Thực trạng dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 89 - 98)

Chương 3 THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

3.3. Thực trạng dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội

3.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội

Bảng 3.4: Tổng hợp ý kiến khảo sát về mức độ thực hiện mục tiêu dạy học các môn KHXH&NV

Nội dung

Cán bộ, giảng viên Học viên Tổng hợp

ĐTB ĐLC Thứ

bậc ĐTB ĐLC Thứ

bậc ĐTB ĐLC Thứ

bậc Học viên ghi nhớ được

các kiến thức, kĩ năng, khi cần có thể tái hiện được

3.81 0.69 1 3.77 0.73 1 3.79 0.71 1

Học viên hiểu được các kiến thức, kĩ năng, có thể trình bày bằng lời các nội dung đã học

3.19 0.84 2 3.18 0.83 2 3.19 0.84 2

Học viên vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn

3.13 0.83 3 2.31 0.82 5 2.72 0.83 3

Học viên có khả năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức, kĩ năng đã học

2.39 0.89 4 2.43 0.92 4 2.41 0.91 5

Học viên biết thiết lập, tổng hợp, xây dựng đề xuất các ý tưởng mới trong học tập

2.23 0.77 6 2.25 0.76 6 2.24 0.77 6

Học viên phát triển được các kĩ năng: tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm ...

2.21 0.75 7 2.21 0.74 7 2.21 0.75 7

Học viên có khả năng đánh giá được các kiến thức, kĩ năng đã học

2.34 0.91 5 2.57 1.01 3 2.455 0.96 4

ĐTB chung 2.76 2.67 2.73

Từ kết quả điều tra, khảo sát ở bảng 3.4 cho thấy đánh giá chung của cán bộ, giảng viên và học viên về mức độ thực hiện mục tiêu dạy học các môn KHXH&NV có ĐTB chung là 2.73 (Cán bộ, giảng viên: 2.76; Học viên: 2.67) nằm trong khoảng 2.6 ≤ ĐTB ≤ 3.4 (tương đương mức “Khá”). Trong đó có 03 chỉ báo được đánh giá ở mức “Tốt” và “Khá”: Học viên ghi nhớ được các kiến thức, kĩ năng, khi cần có thể tái hiện được có điểm ĐTB chung là: 3.79 (Cán bộ, giảng viên: 3.81; Học viên: 3.77) xếp thứ bậc 1, mức “Tốt”; Đối với chỉ báo về mức độ Học viên hiểu được các kiến thức, kĩ năng, có thể trình bày bằng lời các nội dung đã học có ĐTB chung là: 3.19 (Cán bộ, giảng viên: 3.19; Học viên:

3.18) xếp thứ bậc 2, mức “Khá”; Đối với chỉ báo thực hiện mục tiêu Học viên vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn có ĐTB chung là: 2.72 (Cán bộ, giảng viên: 3.13; Học viên: 2.31) xếp thứ bậc 3, mức “Khá”. Các chỉ báo còn lại chỉ ở mức “Trung bình”: Học viên có khả năng đánh giá được các kiến thức, kĩ năng đã học có ĐTB chung là: 2.46, xếp thứ bậc 4; Đối với chỉ báo về mức độ Học viên có khả năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức, kĩ năng đã học có ĐTB chung là: 2.41, xếp thứ bậc 5;

Đối với chỉ báo thực hiện mục tiêu phát triển trí tuệ Học viên biết thiết lập, tổng hợp, xây dựng đề xuất các ý tưởng mới trong học tập có ĐTB chung là: 2.24, xếp thứ bậc 6; Đối với chỉ báo Học viên phát triển được các kĩ năng: tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm ... có ĐTB chung là: 2.21, xếp thứ bậc 7.

Kết quả trên cho thấy đa số cán bộ, giảng viên và học viên cho rằng quá trình dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ hiện nay vẫn nặng về trang bị kiến thức cơ bản cho học viên, chủ yếu là thực hiện mục tiêu về mặt nhận thức. Các mục tiêu về phân tích, đánh giá và vận dụng kiến thức môn học đạt ở mức khá. Điều này chứng tỏ trong quá trình dạy học các môn KHXH&NV giảng viên đã từng bước chú trong nâng cao chất lượng bài giảng; nâng dần mục tiêu, yêu cầu đối với học viên, hướng đến giúp học viên không chỉ nắm chắc được kiến thức môn học mà còn phải biết vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn hoạt động quân sự đặt ra. Đối với mục tiêu phát triển trí tuệ,

hình thành ý tưởng mới và phát triển các kĩ năng: tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm ... chưa được đặt ra một cách trực tiếp trong quá trình dạy học. Đây là hệ quả của quá trình thực hiện mục tiêu trang bị kiến thức cho học viên là chủ yếu nên có ĐTB tương đối thấp ở mức trung bình.

Những nội dung đánh giá về mức độ thực hiện mục tiêu của giảng viên và học viên có sự chệnh lệch rất nhỏ, điều này cho thấy sự tương đồng và tính chính xác, độ tin cậy cao của kết quả khảo sát.

Quan sát một số giờ lên lớp môn Giáo dục học quân sự ở trường Sĩ quan Chính trị cho đối tượng đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, nhận thấy, đa phần các bài giảng đều hướng đến mục tiêu là trang bị kiến thức cơ bản cho học viên (chủ yếu dừng ở mức độ nhớ, hiểu và bước đầu biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn). Một số bài giảng hiện nay đã có sự đổi mới với việc xác định mục tiêu ở mức cao hơn đó là rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển trí tuệ và các kĩ năng xã hội cho học viên nhưng chưa nhiều, chưa thường xuyên và đôi khi việc xác định các mục tiêu dạy học này còn mang tính hình thức.

Khi phỏng vấn 26 học viên (14 học viên trường Sĩ quan Lục quân 1;

12 học viên trường Sĩ quan Chính trị) đa phần học viên đều nhận định:

Trong các giờ lên lớp, giảng viên đều xác định mục tiêu rất cụ thể về kiến thức, kĩ năng và thái độ, nhưng trong quá trình tiến hành bài giảng thì không hướng vào thực hiện các mục tiêu đã đưa ra mà chủ yếu là trang bị, cung cấp kiến thức cơ bản cho người học.

Thực trạng trên đây về thực hiện mục tiêu dạy học môn KHXH&NV ở các TSQQĐ đòi hỏi từng nhà trường cần phải nghiên cứu, vận dụng các lý thuyết dạy học tiên tiến, hiện đại, vừa có chức năng trang bị kiến thức; vừa có năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn hoạt động quân sự, vừa có ưu thế trong việc phát triển trí tuệ và các năng lực cần thiết cho học viên.

3.3.2. Thực trạng về nội dung dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội

Bảng 3.5: Tổng hợp ý kiến khảo sát về nội dung dạy học các môn KHXH&NV

Nội dung Cán bộ, giảng viên Học viên Tổng hợp

ĐTB ĐLC Thứ ĐTB ĐLC Thứ ĐTB ĐLC Thứ

bậc bậc bậc Nội dung dạy học bảo

đảm tính khoa học, cơ

bản, hiện đại 3.66 0.93 2 3.55 0.93 2 3.61 0.93 2

Nội dung dạy học bảo đảm tính thực tiễn, tính

giáo dục 3.21 0.86 3 2.92 0.86 3 3.07 0.86 3

Nội dung dạy học bám sát thực tiễn hoạt động quân sự

3.15 0.85 4 2.61 1.02 4 2.88 0.94 4

Nội dung dạy học có tính vừa sức, phù hợp

đối tượng học viên 2.49 0.93 5 2.56 1.01 5 2.53 0.97 5

Nội dung dạy học bám sát mục tiêu, nhiệm vụ

dạy học 3.76 0.82 1 3.74 0.90 1 3.75 0.86 1

Nội dung dạy học chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn

2.38 0.95 6 2.44 0.94 6 2.41 0.95 6

ĐTB chung 3.11 2.97 3.04

Nhận xét: Kết quả khảo sát ở bảng 3.5 cho thấy cán bộ, giảng viên và học viên đánh giá đối với nội dung dạy học môn KHXH&NV là tương đối đồng nhất có ĐTB chung là: 3.04 (Cán bộ, giảng viên: 3.11; Học viên: 2.97) nằm trong khoảng 2.61 ≤ ĐTB ≤ 3.4 (tương đương mức “Khá”). Trong đó, ở từng chỉ báo được giảng viên và học viên đánh giá cụ thể: có 04 mức “Khá” gồm: Nội dung dạy học bám sát mục tiêu, nhiệm vụ dạy học có ĐTB chung là 3.75, xếp thứ bậc 1; Nội dung dạy học bảo đảm tính khoa học, cơ bản, hiện đại có ĐTB chung là 3.61, xếp thứ bậc 2; Nội dung dạy học bảo đảm tính thực tiễn, tính giáo dục có ĐTB chung là 3.07, xếp thứ bậc 3; Nội dung dạy học bám sát thực tiễn hoạt động quân sự có ĐTB chung là 2.88, xếp thứ bậc 4 và có 02 mức “Trung bình”: Nội dung dạy học có tính vừa sức, phù hợp đối tượng học viên có ĐTB chung là 2.53, xếp thứ bậc 5; Nội dung dạy học chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn có ĐTB chung là 2.41, xếp thứ bậc 6.

