Chương 3 THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
Mục đích khảo sát: Nhằm thu thập số liệu thực tế một cách khách quan về thực trạng vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học. Qua đó đánh giá, tìm hiểu rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng, lấy đó làm cơ sở thực tiễn đề xuất yêu cầu, biện pháp vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học một cách khoa học và hiệu quả.
Nội dung khảo sát:
Nội dung 1: Thực trạng dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.
Nội dung 2: Thực trạng dạy học nêu vấn đề và vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học.
Nội dung 3: Thực trạng các yếu tố tác động đến vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học.
3.2.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian khảo sát
Đối tượng: Tiến hành điều tra, khảo sát 02 nhóm đối tượng: cán bộ, giảng viên và học viên ở 05 TSQQĐ, trong đó:
Nghiên cứu được tiến hành điều tra 240 cán bộ, giảng viên giảng dạy các môn KHXH&NV và 510 học viên đào tạo cấp phân đội (năm thứ 2, thứ 3, thứ 4) ở 05 TSQQĐ, đây là đối tượng đã và đang học các môn KHXH&NV.
Tổng số phiếu phát ra là 750, số phiếu thu về sau khi sàng lọc tính hợp lệ còn 739 phiếu đạt tỷ lệ 98.53% (giảng viên, cán bộ quản lý 238/240, học viên 501/510). Ngoài ra, nghiên cứu còn khảo sát định tính (phỏng vấn sâu)
đối với cán bộ, giảng viên và học viên. Mẫu và các tham số nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Mẫu và các tham số nghiên cứu
Khách thể điều tra
Các tiêu chí Tần số
(739)
Tỉ lệ (%)
Biến số Nội dung
Cán bộ, giảng viên
(238)
1.Trường
Sĩ quan Chính trị 95 39.92
Sĩ quan Lục quân 1 74 31.10
Sĩ quan Pháo binh 25 10.50
Sĩ quan Tăng thiết giáp 25 10.50
Sĩ quan Công binh 19 7.98
2. Chức vụ CBQL 35 14.71
Giảng viên 203 85.29
3. Thâm niên giảng dạy
Dưới 3 năm 24 10.08
4 - 10 năm 108 45.38
Trên 10 năm 106 44.54
5. Trình độ đào tạo
Đại học 58 24.37
Thạc sĩ, Tiến sĩ 180 75.63
6. Giới tính Nam 233 97.90
Nữ 05 2.10
Tổng 238 100
Học viên (501)
1. Năm thứ
Năm thứ hai 155 30.94
Năm thứ ba 168 33.53
Năm thứ tư 178 35.53
2.Trường
Sĩ quan Chính trị 149 29.74
Sĩ quan lục quân 1 148 29.54
Sĩ quan Pháo binh 77 15.37
Sĩ quan Tăng thiết giáp 68 13.57
Sĩ quan Công binh 59 11.78
Tổng 501 100
Toàn bộ kết quả xử lý số liệu và phân tích các mối tương quan trong luận án, đều tập trung vào nhóm khách thể nghiên cứu chính đó là 238 cán bộ, giảng viên và 501 học viên.
Địa bàn: Đề tài được nghiên cứu, khảo sát tại 05 TSQQĐ bao gồm:
Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trường Sĩ quan Pháo binh; Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp và Trường Sĩ quan Công binh [Phụ lục 6, tr.210]. Với việc lựa chọn 5 trường sĩ quan nghiên cứu nêu trên đã bảo đảm tính đại diện cả về đặc điểm, đối tượng đào tạo, chuyên ngành đào tạo, địa bàn đóng quân và đây đều là những nhà trường tiêu biểu, đi đầu trong công tác đào tạo cán
bộ cấp phân đội. Vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV đều có ý nghĩa thực tiễn, thiết thực tại các TSQQĐ này.
Thời gian điều tra, khảo sát: Năm học 2022-2023 (từ 8/2022 đến 05/2023).
3.2.3. Phương pháp khảo sát thực trạng
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ankét;
phương pháp phỏng vấn; phương pháp quan sát; phương pháp chuyên gia;
Phân tích các báo cáo tổng kết năm học, nghiên cứu những báo cáo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu.
Sử dụng phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận trên phần mềm SPSS 22.0 để xử lý số liệu thu được qua khảo sát.
3.2.4. Công cụ khảo sát
Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ, giảng viên [Phụ lục 1]; Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho học viên [Phụ lục 2]; Phiếu phỏng vấn sâu đối với cán bộ, giảng viên và học viên [Phụ lục 3, 4]; Mẫu biểu quan sát hoạt động của giảng viên, học viên [Phụ lục 5].
