1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học

295 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Dạy Học Nêu Vấn Đề Trong Dạy Học Các Môn Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Trường Sĩ Quan Quân Đội Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Người Học
Tác giả Lâm Hải Đăng
Trường học Trường sĩ quan quân đội
Thể loại luận án
Định dạng
Số trang 295
Dung lượng 12,21 MB

Nội dung

Nhận định chung về kết quả thực nghiệm sư phạm 171KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 175DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 178DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 179 Tran

Trang 1

của riêng tác giả Các số liệu, kết quả trong luận án

là trung thực, có xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lâm Hải Đăng

Trang 2

1.1 Tổng quan các công trình ngoài nước và trong nước liên

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ

VÀ VẬN DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG

2.1 Dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ

quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học 352.2 Dạy học nêu vấn đề và vận dụng dạy học nêu vấn đề trong

dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường

sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học 452.3 Các yếu tố tác động đến vận dụng dạy học nêu vấn đề trong

dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường

sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học 67

Chương 3 THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, VẬN DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.1 Khái quát về các trường sĩ quan quân đội 76

3.3 Thực trạng dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn

3.4 Thực trạng dạy học nêu vấn đề và vận dụng dạy học nêu

vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn

ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng

93

Trang 3

học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo

Chương 4 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG DẠY HỌC NÊU

VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

4.1 Yêu cầu vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các

môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quanquân đội theo hướng phát triển năng lực người học 1154.2 Biện pháp vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các

môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quanquân đội theo hướng phát triển năng lực người học 122

5.1 Khái quát chung về quá trình thực nghiệm sư phạm 151

5.3 Xử lý và phân tích kết quả sau thực nghiệm sư phạm 1625.4 Nhận định chung về kết quả thực nghiệm sư phạm 171

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 4

Stt Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 5

Bảng 3.5 Tổng hợp ý kiến khảo sát về nội dung dạy học các môn

Bảng 3.6 Tổng hợp ý kiến khảo sát về mức độ sử dụng các phương

pháp trong dạy học các môn KHXH&NV 89 Bảng 3.7 Tổng hợp ý kiến khảo sát nhận thức của cán bộ, giảng viên

Tổng hợp ý kiến khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng phát triển năng

Bảng 5.2 Thang đo đánh giá về mức độ đạt được của các năng lực 157 Bảng 5.3 Phân phối tần suất điểm kiểm tra đầu vào của các LTN, LĐC 160 Bảng 5.4 Phân phối tần suất (%) học viên đạt điểm của các LTN, LĐC 160

Bảng 5.6 Kết quả kiểm định T- Test trước thực nghiệm 161 Bảng 5.7 Phân phối tần suất điểm của LTN1 và LĐC1 sau tác động

Bảng 5.8 Phân phối tần suất tích lũy kết quả về sự tiến bộ ở LTN1 và 163

Trang 6

Bảng 5.10 Kết quả Independent Samples Test thực nghiệm sau tác

Trang 7

Biểu đồ 3.1 Tổng hợp ý kiến khảo sát về mức độ sử dụng các hình thức

kiểm tra, đánh giá trong dạy học các môn KHXH&NV 91 Biểu đồ 3.2 Tổng hợp ý kiến khảo sát về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục

Biểu đồ 3.3 Tổng hợp ý kiến khảo sát về vận dụng DHNVĐ trong thiết kế

nội dung dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển

Biểu đồ 3.4 Tổng hợp ý kiến khảo sát về vận dụng DHNVĐ trong hình

thức tổ chức dạy các môn KHXH&NV theo hướng phát triển

Biểu đồ 5.1 So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa LTN1 và LĐC1 161 Biểu đồ 5.2 So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa LTN2 và LĐC2 161 Biểu đồ 5.3 So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa LTN1 và LĐC1 163 Biểu đồ 5.4 So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa LTN2 và LĐC2 166 Biểu đồ 5.5 Mức độ hứng thú của học viên khi tham gia DHNVĐ 170 Biểu đồ 5.6 Mức độ lĩnh hội bài học của học viên LTN 171

Đồ thị 5.1 Đồ thị biểu diễn tần suất lũy tích về sự tiến bộ ở LTN1 và LĐC1 164

Đồ thị 5.2 Đồ thị biểu diễn tần suất lũy tích về sự tiến bộ ở LTN2 và LĐC2 167

Sơ đồ 4.1 Quy trình tổ chức DHNVĐ trong dạy học các môn

KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực

Sơ đồ 5.1 Quy trình tiến hành thực nghiệm sư phạm 159

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Trước xu hướng đổi mới giáo dục trên thế giới, yêu cầu đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học vàcông nghệ, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định:

Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sangphát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủyếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy vàhọc trực tuyến, qua internet, truyền hình, các hoạt động xã hội,ngoại khoá, nghiên cứu khoa học [18, tr.232]

Theo đó, quá trình dạy học đại học cũng được triển khaitheo hướng giảm thời lượng dạy lý thuyết, tăng thời lượng thảoluận và thực hành; học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thựctiễn; chú trọng rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu, pháttriển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễncho người học Để đạt được điều đó, một trong những phương hướng, biệnpháp mà các trường đại học hiện nay đang thực hiện là tích cực nghiên cứu, vậndụng các lý thuyết, quan điểm, PPDH hiện đại vào quá trình dạy học nhằmkhông ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo theo yêu cầu mới

Dạy học nêu vấn đề là kiểu dạy học hiện đại, dựa trên quan điểm dạyhọc lấy người học làm trung tâm DHNVĐ có vai trò to lớn trong việc gắn lýluận với thực tiễn, học đi đôi với hành; phát huy tính tích cực, tự giác, độclập, sáng tạo của người học trong học tập; làm phát triển năng lực, phẩm chấtngười học sát với nhiệm vụ, chức trách và thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.Theo đó, DHNVĐ được xem là kiểu dạy học tích cực phù hợp với chủ trươngđổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về mục tiêu, yêu cầu đàotạo ở các nhà trường đại học hiện nay Với ý nghĩa đó, nghiên cứu làm sáng tỏDHNVĐ, vận dụng DHNVĐ vào quá trình dạy học là một hướng đi đúng đắnnhằm góp phần đổi mới quá trình dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục,

Trang 9

đào tạo ở các nhà trường hiện nay.

Các TSQQĐ là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm

vụ đào tạo đội ngũ cán bộ, sĩ quan cho quân đội Trong chương trình dạy học ởTSQQĐ các môn KHXH&NV chiếm tỉ trọng lớn góp phần đào tạo người cán

bộ, sĩ quan có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới Dạy học các môn KHXH&NV có vị trí đặc biệt quantrọng, đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng ở người cán bộ, sĩ quan quân đội

có thế giới quan, phương pháp luận khoa học, niềm tin cộng sản, các phẩm chấtnhân cách của người quân nhân cách mạng, cùng tinh thần chiến đấu cao vànăng lực tổ chức các hoạt động quân sự Trong thời gian qua, dạy học các mônKHXH&NV mặc dù đã có những điều chỉnh, đổi mới tích cực, mạnh mẽ nhưngtrên thực tế đối chiếu với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học thì chất lượng dạyhọc các môn KHXH&NV vẫn còn nhiều bất cập, chưa tạo ra được những độtphá lớn về đổi mới phương pháp dạy của giảng viên và phương pháp học tập,nghiên cứu của học viên Mục tiêu dạy học còn nặng về trang bị kiến thức, kĩxảo, kĩ năng chưa thực sự chú trọng tới sự phát triển năng lực của người học.Chương trình, nội dung dạy học vẫn dàn trải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thựchành, đổi mới PPDH chưa có chiều sâu, hiệu quả chưa cao, chưa làm phát triểnđược toàn diện năng lực, phẩm chất cho người học, Nghị quyết1657-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương cũng đã chỉ ra: “Học viên đào tạo sĩquan cấp phân đội tốt nghiệp ra trường một số đồng chí chưa thích ứng nhanh vớiđiều kiện, môi trường công tác mới” [76, tr.1] Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấpthiết là cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các lý thuyết dạy học tích cực vào quátrình dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ để tạo sự chuyển biến thật sự vềđổi mới cách dạy, cách học, nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NVđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các TSQQĐ hiện nay Trong đó, hướng nghiêncứu, vận dụng DHNVĐ vào dạy học các môn KHXH&NV được các TSQQĐ lựachọn

Thực tiễn vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở các

TSQQĐ mặc dù đã được quan tâm, nghiên cứu, áp dụng Tuy nhiên việc vận dụng

Trang 10

DHNVĐ vào dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực ngườihọc còn nhiều hạn chế: nhận thức về DHNVĐ còn chưa đầy đủ, toàn diện; năng lựcvận dụng DHNVĐ của một số giảng viên và khả năng tiếp nhận DHNVĐ của họcviên còn chưa tốt; chưa có quy trình tổ chức DHNVĐ khoa học, rõ ràng, còn mangtính chất kinh nghiệm cá nhân; cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập củangười học còn chưa phù hợp; bên cạnh đó, một số điều kiện đảm bảo, môi trường

sư phạm để thực hiện có hiệu quả kiểu dạy học này còn hạn chế Do đó, nghiên cứulàm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn, làm cơ sở đề xuất biện pháp vậndụng có hiệu quả DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng pháttriển năng lực người học là yêu cầu mang tính cấp thiết, góp phần tích cực nâng caochất lượng giáo dục đào tạo ở các TSQQĐ hiện nay

Mặt khác, nghiên cứu về DHNVĐ đã có những công trình, đề tài quantâm nghiên cứu ở các góc độ, khía cạnh khách nhau Tuy nhiên, nghiên cứu vềvận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướngphát triển năng lực người học đến nay còn khá hạn chế, chưa thật cụ thể và cótính hệ thống Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, cùng với sự mong muốngóp phần nghiên cứu, vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV

có chất lượng tốt, làm nâng cao chất lượng dạy học ở TSQQĐ, phù hợp với chủ

trương đổi mới giáo dục, tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng dạy học nêu vấn đề

trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học” làm luận án nghiên cứu của

Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 11

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến DHNVĐ và vận dụngDHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng pháttriển năng lực người học.

