CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây giống Chò nâu
3.3.2 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây con Chò Nâu giai đoạn vườn ươm
3.3.2.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ sống của cây Chò nâu
Qua quá trình theo dõi các công thức thí nghiệm xác định được mức độ ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ sống cây con trong giai đoạn vườn ươm.
Bảng 3.10. Tỷ lệ sống của cây Chò nâu giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm theo định kì theo dõi
Công thức thí nghiệm
Số cây TN
Thời gian theo dõi (tháng)
1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng
Số cây sống
Tỷ lệ (%)
Số cây sống
Tỷ lệ (%)
Số cây sống
Tỷ lệ (%)
Số cây sống
Tỷ lệ (%)
Số cây sống
Tỷ lệ (%)
CT1 90 88 97,77 87 96,66 87 96,67 86 95,56 86 95,56
CT2 90 87 96,66 85 94,44 83 92,22 82 91,11 81 90
CT3 90 86 95,55 84 93,33 83 92,22 81 90 80 88,89
CT4 90 81 90 81 90 80 88,89 78 86,67 75 83,33
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm của đề tài) Tỷ lệ sống của cây Chò nâu ở mỗi công thức che sáng khác nhau là có sự khác biệt rõ rệt, so sách các công thức với nhau ra thấy:
- Công thức 1, có tỷ lệ sống đạt là 95,56% cao hơn so với công thức 2 là 5% và có tỷ lệ sống cao nhất trong các công thức thí nghiệm.
- Công thức 2, có tỷ lệ sống là 90% có tỷ lệ sống thấp hơn công thức 1.
- Công thức 3, có tỷ lệ sống là 88,89 % có tỷ lệ sống cao hơn công thức 4 là 5 % thấp hơn công thức 1 là 7% và thấp hơn công thức 2 là 2%.
- Công thức 4, có tỷ lệ sống là 83,33% có tỷ lệ sống thấp nhất trong bốn công thức đã thí nghiệm.
Như vậy, bước đầu ta thấy ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của cây Chò nâu. Tỷ lệ sống của cây ở các công thức có sự chênh lệch khá nhiều.
So sánh giữa các công thức ánh sáng về tỷ lệ sống của cây Chò nâu giai đoạn vườn ươm thấy rằng công thức 1 (Che sáng 25%) có tỷ lệ sống cao nhất (96%), công thức 2 (Che sáng 50%) có tỷ lệ sống là 91% tỷ sống cao thứ hai, công thức 3 (Che sáng 75%) có tỷ lệ sống là 89% tỷ sống cao thứ ba, công thức 4 (không che sáng) cho cây có tỷ lệ sống thấp nhất là 84%.
Hình 3.9: Tỷ lệ sống (%) của cây Chò nâu ở các công thức thí nghiệm giai đoạn vườn ươm
Như vậy, xét về ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ sống của cây Chò nâu ở giai đoạn vườn ươm có sự chênh lệch rõ ràng. Tuy nhiên tỷ lệ sống ở công thức 1 là cao nhất. Vì vậy nếu đứng trên quan điểm về xem xét về tỷ lệ sống của cây Chò nâu khi gieo ươm, ta có thể sử dụng công thức ánh sáng như ở công thức số 1.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của ánh sáng tới động thái tăng trưởng Hvn (cm), , số lá cây Chò nâu
Bảng 3.11. Bảng động thái tăng trưởng Hvn (cm), , số lá
CTTN 30 ngày 90 ngày 150 ngày
Hvn Số lá Hvn số lá Hvn Số lá CT1 11,91 0,22 2,00 21,16 0,39 4,76 27,67 0,64 6,79 CT2 11,96 0,19 1,99 17,27 0,34 4,37 22,37 0,58 6,12 CT3 12,00 0,21 2,00 16,72 0,31 3,77 21,35 0,57 6,08 CT4 11,43 0,19 2,00 13,15 0,29 3,16 15,49 0,45 4,66
Ảnh hưởng của ánh sáng tới sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây Chò nâu
Sinh trưởng về Hvn của cầy Chò nâu không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của cây, điều kiện môi trường xung quanh khu vực gieo ươm, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng để sinh trưởng.
Kết quả theo dõi sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây Chò nâu ở các công thức thí nghiệm trong giai đoạn vườn ươm được thể hiện ở bảng 3.12 và hình 3.10.
Bảng 3.12. Kết quả sinh trưởng Hvn(cm) của cây Chò nâu ở lần đo cuối(5 tháng tuổi)
CTTN Hvn
CT 1: Che sáng 25 % 27,67
CT 2: Che sáng 50 % 22,37
CT 3: Che sáng 75 % 21,35
CT 4: Đối chứng (không che sáng) 15,49
Hình 3.10. Hình ảnh chiều cao ở các công thức thí nghiệm
Từ bảng 3.12 và hình 3.10 ta thấy:
Từ kết quả trên có thể dễ dàng thấy được mỗi công thức ánh sáng đều ảnh hưởng đến chiều cao vút ngọn của cây Chò nâu. Kết quả phân tích phương sai (Phụ lục) một nhân tố về chiều cao vút ngọn của cây ở các công thức thí nghiệm cho thấy chiều cao vút ngọn có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức.
Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao của cây Chò nâu. So sánh sự chênh lệch giữa các công thức ánh sáng có thể thấy:
Công thức 1 (Che sáng 25%) có chỉ tiêu sinh trưởng về Hvn =27,67cm của cây con Chò nâu là tốt nhất.
Sau đó đến công thức 2 (Che sáng 50%) có chiều cao trung bình thứ hai với Hvn =22,37cm cao hơn công thức 3, công thức 4.
Tiếp đó là công thức 3 (Che sáng 75%) với Hvn = 21,35 cm cao hơn công thức 4.
Cuối cùng là công thức 4 đối chứng (không che sáng) có chiều cao trung bình thấp nhất trong bốn công thức với chiều cao là Hvn = 15,49cm.
Như vậy chiều cao trung bình của công thức 1 trội hơn so với các công thức thí nghiệm còn lại.
Ở giai đoạn vườn ươm tỷ lệ ánh sáng khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây Chò nâu không đồng đều. Công thức ánh sáng thích hợp cho sinh trưởng chiều cao của cây Chò nâu giai đoạn vườn ươm là công thức 1.
Kết quả ảnh hưởng của ánh sáng tới sinh trưởng chiều cao của cây Chò nâu được sắp xếp theo thứ tự như sau:
CT1 > CT2 > CT3>CT4
Ảnh hưởng của các công thức ánh sáng tới sinh trưởng về đường kính cổ rễ (D00) của cây Chò nâu.
Ánh sáng không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của cây mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của cây con trong giai đoạn vườn ươm.
Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Chò nâu giai đoạn vườn ươm dưới ảnh hưởng của công thức ánh sáng được thể hiện ở bảng 3.13 và hình 3.11:
Bảng 3.13. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng D00 của cây Chò nâu
CTTN D00(cm)
CT 1: Che sáng 25 % 0,64
CT 2: Che sáng 50 % 0,58
CT 3: Che sáng 75 % 0,57
CT 4: Đối chứng (không che sáng) 0,45
Hình 3.11. Hình ảnh đo đường kính (D00)
Qua các công thức thí nghiệm ta thấy rằng công thức ánh sáng đều ảnh hưởng đến đường kính cổ rễ của cây Chò nâu có sự chênh lệch. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố (Phụ lục) về đường kính của cây ở các công thức thí nghiệm cho thấy đường kính có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm.