1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống và nhân giống bằng hạt cây chò nâu (dipterocarpus retusus blume) tại tỉnh thái nguyên

67 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Kỹ Thuật Bảo Quản Hạt Giống Và Nhân Giống Bằng Hạt Cây Chò Nâu (Dipterocarpus Retusus Blume) Tại Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Nguyễn Ngọc Lâm
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Tuấn Hùng, ThS. La Thu Phương
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 18,58 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --- NGUYỄN NGỌC LÂM NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BẢO QUẢN HẠT GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT CÂY CHÒ NÂU Dipterocarpus retusus blume TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

NGUYỄN NGỌC LÂM

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BẢO QUẢN HẠT GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT CÂY CHÒ

NÂU (Dipterocarpus retusus blume)

TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Mã số: 8 62 02 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

NGUYỄN NGỌC LÂM

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BẢO QUẢN HẠT GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT CÂY CHÒ

NÂU (Dipterocarpus retusus blume)

TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Mã số: 8 62 02 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS NGUYỄN TUẤN HÙNG

2 ThS LA THU PHƯƠNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống và nhân giống bằng hạt cây chò nâu(Dipterocarpus retusus blume) tại tỉnh

Thái Nguyên” là kết quả nghiên cứu của bản thân thực hiện trong chương

trình Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng, Trường Đại học Nông lâm Thái

Nguyên Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông

tin đều được trích rõ nguồn gốc

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luận văn này là trung thực

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài

nguyên rừng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi luôn nhận được

mọi sự hỗ trợ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè, đồng

nghiệp, các anh chị cán bộ vườn ươm Đến nay, bản khóa luận tốt nghiệp của

tôi đã hoàn thiện Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo

trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong khoa

Lâm nghiệp

Tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Tuấn Hùng và Th.S La

Thu Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành bản khóa luận

này Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các anh chị cán bộ vườn

ươm, đã dành nhiều thời gian hỗ trợ tôi trong khi thực hiện bài khóa luận này

Tôi xin được cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè của tôi đã luôn

động viên, khích lệ tôi thực hiện thành công khóa luận tốt nghiệp này

Trong quá trình thực hiện khoá luận này, không tránh khỏi những sai

sót, rất mong nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của quý các thầy, cô,

bạn bè đồng nghiệp đề hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2023

Học Viên

Nguyễn Ngọc Lâm

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii

THESIS ABSTRACT xi

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Ý nghĩa của đề tài 4

3.1 Ý nghĩa học tập 4

3.2 Ý nghĩa khoa học 4

3.3 Ý nghĩa thực tiễn 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cở sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5

1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 7

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 20

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 25

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 32

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 32

2.2 Nội dung nghiên cứu 32

Trang 6

2.3 Phương pháp nghiên cứu 32

2.3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái quả, hạt Chò nâu 32

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống 32

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật tạo cây giống Chò nâu 33

2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái quả, hạt Chò nâu 35

3.2 Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống 38

3.2.1 Ảnh hưởng của kỹ thuật bảo quản hạt giống đến tỷ lệ nảy mầm của hạt chò nâu 38

3.3 Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây giống Chò nâu 39

3.3.1 Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng của cây con Chò nâu trong giai đoạn vườn ươm 39

3.3.2 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây con Chò Nâu giai đoạn vườn ươm 46

3.4 Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Chò nâu từ hạt 54

KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 55

1 Kết luận 55

2 Tồn tại của đề tài 56

3 Kiến nghị 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả đo chiều dài, chiều rộng, chiều dài 35

cánh trung bình quả cây Chò nâu 35

Bảng 3.2: Kích thước trung bình của hạt Chò nâu 37

Bảng 3.3: Trọng lượng trung bình của hạt Chò nâu 37

Bảng 3.4 Tỷ lệ nảy mầm của hạt chò nâu theo các thí nghiệm bảo quản hạt 38

Bảng 3.5: Tỷ lệ sống của cây Chò Nâu trên mô hình vườn ươm ở các công thức thí nghiệm theo định kì theo dõi 39

Bảng 3.6: Bảng động thái tăng trưởng Hvn (cm), , số lá 41

Bảng 3.7 Kết quả sinh trưởng H vn(cm) của cây Chò nâu ở lần đo cuối( 5 tháng tuổi) 41

Bảng 3.8 Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng D00 của cây Chò nâu 43

Bảng 3.9 Kết quả về số lá trung bình của cây Chò nâu ở các công thức thí nghiệm 45

Bảng 3.10 Tỷ lệ sống của cây Chò nâu giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm theo định kì theo dõi 47

Bảng 3.11 Bảng động thái tăng trưởng Hvn (cm), , số lá 48

Bảng 3.12 Kết quả sinh trưởng H vn(cm) của cây Chò nâu ở lần đo cuối(5 tháng tuổi) 49

Bảng 3.13 Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng D00 của cây Chò nâu 51

Bảng 3.14 Kết quả về số lá của cây Chò nâu ở các công thức thí nghiệm 52

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Quả non của cây Chò nâu-hình ảnh thu thập 36

Hình 3.2 Quả trưởng thành 36

Hình 3.3 Quả chín rụng 36

Hình 3.4 Hạt cây Chò nâu 37

Hình 3.5: Tỷ lệ sống (%) của cây Chò nâu ở các công thức thí nghiệm trên mô hình vườn ươm 40

Hình 3.6 Hình ảnh chiều cao ở các công thức thí nghiệm 42

Hình 3.7 Hình ảnh đo đường kính (D 00 ) 44

Hình 3.8 Hình ảnh số lá cây Chò nâu ở các công thức thí nghiệm 45

Hình 3.9: Tỷ lệ sống (%) của cây Chò nâu ở các công thức thí nghiệm giai đoạn vườn ươm 48

Hình 3.10 Hình ảnh chiều cao ở các công thức thí nghiệm 49

Hình 3.11 Hình ảnh đo đường kính (D 00 ) 51

Hình 3.12 Hình ảnh số lá cây Chò nâu ở các công thức thí nghiệm 53

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả luận văn: Nguyễn Ngọc Lâm

Tên luận văn: Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống và nhân giống bằng hạt cây Chò nâu (Dipterocarpus retusus blume) tại tỉnh Thái Nguyên

Ngành khoa học của luận văn: Quản lý tài nguyên rừng; Mã số: 8620211 Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Mục đích nghiên cứu

Xác định được một số đặc điểm hình thái hạt giống Chò nâu, kỹ thuật bảo quản hạt giống, kỹ thuật nhân giống Chò nâu từ hạt từ đó đề xuất một số biện pháp nhân giống Bổ sung cơ sở khoa học phục vụ công tác bảo quản hạt

giống và nhân giống cây Chò nâu (Dipterocarpus rensus) có chất lượng cao

cho trồng rừng gỗ lớn và đa mục đích ở Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái hạt Chò nâu, hình thái hoa, quả và hạt Chò Nâu; Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống Chò nâu, nghiên cứu

kỹ thuật nhân giống Chò nâu bằng hạt; Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng của cây con Chò nâu trong giai đoạn vườn ươm; Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng tới sinh trưởng của cây con Chò nâu trong giai đoạn vườn ươm; Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Chò nâu từ hạt

