Kết quả điều tra tỉ mỉ mức độ bị bệnh của cây Bình Vôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và tình hình sâu, bệnh hại cây bình vôi (stephania glabra roxb) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 66 - 70)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại trong vuờn giống gốc cây Bình vôi

3.3.2 Kết quả điều tra tỉ mỉ mức độ bị bệnh của cây Bình Vôi

- Triệu chứng: Bệnh khô mép lá thường xuất hiện ở đầu ngọn lá, sau đó lan sang ở mép lá và gốc lá. Lá bệnh mất màu rồi khô dần, biến thành màu nâu xám hoặc nâu đỏ. Bệnh lan dần xuống phiến lá, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe là một viền màu nâu đen, bệnh nặng có thể khô toàn bộ lá lan đến cả thân.

- Đặc điểm phát sinh phát triển

+ Bệnh xuất hiện khi gặp điều kiện thời tiết vào mùa nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, độ ẩm không khí thấp, cây không được bổ sung nước kịp thời, nước ở trong cây sẽ được thoát ra ngoài qua các lỗ khí khổng, lá dần dần chuyển từ màu xanh sang màu vàng nâu đến màu nâu xám. Nếu điều kiện thời tiết trên càng kéo dài, cây lại không có nước bổ sung kịp thời thì qua trình thoát hơi nước càng nhanh và nhiều, bệnh sẽ càng nặng dẫn đến tình trạng cây bị chết.

+ Bệnh khô mép lá thường phát sinh, phát triển mạnh vào mùa khô và nắng.

+ Bệnh khô mép lá còn có thể do nấm gây lên

- Tác hại: Bệnh khô mép lá không làm chết ngay cây mà cây sinh trưởng phát triển kém, cây bị nặng lá sẽ bị khô hoàn toàn và trên cây không

quá trình ra hoa và kết quả của dây Bình Vôi, khi dây khô có thể làm cả dây đang mang hoa và quả chết khô theo.

- Phân biệt cây khỏe và cây bị bệnh: Những cây khỏe sinh trưởng phát triển bình thường, lá xanh mượt, cứng, không có những dấu hiệu bệnh như trên.

- Nguyên nhân gây bệnh: khô mép lá là bệnh thường gặp ở vườn cây trồng, bệnh thường xuất hiện vào mùa khô hạn, nắng nóng kéo dài hoặc có thể do nấm xâm nhập.

Bảng 3.8. Mức độ hại của bệnh khô mép lá qua các lần điều tra.

TT lần điều

tra

Ngày điều

tra Nguyên nhân

gây bệnh R% Đánh giá

mức độ gây hại 1 15/8/2023 Thời tiết + nấm 45,06 Hại vừa 2 30/8/2023 Thời tiết + nấm 38,60 Hại vừa 3 15/10/2023 Thời tiết + nấm 26,67 Hại vừa 4 30/10/2023 Thời tiết + nấm 19,97 Hại nhẹ

Trung bình Thời tiết + nấm 32,5 Hại vừa (Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài) Mức độ hại của bệnh khô mép lá qua các lần điều tra được thể hiện qua hình 3.13.

Hình 3.12: Biu đồ th hin mc độ hi ca bnh khô mép lá qua các ln điu tra Bình Vôi trong vườn ging gc

45.06

38.6

26.67

19.97

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

1 2 3 4

R %

Lần điều tra

Qua bảng 3.8 và hình 3.12, ta thấy mức độ hại của bệnh khô mép lá qua các lần điều tra có sự thay đổi không đồng đều. Cụ thể, lần điều tra đầu tiên vào ngày 15/8/2022 thấy mức độ bị hại là 45,06%. Tuy nhiên đến lần điều tra thứ hai, vào ngày 30/8/2023, mức độ gây hại của bệnh đã giảm xuống còn 38,60 %. Đến lần điều tra thứ ba, vào ngày 15/10/2022, mức độ gây hại của bệnh tiếp tục giảm xuống còn 26,67% và cuối cùng lần điều tra thứ tư, vào ngày 30/10/2022 bệnh giảm xuống là 19,97%, lý do là thời tiết mát mẻ hơn, nhiệt độ trung bình thấp, tuy nhiên vẫn ở mức độ cao vì thời tiết khô kéo dài, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Tình hình phân bố bệnh thông qua việc điều tra số cây bị bệnh trong luống đươc tổng hợp như sau (đây cũng là đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh trước khi sử dụng thuốc).