Quá trình điều tra khảo sát giảng viên và học viên ở các nhà trường cho thấy nội dung các môn KHXH&NV đưa vào chương trình giảng dạy đã được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của ngành khoa học xã hội, được sắp xếp một cách lôgic, khoa học, bảo đảm tính chính trị, tính giai cấp, tính sư phạm và tính thực tiễn.

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng nội dung dạy học những vấn đề như: bám sát thực tiễn hoạt động quân sự, mang tính vừa sức, hợp đối tượng, kĩ năng thực hành vận dụng kiến thức, năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề của thực tiễn hoạt động quân sự chưa được chú trọng và còn những hạn chế nhất định.

Qua phỏng vấn sâu với 05 giảng viên Khoa Tâm lý học quân sự ở trường Sĩ quan Chính trị và 04 giảng viên môn Giáo dục học quân sự ở trường Sĩ quan Lục quân 1, các ý kiến đều cho rằng: Nội dung dạy học môn KHXH&NV những năm gần đây đã được xây dựng mới, bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, của quân đội hiện nay. Tuy nhiên, trong nội dung bài giảng vẫn chưa thoát khỏi hoàn toàn tính hàn lâm, còn mang nặng tính lý thuyết trừu tượng; nhiều nội dung bài giảng chưa hướng vào phát triển khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn hoạt động quân sự; hay phát triển các năng lực phù hợp cho người học.

Qua nghiên cứu các sản phẩm như: giáo trình, tài liệu các môn KHXH&NV ở trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp và trường Sĩ quan Pháo binh cho thấy, nội dung giáo trình, tài liệu dạy học bảo đảm tính khoa học, cơ bản, hiện đại; tính mục đích, tính tư tưởng; bám sát thực tiễn hoạt động quân sự; vừa sức, hợp đối tượng. Tuy nhiên nội dung trong giáo trình, tài liệu dạy học chưa hướng đến rèn luyện kĩ năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn hoạt động quân sự; phát triển các kĩ năng mềm, kĩ năng xã hội cho học viên. Đây là cơ sở để các TSQQĐ nói chung, giảng viên KHXH&NV nói riêng có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những lý thuyết dạy học hiện đại vào quá trình dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học môn KHXH&NV ở các TSQQĐ hiện nay.

3.3.3. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội

Bảng 3.6: Tổng hợp ý kiến khảo sát về mức độ sử dụng các phương pháp trong dạy học các môn KHXH&NV

Nội dung

Cán bộ, giảng viên Học viên Tổng hợp

ĐTB ĐLC Thứ

bậc ĐTB ĐLC Thứ

bậc ĐTB ĐLC Thứ

bậc Phương pháp thuyết trình 4.42 0.91 1 3.89 0.73 2 4.16 0.82 1

Phương pháp đàm thoại 4.26 1.09 2 3.96 0.70 1 4.11 0.89 2

Phương pháp trình bày

trực quan 3.73 0.91 3 3.23 0.94 3 3.48 0.93 3

Phương pháp kiểm tra,

đánh giá 3.08 0.92 5 2.67 0.99 5 2.88 0.96 5

Phương pháp thảo luận nhóm 3.18 0.89 4 3.13 0.91 4 3.16 0.90 4 Phương pháp đóng vai

nhận thức 3.03 0.98 6 2.56 1.03 6 2.79 1.01 6

Kết hợp các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học

2.46 0.90 7 2.26 0.80 7 2.36 0.85 7

ĐTB chung 3.45 3.10 3.28

Nhận xét: Kết quả khảo sát ở trên cho thấy mức đánh giá của cán bộ, giảng viên và học viên về sử dụng PPDH trong dạy học các môn KHXH&NV có ĐTB chung 3.28 (Cán bộ, giảng viên: 3.45; Học viên: 3.10) nằm trong khoảng 2.61≤ ĐTB ≤ 3.4 (tương đương mức “Thỉnh thoảng”). Tuy nhiên nếu nhìn vào tổng thể số liệu điều tra về sử dụng các phương pháp trong dạy học môn KHXH&NV thì thấy, có 03 phương pháp được đánh giá ở mức “Thường xuyên” là: Phương pháp thuyết trình, có ĐTB chung là 4.16, xếp thứ bậc 1;