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái quả, hạt Chò nâu

Nghiên cứu đặc điểm hình thái quả Chò nâu, xác định khối lượng 1000 hạt

Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống

Nghiên cứu bảo quản hạt giống Chò nâu được thực hiện với 3 công thức Mỗi thí nghiệm bố trí 200 hạt, thời gian bảo quản 60 ngày Đối với các thí nghiệm 1,2,3,4 cứ sau 15 ngày lấy ra 50 hạt để gieo ươm, theo dõi đến khi

Trang 11

không còn hạt nào nảy mầm Đối với thí nghiệm 3 sẽ tiến hành bảo quản cả

200 hạt vào trong cát ẩm thời gian 60 ngày, theo dõi số lượng hạt nảy mầm ở các thời điểm sau 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày

Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật tạo cây giống Chò nâu

Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây con Chò nâu giai đoạn vườn ươm

Khối lượng thí nghiệm gồm: 4 công thức x 3 lần lặp x 30cây/lặp = 360 bầu; tra hạt đã nứt nanh vào bầu, chăm sóc, thu thập số liệu và đánh giá, lựa chọn công thức thành phần hỗn hợp ruột bầu cho tỷ lệ sống và sinh trưởng cây con tốt nhất

Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây con Chò Nâu giai đoạn vườn ươm

Thí nghiệm đồng nhất các yếu tố khác, chỉ thay đổi chế độ sáng Các thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần lặp lại, dung lượng mẫu của mỗi công thức là 30 cây con có bầu Chế độ chăm sóc và tưới nước đồng nhất như nhau, gồm: nhặt cỏ, phá váng 2 lần/tháng, tưới nước đủ ẩm 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối

Kết quả chính và kết luận

Tỷ lệ nảy mầm thấp ở các công thức Công thức bảo quản bằng cát ẩm (độ ẩm 50-70%) cho ra tỉ lệ nảy mầm cao nhất trong các công thức thí nghiệm với kết quả sau 15 ngày có tỷ lệ nảy mầm là 2% và sau 30 ngày có tỷ lệ nảy mầm là 4%

Mức độ ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống cây con trong giai đoạn vườn ươm Ở Công thức 2 (94 % đất + 5% phân chuồng ủ hoai mục + 1% NPK) có tỷ lệ sống đạt là 94% sau 5 tháng và có tỷ lệ sống cao nhất trong các công thức thí nghiệm Sinh trưởng chiều cao tốt nhất là Công thức 2Công thức 2 (94 % đất + 5% phân chuồng ủ hoai mục + 1% NPK) Sinh trưởng đường kính cổ rễ cao nhất là Công thức 2Công thức 2 (94 % đất + 5%

Trang 12

phân chuồng ủ hoai mục + 1% NPK) Tỷ lệ ra lá cao nhất là Công thức 2Công thức 2 (94 % đất + 5% phân chuồng ủ hoai mục + 1% NPK)

Mức độ ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ sống cây con trong giai đoạn vườn ươm Ở công thức 1(Che sáng 25%) có tỷ lệ sống cao nhất (96%) có tỷ

lệ sống cao nhất trong các công thức thí nghiệm Sinh trưởng chiều cao tốt nhất là Công thức 1(Che sáng 25%) Sinh trưởng đường kính cổ rễ cao nhất là Công thức 1(Che sáng 25%) Tỷ lệ ra lá cao nhất là Công thức 1(Che sáng 25%)

Trang 13

THESIS ABSTRACT

Master of Science: Ngoc Lam Nguyen

Thesis title: Research on seed storage and seed propagation techniques of

Dipterocarpus retusus blume in Thai Nguyen province

Majors: Forest Resources Management; Code: 8620211

Education organization: Thai Nguyen University of Agriculture and

Forestry - Thai Nguyen University

Research Objectives

The research is to identify some morphological characteristics of Dipterocarpus retusus seeds and techniques of seed storage and seed propagation of Dipterocarpus retusus blume, thereby proposing some propagating methods for this kind of tree Besides, the research is to supplement the scientific basis for seed storage and propagation of high-quality Dipterocarpus retusus in order to serve large and multi-purpose timber plantation forest in Vietnam

Materials and methods

Research content

Research on some ecological characteristics of Dipterocarpus retusus seeds, morphology of Dipterocarpus retusus flowers, fruits and seeds; Research on techniques of seed storage and seed propagation of Dipterocarpus retusus; Research on the influence of potting soil ingredients

on the growth of Dipterocarpus retusus seedlings during nursery stage; Research on the influence of shading regime on the growth of Dipterocarpus retusus seedling during nursery stage; Proposal of some technical measures for propagating Dipterocarpus retusus by seeds

Trang 14

Research on some morphological characteristics of Dipterocarpus retusus fruits and seeds

Research on the morphological characteristics of Dipterocarpus retusus fruits with the weight of 1000 seeds

Method of researching seed storage techniques

Research on storing Dipterocarpus retusus seeds is conducted with three formulas Each experiment arranges 200 seeds, with a storage period of 60 days For experiments number 1,2,3,4, every 15 days, 50 seeds are taken out for sowing and monitored until no more seeds are germinated For experiment number 3, all 200 seeds are stored in moist sand for 60 days and the number of germinated seeds are monitored after 15 days, 30 days, 45 days and 60 days

Method of researching techniques for creating Dipterocarpus retusus seedlings

Method of researching the influence of potting soil ingredients on the growth

of Dipterocarpus retusus seedlings during nursery stage

The experiment includes: 4 formulas with 3 repetitions and 30 plants per repetition, so the total is 360 potting soils The way to conduct this is to put the cracked seeds into potting soil and take care of them, then collect data and evaluate and select the best potting mixture formula for the survival and growth of seedlings

Method of researching the influence of shading regime on the growth of Dipterocarpus retusus seedlings during nursery stage

In the experiments, factors are identical, only the light mode is changed The experiments were arranged in a complete randomized block with 3 repetitions, each formula has 30 seedlings in potting soil The care and watering regime are also identical in different formulas, including: clearing

Trang 15

weeds, breaking scum twice a month, and watering sufficiently twice a day in the early morning and evening.

Main findings and conclusions

Germination rate is low in the formulas The formula of storing in moist sand (humidity is 50 to 70 percent) gives the highest germination rate among experimental formulas with the result that after 15 days the germination rate is

2 percent and after 30 days the germination rate is 4 percent

In terms of the influence of potting soil ingredients on the survival rate

of seedlings in the nursery stage, formula number 2 (94 percent of soil and 5 percent of composted manure and 1 percent of NPK fertilizer) gives a survival rate of 94 percent after 5 months and this is also the highest survival rate among experimental formulas Moreover, formula number 2 also gives the best height growth, the highest root collar diameter growth as well as the highest leaf production rate

In terms of the influence of light on the survival rate of seedlings during the nursery stage, formula number 1 (25 percent of shading) gives the highest survival rate (96 percent) which is the highest survival rate among experimental formulas Besides, formula number 1 also gives the best height growth, the highest root collar diameter growth as well as the highest leaf production rate