3.2.5. Cách tiến hành khảo sát Bước 1: Thiết kế bảng hỏi
Để thiết kế bảng hỏi phục vụ cho việc điều tra, khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu sinh tiến hành phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài, trao đổi, xin ý kiến đóng góp của người hướng dẫn và các chuyên gia để chỉnh lý, hoàn thiện về tính logic của cấu trúc phiếu, các nội dung của từng câu hỏi trong phiếu, số lượng các câu hỏi trong từng nhân tố trước khi đưa vào khảo sát. Nội dung khảo sát, bao gồm 3 nội dung chính (Mục 3.2.1), được xây dựng trên cơ sở sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.
Nghiên cứu sinh tiến hành xây dựng 2 loại phiếu điều tra: 1. Phiếu dành cho cán bộ, giảng viên đang giảng dạy các môn KHXH&NV; 2. Phiếu dành cho học viên đang học các môn KHXH&NV [Phụ lục 1, 2].
Bước 2: Điều tra thử
Mục đích điều tra thử: Xác định độ dài, độ khó của bảng hỏi, độ tin cậy, độ hiệu lực của thang đo nhằm chỉnh sửa các nội dung, hoàn thiện bảng hỏi.
Khách thể điều tra: Điều tra thăm dò trên 25 cán bộ, giảng viên (40 giảng viên, 05 cán bộ bộ môn, cán bộ khoa) giảng dạy các môn KHXH&NV và 20 học viên năm thứ 3 ở Trường Sĩ quan Chính trị. Phương pháp là chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phân tích số liệu điều tra thử nghiệm: Các phiếu khảo sát thu về từ đợt khảo sát thử nghiệm được sử dụng để đánh giá chất lượng của bộ công cụ đo lường. Việc đánh giá này được thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: Xử lý thô các phiếu khảo sát thu thập được, số phiếu sau khi xử lý đều đạt yêu cầu.
Bước 2: Mã hóa các thông tin và nhập số liệu vào phần mềm SPSS.
Bước 3: Phân tích số liệu, sử dụng phần mềm chuyên dụng trong phân tích xử lý số liệu khảo sát là SPSS 22.0 để xác định độ tin cậy của phiếu khảo sát và sự tương quan giữa các câu hỏi.
Kết quả phân tích số liệu thử nghiệm:
Kết quả khảo sát sơ bộ được xử lý bằng phần mềm SPSS với kỹ thuật là phân tích độ tin cậy bằng tính hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số này phản ánh mối tương quan giữa các mệnh đề trong thang đo, hệ số càng cao càng phản ánh độ tin cậy của thang đo. Quy ước mức độ giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha theo thống kê được xác định như sau: Từ 0.8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt; từ 0.7 đến gần bằng 0.8: Thang đo lường sử dụng tốt; từ 0.6 trở lên: Thang đo lường đủ điều kiện [92, tr.24].
Nghiên cứu lựa chọn các thang đo khi chúng đạt độ tin cậy Alpha từ 0.6 đến 1.0 và hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Corrlation của các item đều có trị số > 0.3.
Kết quả độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các tiểu thang đo trong nghiên cứu như sau: Câu 1: 0.878; Câu 2: 0.896; Câu 3: 0.902; Câu 4: 0.785; Câu 5:
0.842; Câu 6: 0.822; Câu 7: 0.884; Câu 8: 0.875; Câu 9: 0.915; Câu 10: 0.841;
Câu 11: 0.917; Câu 12: 0.885; Câu 13: 0.914; Câu 14: 0.899; Câu 15: 0.848.
Như vậy Cronbach’s Alpha nằm trong ngưỡng từ 0.785 đến 0.917 (thang đo có độ tin cậy đạt mức tốt và rất tốt) [Phụ lục 10, tr.220].
Sau khi phân tích sơ bộ kết quả điều tra thử, tiến hành thảo luận và chỉnh sửa lại nội dung, cấu trúc, hình thức phiếu hỏi và thời lượng cho phù hợp với đối tượng. Khi hoàn chỉnh bảng hỏi được tiến hành điều tra chính thức.
Bước 3: Điều tra chính thức trên địa bàn khảo sát đã lựa chọn
Mục đích điều tra chính thức: Thu thập số liệu thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng dạy học các môn KHXH&NV và thực trạng vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học; xác định nguyên nhân và thu thập một số ý kiến đề xuất, kiến nghị.
Cách thức tiến hành: Để thu được thông tin chính xác, nghiên cứu sinh xin giấy giới thiệu từ Học viện Chính trị để trực tiếp làm việc với 05 TSQQĐ.