Phương pháp đàm thoại, có ĐTB chung là 4.11, xếp thứ bậc 2 và Phương pháp trình bày trực quan, có ĐTB chung là 3.48, xếp thứ bậc 3, có 03 phương pháp ở mức “Thỉnh thoảng” là: Phương pháp thảo luận nhóm, có ĐTB chung là 3.16, xếp thứ bậc 4; Phương pháp kiểm tra, đánh giá, có ĐTB chung là 2.88, xếp thứ bậc 5; Phương pháp đóng vai nhận thức, có ĐTB chung là 2.79, xếp thứ bậc 6. Tuy nhiên, việc kết hợp nhiều PPDH tích cực được đánh giá thấp nhất khi chỉ báo: Kết hợp các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, có ĐTB chung là 2.36 (Cán bộ, giảng viên: 2.46; Học viên: 2.36) xếp thứ bậc 7, mức “Hiếm khi”. Như vậy, việc sử dụng các PPDH trong dạy học môn KHXH&NV ở các TSQQĐ hiện nay chủ yếu vẫn là các PPDH truyền thống, còn các phương pháp nhằm kích thích tính tích cực nhận thức của người học thì chỉ sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng, việc kết hợp các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, làm phát triển năng lực của người học còn hạn chế.

Quan sát các giờ lên lớp môn Tâm Lý học quân sự và môn Công tác Đảng, công tác chính trị ở trường Sĩ quan Công binh và trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, thấy rằng phương pháp dạy của một số giảng viên vẫn nặng về sử dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp với phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

nhưng chưa nhiều; thỉnh thoảng một số giảng viên có xen lẫn giữa lý thuyết bằng lời với các câu hỏi có tính chất gợi mở, song chưa thường xuyên và chưa có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học viên. Hoạt động của học viên chủ yếu là theo dõi, ghi chép đầy đủ các nội dung truyền đạt của giảng viên để học thuộc, ghi nhớ máy móc. Vận dụng các PPDH phát huy tính tích cực nhận thức của học viên vẫn còn cứng nhắc, chưa có sự biến hóa, linh hoạt, chưa phát huy được những hiểu biết, vốn kinh nghiệm đã có của học viên; chưa huy động được kiến thức, kĩ năng mà học viên được trang bị từ các môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề học tập, vì vậy dẫn đến chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ không cao.

3.3.4. Thực trạng sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội

Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học nhằm giúp giảng viên khẳng định kết quả dạy học cũng như đo lường mức độ đạt được mục tiêu. Kết quả khảo sát về nội dung này được thể hiện tóm tắt qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.1: Tổng hợp ý kiến khảo sát về mức độ sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học các môn KHXH&NV

Nhận xét: Từ kết quả trên cho thấy, giảng viên đã sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau để đánh giá kết quả học tập của học viên trong quá

trình dạy học các môn KHXH&NV. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều được áp dụng một cách phổ biến, linh hoạt với ĐTB chung là: 3.27 (Cán bộ, giảng viên:

3.29; Học viên: 3.24) nằm trong khoảng 2.61 ≤ ĐTB ≤ 3.4 (tương đương mức

“Thỉnh thoảng”). Trong đó ba hình thức được giảng viên sử dụng thường xuyên nhất là: Kiểm tra viết tự luận, có ĐTB chung là 4.21, xếp thứ bậc 1, mức “Rất thường xuyên”; Tiểu luận, thu hoạch, có ĐTB chung là 3.81, xếp thứ bậc 2, mức

“Thường xuyên” và Kiểm tra vấn đáp, có ĐTB chung là 3.76, xếp thứ bậc 3, mức

“Thường xuyên”. Các hình thức khác được sử dụng ít hơn: Kiểm tra thực hành, có ĐTB chung là 3.17, xếp thứ bậc 4, Trắc nghiệm khách quan, có ĐTB chung là 2.46, xếp thứ bậc 5, ở mức “Thỉnh thoảng”, đặc biệt có hình thức: Đánh giá quá trình, chỉ có ĐTB chung là 2.19 (Cán bộ, giảng viên: 2.08; Học viên: 2.31) xếp thứ bậc 6, mức “Hiếm khi”. Như vậy, việc sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá ở các TSQQĐ hiện nay chủ yếu vẫn là các hình thức cơ bản, chưa áp dụng những hình thức đánh giá mang tính toàn diện đối với học viên.

Qua trao đổi với 07 giảng viên ở trường Sĩ quan Pháo binh và 08 giảng viên trường Sĩ quan Lục quân 1, các ý kiến đều cho rằng các hình thức kiểm tra, đánh giá trong học tập các môn KHXH&NV bước đầu đã được đổi mới, vận dụng một số hình thức kiểm tra, đánh giá mới vào quá trình dạy học. Tuy nhiên các hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực, các kĩ năng xã hội; khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn của người học chưa được sử dụng thường xuyên, dẫn đến quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên chưa toàn diện. Điều này cho thấy cần vận dụng các hình thức đánh giá mới mang tính khách quan, toàn diện nhằm đánh giá sự phát triển trí tuệ, kĩ năng mềm, đặc biệt là sự phát triển năng lực của học viên sau quá trình học tập các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.

3.3.5. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(295 trang)
w