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trên các quốc gia trên thế giới thì Việt Nam được các quốc gia ghi nhận là một trong các nước trên thế có mức độ đa dạng sinh học cao nhất Với nhiều loài sinh vật khác nhau, nguồn gen tập trung phong phú và có nhiều loài gen đặc hữu, có đa dạng hệ sinh thái tự nhiên Đa dạng sinh học là một trong những lợi ích vô cùng lớn đối với Việt Nam nó đem lại những lợi ích trực tiếp cho cuộc sống con người, một trong những lợi ích to lớn mà đa dạng sinh học mang lại đó là trong các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản;

là cơ sở đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm quốc gia; duy trì các nguồn gen du nhập và các nguồn gen đặc hữu để tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng phục vụ nhu cầu sống của con người; cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho ngành xây dựng và là nguồn dược liệu, dược phẩm phục vụ cho ngành y học;

là nguồn gen để phục vụ cho các quá trình nghiên cứu và nhân giống… Các

hệ sinh thái tự nhiên còn đóng vai trò vô cùng to lớn và rất quan trọng trong việc điều hoà khí hậu bảo vệ môi trường tránh những tác nhân gây hại cho môi trường Ngoài ra đa dạng sinh học còn là một trong những nguồn cảm hứng nghệ thuật gắn liền với đời sống của con người Việt Nam từ nhiều năm nay

Hiện nay, trong giới sinh vật của Việt Nam, có khoảng 49.200 loài đã được xác định một cách chính xác Đây là sự đa dạng và phong phú của giới sinh vật của Việt Nam Từ những vi sinh vật như vi khuẩn, nấm và các loài vi khuẩn có lợi cho con người, cho đến các loài thực vật sống trên cạn và dưới nước tạo thành giới sinh vật đa dạng và phong phú Ngoài ra, có khoảng 10.500 loài động vật sống trên cạn và hơn 2.00 loài không xương sống và cá nước ngọt Hệ sinh thái biển cũng có hơn 11.000 loài sinh vật biển khác nhau, tạo ra sự đa dạng về sinh học( ĐDSH,2011)

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đang trên đà suy giảm do các áp lực từ biến đổi khí hậu và hoạt

Trang 17

động của con người như chia cắt, thu hẹp các sinh cảnh, phá rừng, ô nhiễm môi trường, săn bắt, khai thác hủy diệt và buôn bán trái phép, khai thác không bền vững các loài động vật hoang dã Trong số đó loài cây Chò

nâu(Dipterocarpus rensus) cũng là loài cây đang bị suy giảm nghiêm trọng

Chò nâu(Dipterocarpus rensus) còn có tên khác là Trái dầu, Sao xoay

Là loài cây gỗ lớn có phân bố rộng từ 300m đến 1.500m so với mặt nước biển Loài Chò nâu có nguồn gốc từ Châu Á, nó được tìm thấy ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc Loài này cũng được tìm thấy trên các đảo của Indonesia Mặc dù Loài Chò nâu có phạm vi phân bố tự nhiên rộng nhưng trong phạm vi phân bố số lượng cá thể ít và phân tán,(Singh et

al 2014; Xiwen et al 2007) Hiện nay Chò nâu đang bị đe dọa do mất môi trường sống và bị chia cắt Môi trường sống bản địa của nó đang tiếp tục suy giảm về diện tích, mức độ và chất lượng bởi sức ép tàn phá rừng cho canh tác nông nghiệp và khai thác gỗ

Ở Việt Nam, cây Chò nâu(Dipterocarpus rensus) được phân bố tại một

số tỉnh miền núi ở phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc miền Bắc nước ta sở hữu hệ thống rừng tự nhiên với sự đa dạng phong phú cao trong khu vực, phân bố rộng rãi trên các dạng địa hình khác nhau như núi thấp, núi cao, núi đất và núi đá Nhờ vào điều này các khu vực rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khả năng phục vụ ngành du lịch sinh thái và cung cấp không gian cho các hoạt động nghiên cứu khoa học như

là các vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên

Tuy nhiên, do áp lực từ việc khai thác quá mức loài cây Chò

nâu(Dipterocarpus rensus), nguồn cây mẹ để duy trì giống cũng như khả

năng tái tạo của loài trong tự nhiên đã bị suy giảm một cách đáng kể Vì vậy, trong chỉ thị số 19/2004/CT-TTg về việc ứng phó với tình trạng này là triển khai một số biện pháp để phát triển ngành chế biến gỗ cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp( Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Trang 18

Nông thôn,2013), Luật Lâm Nghiệp 2017 và gần đây nhất là Chiến lược phát triển Lâm Nghiệp Việt Nam giai đoạn( 2021-2023) đều quan tâm và chú trọng vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen cây bản địa và khuyến khích trồng rừng với các loài cây bản địa khác nhau, trong số đó có

loài cây Chò nâu(Dipterocarpus rensus)

Ở Việt Nam và đặc biệt ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng kết quả

về nghiên cứu loài cây Chò nâu còn vô cùng ít Chủ yếu chỉ dừng lại ở một số

kỹ thuật tạo ra cây con từ hạt, thử nghiệm gieo trồng trong các dự án và được rút ra thành công thức hướng dẫn cho việc trồng giống cây Chò nâu Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đủ thông tin về việc tổng kết và đánh giá công việc này, không có quá trình kỹ thuật cụ thể cho việc tạo giống

và trồng rừng Chò nâu từ việc xác định các vị trí phù hợp để trồng cây, kỹ thuật nhân giống, tiêu chuẩn cho cây con, và đặc biệt là sử dụng phân bón nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững loài cây này

Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống và nhân giống bằng hạt cây Chò nâu (Dipterocarpus retusus blume) tại tỉnh Thái Nguyên” là hết sức cần thiết,

nhằm làm cơ sở khoa học cho công tác phát triển loài cây Chò nâu tại tỉnh

Thái Nguyên cũng như khu vực miền núi phía bắc Việt nam

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Xác định được một số biện pháp kỹ thuật bảo quản hạt giống và nhân giống hữu tính phục vụ công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen quý của Chò nâu

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định được một số đặc điểm sinh học hạt giống chò nâu( hình thái, kích thước, khối lượng,…);

Trang 19

- Xác định được phương pháp bảo quản giống nhằm kéo dài tuổi thọ của hạt giống Chò nâu;

- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính Chò nâu;

- Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Chò nâu từ hạt

3 Ý nghĩa của đề tài

áp dụng vào công việc khi đi làm

- Rèn luyện được các kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, cùng việc tiếp thu và học hỏi từ những kinh nghiệm trong thực tế

3.2 Ý nghĩa khoa học

- Góp phần cung cấp những kiến thức về kỹ thuật trồng cây Có hiệu quả cao đối với cơ cấu cây trồng hiện tại để phục vụ công tác bảo tồn và phát triển loài cây trồng Chò nâu tại tỉnh Thái Nguyên

- Sản phẩm của luận văn là tư liệu nghiên cứu, bồi dưỡng, đào tạo đối với các nhà nghiên cứu, những cán bộ kỹ thuật, nông dân phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển loài cây Quý hiếm trong đó có loài cây Chò nâu

