Biện pháp vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 128 - 157)

Chương 4 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ TRONG

4.2. Biện pháp vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng

4.2.1. Giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và học viên về vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học

Đây là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả vận dụng DHNVĐ trong giảng dạy các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học. Biện pháp nhằm thống nhất nhận thức cho các lực lượng sư phạm trong nhà trường làm cho từng cán bộ, giảng viên, học viên thấy được sự cần thiết của việc vận dụng, có tinh thần trách

nhiệm, thái độ, động cơ đúng đắn và những hành động cụ thể để tổ chức thực hiện vận dụng DHNVĐ đạt hiệu quả cao nhất, chống các biểu hiện xem thường, coi nhẹ việc vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học.

Nội dung nâng cao nhận thức là trang bị, bồi dưỡng, củng cố cho cán bộ, giảng viên và học viên về vai trò, tầm quan trọng, thực chất nội dung, yêu cầu của việc vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học. Xây dựng niềm tin vững chắc vận dụng DHNVĐ sẽ góp phần quan trọng đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.

Cách thức thực hiện biện pháp như sau:

Một là, lãnh đạo, chỉ huy các cấp thường xuyên quán triệt các quan điểm, nghị quyết của Đảng về giáo dục đào tạo.

Giáo dục KHXH&NV đòi hỏi phải bám sát thực tiễn, cùng với sự vận động biến đổi của thực tiễn có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp, tăng “sức sống”

cho các nội dung giảng dạy. Chính vì vậy, yêu cầu quán triệt các Nghị quyết của Đảng về giáo dục đào tạo là yêu cầu tất yếu. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp thường xuyên quán triệt quan điểm, nghị quyết của Đảng các cấp, trọng tâm là tiến hành tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng về công tác giáo dục – đào tạo;

trọng điểm là Nghị quyết số 29-NQ/TW; Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2011-2020 của Bộ Quốc phòng; Nghị quyết 1657- NQ/QUTW ngày 20/12/2022 của Quân ủy trung ương về đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới...; quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các Quyết định, Chỉ thị, Mệnh lệnh, Hướng dẫn của cấp trên về giảng dạy các môn KHXH&NV; Quán triệt, chấp hành nghiêm các Chỉ thị, Hướng dẫn hàng năm của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Cục Nhà trường và các quy định, hướng dẫn của cơ quan Phòng Sau đại học, Phòng Đào tạo, Phòng Chính trị của Trường về giáo dục - đào tạo nói chung, KHXH&NV nói riêng.

Hai là, cấp ủy, chỉ huy khoa giáo viên lãnh đạo, chỉ đạo giảng viên thường xuyên học tập, nghiên cứu, vận dụng các lý thuyết, quan điểm, PPDH tiên tiến vào dạy học các môn KHXH&NV

Xác định nghiên cứu, vận dụng các lý thuyết, quan điểm, phương pháp dạy học tiên tiến vào trong dạy học các môn KHXH&NV là yêu cầu thường xuyên đối với đội ngũ giảng viên KHXH&NV, cấp ủy, chỉ huy khoa giáo viên đưa vào làm nội dung lãnh đạo trong nghị quyết hàng tháng, hàng năm…

Đồng thời, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người chỉ huy trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo; gắn nhiệm vụ này với xây dựng cấp ủy, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp vững mạnh toàn diện. Cùng với đó, căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ này làm cơ sở để đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên; tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo nói chung, vận dụng các lý thuyết, quan điểm, PPDH tiên tiến vào trong dạy học các môn KHXH&NV trong đó có vận dụng DHNVĐ nói riêng.

Ba là, các cơ quan chức năng cần tổ chức các buổi bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giảng viên, học viên trong từng nhà trường, phát huy vai trò của phương tiện thông tin như: truyền thanh nội bộ, báo, tạp chí, sách chuyên khảo, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm cá nhân… qua đó nâng cao nhận thức cho các lực lượng về vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học.

