tê niêm mạc và phong bế: Dựa theo công thức G. Valette, dung dịch 0,5% có tác dụng gây tê niêm mạc ngang với dung dịch 1,8% clohydrat cocain, theo nghiên cứu của Mak và Nelson, dung dịch ancaloit A 0,5% có tác dụng gây tê phong bế mạnh hơn dung dịch clohydrat cocain 1% và hỗn dịch novocain 3%.

2. Ancaloit A làm giảm biên độ và tần số co bóp của tim ếch cô lập, tuy nhiên với liều lượng cao hơn, tim ếch ngừng vào thời kỳ tâm trương. Điều này chứng tỏ dung dịch ancaloit A có tác dụng trực tiếp trên mô cơ và làm ngừng co bóp. Dung dịch ancaloit A có tác dụng trái ngược với tác

dụng làm tăng biên độ và tần số co bóp tim của dung dịch axetylcholin. Dung dịch ancaloit A có tác dụng an thần gây buồn ngủ với liều lượng thấp nhưng với liều cao kích thích thần kinh hệ trung ương, gây co giật và chết. Ở tác dụng an thần, dung dịch ancaloit A hoàn toàn khác hẳn với dung dịch rotundin. Ngoài ra, ancaloit A có tác dụng dãn mạch hạ huyết áp, giảm cả huyết áp tối đa và tối thiểu.

3. Dung dịch ancaloit A có độc tính DL 50: 0,12 5g/kg thể trọng chuột, do đó liều độc tương đương với clohydrat cocain, ngoài ra dung dịch ancaloit A cũng có những biếu hiện độc tương tự tê - phin (kích thích thần kinh hệ trung ương, gây co giật...). Trên thực tế rotundin được sử dụng phổ biến từ năm 1944 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã chữa có hiệu quả một số chứng đau tim, mất ngủ, hen, đau dạ dày, lỵ amíp. Tác dụng rõ nhất là ngủ và an thần.

Do có giá trị sử dụng nên hiện nay loài cây đang bị người dân ở các địa phương đào bới khai thác trở nên hiếm gặp. Loài đã được liệt kê trong Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ nhằm hạn chế khai thác, sử dụng vào mục đích kinh tế.

Một số loài thuộc chi Stephania bao gồm: Củ dòm đã được nhiều tác giả nghiên cứu như: Vũ Văn Sơn, Phạm Công Nam đã tìm tòi nghiên cứu đặc điểm phân bố thấy rằng loài Củ dòm phân bố ở độ cao khoảng 200-1200 m dưới tán nhiều loại rừng khác nhau đã thử nghiệm nhân giống bằng hạt và hom để chế tạo cây con nhằm bảo vệ loài tại VQG Ba Vì, tuy nhiên sinh trưởng của cây chậm, đặc biệt là cây trồng ghép hom khả năng tạo củ càng kém. Tác giả Trần Ngọc Hải trong nghiên cứu khai thác phát triển nguồn gen khi nghiên cứu hình thái và cấu trúc giải phẫu lá đã khẳng định mức độ thích ứng của loài với điều kiện là loài ưa ánh sáng yếu, qua đó khuyến nghị không

nên trồng Củ dòm nơi có độ tàn che cao; nếu trồng ở vườn tạp, độ tàn che 0,3 năng suất củ cao hơn hai lần so với trồng dưới tán rừng có độ tàn che trên 0,7.

Bình vôi (Stephania glabra (roxb. ) miers) là một loài cây dược liệu quý có công dụng an thần, giảm đau nhức, dễ ngủ, hạ sốt, trấn tĩnh tinh thần, chống động kinh, hạ huyết áp. Ngoài thiên nhiên, cây Bình vôi đang bị khai thác cạn kiệt, nguồn cung cây giống không đáp ứng yêu cầu mở rộng diện tích gieo trồng. Nghiên cứu nhân giống cây Bình vôi in vitro với mục đích bảo tồn giống cây này. Kết quả đã xác định sử dụng chất khử trùng javel (75% trong thời gian 15 phút) và HgCl2 (0,1% trong thời gian 5 phút) cho tỉ lệ tạo chồi cây bình vôi đạt 89,42%; môi trường MS có bổ sung BA 2 mg/l thích hợp cho việc tạo chồi; tỉ lệ mọc rễ đạt 64,86% trên môi trường MS có bổ sung NAA 1 mg/l. (Nguyễn Thị Sen và cs, 2020).

Hai loài cây bình vôi bản địa trồng tại vùng Bảy núi An Giang là Stephania kwangsiensis và Stephania cephalantha đang dần cạn kiệt. Việc nghiên cứu phương pháp nhân giống và trồng hai loài cây bình vôi đặc thù của vùng núi An Giang sẽ góp phần bảo vệ và phục hồi được loài cây thuốc quý hiếm này. Qua kết quả nghiên cứu một số nhân tố tác động lên tỷ lệ nảy mầm của hạt bình vôi cho thấy tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt bình vôi Stephania kwangsiensis tốt nhất là khi dùng hạt sống nguyên vỏ sau 8 tuần gieo trồng là 43,43%. Đồng thời, cây Bình vôi phát triển tốt trên nền đất giàu chất hữu cơ.

Bên cạnh đó, khi thực hiện giâm cành và ghép 2 loài cây bình vôi phân lập cũng nhận thấy loài Stephania kwangsiensis có sức sống khỏe, cho tỷ lệ sinh trưởng cao và phát triển khá tốt. Cây Bình vôi nhân giống từ hạt cho củ nhanh và lớn hơn so với cây bình vôi giâm cành (Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 2017).

Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về sự phân bố và nơi sinh sống của loài Bình vôi (Stephania brachyandra Diels), một trong số ít các loài dược liệu quý hiếm của Việt Nam và đang có nguy cơ tuyệt chủng tại vườn quốc gia Ba Bể. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bình vôi phân bố ở địa hình chủ yếu

là đồi núi đất xen lẫn đá vôi, độ dốc bình quân 40 - 450 và có nhiều nơi dốc thẳng đứng. Bình vôi xuất hiện ở độ cao khoảng 200 – 1000 m so với mực nước biển tại Ba Bể. Có thể sinh trưởng dưới nhiều hình thái thực vật khác nhau. Các loài cây xuất hiện nơi Bình vôi phân bố trên 2 đai độ cao tại vùng nghiên cứu là: Ô rô, Nghiến, Thông pà cò, Trâm trắng, Trâm, Nhọc đá, Trai đỏ, Sếu, Thôi ba, Thích bắc bộ. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở góp phần đề xuất giải pháp giúp bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng loài cây thuốc quý, hiếm này (Trần Thị Hương Giang và cs, 2017).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và tình hình sâu, bệnh hại cây bình vôi (stephania glabra roxb) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)