3.3 Ý nghĩa thực tiễn

Xác định một số biện pháp kỹ thuật để nhân giống loài cây Chò Nâu

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Cở sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Loài Chò nâu(Dipterocarpus rensus) có nguồn gốc từ Châu Á, nó được

tìm thấy ở Ấn Độ, trên khắp Đông Dương và các tỉnh Vân Nam của Trung Quốc Loài này cũng được tìm thấy trên các đảo của Indonesia Phân bố ở độ cao

từ 300 m đến 1.500m so với mặt nước biển Loài Chò nâu(Dipterocarpus rensus) có phạm vi phân bố tự nhiên rộng nhưng trong phạm vi phân bố số lượng cá thể ít và phân tán, (Báo cáo thống kê phát triển rừng của Cộng hòa Ấn Độ (Singh et al 2014) Nằm trong vùng phân bố tự nhiên nhưng số lượng cá thể Chò nâu ở Vân Nam lại rất hiếm (Xiwen et al 2007)

Chò Nâu là loài cây gỗ lớn có thể cao tới 50m (Singh et al 2014) Cây mọc ở vùng đất thấp, rừng thường xanh ẩm ướt và rừng trên núi Ở Malaysia,

Chò nâu(Dipterocarpus rensus) được tìm thấy trong các khu rừng sồi

(Quercus sp.) (Chua et al.2010) Nó có thể được tìm thấy trong các lâm phần thuần loài nhưng phổ biến hơn là trong các khu rừng hỗn giao Môi trường sống của loài hiện đang bị suy giảm cả về mức độ và chất lượng

Cây Chò nâu (Dipterocarpus) được con người sử dụng để lấy gỗ Đây là loài cây thuộc chi Dipterocarpus, có khả năng sản xuất gỗ cứng trung bình và

có giá trị thương mại Trên thị trường, loại gỗ này được biết đến với tên thương mại là Kerving Ở Ấn Độ, Người dân sử dụng gỗ này trong sản xuất ván ép, tủ chứa trà, thùng đóng gói và cả trong việc làm tà tẹt đường sắt (Singh et al., 2014) Tại Vân Nam, loại gỗ này được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà cửa (Xiwen et al., 2007) Ngoài ra, loài cây này cũng có thể được khai thác để lấy dầu và được sử dụng để xây tàu hay làm đuốc do có tính chất dầu tự nhiên Loài Chò nâu có thể được tìm thấy trong các khu vực trồng cây ở Indonesia (Weiland, 1998) và cũng phổ biến trong các công viên trên toàn khu vực phân bố của nó

Trang 21

Loài Chò nâu đang được bảo tồn tại hai khu vực bảo tồn chuyển chỗ (ex situ) trong bộ sưu tập (BGCI 2017) Ngoài ra, việc bảo tồn ex situ cũng được thực hiện cho loài này trong các khu vực bảo tồn Tại Malaysia, loài này không nhận được sự quan tâm đáng kể (Chua et al 2010) Trong khi đó, ở Trung Quốc, Dipterocarpus retusus var.macrocarpus và Dipterocarpus retusus đều được xem là nguy cấp (VU) (CMEP 2013) Các loài cây thuộc họ dầu cũng là ưu tiên trong việc bảo tồn ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới,phù hợp với phạm vi phân bố tự nhiên của chúng (Luoma-aho et al 2003)

Ở Indonesia, việc khai thác cây Chò nâu (Dipterocarpus spp.) chỉ được phép khi chúng đạt đường kính ít nhất là 50cm (Masripitan et al., 2003) Để bảo vệ sự tồn tại của loài, khuyến nghị rằng các cá thể còn lại nên được bảo tồn trong môi trường sống của chúng Đồng thời, cần tiến hành đánh giá về mức độ đa dạng và cấu trúc di truyền của loài này Ngoài ra, việc giám sát việc khai thác và buôn bán gỗ Chò nâu cũng phải đi kèm với theo dõi tình hình suy giảm số lượng cá thể và môi trường sống của chúng

Sách đỏ thế giới (IUCN) đã xếp cây Chò nâu (Dipterocarpus retusus) ở

phân hạng bảo tồn EN A2cd (Endangered) thuộc đơn vị phân hạng nguy cấp Chò nâu (Dipterocarpus retusus) có phạm vi phân bố rộng rãi trên toàn cầu, một trong số các quốc gia có sự phân bố của Chò nâu(Dipterocarpus retusus) đó

là các quốc gia sau: Campuchia, Trung Quốc (bao gồm Vân Nam và Tây Tạng),

Ấn Độ (bao gồm Assam, Nagaland và Arunachal Pradesh), Indonesia (bao gồm Sunda Is và Jawa), Lào, Malaysia (bao gồm Bán đảo Malaysia), Myanmar, Thái Lan và Việt Nam

Cây Chò nâu (Dipterocarpus retusus) được tìm thấy trong các khu rừng thường xanh trên các vùng núi thấp miền tây Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Dương, Malaysia và Indonesia Hollong - tên gọi thông thường khác của cây này - là một loài cây gỗ lớn và có thể coi là loài phổ biến nhất trong chi Dipterocarpus Với chiều cao từ 20-30 mét (70-100 ft), cây này xuất hiện chủ

Trang 22

yếu ở Campuchia trong các khu rừng rậm trên sườn đồi và ven sông, cũng như trong các khu rừng từ 800 m (2.600 ft) đến độ cao 1.500 m (5.000 ft) Loài này hiện được xem là nguy cấp toàn cầu do đã giảm số lượng cá thể từ 50% đến 70% trong vòng 300 năm qua và tiếp tục suy giảm với tốc độ chậm hơn Tình trạng nguy cấp này chủ yếu do việc tiếp tục mất môi trường sống

và suy giảm chất lượng sinh cảnh của loài Chò nâu Hơn nữa, cây này cũng có nguy cơ bị khai thác quá mức do giá trị gỗ cao Mặc dù Chò nâu vẫn được tìm thấy trong một số khu bảo tồn, nhưng không phổ biến trong các đơn vị bảo tồn chuyển vị ex situ của các bộ sưu tập

1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.2.1.1 Đặc điểm phân bố tự nhiên và sinh thái của các loài cây họ Dầu

Họ Dầu Dipterocarpaceae, những cây nổi tiếng của các khu rừng mưa châu Á, đã được phân loại khác nhau cho Malvales và Theales Họ này, nếu bao gồm Monotoideae của Châu Phi (30 loài) và Nam Mỹ và Pakaraimoideae của Nam Mỹ (một loài), bao gồm hơn 500 loài Bất chấp tính đa dạng cao và

sự thống trị sinh thái của họ Dipterocarpaceae, các mối quan hệ phát sinh loài trong họ cũng như giữa họ dầu và các họ thực vật hạt kín khác vẫn chưa được xác định rõ ràng Tiến hành phân tích chi tiết về trình tự rbcL từ 35 loài để tái tạo lại kiểu phát sinh loài của họ Dipterocarpaceae Cây đồng thuận thu được

từ những phân tích này cho thấy rừng các thành viên của Dipterocarpaceae,

bao gồm Monotes và Pakaraimaea, tạo thành một nhóm đơn ngành có liên

quan chặt chẽ với họ Sarcolaenaceae và có quan hệ họ hàng với Malvales Các định nghĩa đơn vị phân loại chung và đơn vị phân loại cao hơn hiện tại của Dipterocarpaceae hầu hết đều phù hợp với các phát sinh loài này, ngoại

trừ Hopea, tạo thành một nhánh với các phần Shorea Anthoshorea và Doona

Vị trí phát sinh loài của Dipterocarpus và Dryobalanops vẫn chưa được giải

quyết Các nghiên cứu sâu hơn liên quan đến các đơn vị phân loại đại diện từ

Trang 23

Cistaceae, Elaeocarpaceae, Hopea, Dipterocarpus và Drybalanops sẽ cần thiết cho sự hiểu biết toàn diện về phát sinh loài và các giới hạn chung của Dipterocarpaceae(S Dayanandan và ctv,1999)