Bốn là, phát huy vai trò của tổ bộ môn trong việc nâng cao nhận thức cho giảng viên về vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học. Trú trọng nâng cao nhận thức cho giảng viên bằng các cách thức đa dạng, thông qua nhiều con đường khác nhau như:

Thực hiện nghiêm túc lịch sinh hoạt chuyên môn; phát huy chất lượng, hiệu quả hoạt động phương pháp; tăng cường thông qua bài giảng, dự giờ trên lớp để kiểm tra, phát hiện những vấn đề nảy sinh, qua đó rút kinh nghiệm nghiêm túc để giảng viên nhanh chóng hoàn thiện cả về công tác chuẩn bị và thực hành vận dụng kiểu dạy học này. Đồng thời, khuyến khích giảng viên tích cực nghiên cứu

khoa học, nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục, đào tạo nói chung và vận dụng DHNVĐ trong giảng dạy các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học nói riêng. Từ đó, tạo ra phong trào nghiên cứu khoa học sâu rộng, hướng chủ thể nghiên cứu vào các đề tài trực tiếp phục vụ nhiệm vụ giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng vận dụng DHNVĐ. Ngoài ra, thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, vận dụng sáng tạo các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành vào khám phá, lựa chọn những vấn đề học tập mới trong thực tiễn để vận dụng có hiệu quả vào quá trình dạy học DHNVĐ.

Năm là, các đơn vị quản lý học viên cần tăng cường quán triệt, giáo dục cho học viên tinh thần, động cơ, thái độ học tập nghiêm túc, từng bước nâng cao nhận thức toàn diện

Đội ngũ cán bộ quản lý đơn vị học viên thường xuyên theo dõi, quản lý, động viên, khuyến khích học viên tích cực, cố gắng trong học tập và rèn luyện.

Để thực hiện tốt việc giáo dục nâng cao nhận thức cho học viên, cần thực hiện những vấn đề sau đây: tăng cường sinh hoạt, quán triệt, giáo dục học viên về mục tiêu, yêu cầu đào tạo xây dựng cho học viên có tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học nói chung và DHNVĐ nói riêng; cung cấp đầy đủ các tài liệu dạy học, sách giáo trình, tài liệu tham khảo và các công cụ hỗ trợ khác về DHNVĐ để họ có học liệu nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức của mình; tạo môi trường sư phạm tích cực để học viên có thể hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau thông qua việc tổ chức các hoạt động chuyên đề, nghiên cứu khoa học, trao đổi, thảo luận về DHNVĐ.

4.2.2. Bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học nêu vấn đề cho giảng viên dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn theo hướng phát triển năng lực người học

Đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV. Thông qua biện pháp nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng của giảng viên thực hiện chuẩn bị và tiến hành vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học. Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng

đào tạo của các trường sĩ quan quân đội. Thông qua hoạt động giảng dạy của giảng viên nhằm tổ chức, điều khiển và chỉ đạo các hoạt động học tập của học viên để họ thực hiện đầy đủ có chất lượng các mục tiêu của môn học. Vì vậy, cách thức giảng dạy của giảng viên có tác động trực tiếp đến phương pháp và kết quả học tập của học viên. Nói cách khác, chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo, do vậy, nâng cao năng lực tổ chức DHNVĐ cho giảng viên trong dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học là yêu cầu tất yếu.

Nội dung bồi dưỡng là bồi dưỡng kiến thức lý thuyết về DHNVĐ; bồi dưỡng kĩ năng DHNVĐ và thái độ khi tiến hành vận dụng kiểu dạy học này.

Cách thức thực hiện biện pháp như sau:

Một là, bồi dưỡng cho giảng viên kỹ năng thiết kế các vấn đề học tập.

Thiết kế vấn đề học tập là điều kiện tiên quyết để giảng viên có thể vận dụng DHNVĐ vào giảng dạy, chất lượng của vấn đề học tập ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của DHNVĐ. Để thiết kế vấn đề học tập phù hợp, cần bồi dưỡng cho giảng viên nắm vững chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, mục tiêu dạy học môn học, qua đó giúp họ xác định được các vấn đề học tập cần thiết để đạt được mục tiêu đó, nhất là những mục tiêu về phát triển năng lực người học.

Mặt khác, cần bồi dưỡng cho giảng viên cách nắm bắt nhu cầu học tập, đặc điểm của người học, việc hiểu rõ nhu cầu, đặc điểm người học giúp giảng viên thiết kế các vấn đề học tập phù hợp, hấp dẫn với từng đối tượng học viên, hình thành cho học viên những năng lực sát với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.