Làm rõ những vấn đề lý luận về DHNVĐ và vận dụng DHNVĐ trong dạyhọc các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học

Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học các môn KHXH&NV,DHNVĐ, vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theohướng phát triển năng lực người học và thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu

tố tác động, trên cơ sở đó rút ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng

Đề xuất yêu cầu và biện pháp vận dụng DHNVĐ trong dạy các mônKHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học

Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khoa học, khả thicủa các biện pháp đã xây dựng

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ

Đối tượng nghiên cứu

Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội vànhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề

lý luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp cơ bản để vận dụng DHNVĐ trong dạyhọc các môn KHXH&NV theo Quyết định số 1650/QĐ-CT của Chủ nhiệmTổng cục Chính trị về việc ban hành Chương trình KHXH&NV đào tạo sĩquan chỉ huy - tham mưu, hậu cần, kĩ thuật, quân y, tình báo cấp phân đội,trình độ đại học trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Quyết định số1651/QĐ-CT của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị về việc ban hành Chươngtrình KHXH&NV đào tạo sĩ quan Chính trị cấp phân đội, trình độ đại học

Địa bàn khảo sát: Khảo sát, điều tra thực tế ở 05 TSQQĐ: Trường Sĩ quan

Lục quân 1, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Công binh, Trường Sĩ quan

Trang 12

Tăng thiết giáp, Trường Sĩ quan Pháo binh Thực nghiệm sư phạm tiến hành thựcnghiệm tại Trường Sĩ quan Công binh, Trường Sĩ quan Lục quân 1 Phần thực

nghiệm tập trung thực nghiệm 01 biện pháp (biện pháp 4: Tổ chức vận dụng dạy

học nêu vấn đề trong hình thức bài giảng các môn khoa học xã hội và nhân văn theo hướng phát triển năng lực người học) đối với môn Giáo dục học quân sự

nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đã xây dựng

Khách thể khảo sát: Cán bộ, giảng viên giảng dạy các môn KHXH&NV

ở các TSQQĐ; học viên đào tạo sĩ quan ở các TSQQĐ

Phạm vi thời gian: Thời gian khảo sát từ 8/2022 đến 5/2023, thời gian

tiến hành thực nghiệm: vòng 1 từ tháng 9/2022 đến tháng 11/2022; vòng 2 từtháng 3/2023 đến tháng 5/2023 Số liệu sử dụng trong nghiên cứu luận ánđược tính từ 2018 đến nay

4 Giả thuyết khoa học

Vận dụng các quan điểm, lý thuyết, PPDH nói chung và vận dụngDHNVĐ nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới quá trình dạy học, đáp

ứng mục tiêu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Nếu thực

hiện đồng bộ các biện pháp vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn

KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học ở TSQQĐ thì sẽ phát

triển được năng lực học viên, đáp ứng chuẩn đầu ra và nâng cao chất lượng dạyhọc các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ hiện nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng cộng sảnViệt Nam về giáo dục và đào tạo làm định hướng cho việc tiếp cận đối tượngnghiên cứu, luận giải các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Cơ sở thực tiễn

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng dạy học các mônKHXH&NV, DHNVĐ và vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn

Trang 13

KHXH&NV ở TSQQĐ qua các số liệu điều tra của tác giả Các văn bản, nghịquyết, hướng dẫn, báo cáo tổng kết về công tác giáo dục, đào tạo của Đảng,Nhà nước, Quân đội và các TSQQĐ hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiếp cận vấn đề theo các quan điểmtiếp cận sau:

Tiếp cận hệ thống - cấu trúc

Hệ thống là một chỉnh thể thống nhất bao gồm các thành tố cấu thành

có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau Luận án xem xét vận dụngDHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV là một bộ phận của quá trìnhdạy học ở nhà trường Vì vậy, cần nghiên cứu quá trình này trong mối quan

hệ với các bộ phận, các yếu tố khác của quá trình dạy học, đồng thời nghiêncứu trong mối liên hệ với các điều kiện khách quan và chủ quan tác động, ảnhhưởng đến chất lượng, hiệu quả vận dụng DHNVĐ trong dạy học các mônKHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học

Tiếp cận lịch sử - logic

Nghiên cứu về DHNVĐ đã có nhiều công trình quan tâm nghiên cứu,luận giải ở các khía cạnh khác nhau Đối với quá trình dạy học các mônKHXH&NV ở các TSQQĐ, việc vận dụng các lý thuyết, quan điểm dạy họchiện đại được thực hiện thường xuyên Vì vậy, vấn đề vận dụng DHNVĐtrong dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triểnnăng lực người học là một sự kế thừa Nghiên cứu vấn đề này, luận án tìm racác biện pháp vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở cácTSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học, trên cơ sở tìm hiểu lịch sử,tổng kết kinh nghiệm, kế thừa các kết quả nghiên cứu trên thế giới, Việt Nam

về vận dụng DHNVĐ trong dạy học và tiến hành vận dụng vào trong dạy họccác môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực ngườihọc nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các nhà trường

Tiếp cận thực tiễn

Nghiên cứu vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV theo

Trang 14

hướng phát triển năng lực người học là để vận dụng định hướng này vào thựctiễn dạy học ở các TSQQĐ Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung này được dựa trên

cơ sở thực tiễn để tìm hiểu, đánh giá thực trạng, đề xuất biện pháp vận dụngDHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng pháttriển năng lực người học nhằm đào tạo học viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn củacác TSQQĐ, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội

Tiếp cận phát triển năng lực

Phát triển năng lực người học bậc đại học là tập trung vào việc xác định

và phát triển các năng lực cốt lõi mà người học cần đạt được để thực hiện thànhcông một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể Mục tiêu phát triển năng lực ngườihọc là yêu cầu trọng tâm, xuyên suốt của quá trình dạy học ở các TSQQĐ Do

đó, nghiên cứu vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở cácTSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học phải xác định rõ các năng lực

mà học viên cần đạt được, trên cơ sở đó để tiến hành các hoạt động dạy họcnhằm hình thành, phát triển năng lực cho họ đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạocủa nhà trường, sự phát triển của thực tiễn hoạt động quân sự

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm:

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu và hệ thống hóa, khái quáthóa lý luận về DHNVĐ nói chung và vận dụng DHNVĐ trong dạy học cácmôn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực nói riêng trên cơ

sở đó xây dựng cơ sở lý luận của luận án

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát quá trình dạy học các môn

KHXH&NV ở các trường Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Chínhtrị, Trường Sĩ quan Công binh, Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, Trường Sĩquan Pháo binh nhằm thu thập những thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc xử lý,đánh giá các kết quả điều tra; đảm bảo cho việc đánh giá được khách quan,chính xác Trong đó, tập trung quan sát các giờ học có vận dụng DHNVĐ củađội ngũ giảng viên

Trang 15

Phương pháp điều tra: Được vận dụng với mục đích thu thập các thông

tin về thực trạng của vấn đề nghiên cứu như: Nhận thức của giảng viên và họcviên về quá trình dạy học các môn KHXH&NV; về DHNVĐ và vận dụngDHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lựcngười học; kiểm chứng tính khoa học, khả thi của các biện pháp vận dụngDHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng pháttriển năng lực người học hiện nay

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp đội ngũ giảng viên, học

viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường về các vấn đề có liên quan đếnvận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triểnnăng lực người học, hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu về hồ sơ, giáo

án, kế hoạch dạy học của giảng viên trên lớp và vở ghi của học viên, các tài liệu

mà giảng viên cung cấp cho học viên trong học tập cũng như kết quả, sản phẩmhọc tập của học viên sau các bài học để phân tích, đánh giá thực trạng, hiệu quảvận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướngphát triển năng lực người học một cách phù hợp

Phương pháp chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến chuyên gia về việc vận dụng

DHNVĐ trong dạy học Từ đó, rút ra kết luận cần thiết làm cơ sở cho việc đề xuấtbiện pháp vận dụng DHNVĐ trong giảng dạy các môn KHXH&NV ở cácTSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học

Phương pháp thực nghiệm sư phạm có đối chứng: Được vận dụng với

mục đích kiểm chứng tính đúng đắn, khả thi và hiệu quả của biện pháp vận dụngDHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lựcngười học đã xây dựng Phương pháp này nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học

và được tiến hành trên học viên ở Sĩ quan Lục quân 1, Sĩ quan Chính trị

Các phương pháp hỗ trợ

Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi sử dụng thêm các phương pháp như:

Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán

học và phần mềm SPSS 20.0 (IBM SPSS Statistical 20.0) để xử lý số liệu cho

Trang 16

phần thực trạng và thực nghiệm nhằm đánh giá chính xác kết quả thu được vàrút ra những kết luận cần thiết.

