Chương 3 THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
3.4. Thực trạng dạy học nêu vấn đề và vận dụng dạy học nêu vấn
3.4.1. Thực trạng nhận thức về dạy học nêu vấn đề
Bảng 3.7: Tổng hợp ý kiến khảo sát nhận thức của cán bộ, giảng viên và học viên về DHNVĐ
Nội dung Cán bộ, giảng viên Học viên Tổng hợp
ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
Đã hiểu rõ sự cần thiết bậc phải vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn KHXH&NV
3.68 0.81 1 3.65 0.88 1 3.67 0.85 1
Đã hiểu rõ cơ sở lý thuyết của dạy học nêu
vấn đề 2.29 0.86 5 2.52 1.02 5 2.41 0.94 5
Đã hiểu rõ cách xây dựng các vấn đề học tập phù hợp
2.60 0.98 4 3.33 0.95 2 2.97 0.97 4
Đã hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm của dạy học nêu vấn đề
3.11 0.84 3 3.08 0.91 3 3.10 0.88 2
Đã hiểu rõ quy trình tổ chức dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn KHXH&NV
3.21 0.95 2 2.95 0.89 4 3.08 0.92 3
ĐTB chung 2.98 3.11 3.04
Nhận xét: Kết quả điều tra khảo sát ở bảng 3.7 cho thấy có nhận thức của cán bộ, giảng viên và học viên về quan niệm DHNVĐ có ĐTB chung là:
3.04 (Cán bộ, giảng viên: 2.98; Học viên: 3.11) nằm trong khoảng 2.61 ≤ ĐTB ≤ 3.4 (tương đương mức “Đúng một phần”). Tuy nhiên đối với chỉ báo
“Đã hiểu rõ sự cần thiết phải vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn KHXH&NV” có ĐTB chung là: 3.67 (Cán bộ, giảng viên: 3.68; học viên:
3.65) xếp thứ bậc 1, mức “Đúng”. Điều này cho thấy cán bộ, giảng viên và
học viên đều nhận thức rõ sự cần thiết phải vận dụng DHNVĐ trong đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV. Tuy nhiên, đối với các chỉ báo khác đều được đánh giá ở mức “Đúng một phần”. Như vậy, còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, giảng viên và học viên chưa hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm của DHNVĐ, quy trình tổ chức DHNVĐ, cũng như cách xây dựng các vấn đề học tập phù hợp. Đặc biệt là chỉ báo: “Đã hiểu rõ cơ sở lý thuyết của dạy học nêu vấn đề” có ĐTB chung là: 2.41 (Cán bộ, giảng viên:
2.29; học viên: 2.52) xếp thứ bậc 5, mức “Không đúng”. Do đó, kết quả trên cho thấy nhận thức của cán bộ, giảng viên và học viên về DHNVĐ mới chỉ đúng một phần. Mặc dù, chưa hiểu đầy đủ, toàn diện về DHNVĐ, nhưng đã có những hiểu biết nhất định cũng là điều kiện tiền đề để tiếp tục nghiên cứu vận dụng DHNVĐ vào thực tiễn dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ.
3.4.2. Thực trạng nhận thức về các dấu hiệu đặc trưng của dạy học nêu vấn đề
Bảng 3.8: Tổng hợp ý kiến khảo sát nhận thức của cán bộ, giảng viên và học viên về các dấu hiệu đặc trưng của DHNVĐ
Nội dung
Cán bộ, giảng viên Học viên Tổng hợp
ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc Dạy học lấy người học
làm trung tâm 3.87 0.98 1 3.96 0.68 1 3.92 0.83 1
Dạy học định hướng
kết quả đầu ra 2.45 0.98 6 3.39 0.79 4 2.92 0.89 4
Dạy học định hướng
hoạt động 3.17 0.98 3 2.64 0.99 5 2.91 0.99 5
Dạy học hướng đến phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống cho người học
2.55 0.99 5 3.76 0.76 2 3.16 0.88 3
Dạy học thông qua các vấn đề, hướng tới giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn
3.45 1.03 2 3.63 0.82 3 3.54 0.93 2
Dạy học thông qua các tình huống thực tế, phù hợp với quá trình nhận thức và đặc điểm của người học
2.96 0.85 4 2.49 0.96 6 2.73 0.91 6
Dạy học phân hóa
người học 2.30 0.88 7 2.44 0.90 7 2.37 0.89 7
ĐTB chung 2.96 3.19 3.08
Nhận xét: Kết quả điều tra khảo sát ở bảng 3.8 cho thấy, nhận thức của cán bộ, giảng viên và học viên về các dấu hiệu đặc trưng của DHNVĐ là tương đối đồng nhất với điểm ĐTB chung là: 3.08 (Cán bộ, giảng viên: 2.96; Học viên:
3.19) nằm trong khoảng 2.61 ≤ ĐTB ≤ 3.4 (tương đương mức “Đúng một phần”).