Trước khi phát phiếu cho khách thể nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và cách thức trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra.
Điều tra 240 cán bộ, giảng viên tại phòng bộ môn của Khoa. Điều tra ngẫu nhiên 510 học viên ở 05 trường tại hội trường của đơn vị.
Tiến hành phát phiếu điều tra, thu phiếu và xử lý số liệu theo các bước:
Làm sạch phiếu bằng cách loại bỏ những phiếu không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ: Đối với mẫu phiếu dành cho cán bộ, giảng viên mẫu khảo sát ban đầu là 240 phiếu, sau khi kiểm tra và loại bỏ 02 phiếu không hợp lệ, mẫu sau khi làm sạch còn lại 238 phiếu. Đối với mẫu phiếu dành cho học viên, mẫu khảo sát ban đầu là 510 học viên, sau khi kiểm tra và loại bỏ đi 09 phiếu không hợp lệ, mẫu sau khi làm sạch còn lại là 501 phiếu.
Sau khi được làm sạch, các phiếu sẽ được mã hóa và nhập trên phần mềm thống kê SPSS 22.0. File nhập số liệu sẽ tiếp tục được kiểm tra và làm sạch một lần nữa; Kết xuất, phân tích và đánh giá số liệu.
Phân tích thống kê mô tả sử dụng các chỉ số như: Điểm trung bình cộng (Mean) được dùng trong việc tính điểm trung bình đạt được của từng nhóm mệnh đề, nhóm khách thể; Độ lệch chuẩn (SD - Standardizied deviation) được dùng để mô tả mức độ tập trung hay sự phân tán của các câu trả lời của mẫu;
Tần suất và chỉ số phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi đóng. Phân tích thống kê suy luận, sử dụng các phép thống kê như: Phân tích, so sánh và phân tích tương quan nhị biến.
Phân tích tương quan nhị biến: Nghiên cứu sử dụng kiểm định hệ số tương quan Pearson (r) dùng để đo mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến định lượng, r có giá trị từ -1 đến +1, khi: r=0: hai biến không có tương quan; 0
< r ≤1: hai biến có quan hệ thuận; -1 ≤ r < 0: hai biến có mối tương quan nghịch. Mức độ của mối quan hệ dựa vào các hệ số xác suất (Sig.). Khi Sig. ≤ 0.05 thì giá trị của r được chấp nhận là có ý nghĩa cho phân tích mối quan hệ giữa hai biến. Để giải thích giá trị r, ta có thể sử dụng bảng Hopkins:
Bảng 3.2 Bảng giá trị Hopkins
TT Giá trị (r) Tương quan
1 < 0.2 Rất yếu
2 0.2 ≤ │ r │ < 0.4 Yếu 3 0.4 ≤ │ r │ < 0.6 Trung bình 4 0.6 ≤ │ r │ < 0.8 Chặt chẽ 5 0.8 ≤ │ r │ < 1 Rất chặt chẽ
Thang điểm đánh giá các nội dung trong bảng hỏi
Trong bảng hỏi, các câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ với thang điểm trung bình như sau:
Bảng 3.3. Bảng thang đo các mức độ đánh giá
Giá trị Mức độ đánh giá
1.0- 1.8 Yếu
Hoàn toàn không
đúng
Chưa bao giờ
Hoàn toàn không thích
hợp
Không khó khăn
Ảnh hưởng rất yếu 1.81- 2.6 Trung
bình
Không đúng
Hiếm khi
Không thích
hợp Ít khó khăn Ảnh hưởng yếu 2.61 – 3.4 Khá Đúng một
phần
Thỉnh thoảng
Tương đối thích hợp
Tương đối khó khăn
Ảnh hưởng Trung bình
3.41- 4.2 Tốt Đúng Thường
xuyên Thích hợp Khó khăn Ảnh hưởng nhiều 4.21- 5.0 Rất tốt Hoàn toàn
đúng
Rất thường
xuyên
Hoàn toàn thích hợp
Rất khó khăn
Ảnh hưởng rất nhiều
Ngoài ra, trong phân tích thực trạng vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích kết quả, phỏng
vấn sâu, kết quả quan sát và các sản phẩm hoạt động. Với những quan điểm, ý kiến giống nhau trên cùng một vấn đề, nghiên cứu chỉ lựa chọn ngẫu nhiên một, hai ý kiến đại diện để trích dẫn. Các ý kiến này có liên quan đến số liệu định lượng để làm nổi bật vấn đề được xem xét, hoặc làm sáng tỏ những khía cạnh khác nhau mà kết quả phân tích định lượng chưa khái quát hóa hết được.