Phương pháp vận dụng các phần mềm tin học: Sử dụng các phần mềm

về vẽ các biểu đồ, đồ thị minh họa cho thực nghiệm

6 Những đóng góp mới của luận án

Xây dựng được khái niệm, nội dung, điều kiện vận dụng DHNVĐ trong dạyhọc các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học;xây dựng quy trình tổ chức DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở cácTSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học, góp phần hoàn thiện, bổ sung vàphát triển lý luận về vận dụng DHNVĐ trong dạy các môn KHXH&NV ở TSQQĐ

Phân tích, đánh giá được thực trạng về vận dụng DHNVĐ trong dạy họccác môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học, chỉ

ra được ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó, làm cơ sở khoahọc để đề xuất các yêu cầu, biện pháp vận dụng

Đề xuất được các yêu cầu, biện pháp vận dụng DHNVĐ trong dạy họccác môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Luận án góp phần bổ sung, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vậndụng DHNVĐ, cung cấp cơ sở lý luận cho việc thiết kế và vận dụng DHNVĐtrong dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triểnnăng lực người học

Đưa ra hướng dẫn sư phạm cụ thể cho việc vận dụng DHNVĐ trong dạy họccác môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học.Luận án có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong dạy học, cung cấp cơ sở,luận cứ cho giảng viên, học viên vận dụng vào quá trình dạy học góp phần đổi mới

và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ

8 Kết cấu luận án

Luận án được kết cấu gồm: Phần mở đầu, 5 chương, kết luận, kiến nghị,danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án,danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục kèm theo

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan các công trình ngoài nước và trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về dạy học nêu vấn đề

* Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước

A.M Machiuskin (1972), Tình huống có vấn đề trong tư duy và dạy học

[54] Tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân tích các THCVĐ, đưa ra nhữngnguyên tắc xây dựng tình huống và giải quyết các THCVĐ qua đó tác giả trìnhbày quan niệm về DHNVĐ Quan niệm của tác giả về DHNVĐ là có phạm virộng, tác giả cho rằng đây là một kiểu dạy học và một giai đoạn của dạy học, làgiai đoạn cần thiết trong quá trình hình thành hành động, trong quá trình lĩnhhội tri thức Dưới góc độ nghiên cứu DHNVĐ là một kiểu dạy học, tác giả đãnghiên cứu sâu về THCVĐ, cách thức giải quyết THCVĐ, tuy nhiên tác giảchưa chỉ ra cách kết luận vấn đề, nhận xét, đánh giá việc giải quyết vấn đề Kếtquả nghiên cứu của Machiuskin có giá trị khoa học và thực tiễn to lớn nên đãđược áp dụng rộng rãi ở nhiều nước Đông Âu và Liên Xô sau này Đây cũng là

cơ sở để nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam tiếp thu, kế thừa và vận dụngtrong thực tiễn dạy học

V O Kon (1976), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề [42] Đây là

công trình có giá trị về DHNVĐ, trong đó ông đã đưa ra các khái niệm cơ bảnliên quan trực tiếp tới DHNVĐ như: “vấn đề”, “tình huống có vấn đề” “giảiquyết vấn đề” Ông cho rằng một “vấn đề” bao giờ cũng bao gồm hai mặt: Cái

đã biết và cái chưa biết, trong đó cái đã biết là điều kiện để đi đến cái chưa biết,cần tìm “Vấn đề” và “tình huống có vấn đề” là cơ sở cốt yếu của DHNVĐ.Bên cạnh đó, tác giả cũng khẳng định tác dụng DHNVĐ là kích thích người họctích cực suy nghĩ, chủ động tìm tòi, sáng tạo để giải quyết vấn đề, đạt tới kiếnthức mới một cách sâu sắc, vững chắc Mặc dù là người đầu tiên đạt được nhiềuthành công trong việc thực nghiệm về DHNVĐ nhưng V.O Kon lại chỉ quantâm về việc ghi lại những thực nghiệm của mình trong việc áp dụng kiểu dạy học

Trang 18

này mà không chú trọng đến việc xây dựng những cơ sở khoa học của DHNVĐ.Thông qua công trình nghiên cứu của ông đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận,thực tiễn về DHNVĐ, là cơ sở quan trọng mở ra khả năng áp dụng rộng rãiDHNVĐ trong các nhà trường và cho các môn học sau này.

I Ia Lecne (1977), Dạy học nêu vấn đề [39] Trong cuốn sách, tác giả đã

phân tích nguồn gốc của DHNVĐ, đưa ra khái niệm hai kiểu tư duy: Tư duy táihiện và tư duy sáng tạo, ông cho rằng cách dạy học giải thích - minh họa đã tồntại rất lâu trong lịch sử dạy học, tuy có bảo đảm được việc truyền thụ tri thức,song không có tác dụng phát triển các năng lực sáng tạo cho học sinh Lecnecho rằng trong dạy học cần hình thành và giải quyết các “bài toán có vấn đề”,việc giải các bài toán có vấn đề là một hình thức rèn luyện tư duy sáng tạo, mộtmặt giúp học sinh lĩnh hội tri thức, mặt khác giúp họ hình thành các kĩ nănghoạt động sáng tạo Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra các chức năng, các dạngcủa DHNVĐ và đặc trưng của DHNVĐ đó là các THCVĐ Ông cho rằng:THCVĐ là một khâu quan trọng của DHNVĐ Không có THCVĐ thì không cóDHNVĐ Ngoài ra, ông cũng nêu ra những nhiệm vụ cơ bản và vai trò củangười dạy đối với quá trình DHNVĐ Đây là những nền móng khoa học nghiêncứu có hệ thống về DHNVĐ, tạo tiền đề cho các nghiên cứu về sau

T.V Kudiatxev (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như

thế nào [38], là công trình quan tâm nghiên cứu về “tình huống có vấn đề” trong

dạy học, trên hướng nghiên cứu này, ông đã đưa ra quan niệm về DHNVĐ.Quan niệm của tác giả nhấn mạnh tới “tình huống có vấn đề”, đây là nhân tố cốtlõi của DHNVĐ, có tác dụng lớn trong việc phát huy tính tích cực học tập củahọc sinh, sau này nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp thu và phát triển “tình huống cóvấn đề” trong các nghiên cứu cụ thể của mình về DHNVĐ

Z Rez (1983), Phương pháp luận dạy văn học [74] Trong cuốn sách, tác

giả đã có sự phát triển, làm rõ hơn về “tình huống có vấn đề”, theo tác giả trongDHNVĐ các THCVĐ phải có sự liên kết với nhau và có các mức độ phức tạp dầnlên tùy thuộc vào đặc điểm của người học và mục đích của quá trình dạy học Đểtạo THCVĐ, tác giả cho rằng cần phải thiết lập hệ thống câu hỏi nêu vấn đề - câuhỏi sáng tạo nhằm kích thích hoạt động tư duy của chủ thể dạy và học

Trang 19

Duch, B J., Groh, S E, & Allen, D E (2001), The power of

problem-based learning [120], trong cuốn sách các tác giả cho rằng DHNVĐ là

phương pháp giảng dạy trong đó các vấn đề phức tạp ở thực tiễn được sửdụng làm phương tiện để kích thích học sinh học các khái niệm và nguyên tắcthay vì trình bày trực tiếp các sự kiện và khái niệm theo cách giảng dạy thôngthường Các tác giả cũng chỉ ra, DHNVĐ có thể thúc đẩy sự phát triển các kĩnăng tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp Nócũng có thể tạo cơ hội để làm việc theo nhóm, tìm kiếm và đánh giá tài liệunghiên cứu, và học tập suốt đời

Vera Herceg Mandić, Anđelija Ivkov Džigurski, Ljubica Ivanović Bibićand Smiljana Đukičin (2016), “Modeling the Geography Class throughProblem-Based Teaching: a Case Study from Novi Sad, Serbia” [132], trongbài báo khoa học các tác giả nhấn mạnh nền tảng của DHNVĐ là sự chuẩn bịtốt và lựa chọn đúng vấn đề “đúng” Vấn đề phải thú vị và có liên quan đếnthế giới thực Cách giải quyết vấn đề nên có nhiều phương án, không nên cómột giải pháp duy nhất; việc giải quyết vấn đề nên dựa vào kiến thức và kinhnghiệm trước đó của học sinh, việc dạy học phải được tổ chức theo cách saocho học sinh có thể độc lập tìm ra cách giải quyết vấn đề của riêng mình

* Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, Phan Văn Kha (1996), Phương pháp

nghiên cứu giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp [48], khi nghiên cứu về

DHNVĐ, các tác giả đã chỉ ra ba đặc trưng cơ bản sau: 1 Giáo viên đặt ratrước người học một loạt những bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫngiữa cái đã biết và cái phải tìm, nhưng chúng được cấu trúc lại một cách sưphạm, gọi là những bài tập nêu vấn đề ơrixtic (những bài toán nêu vấn đềnhận thức và yêu cầu phải tìm tòi - phát hiện); 2 Người học tiếp nhận mâuthuẫn của bài toán ơrixtic như mâu thuẫn của bản thân mình và được đặt vàohình huống có vấn đề, tức là trạng thái có nhu cầu bên trong bức thiết muốngiải quyết bằng được bài toán đó; 3 Bằng cách tổ chức giải bài toán ơrixtic

mà người học lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả kiến thức, cả cách thứcgiải và do đó có được niềm vui sướng của sự nhận thức sáng tạo

Trang 20

Vũ Văn Tảo - Trần Văn Hà (1996), Dạy - học giải quyết vấn đề - một

hướng đổi mới trong công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện [80], trong tài

liệu tổng luận phục vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viênnhững người quan tâm đến đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, các tácgiả đã nêu lên những nét đặc trưng của kiểu dạy học giải quyết vấn đề, vềyêu cầu bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong mục tiêu đào tạo, cũngnhư định hướng vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào các trường học ởnước ta Các tác giải coi đây là một hướng đổi mới quan trọng trong côngtác giáo dục, đào tạo, huấn luyện, có hiệu quả tích cực làm nâng cao chấtlượng giáo dục, đào tạo ở các nhà trường