Dipterocarps là một trong những họ cây quan trọng nhất trong các khu rừng đất thấp ở Đông Nam Á và hơi khác thường giữa các cây nhiệt đới ở chỗ chúng hình thành các hiệp hội nấm sống cộng sinh ở rễ ectomycorrhizal (EcM) Người ta đã đưa ra giả thuyết rằng các loài lưỡng cư đã hợp tác với nhau trong hiệp hội hỗ tương này trước khi Gondwana bị tách ra Trong nhiều điều kiện, EcMs hình thành nhanh chóng trên cây con cây họ dầu thông qua chất cấy có trong đất, mặc dù một số nghiên cứu đã được thực hiện để cung cấp bằng chứng rằng chúng cải thiện sự hình thành và hiệu suất của cây con Có hàng trăm loài EcM liên quan đến cây lưỡng bội Khảo sát cơ thể nấm ăn quả gợi ý rằng các họ quan trọng nhất là Amanitaceae, Boletaceae, và Russulaceae, mặc dù Thelephoraceae cũng trở nên quan trọng về mặt số lượng khi kiểm tra các đầu rễ(George và ctv,2005)

Cơ chế ra hoa chung của họ Dầu Dipterocarpaceae ở bán đảo Mã Lai được phát hiện thông qua điều tra thực địa và phân tích dữ liệu khí tượng Các

vùng nở hoa chung trùng với các vùng có nhiệt độ ban đêm thấp (LNT) c 2

tháng trước khi ra hoa Điều này ủng hộ giả thuyết rằng nhiệt độ không khí thấp gây ra sự phát triển của nụ hoa của cây khộp LNT được phát hiện là do làm mát bức xạ trong các đợt khô hạn vào mùa đông khi sườn núi cận nhiệt đới phía bắc (STR) thỉnh thoảng di chuyển về phía nam với một khối không khí khô vào khu vực xích đạo Các sự kiện LNT thường xảy ra trong các đợt

La Niña chứ không phải trong các đợt El Niño như người ta vẫn tin trước đây Điều này là do sự di cư về phía nam của STR có liên quan đến sự tăng cường của hoàn lưu Hadley kinh tuyến địa phương ở phía tây Thái Bình Dương, được củng cố trong một giai đoạn La Niña Kết quả cho thấy rằng biến đổi khí hậu giống như El Niño làm tăng nồng độ carbon dioxide trong

Trang 24

khí quyển có thể rất quan trọng đối với quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới ở

Đông Nam Á(Masatoshi Yasuda và ctv,1999)

Họ Dầu được biết đến với tên khoa học Dipterocarpaceae, là một họ cây thân gỗ phổ biến trong rừng mưa nhiệt đới ở vùng đất thấp Họ này bao gồm 17 chi và khoảng 580-680 loài cây, có quả có hai cánh(Ashton P.S Dipterocarpaceae) Tên gọi khoa học của họ được lấy từ chi điển hình là Dipterocarpus, xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "quả có hai cánh"(di = hai, pteron = cánh và karpos = quả) Các chi lớn nhất trong họ này bao gồm Shorea (196-360 loài), Hopea (105 loài), Dipterocarpus (70 loài) và Vatica (60-65 loài) Cây thuộc họ Dầu thường là những cây cao lớn, nổi bật trong rừng với chiều cao từ 40-70 mét và đôi khi lên đến trên 80 mét (trong các chi Dryobalanops, Hopea và Shorea) Cây cao nhất trong số chúng là Shorea faguetiana với chiều cao lên tới 88,3 mét Chúng phân bố rộng khắp các khu vực nhiệt đới trên thế giới, từ miền bắc Nam Mỹ tới châu Phi, Seychelles, Ấn

Độ, Đông Dương và Malesia Tuy nhiên, miền tây Malesia là nơi có sự đa dạng và phân bố phổ biến nhất của các loài trong họ này

Hiện tại, một số loài cây trong họ Dầu đang gặp nguy cơ bị tuyệt chủng do khai thác gỗ quá mức Các loài trong họ này không chỉ cung cấp gỗ có giá trị mà còn được sử dụng để lấy tinh dầu thơm, bóng mát, nhựa mủ và làm gỗ dán

Về đặc điểm hình thái, họ Dầu gồm các loài cây gỗ rất dễ nhận biết với việc lá thường chất da (dai) và có các gân lá nổi, gần nhau, song song mà không nối với nhau, gân thứ cấp và gân tam cấp hình thang; lông thường tụ lại thành bó hoặc hình sao Cụm hoa thường sim một ngả rõ ràng và hoa nhỏ thường tụ ở đầu cành với một tổng bao xoắn đặc trưng Quả rất dễ nhận với các cánh (là lá đài tồn) đồng trưởng rõ ràng nhưng thường thì các quả khô có các cánh đó không bằng nhau là phổ biến Ngoài ra cũng có một vài loại quả khác Quả phát tán nhờ gió Khi quả rơi xuống có thể bị động vật ăn và phát tán

Trang 25

Các nghiên cứu di truyền học gần đây đã phát hiện rằng các chi châu Á của họ Dipterocarpaceae có tổ tiên chung với họ Sarcolaenaceae, một họ thực vật đặc hữu của Madagascar (theo M Ducousso và cộng sự, 2004) Giả thiết này cho rằng tổ tiên của họ Dipterocarpaceae đã xuất phát từ miền nam đại lục Gondwana cách đây khoảng 135 triệu năm Tổ tiên chung của các loài cây trong họ Dầu ở châu Á và Sarcolaenaceae đã tồn tại trong khu vực Ấn Độ-Madagascar-Seychelles hàng triệu năm trước và sau đó được di chuyển lên phía bắc cùng với sự di chuyển của tiểu lục địa của Ấn Độ Khi lục địa này va chạm với châu Á, các loài cây trong họ Dầu đã lan rộng khắp khu vực Đông Nam Châu Á và Malesia( M Ducousso và ctv.) Các gỗ hóa thạch được xác định là cây họ Dầu được tìm thấy ở Đông Phi và cũng tìm thấy ở bán đảo Somali hay Horn of Africa (theo Ashton 1982), không có loài nào thuộc phân

họ Dipterocarpoideae có mặt ở lục địa này Các hóa thạch hổ phách trong nhựa dầu cũng không chỉ ra bất kỳ sự tương đồng nào với lục địa châu Phi Hóa thạch hạt phấn đầu tiên của họ Dầu được tìm thấy ở Myanmar (lúc đó là một phần của lục địa Ấn Độ) vào hậu Oligocene (Tiệm tân muộn) Ví dụ cho thấy sự đa dạng và ưu thế của chúng từ từ tăng lên trên toàn vùng cho đến kỷ Miocence trung Những bằng chứng về hóa học của họ dầu như nhựa resin đã tìm thấy ở Ấn Độ vào Eocene (Thủy tân), khoảng 50-52 triệu năm trước Nhựa resia cũng được tìm thấy ở Đông Nam Á và phía tây Malisia vào cuối Đại Tân Sinh Điều này có thể chỉ ra rằng tổ tiên sớm nhất của họ này phân bố

