ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống và nhân giống bằng hạt cây chò nâu (dipterocarpus retusus blume) tại tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là loài cây Chò nâu (dipterocarpus retusus Blume) 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu đặc điểm sinh thái hạt giống, kỹ thuật bảo quản hạt, kỹ thuật tạo cây con từ hạt. Đồng thời, ảnh hưởng của phân bón và chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây con được tạo bằng hạt.

2.2 Nội dung nghiên cứu

1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học hạt giống Chò nâu.

2. Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống Chò nâu.

3. Nghiên cứu kỹ thuật nhận giống hữu tính Chò nâu.

4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Chò nâu từ hạt.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái quả, hạt Chò nâu

- Xác định nguồn gốc hạt giống: Được thu hái ở từ bao nhiêu cây mẹ, địa điểm thu hái, tình trạng hạt thu hái và khi thu hái để lẫn hạt hay để riêng.

- Đặc điểm hình thái quả Chò nâu: Tại mỗi lô quả lấy ngẫu nhiên 300 quả/lô. theo phương pháp ngẫu nhiên, chia số hạt này thành 3 tổ, mỗi tổ 100 quả (3 lần lặp). Tiến hành đo kết quả.

- Xác định khối lượng 1000 hạt: Tại mỗi lô hạt lấy ngẫu nhiên 300 hạt /lô theo phương pháp ngẫu nhiên, chia số hạt này thành 3 tổ, mỗi tổ 100 hạt (3 lần lặp). Cân khối lượng của từng tổ cho từng lần lặp với độ chính xác đến 0,01g.

2.3.2 Phương pháp nghiên cu k thut bo qun ht ging

Nghiên cứu bảo quản hạt giống Chò nâu được thực hiện với các thí nghiệm, như sau:

(1) CT1: Bảo quản thường ở nhiệt độ phòng: Hạt được cho vào bao bì, sau đó được bảo quản ở nhiệt độ phòng với nhiệt độ từ 15-200C;

(2) CT2: Phơi ngoài trời ở nơi giâm mát: Hạt được rải đều trên bạt, sau đó được phơi trên nền đất ở những nơi râm mát, nắng nhẹ với nhiệt độ từ 20- 250C( vào tháng 12, tháng 1);

(3) CT3: Bảo quản bằng cát ẩm: Hạt được bảo quản trong cát ẩm với độ ẩm từ 50-70%.

Mỗi thí nghiệm bố trí 200 hạt, thời gian bảo quản 60 ngày. Đối với các thí nghiệm 1,2,3 cứ sau 15 ngày lấy ra 50 hạt để gieo ươm, theo dõi đến khi không còn hạt nào nảy mầm. Đối với thí nghiệm 3 sẽ tiến hành bảo quản cả 200 hạt vào trong cát ẩm thời gian 60 ngày, theo dõi số lượng hạt nảy mầm ở các thời điểm sau 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày và 60 ngày.

2.3.3 Phương pháp nghiên cu k thut to cây ging Chò nâu

2.3.3.1 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây con Chò nâu giai đoạn vườn ươm.

Hỗn hợp ruột bầu là đất tầng B dưới tán rừng có độ ẩm ban đầu 30%, phân chuồng hoai và NPK (10:5:3). Trộn đóng bầu theo tỷ lệ % khối lượng bầu, bao gồm 4 CTTN:

(1) CT1: 99% đất + 1% NPK

(2) CT2: 94 % đất + 5% phân chuồng ủ hoai mục + 1% NPK;

(3) CT3: 90% đất + 10% phân chuồng hoai (4) CT4: 100 % đất (đối chứng)

Khối lượng thí nghiệm gồm: 4 công thức x 3 lần lặp x 30cây/lặp = 360 bầu; tra hạt đã nứt nanh vào bầu, chăm sóc, thu thập số liệu và đánh giá, lựa chọn công thức thành phần hỗn hợp ruột bầu cho tỷ lệ sống và sinh trưởng cây con tốt nhất. Định kỳ đo đếm các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống; Sinh trưởng HVN và D00, số lá sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng.

2.3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây con Chò Nâu giai đoạn vườn ươm.

Gồm 04 công thức:

CT1: Che 25% ánh sáng trực xạ CT2: Che 50% ánh sáng trực xạ CT3: Che 75% ánh sáng trực xạ CT4: Đối chứng (Không che sáng)

Thí nghiệm đồng nhất các yếu tố khác, chỉ thay đổi chế độ sáng. Các thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần lặp lại, dung lượng mẫu của mỗi công thức là 30 cây con có bầu. Chế độ chăm sóc và tưới nước đồng nhất như nhau, gồm: nhặt cỏ, phá váng 2 lần/tháng, tưới nước đủ ẩm 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối. Định kỳ đo đếm các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống; Sinh trưởng HVN và D00, số lá sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng

2.3.4 Phương pháp x lý s liu

Từ những số liệu thu thập được qua công tác ngoại nghiệp, tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu trên phầm mềm SPSS như sau:

1. Nhập số liệu vào bảng tính

2. Click Analyz – Compare Means – One way Anova

3. Trong hộp thoại One way Anova khai báo Depenet list: Chiều cao trung bình, đường kính trung bình, số lá và Factor: CT

4. Nháy chuột vào Post Hoc: Chọn Bonferroni, Ducan.Trong options chọn Descriptive và Homogeneity of variance test để có các đặc trưng mẫu và kiểm tra sự bằng nhau của các phương sai.

5. Ok.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hạt giống và nhân giống bằng hạt cây chò nâu (dipterocarpus retusus blume) tại tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)