Nguyễn Bá Kim (1998), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động [43], tác giả chỉ ra 3 mức độ của DHNVĐ là: Thuyết trình nêu vấn đề: giảng

viên tạo ra THCVĐ, sau đó chính giáo viên đặt vấn đề và trình bày suy nghĩ

giải quyết; Đàm thoại nêu vấn đề: Trong đàm thoại nêu vấn đề, người học

giải quyết các vấn đề không hoàn toàn độc lập mà là có gợi ý dẫn dắt củagiảng viên khi cần thiết Phương tiện để thực hiện hình thức này là những câuhỏi của thầy và những câu trả lời hoặc hành động đáp lại của trò, như vậy có

sự đan kết, thay đổi hoạt động của thầy dưới hình thức đàm thoại; Tự nghiên

cứu vấn đề: Trong tự nghiên cứu vấn đề, tính độc lập của người học được

phát huy cao độ, giảng viên chỉ tạo ra tình huống gợi vấn đề, người học tựphát hiện và giải quyết vấn đề đó Như vậy trong hình thức này người học độclập nghiên cứu vấn đề và thực hiện tất cả các khâu của quá trình nghiên cứu

Có thể thấy DHNVĐ đã được nhiều tác giả nghiên cứu, mặc dù dướicác góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung các nghiên cứu đều đã đềcập đến những vấn đề trọng tâm của DHNVĐ như: vấn đề, THCVĐ, giảiquyết vấn đề Ngoài ra, các công trình cũng khẳng định vị trí, vai trò, tầmquan trọng của DHNVD đối với phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo củangười học, là một hướng đổi mới làm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục,đào tạo ở các nhà trường Đây là những cơ sở lý luận nền móng quan trọng đểcác nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu vận dụng DHNVĐ vào những môn học

cụ thể phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục, đào tạo

Trang 21

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học, dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn theo hướng phát triển năng lực người học

* Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước

J Dewey (1910), How we think [124], lần đầu tiên, quan điểm về

DHNVĐ đã được nhà giáo dục nổi tiếng Hoa Kỳ, J Dewey trình bày trong

cuốn: Chúng ta suy nghĩ như thế nào? Cuốn sách này đã được tái bản hoàn

chỉnh hơn vào năm 1933 Trong tác phẩm của mình, J Dewey đã đề ra quytrình suy nghĩ vận động của học sinh để đi đến làm sáng tỏ vấn đề nhận thức

Lý thuyết dạy học của J Dewey đã được phổ biến và vận dụng rộng rãi, vì nóchống lại lối dạy giáo điều thời đó Các học trò của J Dewey như V Becton,Getrels đã hoàn chỉnh hơn qua các công trình về DHNVĐ Các ông cho rằngDHNVĐ rất có hiệu quả trong việc tạo cho học sinh khả năng làm việc độc lập,sáng tạo trong giờ học Tuy nhiên các ông vẫn chưa đề cập sâu về những vấn

đề lý luận cơ bản của DHNVĐ

John W Burke (1995), Competency based Education and Training

(Giáo dục và đào tạo dựa trên năng lực thực hiện) [125], với mục đích hướngtới là cần có một bước nhảy vọt về giáo dục và đào tạo cho người trẻ để đápứng các nhu cầu của nền kinh tế trong một thế giới ngày càng cạnh tranh hơn.trong cuốn sách tác giả đã trình bày sự cần thiết, nguồn gốc của dạy học theohướng phát triển năng lực, dựa vào quan niệm về năng lực thực hiện để xácđịnh tiêu chuẩn năng lực, đánh giá dựa theo hướng phát triển năng lực và cảitiến chương trình đào tạo dựa trên năng lực thực hiện

Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để

phát triển các năng lực ở nhà trường [75], tác giả đã chỉ ra nhiệm vụ của nhà

trường ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức đơn thuần thì cầnphải tập trung dạy cho học sinh có khả năng tìm kiếm, quản lý thông tin và tổchức kiến thức, đồng thời phải biết cách sử dụng kiến thức của mình vào giảiquyết các tình huống có ý nghĩa Từ đó ông khẳng định: “…nhà trường cầnphát triển những năng lực ở học sinh” [75, tr.10-11]

Trang 22

Thomas Armstrong (2011) với sách Đa trí tuệ trong lớp học [1] và Raija Roy Singh (1991) với nghiên cứu “Education for twenty-first century:

Asia- Pacific perspective” (Giáo dục cho thế kỷ XXI: Châu Á- Thái Bình

dương) [129] mặc dù chưa đưa ra được quan niệm, nhưng các tác giả đềukhẳng định sự cần thiết phải phát triển năng lực cho người học, đồng thời nêunên những gợi ý cần thiết cho người giáo viên trong quá trình dạy học nhằmphát triển năng lực người học Cùng hướng nghiên cứu, tác giả Thomas

Deissinger, Slike Hellwig (2011), Structures and functions of

Competency-based Education and Training (CBET) (Các cấu trúc và chức năng của giáo

dục và đào tạo dựa trên năng lực) [131] từ việc chỉ ra: Mục tiêu đào tạo theonăng lực là nhằm chuẩn bị cho người học một cách hiệu quả hơn tại nơi làmviệc, có nghĩa là việc trang bị các năng lực có tính đến các yêu cầu của công

ty và ngành nghề cụ thể Phương thức đào tạo này sẽ góp phần rút ngắnkhoảng cách giữa đào và thực tiễn nghề nghiệp người học Từ đó khẳng định:

“Để thực hiện chương trình CBET phải có sự thay đổi cách dạy truyền thốngsang phối hợp linh hoạt các hoạt động học tập” [131, tr.21]

Louis Louw, Quintus Deacon (2020), “Teaching Industrie 4.0technologies in a learning factory through problem-based learning: case study

of a semi-automated robotic cell design” [127], trong nghiên cứu này, các tácgiả đã làm rõ đặc điểm thời đại 4.0 và chỉ ra những thách thức mà trường đạihọc phải đối mặt trong việc xác định đặc điểm công việc trong tương lai vàcác yêu cầu về năng lực cần hình thành cho sinh viên Bằng cách sử dụngDHNVĐ sẽ góp phần làm phát triển các kĩ năng, đặc biệt là các kĩ năng mềmliên quan đến sáng tạo, tư duy hệ thống và giải quyết vấn đề từ đó tạo ranhững con người có năng lực thích ứng với thời đại mới

* Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Lê Minh Vụ (2005), Hoàn thiện phương pháp dạy học các môn khoa

học xã hội và nhân văn trong nhà trường quân đội [111]; Lê Minh Vụ (2007),

Tổ chức quá trình dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở đại học quân sự [112]; Những công trình nghiên cứu trên đã tập trung bàn về xu

Trang 23

hướng đổi mới, sử dụng các PPDH tiên tiến, trong đó có đi sâu phân tích việc

sử dụng PPDH nêu vấn đề, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và hướng tới sửdụng PPDH nêu vấn đề kết hợp với các phương pháp dạy học khác, nhằmnâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở nhà trường quân đội

Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi

mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông [10], các tác giả đã

tập trung làm rõ ưu và nhược điểm của chương trình định hướng nội dung;chương trình định hướng đầu ra; chương trình định hướng phát triển năng lực

Từ đó kết luận: Để khắc phục tình trạng “hàn lâm, kinh viện” của chươngtrình giáo dục hiện nay, việc tiếp cận chương trình giáo dục định hướng đầu

ra và định hướng phát triển năng lực là sự lựa chọn tối ưu Các PPDH phảivừa chú ý tích cực hoá người học về hoạt động trí tuệ, đồng thời rèn luyệnnăng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghềnghiệp, gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn

Tổng cục Chính trị (2020), Nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa

học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện năng lực người học [90], trong cuốn sách các tác giả đã

quan niệm “Phát triển toàn diện năng lực người học là quá trình phát triển ởngười học khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất

cá nhân vào thực tiễn hoạt động quân sự theo mục tiêu đào tạo của nhà trườngquân đội” [90, tr.20], đồng thời làm rõ đặc điểm về dạy học các mônKHXH&NV ở các học viện, TSQQĐ; quan niệm về chất lượng và tiêu chíđánh giá chất lượng dạy học các môn KHXH&NV ở các học viện, TSQQĐ đápứng yêu cầu phát triển toàn diện năng lực người học Trên cơ sở đánh giá thựctrạng chất lượng dạy học các môn KHXH&NV ở các học viện TSQQĐ đápứng yêu cầu phát triển toàn diện năng lực người học Các tác giả đã đề xuấtnhững yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV

ở các học viện, TSQQĐ đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện năng lực ngườihọc

Nguyễn Văn Phán (2014), Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng

Trang 24

phát triển năng lực cho người học ở Học viện Chính trị [70], trong đề tài khoa

học tác giả đã luận giải các vấn đề về đổi mới PPDH theo phát triển năng lực.Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế như giờ học vẫn mangtính độc thoại, học viên thụ động trong học tập, ít đọc tài liệu, thích nghe hơnthích tranh luận… , tác giả khẳng định cần thiết phải đổi mới PPDH theohướng phát triển năng lực Phương hướng đổi mới là kết hợp giữa cải tiến,hoàn thiện các PPDH truyền thống và đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng cácPPDH tiến, hiện đại vào quá trình dạy học