Bảng 3.9: Kết quả điều tra tỷ lệ bệnh trước khi sử dụng thuốc ở các điểm điều tra

TT luống Số cây bị bệnh (cây)

Tổng số

cây/luống P% Phân bố

Luống 1+2 21 94 22,34 Phân bốđám

Luống 3+4 18 91 19,78 Phân bốđám

Luống 5+6 30 90 33,33 Phân bốđều

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài) Kết quả điều tra cho thấy bệnh trước khi sử dụng thuốc bệnh khô mép lá có dạng phân bốđám và đều, P% biến động từ 19,78-33,33%.

(2). Bệnh khảm lá

- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên lá, lá bị bệnh lá màu vàng nhạt hoặc trắng loang lổ, bệnh thường bị ở những lá phía trên ngọn trở xuống, bệnh nặng toàn bộ lá trên cây đều biến màu, cây chậm phát triển, dần cây sẽ chết.

- Tác hại: Bệnh làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, bệnh nặng hơn có thể làm cho cây bị chết,

- Phân biệt cây bị bệnh và cây khỏe: Cây khỏe lá xanh tốt, phát triển bình thường, thân cây không có vết bệnh, cây bệnh có những triệu chứng như trên.

- Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh khảm lá lát do virut gây nên, bệnh cũng có thể gặp do thời tiết, tùy theo từng điều kiện có thuận lợi hay không mà bệnh phát sinh phát triển.

Bảng 3.10: Mức độ hại của bệnh khảm lá cây Bình vôi qua các lần điều tra

TT Lần điều

tra

Ngày điều tra Nguyên nhân

gây bệnh R% Đánh giá mức độ gây hại

1 15/8/2023 Vi rút 11,03 Hại nhẹ

2 30/8/2023 Vi rút 14,19 Hại vừa

3 15/10/2023 Vi rút 8,70 Hại nhẹ

4 30/10/2023 Vi rút 8,20 Hại nhẹ

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài) Mức độ hại của bệnh khảm lá qua các lần điều tra được thể hiện qua hình 3.14.

Hình 3.12: Biu đồ th hin mc độ hi ca bnh khm lá qua các ln điu tra Bình Vôi trong vườn ging gc

Qua bảng trên cho thấy mức độ hại của bệnh khảm lá qua các lần điều tra có xu hướng giảm xuống, đặc biệt là giữa lần điều tra thứ hai và thứ ba,

11.03

14.19

8.7

8.2

0 2 4 6 8 10 12 14 16

1 2 3 4

R %

Lần điều tra

thứ 4, mức độ hại của bệnh đã giảm xuống rõ rệt từ hại rất vừa đến hại nhẹ. Lý do của sự suy giảm về mức độ gây hại này là do vườn giống đã có công tác vệ sinh một cách thường xuyên, kết hợp với làm cỏ và loại bỏ lá bệnh, cây bị bệnh, tiến hành chăm sóc hợp lý, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển, tăng khả năng kháng bệnh của cây mới trồng, chống chịu lại khả năng xâm nhiễm và lây lan của bệnh.

Tình hình phân bố bệnh thông qua việc điều tra số cây bị bệnh trong ô dạng bản đươc tổng hợp như sau (đây cũng là đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh trước khi sử dụng thuốc)

Bảng 3.11: Kết quả điều tra tỷ lệ bệnh trước khi sử dụng thuốc ở các điểm điều tra

TT Luống Số cây bị bệnh (cây)

Tổng số

cây/Luống P% Phân bố

Luống 1 8 94 8,5 Phân bố cá thể

Luống 2 5 91 5,5 Phân bố cá thể

Luống 3 4 90 4,4 Phân bố cá thể

TB 3 luống 6,1

(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài) Kết quả điều tra cho thấy bệnh trước khi sử dụng thuốc có dạng phân bố theo cá thể các điểm điều tra P = 6,1 %.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và tình hình sâu, bệnh hại cây bình vôi (stephania glabra roxb) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)