ở Ấn Độ và sau đó di cư xuống Đông Nam Á - Malesia

Ảnh hưởng của đặc tính đất đối với quá trình tái sinh cây họ Dầu cũng

đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Đã được chứng minh rằng hàm lượng Mg và P2O5 tổng số có sức ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tái sinh cây họ Dầu (Ashton và Hall, 1992) Ngoài ra, mức độ ẩm của đất cũng là yếu tố quyết định việc tái sinh cây họ Dầu (Pinard và ctv, 1996; Palmiotto và ctv, 2004) Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu những nghiên cứu chi tiết về tác động

Trang 26

của thành phần đất và phân bón lên quá trình sinh trưởng của cây họ Dầu Vì thế, những nghiên cứu này vẫn cần được đặt ra, bởi vì kết quả nghiên cứu cho

phép xây dựng những phương thức khai thác – tái sinh rừng (Turner và ctv, 1989; Burslem và ctv, 1995)

Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây họ Dầu đã được nhiều tác giả quan tâm Ảnh hưởng của đặc tính đất đối với quá trình tái sinh cây họ Dầu cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Đã được chứng minh rằng hàm lượng Mg và P2O5 tổng số có sức ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tái sinh cây họ Dầu (Ashton và Hall, 1992) Ngoài ra, mức độ ẩm của đất cũng là yếu tố quyết định việc tái sinh cây họ Dầu (Pinard và ctv, 1996; Palmiotto và ctv, 2004) Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu những nghiên cứu chi tiết

về tác động của thành phần đất và phân bón lên quá trình sinh trưởng của cây

họ Dầu

Đặc tính của cây mẹ (tuổi, kích thước) có ảnh hưởng lớn đến cây tái sinh Theo Itoh (2003), quá trình tái sinh của cây thuộc họ Dầu diễn ra hiệu quả trong khoảng cách tối đa 10 mét so với cây mẹ Cây mẹ có đường kính (D) lớn hơn 60 cm sẽ cho ra nhiều hoa quả và sự tái sinh của chúng phụ thuộc chặt chẽ vào số lượng cây mẹ có D > 60 cm Theo Ashton (1995), mặc dù hạt giống của các loài cây thuộc họ Dầu không tồn tại trong đất, nhưng hàng năm lại có số lượng lớn cây con tái sinh dưới tán rừng Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng sống sót của các loài cây con tái sinh thuộc họ Dầu phụ thuộc vào mức độ ánh sáng dưới tán rừng (Ashton, 1992; Romell, 2011) Nhiều loài cây con tái sinh của họ Sao Dầu có thể tồn tại dưới tán rừng với chỉ 1% cường

độ ánh sáng so với ánh sáng hoàn toàn Theo Sasaki và Mori (1981), việc sinh trưởng của các loài cây gỗ tái sinh trong họ Dầu như Shorea talura, Sovalis

sp, Hopea helferei và Vatica odorata bị ức chế khi cường độ ánh sáng chỉ bằng 50% so với ánh sáng hoàn toàn Các cây tái sinh thuộc họ Dầu có khả năng chịu đựng môi trường nhiều bóng râm và nhờ vào đó, chúng có khả

Trang 27

năng xây dựng và duy trì ưu thế trong quần thể cây Tuy nhiên, nếu che phủ bởi bóng râm trong thời gian dài, phần lớn cây con của họ Dầu sẽ không phát triển được (Bawa, 1983)

Các loài họ Dầu (Diptercarpaceae) có thể tồn tại cả ở rừng thường xanh hoặc rừng rụng lá Ở Thái Lan, gặp các loài phân bố trên độ cao 1300m so với mặt nước biển, môi trường sống của chúng ở Thái Lan bao gồm cả rừng dầu trên đất thấp (0 – 350m so với mặt nước biển), rừng ven suối, trên các đồi đá vôi và các khu vực đồi duyên hải

Tại Sri Lanka, 4 loài của chi Stemonoporus được ghi nhận là những loài ưu thế ở rừng trên núi - một trong những sinh cảnh không phổ biến của

họ này, chúng chiếm 33–74% thiết diện gốc Chi Mototes ở châu Phí cũng được mô tả là đặc ưu thế địa phương từ rừng trên đất thấp cho đến các sinh cảnh sa-van phổ biến

Ở Tây Malesia, Shorea là chi đa dạng nhất Ở đây, rừng với các loài Dryobalanops aromatica hay Shorea albida là dạng rừng đơn ưu Rừng Lambir ở Sarawak, họ Dầu (Dipterocarpaceae) chỉ chiếm 7,4% số loài nhưng chiếm đến 41,6% về thiết diện gốc, riêng Shorea chiếm 21%, Dryobalanops aromatica và Dipterocarpus globosus chiếm 13,2%, hai loài này đều sống được trên đất mùn ẩm, cùng với các loài khác, chúng là 2 trong số 10 loài quan trọng nhất tính theo thiết diện gốc

1.2.1.2 Tình hình sử dụng và mức độ nguy cấp của các loài cây họ Dầu

Dipterocarpus retusus (mountain palahlar) là những loài thực vật thuộc

họ Dipterocarpaceae có nguồn gốc từ Tây Java và quần thể ngày càng hiếm Thông tin về sự phát triển sinh trưởng và biến đổi di truyền của loài Palahlar rất quan trọng để hỗ trợ chương trình nuôi trồng và bảo tồn nguồn gen của nó Một trong những kỹ thuật để nghiên cứu sự phát triển của cây vòm là thông qua việc quan sát chiều cao cây và sự gia tăng đường kính

Trang 28

thân Phân tích DNA được sử dụng để thu được thông tin về sự đa dạng di truyền của loài palahlar(Detty Sumiyati, 2009)

Cây Chò nâu được sử dụng để lấy gỗ (Mark et al 2015) Nó thuộc chi Dipterocarpus sản xuất gỗ cứng trung bình có giá trị thương mại và có tên thương mại là Kerving Ở Ấn Độ, gỗ thường được sử dụng trong sản xuất ván

ép, tủ đựng trà, thùng đóng gói và tà vẹt đường sắt (Singh và cộng sự 2014), ở Vân Nam, gỗ được sử dụng trong xây dựng dân dụng (Xiwen và cộng

sự 2007) Loài này cũng có thể được khai thác để lấy dầu, được sử dụng để đóng tàu thuyền và làm đuốc do gỗ có dầu Loài Chò nâu được tìm thấy trong các đồn điền ở Indonesia (Weiland 1998) và cả trong các công viên trên toàn vùng phân bố của nó

Loài Chò nâu được bảo tồn tại hai khu vực bảo tồn chuyển chỗ (ex situ) bộ sưu tập (BGCI 2017) Ngoài ra ex situ bộ sưu tập các loài này được thực hiện tại phạm vi loài trong các khu bảo tồn Ở Malaysia loài này được