Nguyễn Lan Phương (2000), Cải tiến phương pháp dạy học toán với

yêu cầu tích cực hóa hoạt động học tập theo hướng giúp học sinh phát hiện

và giải quyết vấn đề [73] Trong luận án, tác giả đã hệ thống hóa một số khía

cạnh cơ bản của tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập và PPDH phát huytính tích cực của học sinh Phân tích logic tổng quát và hình thức tổ chức củatình huống có vấn đề Thiết kế quy trình dạy học theo hướng giúp học sinhphát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra 7 biện pháp tích cực hóa tư duy của họcsinh trong quá trình phát hiện vấn đề, 10 biện pháp trong quá trình giải quyếtvấn đề và 8 biện pháp trong giai đoạn vận dụng kiến thức

Lê Văn Năm (2001), Sử dụng dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic để nâng cao

hiệu quả dạy học chương trình hóa đại cương và hóa vô cơ ở trường trung học phổ thông [63], trong luận án tác giả đã nghiên cứu và đề xuất quy trình dạy

học sinh giải quyết vấn đề học tập gồm 8 bước Trên cơ sở quy trình, tác giả đềxuất sử dụng DHNVĐ trong các bài học khái niệm, khi nghiên cứu các nguyên

tố và chất hóa học, trong các bài sản xuất và bài tập hóa học, qua đó góp phầnnâng cao hiệu quả các bài học về hóa đại cương-vô cơ ở trường phổ thông

Lê Trung Thành (2004), Vận dụng dạy học nêu vấn đề vào dạy học

tác phẩm văn chương ở bậc trung học [85], cùng hướng nghiên cứu vận

dụng với môn Ngữ Văn, luận án đã nghiên cứu và đề xuất 5 biện pháp dạyhọc tác phẩm văn chương bằng DHNVĐ gồm: Đàm thoại phát kiến; Đánhgiá các nhận xét, kết luận về tác phẩm; Tìm tòi giải thích nguyên nhân; sosánh liên hệ và tạo dựng tình huống có vấn đề làm nổi bật vấn đề trong tâm

Trang 25

lý nhận thức.

Trần Văn Kiên (2006), Vận dụng tiếp cận dạy học giải quyết vấn đề

trong di truyền học ở trường trung học phổ thông [44], trong luận án tác giả

đã làm rõ các cơ sở khoa học của dạy học giải quyết vấn đề, đề xuất hệ thốngcác nguyên tắc dạy học theo tiếp cận giải quyết vấn đề, cùng với quy trìnhdạy học, các mức độ giải quyết vấn đề trong dạy học môn Sinh học với phần

di truyền học ở trường trung học phổ thông

Trần Xuân Phú (2012), Dạy học theo hướng phát triển năng lực của

học viên Trường Sĩ quan Chính trị [71], luận án của tác giả là công trình

nghiên cứu khá hoàn chỉnh về dạy học theo hướng phát triển năng lực cho họcviên, trong đó tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của việc dạy học theo hướngphát triển năng lực cho học viên và đề xuất các biện pháp vận dụng các PPDHtích cực trong tổ chức quá trình dạy học để phát triển năng lực học viên

Tô Văn Khôi (2013), Dạy học giải quyết vấn đề trong phần lý thuyết

cơ sở ở trường cao đẳng kỹ thuật [45], luận án của tác giả đã làm rõ các vấn

đề lý luận cơ bản: Vấn đề khoa học và vấn đề học tập; Tình huống có vấn đề

và tình huống dạy học; Giải quyết vấn đề và mô hình giải quyết vấn đề; Họctập giải quyết vấn đề; Dạy học giải quyết vấn đề, cùng với nguyên tắc và cácmức độ của dạy học giải quyết vấn đề trong phần lý thuyết cơ sở Đặc biệt là

tác giả đã luận giải chi tiết 4 mức độ của dạy học giải quyết vấn đề gồm: 1.

Thuyết trình giải quyết vấn đề; 2 Đàm thoại giải quyết vấn đề; 3 Sinh viên hợp tác giải quyết vấn đề; 4 Tự nghiên cứu Như vậy với mức độ tự lực của

sinh viên, tác giả cho rằng có nhiều mức độ khác nhau: Mức độ thấp nhất làgiảng viên thuyết trình theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề, nhưng toàn

bộ các bước trình bày vấn đề, tìm phương án giải quyết và giải quyết vấn đềđều do giảng viên thực hiện Mức độ cao nhất là sinh viên độc lập giải quyếtvấn đề (tự nghiên cứu), thực hiện tất cả các bước của giải quyết vấn đề, chẳnghạn thông qua thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề, thông qua thực nghiệm,nghiên cứu trường hợp hoặc dự án học tập để giải quyết vấn đề Vì vậy trongquá trình dạy học phải căn cứ vào mức độ tự lực của sinh viên và các điềukiện phương tiện hiện có để tổ chức thực hiện bài học với các mức độ khác

Trang 26

nhau cũng nhu phối hợp tốt giữa các mức độ để đáp ứng mục tiêu bài học.

Nguyễn Thu Huyền (2018), Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

trong dạy học môn Đạo đức học ở các trường đại học sư phạm [37], tác giả

đã tổng quan tình hình nghiên cứu PPDH giải quyết vấn đề, chỉ ra vai trò vàcác yếu tố ảnh hưởng của PPDH giải quyết vấn đề trong dạy học Đạo đứchọc, nguyên tắc sử dụng và ba nhóm giải pháp sử dụng PPDH giải quyết vấn

đề trong dạy học môn Đạo đức học ở các trường Đại học sư phạm gồm:Nhóm giải pháp xây dựng chủ đề - tình huống khi sử dụng phương pháp dạyhọc giải quyết vấn đề trong dạy học môn Đạo đức học; Nhóm giải pháp phốihợp PPDH giải quyết vấn đề với các phương pháp và kỹ thuật dạy học kháctrong dạy học môn Đạo đức học; Nhóm giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giáviệc sử dụng PPDH giải quyết vấn đề trong dạy học môn Đạo đức học

Trần Hữu Thanh (2020), Đổi mới phương pháp dạy học ở các trường

đại học trong quân đội theo hướng phát triển năng lực người học [82], trong

luận án tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đổi mới PPDH theohướng phát triển năng lực người học làm căn cứ đề xuất biện pháp đổi mớiPPDH ở các trường đại học trong quân đội theo hướng phát triển năng lựcngười học, nhằm hình thành và phát triển hệ thống năng lực cần thiết cho hoạtđộng quân sự, giúp người học đáp ứng kịp thời với yêu cầu chức trách, nhiệm

vụ sau khi ra trường Các biện pháp mà tác giả đưa ra là hệ thống toàn diện,đồng bộ gồm 5 biện pháp cụ thể sau: bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lựcđổi mới PPDH cho các lực lượng sư phạm; vận dụng các phương pháp, kỹthuật dạy học phát huy tính tích cực nhận thức trong phát triển năng lực ngườihọc; đổi mới nội dung và cách thức dạy học thực hành theo hướng gắn liền vớichức trách, nhiệm vụ người sĩ quan; kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới phươngpháp, phương tiện và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; đổi mớikiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo hướng phát triển năng lực

Vũ Quang Hiển (2007), “Phương pháp nêu vấn đề trong dạy và học lịch

sử Đảng” [26], trong bài báo tác giả đã nghiên cứu, đánh giá khái quát ưu,nhược điểm của các phương pháp giảng dạy môn trong môn Lịch sử Đảng ởcác trường đại học, cao đẳng và khẳng định sự cần thiết phải vận dụng

Trang 27

phương pháp nêu vấn đề để phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.

Phạm Xuân Lý (2010), “Một số yêu cầu cần nắm vững trong chuẩn bị

và tiến hành bài giảng bằng phương pháp nêu vấn đề các môn khoa học xã hội

và nhân văn ở các trường sĩ quan hiện nay” [53], bài báo của tác giả đã đi sâu

phân tích, làm rõ chi tiết quy trình chuẩn bị và tiến hành bài giảng bằngphương pháp nêu vấn đề các môn KHXH&NV ở các trường sĩ quan hiện nay

Về quy trình chuẩn bị bài giảng nêu vấn đề gồm 6 bước: Một là, xác lập đúngmục tiêu bài giảng; Hai là, nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đếnbài giảng; Ba là, lập đề cương bài giảng; Bốn là, soạn bài giảng; Năm là,thông qua bài giảng; Sáu là, hoàn thiện và thục luyện bài giảng Quy trình vàbiện pháp thực hành giảng bài gồm 3 giai đoạn: trình bày phần mở đầu; phần

cơ bản của bài giảng; phần kết thúc bài giảng

Nguyễn Ngọc Tuấn (2014), “Dạy học theo định hướng phát triển năng

lực cho sinh viên” [97], bài viết đã nêu quan điểm về khái niệm năng lực,

khẳng định trong dạy học cần phải phát triển được một số năng lực chủ yếucho sinh viên như năng lực tự học, năng lực sáng tạo, đồng thời tác giả khẳngđịnh muốn phát triển năng lực dạy học cho sinh viên phải thông qua phát triểncác năng lực cơ bản của dạy học như năng lực thiết kế kế hoạch dạy học, nănglực tổ chức dạy học trên lớp, năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Hoàng Thúc Lân (2015), “Phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạyhọc triết học Mác-Lênin” [49], tác giả đã làm rõ sự cần thiết phải sử dụngphương pháp DHNVĐ trong dạy học Triết học Mác-Lênin, đặc biệt là trong

xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế đã và đang đặt ra nhiều thời cơ và tháchthức lớn đối với xã hội Việt Nam, trong đó có lĩnh vực giáo dục, đào tạo.Trước đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngànhgiáo dục, đào tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng luôn phải đổi mớiPPDH theo hướng phát triển năng lực của người học Muốn vậy, phải “lấyngười học làm trung tâm” trong quá trình đào tạo, đáp ứng mục tiêu giáo dụctoàn diện cho người học sau khi tốt nghiệp Nêu vấn đề trong dạy học Triếthọc Mác-Lênin hiện nay là hết sức cần thiết, có thể giải quyết được các vấn

đề nêu trên Mặt khác, thực tế hiện nay, rất nhiều sinh viên có tâm lí khôngmuốn học Triết học Mác-Lênin, coi đây lả môn khoa học trừu tượng, khô

Trang 28

khan, khó hiểu, ít có giá trị thực tiễn, không liên quan đến chuyên môn củamình Vì thế, để góp phần vào việc thay đổi quan niệm trên, đòi hỏi giảngviên gắn triết học với thực tiễn, đưa hơi thở thực tiễn vào bài học Triết học vàphát huy hết vai trò của dạy học Triết học, tạo nên sự tương tác biện chứnggiữa thầy và trò trong quá trình dạy học, để làm được điều này, cần phát huytốt PPDH nêu vấn đề trong dạy học triết học Mác-Lênin.