Ngoài ra, cần tăng cường cho giảng viên thăm quan, trải nghiệm thực tế giảng dạy ở các nhà trường và đơn vị quân đội để trên cơ sở đó giảng viên lựa chọn, thiết kế được các vấn đề học tập thú vị từ thực tiễn, sát với thực tiễn.

Hai là, bồi dưỡng cho giảng viên cách tạo ra các tình huống có vấn đề.

Đặc trưng của DHNVĐ là hướng vào hành động, giải quyết các mâu thuẫn, giúp người học tự giải quyết vấn đề. Người dạy phải tạo ra được THCVĐ đưa người học vào tâm thế sẵn sàng, mong muốn giải quyết vấn đề, rồi từ đó tổ chức điều khiển hoạt động của người học giúp cho họ độc lập giải

quyết các vấn đề góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. Để tạo ra THCVĐ đối với người học, cần bồi dưỡng cho giảng viên: một là, cách tạo ra các mâu thuẫn nhận thức, đó là mâu thuẫn giữa trình độ kiến thức, kĩ năng đã có với yêu cầu lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới, người học phải ý thức được một khó khăn trong tư duy hoặc trong hành động mà vốn hiểu biết sẵn có chưa đủ để vượt qua; hai là, cách tạo ra các yếu tố mới, gây ngạc nhiên, thu hút sự chú ý của người học để gây ra ở người học nhu cầu giải quyết vấn đề học tập, qua đó tự chiếm lĩnh tri thức, tự hoàn thiện hiểu biết của mình; ba là, cách làm cho người học hiểu vấn đề đặt ra, tạo ra cho học viên có niềm tin vào khả năng giải quyết các vấn đề học tập để người học thấy việc giải quyết vấn đề vừa sức với mình, không quá dễ mà cũng không quá khó thì qua đó mới thực sự phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. Có thể vấn đề đặt ra là khó, trước mắt chưa có lời giải, nhưng với vốn kiến thức đã biết và kĩ năng liên quan, nếu tích cực suy nghĩ người học sẽ giải quyết được vấn đề.

Ba là, bồi dưỡng cho giảng viên thực hiện tốt quy trình tổ chức DHNVĐ.

Quy trình tổ chức DHNVĐ bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước hoạt động cụ thể, mỗi khâu cần bảo đảm những yêu cầu khác nhau đồng thời cần tuân theo một trình tự logic nhất định. Do đó, trước tiên Khoa, Bộ môn cần bồi dưỡng cho giảng viên nắm chắc quy trình tổ chức DHNVĐ, hiểu rõ những yêu cầu cần đạt được của từng khâu, từng bước. Sau đó tổ chức cho giảng viên thục luyện thành thạo các khâu, các bước của quy trình, từ đó uốn nắn, điều chỉnh, rút kinh nghiệm giúp họ làm chủ và thực hiện tốt quy trình tổ chức DHNVĐ.

Bốn là, đa đạng hóa hoạt động phương pháp về DHNVĐ

Hoạt động phương pháp, học thuật ở Bộ môn, Khoa có vị trí đặc biệt quan trọng trong bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, bởi đây là môi trường trực tiếp thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy, trực tiếp bồi dưỡng trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giảng viên. Do vậy, duy trì nghiêm túc, hiệu quả hoạt động học thuật của Bộ môn, Khoa hướng vào bồi dưỡng giảng viên vận dụng DHNVĐ trong giảng dạy các môn KHXH&NV. Các bộ môn hoặc khoa cần tổ chức các buổi trao đổi, kiểm tra, dự giảng, hoặc hội thảo để giải

quyết những vấn đề vướng mắc, những vấn đề chung về DHNVĐ mà nhiều người quan tâm, những cách thức, biện pháp cụ thể để vận dụng DHNVĐ trong giảng dạy từng môn học, bài học, những kinh nghiệm thực tiễn quá trình vận dụng DHNVĐ làm cơ sở rút kinh nghiệm, phổ biến, nâng cao chất lượng vận dụng DHNVĐ trong dạy các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học. Thực hiện tốt biện pháp này chẳng những vừa thống nhất về nội dung, vừa nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ, mà còn tìm được tiếng nói chung về vận dụng DHNVĐ trong giảng dạy các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học hiện nay.