đánh giá là ít được quan tâm (Chua et al 2010) Ở Trung Quốc Dipterocarpus retusus var.macrocarpus được đánh giá là sẽ nguy cấp (VU) và Dipterocarpus retusus được đánh giá là sẽ nguy cấp (VU) (CMEP 2013) Các loài cây họ dầu được coi là loài ưu tiên bảo tồn ở nhiều quốc gia trong phạm vi phân bố

tự nhiên của loài (Luoma-aho et al 2003)

1.2.1.3 Nghiên cứu và nhân giống

Nhân giống cây rừng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất lâm nghiệp Để có được một giống cây tốt, chúng ta cần áp dụng phương pháp nhân giống phù hợp và chuẩn mực, từ đó kế thừa những phẩm chất ưu việt từ nguồn gen gốc Có nhiều nguồn vật liệu có thể sử dụng để nhân giống như hạt, chồi, cành, lá, rễ và nhiều loại khác Từ các nguyên tắc

cơ bản này, ta có thể chia phương pháp nhân giống thành hai loại: Nhân giống hữu tính (sử dụng hạt) và nhân giống vô tính (sử dụng một bộ phận sinh dưỡng của cây)

Trang 29

Từ thế kỷ XVIII, công tác chọn lọc giống từ hạt trong tự nhiên đã được

áp dụng để tái sinh rừng ở các khu vực đã bị khai thác quá mức Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là giai đoạn xây dựng các khu rừng giống ban đầu Năm 1918, Sylven đã đề xuất xây dựng rừng giống bằng cách sử dụng hạt giống từ nguồn xuất xứ tốt nhất đã qua khảo nghiệm Ở Bắc Mỹ, Bates (1928)

đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng các vườn sản xuất hạt giống cây rừng Sau Thế chiến II, công việc xây dựng vườn giống và khảo nghiệm loài và nguồn gốc đã được đẩy mạnh hơn

Nhân giống cây rừng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp Giống tốt nếu được nhân ra bằng phương pháp phù hợp, đúng kỹ thuật sẽ kế thừa được những phẩm chất tốt của các nguồn gen ưu trội Nguồn vật liệu dùng để nhân giống rất phong phú như: Hạt, chồi, cành, lá, rễ, v.v…

Từ đó chia thành hai nhóm phương pháp nhân giống cơ bản: Nhân giống hữu tính (nhân giống từ hạt) và nhân giống vô tính (sử dụng một bộ phận sinh dưỡng của cơ thể thực vật) Năm 1980 trên thế giới có khoảng 25.000ha vườn giống các loại, cụ thể như Liên Xô (cũ) có 10.673 ha, Mỹ có 2.550 ha Năm

1975 Nhật có 1.530 ha Năm 1977 Phần Lan có 2.500 ha, Thụy Điển có 900

ha (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001)

Hiện nay, phương pháp nhân giống hữu tính vẫn luôn được coi là phương pháp chính và quan trọng nhất trong sản xuất lâm nghiệp Hạt của nhiều loài cây gỗ có khả năng nảy mầm dễ dàng khi có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và độ ẩm Để tối ưu quá trình nảy mầm và loại bỏ những hạt có chất lượng kém, việc xử lý hạt giống bằng cách ngâm vào nước ở một nhiệt độ phù hợp là cần thiết Theo Troup RS và Joshi HB (1983), khi xử lý hạt giống Cẩm

xe mới thu hoạch bằng cách ngâm trong nước lạnh, tỷ lệ nảy mầm có thể đạt

từ 70% - 90% sau khoảng thời gian từ 4 - 11 ngày Trong một nghiên cứu về việc xử lý để cây Giáng hương nảy mầm, Liengsiri và Hellum (1988) đã khẳng định rằng ngâm hạt trong nước với nhiệt độ là 30°C trong khoảng thời

Trang 30

gian 8 giờ là cách xử lí tốt nhất Theo nghiên cứu của Simsiri S., Boontawee B., Wutivijan T (1988) tại Thái Lan, hạt Giáng hương được xử lý chủ yếu bằng cách ngâm quả trong nước trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 giờ vào ban đêm Sau đó, quả được vớt ra và để phơi khô khoảng 8 giờ dưới ánh sáng ban ngày Quá trình này được lặp lại ba lần trước khi tiến hành gieo hạt mới Chanpaisang S., Vacharangkul T., Boonarutee P (1994) cũng đề nghị nên ngâm quả Giáng hương trong 6 giờ, sau đó phơi khô trong 6 giờ và lặp lại 3 lần

Theo nghiên cứu của Kimmins (1998) (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002) cho thấy, ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm và cũng đến tỷ lệ sống ban đầu của chúng khi được trồng vào đất rừng Cây con sinh trưởng dưới ánh sáng yếu sẽ phát triển

lá chịu bóng Nếu chúng bị bất ngờ đưa ra ngoài ánh sáng mạnh, kèm theo những thay đổi về điều kiện độ ẩm và nhiệt độ, chúng sẽ bị tác động tiêu cực bởi ánh sáng mạnh Điều này có thể gây tổn thương hoặc làm giảm tốc độ sinh trưởng hoặc gây chết cho cây con cho tới khi lá chịu bóng được thay thế bằng lá ưa sáng Chế độ ánh sáng thích hợp được xem là loại mà cây con trong vườn ươm cần khi nó tạo ra tỷ lệ cao giữa hệ rễ so với chiều cao của thân và mang lại hình dạng ngoại hình tán lá cân đối Đặc điểm này cho phép cây con có khả năng sống và phát triển mạnh mẽ khi trong môi trường hoàn toàn được chiếu sáng Do đó, khi gieo ươm cây trong lĩnh vực lâm nghiệp, nhà nghiên cứu phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con

Dipterocarpaceae là họ cây quan trọng toàn cầu do tình trạng bảo tồn của nó Hầu hết các loài Dipterocarpaceae ở Java phân bố ở vùng đất thấp Tuy nhiên, một số loài tồn tại ở độ cao cao hơn như khu vực Vườn quốc gia Gede Pangrango (GPNP) Tất cả các loài Dipterocarpaceae trong GPNP đều dễ bị tổn thương hoặc có nguy cơ tuyệt chủng dựa trên tình trạng Sách đỏ của IUCN Các loài thuộc họ dầu Dipterocarpaceae là ưu tiên chính để bảo tồn thực vật trong Vườn Quốc Gia Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành

Trang 31

khảo sát sớm loài Dipterocarpus retusus Bl tiểu quần thể ở khu vực Bodogol

(sườn tây bắc của GPNP) ở độ cao 800-1000m so với mực nước biển Chúng

tôi đã tìm kiếm các cá thể D retusus dọc theo con đường mòn trong khu vực Bodogol từ bên ngoài khu rừng vào bên trong khu rừng Quần thể D retusus

được phát hiện trong các khu rừng hỗn giao do các loài Fagaceae mới nổi

( Castanopsis argentea ) chiếm ưu thế Mối tương quan thuận giữa đường

kính và chiều cao có thể phản ánh tỷ lệ xáo trộn thấp trong khu vực rừng Bodogol Chúng tôi cũng nhận thấy tác động tiêu cực của độ cao môi trường sống đối với chiều cao thực vật, điều đó có nghĩa là trung tâm của quần thể phụ nằm ở phần độ cao thấp hơn của vị trí lấy mẫu Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của diện tích rừng Bodogol có chứa các loài thực vật quan trọng trên toàn cầu trong Danh sách Đỏ.(DI Junaedi và cộng sự, 2020)