Lê Thị Quỳnh Trang (2015), “Vận dụng các dạng thức của dạy học nêuvấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viên” [91], trong bàiviết tác giả đã luận giải bản chất của DHNVĐ, và đi sâu nghiên cứu vận dụngcác dạng thức dạy DHNVĐ nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho sinhviên, đó là các dạng thức: Thứ nhất: Trình bày nêu và giải quyết vấn đề; Thứ hai:Dạy học tìm tòi một phần (người học hoàn thành được một phần của vấn đề vàquá trình); Thứ ba: Phương pháp nghiên cứu (người học độc lập phát hiện vàgiải quyết vấn đề): Phương pháp nghiên cứu là phương pháp trong đó giảng viênxây dựng vấn đề dưới hình thức một chủ đề, có hình thức nghiên cứu trong một

hệ thống lí thuyết nhất định, còn sinh viên thì nghiên cứu các vấn đề lí thuyếtmới hoàn toàn tự lực để chiếm lĩnh tri thức, tự mình giải quyết vấn đề Giáo viêncần dựa vào độ khó của vấn đề, năng lực của sinh viên để đưa ra các mức độ phùhợp với kiểu dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Nguyễn Thế Vinh (2017), “Phát triển năng lực người học ở các trường

sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” [109], trong bài

viết tác giả đã nhấn mạnh: “Phát triển năng lực người học đang là xu thế giáodục của các nước tiên tiến trên thế giới Đây là mô hình giáo dục trong đóviệc dạy học, đánh giá và giải trình dựa trên kết quả theo chuẩn đầu ra củangười học” [109, tr.65] Để phát triển năng lực người học ở các trường sĩquan quân đội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, tác giả đã đề xuất

4 giải pháp: 1 Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực;

2 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực; 3 Tích cựchóa hoạt động học tập của học viên trong quá trình tự học; 4 Đổi mới kiếmtra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo hướng phát triển năng lực

Nguyễn Thanh Hà (2018), “Đổi mới chương trình, nội dung, phươngthức tổ chức đào tạo ở Học viện Chính trị theo hướng phát triển toàn diện phẩm

Trang 29

chất và năng lực người học” [24], trong bài viết tác giả đã làm rõ sự cần thiếtphải đổi mới chương trình, nội dung, phương thức tổ chức đào tạo ở Học việnChính trị theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học chophù hợp với đường lối, quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo của Đảng và thực tiễn dạy học, mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở nhà trường Tácgiả cũng đề xuất những yêu cầu cơ bản nhằm thực thiện tốt việc đổi mớichương trình, nội dung, phương thức tổ chức đào tạo ở Học viện Chính trị theohướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học.

Nguyễn Thị Hải Hậu (2018), “Phát huy tính tích cực của sinh viên trườngĐại học Kinh tế Nghệ An trong quá trình học tập chương trình giáo dục quốcphòng và an ninh thông qua phương pháp dạy học nêu vấn đề” [25], trong bàibáo, tác giả đã tiếp cận DHNVĐ dưới góc độ phương pháp và quan niệm: PPDHnêu vấn đề còn được gọi là PPDH giải quyết tình huống có vấn đề, phương phápgợi mở vấn đề, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề Nêu vấn đề là mộtPPDH tích cực Tùy theo tên gọi mà mức độ “can thiệp” của người dạy vào hoạtđộng của người học sẽ khác nhau Nêu vấn đề là PPDH trong đó người dạy tạo

ra tình huống có vấn đề, điều khiển người học phát hiện vấn đề, tự giác, tích cựchoạt động giải quyết tình huống; qua đó lĩnh hội tri thức, phát triển kĩ năng vàđạt được các mục đích dạy học khác Nêu vấn đề là một PPDH sáng tạo thôngqua các tình huống có vấn đề; ở đó, sinh viên thực hiện quá trình tìm tòi khoahọc một cách tích cực, tự lực, sáng tạo dưới sự dẫn dắt, giúp đỡ của giảng viên.phương pháp này tạo ra ở sinh viên nhu cầu phát hiện và giải quyết vấn đề nảysinh (như nhu cầu của chính bản thân mình giữa vốn tri thức, trình độ nhận thứccủa sinh viên với vấn đề đặt ra của giảng viên), làm nảy sinh ý thức tự giác, sựbăn khoăn Dù thực hiện một phương pháp hay kết hợp nhiều phương pháp thìviệc nêu vấn đề, gợi mở cho sinh viên luôn được đặt ra Vấn đề được đặt ra buộcsinh viên phải tập suy nghĩ, tìm tòi để giải quyết

Tạ Quang Đàm (2019), “Đổi mới phương pháp dạy học các môn khoahọc xã hội và nhân văn trong nhà trường quân đội đáp ứng yêu cầu phát triểntoàn diện năng lực người học” [14], trong bài viết tác giả đã đánh giá nângcao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV trong nhà trường quân đội đápứng yêu cầu phát triển toàn diện năng lực người học là yêu cầu cấp thiết hiện

Trang 30

nay Để đáp ứng yêu cầu đó, cần thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, hình thức

và phương pháp, một trong những yếu tố rất quan trọng cần thực hiện tốt hiệnnay là đổi mới PPDH Tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm đổi mớiPPDH làm nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV trong nhàtrường quân đội đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện năng lực người học

Tạ Quang Đàm (2019), “Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trongdạy học các môn khoa học xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội” [15], trong bàiviết tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của DHNVĐ trong dạy học các mônKHXH&NV ở nhà trường quân đội Tác giả cũng đưa ra những chỉ dẫn cho ngườigiảng viên để DHNVĐ trong cả giai đoạn chuẩn bị bài giảng và thực hành bàigiảng, cụ thể là: trong giai đoạn chuẩn bị bài giảng: cần xây dựng tình huống cóvấn đề và dự kiến các hướng giải quyết vấn đề; trong giai đoạn thực hành bàigiảng theo DHNVĐ: dựa vào nội dung chủ đề bài giảng, cần vận dụng linh hoạttrong: sử dụng nêu vấn đề để mở đầu bài học; sử dụng nêu vấn đề để minh họa nộidung tri thức bài học; sử dụng nêu vấn đề để củng cố nội dung bài học Tác giảcũng đặt ra những yêu cầu để sử dụng phương pháp DHNVĐ có hiệu quả cần:phù hợp với chuyên đề môn học; phù hợp với trình độ nhận thức của học viên;tình huống phải sát với thực tiễn hoạt động quân sự của học viên; tình huống cầnphải có độ dài vừa phải; tình huống cần phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giảiquyết, gợi ra cho học viên nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề

Nguyễn Thế Dân, Châu Thị Hồng Nhự (2020), “Phương pháp nêu vàgiải quyết vấn đề trong dạy học Giáo dục học cho sinh viên sư phạm trườngĐại học Phú Yên” [11], các tác giả đã làm rõ: bản chất của dạy học nêu và giảiquyết vấn đề; tình huống có vấn đề, cách xây dựng tình huống có vấn đề; cácmức độ của dạy học nêu và giải quyết vấn đề, các tác giả cho rằng đối với dạyhọc Giáo dục học các mức độ của dạy học nêu và giải quyết vấn đề gồm: Mức1: Giáo viên đặt vấn đề, phát biểu và giải quyết vấn đề; Mức 2: Giáo viên đặtvấn đề, phát triển vấn đề bằng câu hỏi nhận thức, sinh viên độc lập giải quyếtvấn đề; Mức 3: Giáo viên đặt vấn đề, sinh viên ý thức được vấn đề, phát biểuvấn đề thành câu hỏi nhận thức, nêu giả thuyết giải quyết vấn đề; Mức 4: Sinhviên độc lập phát hiện vấn đề, nêu và giải quyết vấn đề Trên cơ sở đó, các tácgiả đã thiết kế một số bài dạy môn Giáo dục học cụ thể trên cơ sở lí luận về

Trang 31

phương pháp nêu và giải quyết vấn đề cho sinh viên sư phạm nêu trên.

