Đánh giá sinh trưởng cây Bình Vôi trong vườn giống gốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và tình hình sâu, bệnh hại cây bình vôi (stephania glabra roxb) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 53 - 58)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Đánh giá sinh trưởng cây Bình Vôi trong vườn giống gốc

Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về tỷ lệ sống của các cây Bình Vôi thời điểm sau trồng 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày và 180 ngày. Ta được kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả tỷ lệ sống cây Bình Vôi tại vườn giống gốc

Đơn vị: cây

Stt Nguồn

giống Số cây

ban đầu Sau 1

tháng Sau 2

tháng Sau 3

tháng Sau 6 tháng

1 TN 100 96 95 95 94

2 BK 100 95 94 93 91

3 HB 100 93 92 90 89

Trung bình 100 94,7 93,7 92,7 91,3

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài) Từ bảng 3.1 có thể thấy tỷ lệ sống của các nguồn giống trong nghiên cứu này sau 6 tháng biến động trong khoảng từ 89 - 94 %.

Tỷ lệ sống của cây Bình Vôi trong 6 tháng điều tra được thể hiện qua hình 3.3.

Hình 3.1: T l sng (%) ca cây Bình Vôi các công thc thí nghim

96 95 93 95 94 92 95 93 90 94 91 89

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Sau 1 tháng Sau 2 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng

%

Thái Nguyên Bắc Kạn Hòa Bình

Từ kết quả bảng 3.1 và hình 3.1 có thể thấy các giống cây Bình Vôi được trồng tại vườn giống gốc với các nguồn giống với nguồn giống từ Thái Nguyên, Bắc Kạn và Hoà Bình đều cho tỷ lệ sống trung bình lên tới 91,7 % sau 6 tháng trồng. Tỷ lệ sống cao nhất là nguồn giống có nguồn giống từ Thái Nguyên với tỷ lệ sống sau 6 tháng lên tới 94 %, tỷ lệ sống thấp nhất trong các nguồn giống là nguồn giống tại Hoà Bình với tỷ lệ là 90 %. Với nguồn giống tại Thái Nguyên tỷ lệ sống cao nhất vì được sử dụng giống trong tỉnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu về địa hình đất đai khí hậu cho cây sinh trưởng và phát triển.

3.1.2. Đặc đim sinh trưởng chiu dài và động thái ra lá ca thân cây Bình Vôi ti vườn ging gc

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của cây Bình Vôi được trình bày tại bảng 3.2:

Bảng 3.2. Đánh giá về sinh trưởng cây Bình Vôi trong vườn giống gốc Nguồn

giống Lần

đo Chiều dài TB(cm)

Số dây TB/Gốc

củ

Số lá TB/dây

Chiều rộng lá

TB

Đánh giá sinh

trưởng Thái

Nguyên

1 14,1 1,5 4,5 4,7 T

2 40,2 2,1 6,1 5,2 T

3 76,1 2,4 7,4 5,8 T

4 102,7 2,7 8,8 6,2 T

5 133,4 2,9 10,2 6,8 T

6 163,4 3,1 11,7 7,1 T

Bắc Kạn

1 14,0 1,3 4,1 4,6 T

2 38,6 1,7 5,8 4,9 T

3 71,3 2,2 7,6 5,3 T

4 98,4 2,5 8,6 5,9 T

5 128,3 2,7 9,8 6,4 T

6 154,3 2,8 10,9 6,6 T

Bình Hòa

1 12.2 1,2 3,8 4,5 T

2 36,2 1,6 5,4 4,8 T

3 66,7 2,2 7,0 5,1 T

4 96,1 2,5 8,1 5,6 T

5 137,6 2,6 9,6 5,9 T

6 147,6 2,8 10,2 6,2 T

LSD0,05 4,5 0,4 1,2 0,9

CV 5,7 25,0 21,3 25,2

Từ bảng 3.2 có thể thấy chiều dài trung bình của các nguồn giống trong nghiên cứu này sau 6 tháng biến động trong khoảng từ 147,6 - 168,3 cm.

Chiều dài trung bình cây Bình Vôi ở lần đo thứ 6 được thể hiện qua hình 3.2.