Dipterocarpaceae là loài cây chiếm ưu thế trong tán rừng mưa nhiệt đới

ở Đông Nam Á, có vai trò quan trọng về sinh thái và kinh tế, Tây Nam Trung Quốc được coi là nơi phân bố cực bắc của Dipterocarpace Các loài Dipterocarpus trong nước được giới thiệu trong khu vực bảo vệ ex situ của Vườn thực vật nhiệt đới Xishuangbanna: Parashorea chinensis, Dipterocarpus retusus, Vatica xishuangbannaensis và Hopea hainanensis đường cong phản ứng ánh sáng của tán lá, quá trình hàng ngày về tốc độ quang hợp, các thông

số huỳnh quang diệp lục, hàm lượng và trung bình chất diệp lục diện tích lá, chiều dài và sự phân bố của các tế bào bảo vệ khí khổng, v.v Kết quả cho thấy tốc độ quang hợp tối đa (Pmax) (7,5 ~18,1 μnol·m-2·s-1, tính bằng đơn

vị diện tích lá; 89,1~150,8 nmol·g -1DW·s-1, được biểu thị bằng đơn vị trọng lượng), tốc độ hô hấp tối (Rd), điểm bù ánh sáng (LSP ), điểm bão hòa ánh sáng (LCP), hiệu suất lượng tử biểu kiến và các đặc điểm của lá khác nhau đáng kể tốc độ quang hợp của bốn loài cây giảm đáng kể và tốc độ quang hợp của chân dốc Hải Nam giảm ít nhất, tuy nhiên, sự suy giảm quang

Trang 32

hợp vào buổi trưa chủ yếu là do khí khổng đóng lại do chênh lệch áp suất hơi nước giữa lá và không khí cao ( LAVPD) vào buổi trưa φPSⅡ giảm đáng kể, cho thấy chúng bị ức chế quang hóa mạnh Hệ số dập tắt không quang hóa (NPQ) của Dipterocarpus yunnanensis, Banna Qingmei và Hainan Polei tăng nhiều nhất vào buổi trưa, trong khi NPQ của Wangtianshu tăng ít hơn, cho thấy rằng tản nhiệt là cơ chế bảo vệ quang điện chính của ba loài cây đầu tiên Tốc độ truyền điện tử biểu kiến (ETR) của cây Wangtian vẫn ở mức cao vào khoảng giữa trưa, nhưng tốc độ quang hợp của nó giảm đáng kể, cho thấy rằng một số lượng lớn điện tử đã được chỉ định cho quá trình quang dẫn, điều này cũng cho thấy Wangtianshu chủ yếu bảo vệ cơ chế quang hợp thông qua quá trình quang dẫn

Dipterocarpus retusus là cũng loài nguyên liệu quan trọng để sản xuất ván ép ở đông bắc Ấn Độ Các hoạt động quản lý bất thường và các vấn đề về tái sinh đã dẫn đến sự suy giảm quần thể rừng tự nhiên của loài này Để bảo tồn rừng Dipterocarpus retusus tự nhiên và đảm bảo cung cấp nguyên liệu bền vững cho ngành công nghiệp ván ép địa phương, cần phải tăng diện tích rừng trồng giống có chất lượng tốt hơn Để đạt được mục tiêu này, Rain Forest Research Institute (RFRI), đã bắt đầu một chương trình cải tiến cho loài này vào năm 1998 và theo đó, một cuộc thử nghiệm thế hệ con cháu của loài này

đã được thiết lập để sàng lọc các kiểu gen vượt trội nhằm nhân rộng hơn nữa Một đánh giá về thử nghiệm thế hệ con cháu này của 17 họ cùng cha khác mẹ của Dipterocarpus retusus đã được tiến hành ở độ tuổi năm thứ năm đối với chiều cao cây (H), đường kính ngang ngực (DBH), chiều cao thân rõ ràng (CBH) và đường kính ngọn (Cr dia.) Sự thay đổi đáng kể trong tất cả các thế hệ con đã được quan sát cho các tính trạng được nghiên cứu Hiệu suất của các thế hệ con, tức là, JKG –3, DMP-9 và JKG-2 được nhận thấy là rất có

ý nghĩa đối với tất cả các đặc điểm đối với thế hệ con kiểm tra Trong nghiên cứu di truyền, hệ số di truyền về chiều cao, đường kính ngang ngực, chiều cao

Trang 33

thân rõ ràng và đường kính ngọn được ghi nhận lần lượt là 0,92; 0,56; 0,90 và 0,83 Những kết quả này chỉ ra rằng các thế hệ con xuất sắc có thể được sử dụng trong lai tạo tái tổ hợp và nhân giống hàng loạt trong các chương trình trồng rừng và tái trồng rừng khác nhau cho đến khi thu được kết quả cuối cùng Thông tin di truyền từ thử nghiệm ban đầu cũng có thể được sử dụng để nâng cao hiệu quả chọn lọc ở giai đoạn trưởng thành bằng cách loại bỏ các gia đình kém hơn Sự thay đổi đáng kể trong tất cả các thế hệ con đã được quan sát cho các tính trạng được nghiên cứu Hiệu suất của các thế hệ con, tức là, JKG –3, DMP-9 và JKG-2 được nhận thấy là rất có ý nghĩa đối với tất cả các đặc điểm đối với thế hệ con kiểm tra Trong nghiên cứu di truyền, hệ số di truyền về chiều cao, đường kính ngang ngực, chiều cao thân rõ ràng và đường kính ngọn được ghi nhận lần lượt là 0,92; 0,56; 0,90 và 0,83 Những kết quả này chỉ ra rằng các thế hệ con xuất sắc có thể được sử dụng trong lai tạo tái tổ hợp và nhân giống hàng loạt trong các chương trình trồng rừng và tái trồng rừng khác nhau cho đến khi thu được kết quả cuối cùng Thông tin di truyền

từ thử nghiệm ban đầu cũng có thể được sử dụng để nâng cao hiệu quả chọn lọc ở giai đoạn trưởng thành bằng cách loại bỏ các gia đình kém hơn đường.) Sự thay đổi đáng kể trong tất cả các thế hệ con đã được quan sát cho các tính trạng được nghiên cứu Hiệu suất của các thế hệ con, tức là, JKG –3, DMP-9 và JKG-2 được nhận thấy là rất có ý nghĩa đối với tất cả các đặc điểm đối với thế hệ con kiểm tra Trong nghiên cứu di truyền, hệ số di truyền

về chiều cao, đường kính ngang ngực, chiều cao thân rõ ràng và đường kính ngọn được ghi nhận lần lượt là 0,92; 0,56; 0,90 và 0,83 Những kết quả này chỉ ra rằng các thế hệ con xuất sắc có thể được sử dụng trong lai tạo tái tổ hợp

và nhân giống hàng loạt trong các chương trình trồng rừng và tái trồng rừng khác nhau cho đến khi thu được kết quả cuối cùng Thông tin di truyền từ thử nghiệm ban đầu cũng có thể được sử dụng để nâng cao hiệu quả chọn lọc ở giai đoạn trưởng thành bằng cách loại bỏ các gia đình kém hơn DMP-9 và

Ngày đăng: 08/03/2024, 10:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w