Nguyễn Đức Khiêm, Ngô Thái Hà (2020), “Vận dụng phương pháp dạyhọc nêu vấn đề vào dạy học học phần “Giáo dục chính trị” theo hướng pháttriển năng lực người học” [40], trên cơ sở làm rõ một số vấn đề về khái niệm,đặc điểm của phương pháp DHNVĐ, các tác giả chỉ ra vai trò quan trọng, tínhhiệu quả khi sử dụng PPDH này Thông qua bài viết cho thấy, đây là hướngnghiên cứu tương đối sát với dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ

Bùi Thanh Thủy (2020), “Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vàodạy đọc hiểu tác phẩm văn học nhằm nâng cao năng lực Ngữ văn cho học sinhtrung học cơ sở” [86], đối với bộ môn Ngữ văn, tác giả đã chỉ ra các mức độ củaDHNVĐ là: Mức độ thứ nhất: giảng viên phát hiện vấn đề, tự mình tạo ra tìnhhuống có vấn đề và cũng tự mình giải quyết Mức độ thứ hai: giảng viên nêu vấn

đề sau đó tổ chức cho học sinh giải quyết một phần của vấn đề Mức độ thứ ba:giảng viên phát hiện vấn đề, tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức cho học sinh giảiquyết toàn bộ vấn đề đã đặt ra Mức độ thứ tư: giảng viên gợi ý để học sinh tựphát hiện vấn đề, tự nêu lên tình huống có vấn đề và tự giải quyết trọn vẹn vấn đề

Nguyễn Hải Trung (2020), “Sử dụng phương pháp đàm thoại và phươngpháp nêu vấn đề trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giáo dục kĩnăng mềm cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiệnnay” [93], trong bài viết tác giả đã cho rằng, phương pháp nêu vấn đề là PPDHtích cực, có thể vận dụng trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giáodục kĩ năng mềm cho sinh viên ở các các trường đại học sẽ giúp giảng viên đạtđược mục tiêu cả về phẩm chất và năng lực, nhất là kĩ năng mềm (kĩ năng tựnhận thức; năng giao tiếp; kĩ năng kiểm soát cảm xúc; kĩ năng vượt qua khủnghoảng; kĩ năng giải quyết xung đột; kĩ năng sáng tạo )

Phạm Thị Ngoan (2021), “Vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạyhọc các môn khoa học xã hội và nhân văn ở học viện Hải quân” [68], trongTạp chí Khoa học và huấn luyện Hải quân, bài viết của tác giả đã luận giảinhững vấn đề lý luận về vận dụng phương pháp DHNVĐ trong dạy học cácmôn KHXH&NV như: Khái niệm phương pháp DHNVĐ; Ưu, nhược điểmcủa phương pháp DHNVĐ; Nguyên tắc, quy trình vận dụng phương pháp

Trang 32

DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV; Nhóm tiêu chí đối với các yếu

tố tác động đến vận dụng phương pháp DHNVĐ trong dạy học các mônKHXH&NV Trên cơ sở đó đề xuất 05 biện pháp vận dụng phương phápDHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở học viện Hải quân

Lã Hồng Phương (2022), “Đổi mới dạy học các môn khoa học xã hội

và nhân văn ở Học viện Chính trị theo hướng phát triển năng lực người học”[72], trong bài báo khoa học, tác giả đã khái quát về dạy học các mônKHXH&NV ở Học viện Chính trị theo hướng phát triển năng lực người học,trong đó tác giả đã nhận định: “Dạy học hướng đến phát triển năng lực ngườihọc là xu thế chủ đạo, bảo đảm cho người học có năng lực đảm đương, thựchiện được các yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn .Do đó, dạy học các mônKHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học cần tập trung pháttriển các năng lực chung và năng lực chuyên môn cho họ” [72, tr.62] Trên cơ

sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về đổi mới dạy học các mônKHXH&NV ở Học viện Chính trị theo hướng phát triển năng lực người học,tác giả đề xuất ba biện pháp để đổi mới dạy học các môn KHXH&NV ở Họcviện Chính trị theo hướng phát triển năng lực người học

Phan Văn Tỵ, Hà Minh Phương (2022), “Đổi mới dạy học các môn khoahọc xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội theo hướng phát triển năng lựchọc viên” [104], trong bài báo, các tác giả đã làm rõ quan niệm về các mônKHXH&NV, sự cần thiết phải đổi mới dạy học các môn KHXH&NV ở nhàtrường quân đội và đặt ra vấn đề cần giải quyết hiện nay: “Vấn đề đặt ra là trongcác nhà trường quân đội, đổi mới dạy học các môn KHXH&NV như thế nào đểphát triển tốt nhất năng lực của học viên, nhất là năng lực trong nghiên cứu giảiquyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội và con người?” [104, tr.296] Từ đó, cáctác giải đề xuất sáu biện pháp nhằm đổi mới dạy học các môn KHXH&NV ở cácnhà trường quân đội theo hướng phát triển năng lực của học viên

Tóm lại, mặc dù chưa có sự thống nhất về một số vấn đề lý luận cơ bản củaDHNVĐ: Khái niệm, đặc trưng, vị trí, vai trò, quy trình tổ chức dạy học… nhưngcác công trình trên đã chỉ ra được những yếu tố cốt lõi về các vấn đề lý luận củaDHNVĐ dưới những góc độ tiếp cận theo phương pháp hoặc theo quan điểm,

Trang 33

kiểu dạy học; đồng thời chỉ ra mục đích và ý nghĩa của DHNVĐ trong việc pháthuy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo, cũng như luyện kĩ năng và hìnhthành phẩm chất, năng lực của người học Đây là những cơ sở nền tảng quan trọng

để giúp nghiên cứu sinh hình thành và hoàn thiện khung lý luận của luận án, làmtiền đề cho khảo sát thực trạng và đề xuất những yêu cầu, biện pháp sau này

Mặt khác, tuy có nhiều nghiên cứu về vận dụng DHNVĐ trong quátrình dạy học, nhưng những công trình trên đây mới chỉ tập trung vào một sốmôn học cụ thể, hoặc một nhà trường cụ thể, hiện nay chưa có công trình nàonghiên cứu một cách hệ thống về vận dụng DHNVĐ trong dạy học các mônKHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu ngoài nước và trongnước về vấn đề DHNVĐ và vận dụng DHNVĐ trong dạy học các mônKHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học, tác giả nhận thấy,với nhiều cách thức, phương pháp tiếp cận khác nhau, các công trình khoahọc đã đi sâu nghiên cứu, luận giải những vấn đề hết sức cơ bản:

Một là, những vấn đề lý luận về DHNVĐ: khái niệm, đặc trưng, sự cần

thiết, tầm quan trọng, ưu điểm, nhược điểm, quy trình DHNVĐ, đã được nhiềunhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ sớm và được hoàn thiện dần theo nhữngyêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển giáo dục đào tạo ở các nhà trường Đây lànhững định hướng lý luận quan trọng để xây dựng khung lý luận cho luận án

Hai là, những vấn đề lý luận về phát triển năng lực người học: năng

lực, phát triển năng lực, phát triển năng lực người học, sự cần thiết phải pháttriển năng lực người học trong quá trình dạy học hiện nay cùng các conđường, biện pháp phát triển năng lực người học đã được các tác giả nghiêncứu, làm rõ dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Các nghiên cứu này tạo

cơ sở, tiền đề để luận án tiếp tục làm rõ, mở rộng hướng nghiên cứu về pháttriển năng lực cho người học ở các TSQQĐ thông qua vận dụng DHNVĐ

Trang 34

Ba là, vấn đề vận dụng DHNVĐ trong quá trình dạy học được nghiên cứu

trên nhiều môn học khác nhau, dù ở môn học nào thì vấn đề này cũng được đánhgiá cao và có những nét đặc trưng riêng Kết quả nghiên cứu của một số côngtrình khoa học gần đây cho thấy mục đích của vận dụng DHNVĐ trong dạy học lànhằm hướng tới đổi mới quá trình dạy học giúp người học tiếp thu kiến thức mộtcách hiệu quả, đồng thời khắc sâu kiến thức đã học, gắn liền lý luận với thực tiễn,phát triển tư duy sáng tạo, hình thành và phát triển những năng lực cơ bản chongười học đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề Những công trình khoa học trên

là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho vấn đề nghiên cứu của luận án Đồng thời,cũng khẳng định tính hiệu quả, thiết thực của hướng nghiên cứu đề tài luận án đốivới dạy học các môn KHXH&NV ở nhà trường quân đội hiện nay

Bốn là, hướng tiếp cận vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn

KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học Hiện nay, nguồn thôngtin tại thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội và Thư viện Quốc gia, Thư viện Quânđội cũng như thư viện ở các nhà trường quân đội có thể cung cấp nhiều luận văn,luận án về DHNVĐ và vận dụng DHNVĐ, trong đó đa số đề tài nghiên cứu vậndụng DHNVĐ trong các môn học cụ thể như: Toán học, Ngữ văn, Hóa học, Vật

lý, Sinh học, Giáo dục công dân, Di truyền học ở bậc học phổ thông Một số

đề tài nghiên cứu DHNVĐ các môn học ở bậc cao đẳng, đại học như: Nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đạo đức học, Lịch sử Đảng, Tưtưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Điều này thể hiện DHNVĐđược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và các công trình này đã cónhững đóng góp cơ bản, hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài luận án,tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, thấu đáo đối với các mônKHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học

Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở ngoài nước và trongnước có giá trị sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn Đó là nguồn tài liệu quý

để nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu xây dựng

đề tài luận án của mình Tuy nhiên, do giới hạn bởi quan điểm tiếp cận, mụcđích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cho đến nay chưa có mộtcông trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống vềvận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo

Trang 35

hướng phát triển năng lực người học dưới góc độ của khoa học giáo dục Vìvậy, đề tài luận án là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết đòi hỏinghiên cứu sinh phải tiếp tục nghiên cứu Đề tài luận án là công trình cóhướng nghiên cứu độc lập, đúng chuyên ngành, không trùng lặp với bất kỳcông trình nghiên cứu nào đã nghiệm thu, công bố.