Hình 3.2: Chiu dài trung bình cây Bình Vôi các ngun ging ti vườn ging gc

Từ kết quả bảng 3.2 và hình 3.2ta có thể thấy được các nguồn giống về đánh giá sinh trưởng đều sinh trưởng và phát triển rất tốt, nguồn giống Thái Nguyên có lượng tăng trưởng cao nhất với chiều dài trung bình thân ở lần đo cuối lên tới 163,4 cm các chỉ số về số dây/củ số lá trung bình trên cây và đường kính của lá đều ở mức cao nhất. Đứng thứ 2 là nguồn giống từ Bắc Kạn với lượng tăng trưởng chiều cao trung bình ở lần đo cuối là 154,3 cm và đứng cuối cùng là nguồn giống Hoà Bình với chiều cao trung bình ở lần đo cuối là 146,7 cm. Nguồn giống Thái Nguyên có ưu thế vượt trội hơn so với 2 nguồn giống còn lại về sinh trưởng và phát triển.

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0.05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có sinh trưởng khác nhau là có ý nghĩa.

163.4

154.3

147.6

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Thái Nguyên Bắc Kạn Hòa Bình

Đơn v: cm

Nguồn giống

Hình 3.3. Đo chiu rng ca lá

3.2.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng v kích thước c cây Bình Vôi

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính củ cây Bình Vôi được trình bày tại bảng 3.3:

Bảng 3.3. Sinh trưởng về kích thước củ cây Bình Vôi trong vườn giống gốc Nguồn

giống Lần đo Đường kính

TB củ (cm) Chiều cao

TB củ (cm) S (cm) ∆ (cm)

Thái Nguyên

1 2,92 2,43 0,64 0,34

2 3,44 2,73 0,81 0,52

3 3,85 3,07 0,76 0,41

4 4,23 4,31 0,82 0,38

5 5,88 5,72 0,84 0,45

6 7,54 6,06 1,08 0,52

Bắc Kạn

1 2,63 2,34 0,61 0,31

2 3,15 2,62 0,68 0,38

3 3,42 3,04 0,76 0,42

4 4,64 4,08 0,82 0,37

5 5,38 4,83 0,80 0,29

6 6,57 5,81 1,00 0,38

Hòa Bình

1 2,56 2,31 0,62 0,26

2 2,83 2,43 0,76 0,37

3 3,29 2,95 0,81 0,36

4 4,23 3,70 0,78 0,29

5 4,96 4,22 0,82 0,38

6 6,38 5,19 0,85 0,46

LSD0,05 0,5 0,3

CV 14,0 8,8

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài)

Ghi chú: S: Là sai tiêu chuẩn

∆: Là lượng tăng trưởng

Sinh trưởng về kích thước củ cây Bình Vôi trong vườn giống gốc ở lần đo thứ 6 được thể hiện qua hình 3.4.

Hình 3.4: Sinh trưởng kích thước c cây Bình Vôi các ngun ging ti vườn ging gc

Từ kết quả bảng 3.3 nguồn giống Thái Nguyên sau lần đo cuối cùng có lượng tăng trưởng bình quân cao nhất với đường kính củ là 5,11 cm chiều cao trung bình củ 4,16 cm. Lượng tăng trưởng bình quân cao thứ 2 là từ nguồn giống Bắc Kạn với đường kính củ là 4,66 cm và chiều cao trung bình củ là 3,79 cm ở lần đo cuối cùng. Lượng tăng trưởng thấp nhất là từ nguồn giống Hoà Bình với đường kính trung bình củ là 4,32 cm và chiều cao trung bình củ là 3.43 cm. Sự chênh lệch về lượng tăng trưởng có thể thấy rõ nguồn giống có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của củ, dưới điều kiện trồng chăm sóc giống nhau thì nguồn giống Thái Nguyên cho tăng trưởng về hình thái củđồng đều và phát triển nhanh hơn so với 2 nguồn giống còn lại, điều này đã chứng minh nguồn giống tại Thái Nguyên phù hợp cho

7.54

6.57 6.38

6.06

5.81

5.19

0 1 2 3 4 5 6 7 8

Thái Nguyên Bắc Kạn Hòa Bình

Đơn v: cm

Nguồn giống

Đường kính trung bình củ (cm) Chiều cao trung bình củ (cm)

việc hình thành và phát triển của củ hơn so với nguồn giống tại Bắc Kạn và Hoà Bình.

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0.05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có sinh trưởng về kích thước củ khác nhau là có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và tình hình sâu, bệnh hại cây bình vôi (stephania glabra roxb) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)