Ngoài việc mỗi giảng viên nêu cao tinh thần chủ động tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, năng lực, các khoa cũng thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên với nhiều hình thức, phương pháp phong phú như: Tổ chức thông qua bài giảng, giảng thử, giảng mẫu cho các giảng viên trong Khoa theo các nội dung chuyên sâu về DHNVĐ, kĩ năng xử lý tình huống, nghiệp vụ sư phạm, cũng như về kiến thức chuyên môn đối với từng môn học, bài học. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của các bộ môn trong các hoạt động phương pháp nhằm giúp giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện, nâng cao tay nghề sư phạm.

Cùng với đó, tăng cường hoạt động giao lưu, học tập vận dụng DHNVĐ cho đội ngũ giảng viên KHXH&NV, tạo điều kiện, tiền đề cho đội ngũ giảng viên học hỏi, rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng vận dụng DHNVĐ. Trong thực tế vận dụng DHNVĐ, luôn đặt ra yêu cầu cao với bộ môn và từng giảng viên, công tác chuẩn bị bài giảng, kế hoạch giảng bài luôn đầy đủ, chu đáo, lựa chọn, sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, tiên tiến được đội ngũ giảng viên cập nhật, bổ sung kịp thời, áp dụng vào quá trình vận dụng DHNVĐ.

Năm là, kết hợp chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng với tự bồi dưỡng giảng viên.

Giáo dục, bồi dưỡng toàn diện đội ngũ giảng viên là một quá trình liên tục, thống nhất và được tiến hành trong suốt quá trình giảng dạy. Chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng đội ngũ giảng viên sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả của cả quá trình giáo dục đào tạo. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa

học kỹ thuật, nhất là khoa học giáo dục hiện nay, đòi hỏi mỗi giảng viên phải đề cao tính tự giác, tích cực tự học, tự nghiên cứu, “tự làm mới mình”, biến quá trình dạy học thành quá trình “sáng tạo nhất của các quá trình sáng tạo”.

Sáu là, thường xuyên kiểm tra quá trình vận dụng DHNVĐ của giảng viên, tăng cường tổng kết rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm cho giáo viên. Muốn hoạt động vận dụng DHNVĐ được tiến hành thường xuyên, có nền nếp và chất lượng, cán bộ khoa, bộ môn cần tăng cường kiểm tra cả trong quá trình chuẩn bị bài giảng và thực hành giảng bài nêu vấn đề của giảng viên. Thông qua đó, có thể kịp thời phát hiện những sai sót, để uốn nắn, điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời.

Để thực hiện tốt việc bồi dưỡng năng lực tổ chức DHNVĐ cho giảng viên cần một số điều kiện sau: Các TSQQĐ nên tổ chức một số buổi đào tạo chuyên sâu về DHNVĐ cho giảng viên KHXH&NV, có chủ trương, biện pháp động viên, khuyến khích giảng viên tích cực nghiên cứu, vận dụng DHNVĐ vào giảng dạy.

Các khoa giáo viên, tổ bộ môn cần tạo được môi trường sư phạm tích cực, vừa khích lệ vừa tạo ra áp lực cần thiết để giảng viên có động lực vận dụng DHNVĐ ngày càng hiệu quả hơn. Đồng thời, mỗi giảng viên cần tích cực, chủ động tự nghiên cứu, rèn luyện năng lực sư phạm để vận dụng ngày càng tốt hơn DHNVĐ vào quá trình dạy học các môn KHXH&NV.

4.2.3. Xây dựng quy trình tổ chức dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học

Đây là biện pháp quan trọng nhằm đem lý thuyết của DHNVĐ áp dụng vào thực tiễn dạy học, để tổ chức dạy học các môn KHXH&NV theo kiểu DHNVĐ.

Xây dựng quy trình tổ chức DHNVĐ khoa học, khả thi theo một trình tự lôgic nhất định, là cơ sở để thống nhất hành động của các lực lượng sư phạm trong quá trình vận dụng DHNVĐ theo hướng phát triển năng lực người học.

Nội dung biện pháp là tập trung xây dựng quy trình các khâu, các bước để thực hiện tiến trình DHNVĐ khoa học, hợp lý. Xây dựng quy trình tổ chức DHNVĐ cần căn cứ vào nội dung, chương trình môn học, cũng như các vấn

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 128 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(295 trang)
w