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận án đã cungcấp nhiều luận cứ khoa học thiết thực cho đề tài, tuy nhiên để đề tài luận án có

ý nghĩa khoa học đòi hỏi luận án cần tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:

Một là, cần nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vận dụng

DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng pháttriển năng lực người học

Thực tế những công trình nghiên cứu về lý luận vận dụng DHNVĐ trongdạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lựcngười học còn khá đơn điệu, thiếu hệ thống, từ những kết quả nghiên cứu đótác giả luận án nhận thấy cần tập trung đi sâu, nghiên cứu làm rõ để hệ thốnghóa và hoàn thiện hơn các vấn đề về lý luận vận dụng DHNVĐ trong dạy họccác môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học như: khái niệmvận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triểnnăng lực người học; bản chất, đặc trưng, nội dung, điều kiện vận dụng DHNVĐ

trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học.

… qua đó góp phần phát triển lý luận về vận dụng DHNVĐ trong dạy học cácmôn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học

Hai là, cần phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến vận dụng DHNVĐ

trong dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triểnnăng lực người học

Trong mỗi thời điểm lịch sử khác nhau thì vận dụng DHNVĐ trongdạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lựcngười học luôn có những nhân tố tác động khác nhau, cả khách quan và chủquan, việc tìm hiểu các yếu tố này là vô cùng quan trọng, không chỉ giúpgiải thích những vấn đề còn tồn tại trong thực trạng mà còn là cơ sở để xâydựng các yêu cầu và biện pháp tác động đến quá trình vận dụng DHNVĐ

Trang 36

trong dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triểnnăng lực người học.

Bốn là, xác định các yêu cầu và đề xuất các biện pháp vận dụng

DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát

triển năng lực người học

Vấn đề tìm ra các biện pháp vận dụng, đặc biệt là xây dựng quy trình tổchức DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướngphát triển năng lực người học là vấn đề rất cần được làm sáng tỏ qua đó đểcác nhà trường vận dụng DHNVĐ vào quá trình dạy học các mônKHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học có hiệu quả Các biệnpháp đề xuất phải đảm bảo tính khoa học, khả thi, hiệu quả, khắc phục nhữnghạn chế, bất cập còn tồn tại của vận dụng DHNVĐ Đồng thời cần tiến hànhthực nghiệm sư phạm để đánh giá tính phù hợp, khả thi, hiệu quả của các biệnpháp đã đề xuất

Trang 37

Kết luận chương 1

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vận dụngDHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lựcngười học của các tác giả ở nước ngoài và trong nước có ý nghĩa rất quantrọng đối với đề tài luận án

Thông qua tổng quan, nghiên cứu sinh nhận thấy có rất nhiều côngtrình của các tác giả đi sâu nghiên cứu về DHNVĐ, vận dụng DHNVĐ trongquá trình dạy học, dạy học phát triển năng lực … ở nhiều góc độ tiếp cận,nhiều phạm vi và mục đích khác nhau trên các mặt về lý luận và thực tiễn.Trên tất cả các phương diện, các tác giả đều đánh giá cao vai trò củaDHNVĐ, dạy học phát triển năng lực người học và tầm quan trọng của việcvận dụng DHNVĐ vào quá trình dạy học nói chung và dạy học các mônKHXH&NV nói riêng, đồng thời đã đưa ra nhiều biện pháp để vận dụngDHNVĐ trong quá trình dạy học cho nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau

Trên cơ sở tổng quan công trình khoa học của các tác giả ngoài nước và

ở trong nước về DHNVĐ, vận dụng DHNVĐ trong dạy học, phát triển nănglực người học đã cung cấp những cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng chonghiên cứu đề tài luận án, đồng thời rút ra được những vấn đề cần tiếp tụcnghiên cứu bổ sung, hoàn thiện và phát triển trong đề tài luận án Mặt khác,qua tổng quan cho thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể, hệ

thống, trùng lặp với luận án đã lựa chọn Do vậy, nghiên cứu luận án “Vận

dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn

ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học” là

một đề tài mới và độc lập

Trang 38

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ VÀ VẬN DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm dạy học các môn khoa học xã

hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học

* Khái niệm

Dạy học

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Dạy học là quá trình tổ chức, điềukhiển và hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động nắmvững kiến thức, hình thành kĩ năng và thái độ tích cực theo mục tiêu của giáodục và đào tạo” [113, tr.26]

Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh: “Dạy học là một quá trình dưới sựlãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực,chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mìnhnhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học” [69, tr.104]

Như vậy, dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản, đó

là hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học Đây là hai hoạtđộng có quan hệ mật thiết với nhau, diễn ra đồng thời và phối hợp chặt chẽ vớinhau, nếu thiếu một trong hai thành tố trên thì quá trình dạy học không tồn tại

Hoạt động dạy của người dạy là hoạt động tổ chức, điều khiển hoạtđộng học tập, giúp người học lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vànhững giá trị theo mục tiêu giáo dục đề ra Hoạt động dạy bao gồm việc ngườidạy tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, đề ra các yêu cầu, điều chỉnh hoạt động,kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học

Hoạt động học của người học là hoạt động lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩxảo, những giá trị và phương thức tự học, hành động và phát triển bản thân

Trang 39

Thực chất, hoạt động học là quá trình lĩnh hội tri thức của trò dưới sự hướngdẫn của thầy nhằm biến đổi bản thân, để hình thành và hoàn thiện nhân cách.

Hoạt động dạy học diễn ra trong quá trình dạy học là một hệ thống toànvẹn, gồm các thành tố mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học, các phương tiện điều kiện dạy học và kết quả dạy học

Tóm lại, có thể hiểu: Dạy học là quá trình có mục đích, có tổ chức, phối

hợp thống nhất giữa hoạt động dạy với hoạt động học nhằm hình thành kiến thức,

kĩ năng, thái độ nghề nghiệp, phát triển năng lực và góp phần giáo dục những phẩm chất nhân cách cần thiết cho người học theo mục tiêu dạy học đề ra.

Dạy học các môn KHXH&HV ở TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học

Các môn KHXH&NV ở TSQQĐ bao gồm nhiều bộ môn hợp thành, cónhững bộ môn hoàn toàn với tính cách là khoa học xã hội như: Triết học,Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam nhưng cũng có những bộ môn đặc trưng quân sự như: Học thuyết Mác

- Lênin về chiến tranh và quân đội, Kinh tế quân sự, Giáo dục học quân sự,Tâm lý học quân sự, Lịch sử nghệ thuật quân sự, Đường lối quân sự theoquyết định 1650 gồm 15 môn học, theo quyết định 1651 gồm 28 môn học[Phụ lục 8, 9] Các môn KHNX&NV dùng để dạy học cho các đối tượng ởTSQQĐ vừa là một bộ phận của KHXH&NV Việt Nam, vừa là một bộ phậncủa nền khoa học quân sự và quốc phòng Việt Nam, là một phần kiến thức rấtquan trọng trong hệ thống những kiến thức cần hình thành cho người học

Các môn KHXH&NV chiếm tỉ lệ khối kiến thức lớn trong chươngtrình, nội dung đào tạo của các đối tượng đào tạo cán bộ cấp phân đội, bậc đạihọc, cụ thể theo Thông tư số 54/2022/TT-BQP: Ngành Chính trị: 55%; NgànhChỉ huy - Tham mưu: 28%; Ngành Hậu cần, Quản lý văn hóa, Luật, Quan hệquốc tế: 20% [5, tr.1]

Dạy học các môn KHXH&NV là quá trình có mục đích, có tổ chức,phối hợp thống nhất giữa hoạt động dạy với hoạt động học nhằm hình thànhkiến thức, kĩ năng, thái độ nghề nghiệp quân sự, phát triển năng lực và gópphần giáo dục những phẩm chất nhân cách cần thiết cho người học theo mụctiêu các môn KHXH&NV đề ra

Trang 40

Dạy học các môn KHXH&NV là một nội dung cơ bản, trọng yếu trongchương trình đào tạo ở các TSQQĐ, trực tiếp trang bị tri thức vềKHXH&NV, góp phần quan trọng định hướng chính trị, bồi dượng đạo đứccách mạng và hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học; giáo dụcmục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho học viên, để khi ra trường học viên có đủphẩm chất và năng lực, làm nòng cốt xây dựng quân đội vững mạnh về chínhtrị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trựctiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội Đồng thời, bồi dưỡng kỹ năngđấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận, góp phần bảo vệ và phát triển chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng.Như vậy, dạy học các môn KHXH&NV có ý nghĩa quyết định đến xây dựngphẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ năng lực, phương pháp, tácphong công tác của các đối tượng học viên; chất lượng, hiệu quả giáo dục,đào tạo của các nhà trường, góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chínhtrị đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Dạy học các môn KHXH&HV ở TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học là quá trình tác động qua lại có mục đích, có tổ chức giữa giảng viên và học viên, trong đó giảng viên tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, học viên học tập độc lập, sáng tạo tiếp thu kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng của các môn KHXH&NV nhằm hình thành, phát triển những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực nghề nghiệp và thực tiễn hoạt động quân sự.

* Đặc điểm dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học

Về mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ là trực tiếp góp phầnquan trọng vào việc hình thành, phát triển thế giới quan, phương pháp luậnkhoa học; giáo dục mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, định hướng chính trị, bồidưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, làm nòng cốt xây dựng Quânđội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; bảo đảm sựlãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội Đồng thời,

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w