Trong đó, chỉ báo về “Dạy học lấy người học làm trung tâm” có ĐTB chung là:
3.92, xếp thứ bậc 1; “Dạy học thông qua các vấn đề, hướng tới giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn” có ĐTB chung là: 3.54, xếp thứ bậc 2 được cán bộ, giảng viên và học viên đánh giá ở mức “Đúng”. Các chỉ báo còn lại được cán bộ, giảng viên và học viên đánh giá ở mức “Đúng một phần”. Như vậy, kết quả khảo sát ở bảng 3.8 đã phản ánh đa số cán bộ, giảng viên và học viên đã có nhận thức
đúng mộ phần về những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của DHNVĐ. Mặc dù, mức độ nhận thức chưa cao nhưng đây là điều kiện quan trọng để có thể vận dụng DHNVĐ trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.
3.4.3. Thực trạng thực hiện mức độ của dạy học nêu vấn đề các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội
Bảng 3.9: Tổng hợp ý kiến khảo sát về thực hiện mức độ của DHNV
Đ các môn KHXH&NV ở TSQQĐ
Nội dung
Cán bộ, giảng viên Học viên Tổng hợp
ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc 1.Giảng viên nêu vấn đề,
tạo ra tình huống có vấn đề và tự mình giải quyết.
3.93 0.93 1 3.83 0.76 1 3.88 0.85 1
2.Giảng viên nêu vấn đề, tạo ra tình huống có vấn đề sau đó tổ chức cho người học giải quyết một phần của vấn đề.
3.68 1.05 2 3.69 0.87 2 3.69 0.96 2
3.Giảng viên nêu vấn đề, tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức cho người học giải quyết toàn bộ vấn đề đã đặt ra.
3.49 1.12 3 3.29 0.89 3 3.39 1.00 3
4.Giáo viên gợi ý để người học tự phát hiện vấn đề và tự giải quyết trọn vẹn vấn đề.
3.14 1.19 4 3.06 0.90 4 3.10 1.05 4
ĐTB chung 3.56 3.47 3.52
Nhận xét: Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy, việc thực hiện mức độ của DHNVĐ các môn KHXH&NV là tương đối đồng nhất với điểm ĐTB chung là: 3.52 (Cán bộ, giảng viên: 3.56; Học viên: 3.47) nằm trong khoảng 3.41 ≤ ĐTB ≤ 4.2 (tương đương mức “Thường xuyên”). Trong đó, có 02 mức độ của DHNVĐ được cán bộ, giảng viên và học viên đánh giá cao nhất ở mức
“Thường xuyên” đó là: “1. Giảng viên nêu vấn đề, tạo ra tình huống có vấn đề và tự mình giải quyết.” có ĐTB chung là: 3.88, xếp thứ bậc 1 và “2. Giảng viên nêu vấn đề, tạo ra tình huống có vấn đề sau đó tổ chức cho người học giải quyết một phần của vấn đề.” có ĐTB chung là: 3.69, xếp thứ bậc 2. Các chỉ
báo còn lại được đánh giá ở mức “Thỉnh thoảng”. Như vậy, kết quả điều tra cho thấy các mức độ của DHNVĐ được giảng viên sử dụng khá thường xuyên trong quá trình dạy học các môn KXH&NV. Tuy nhiên, hai mức độ chuyên sâu hơn của DHNVĐ là: “3. Giảng viên nêu vấn đề, tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức cho người học giải quyết toàn bộ vấn đề đã đặt ra.” và “4. Giảng viên viên gợi ý để người học tự phát hiện vấn đề và tự giải quyết trọn vẹn vấn đề.”
chỉ được sử dụng ở mức “Thỉnh thoảng”.
Qua phỏng vấn sâu với 03 giảng viên trường Sĩ quan Lục quân 1 và 04 giảng viên trường Sĩ quan Chính trị, đa số đều cho rằng, chương trình dạy học các môn KHXH&NV có nhiều bài chỉ được kết cấu thời gian là 02 tiết giảng dạy, với khoảng thời gian có hạn để bảo đảm mục tiêu, nội dung việc sử dụng DHNVĐ chủ yếu chỉ ở mức 1 và 2, còn mức 3 và 4 được sử dụng phổ biến hơn ở các bài có kết cấu thời gian 04 tiết trở lên hoặc trong hình thức xêmina.
3.4.4. Thực trạng thực hiện quy trình dạy học nêu vấn đề các môn KHXH&NV ở TSQQĐ
Bảng 3.10: Tổng hợp ý kiến khảo sát về thực hiện quy trình DHNVĐ
các môn KHXH&NV ở TSQQĐ
Nội dung
Cán bộ, giảng viên Học viên Tổng hợp
ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc Xây dựng các vấn đề
học tập 3.65 0.94 1 3.60 0.90 1 3.63 0.92 1
Tạo ra tình huống có
vấn đề 3.12 1.06 5 3.22 0.88 5 3.17 1.00 5
Tổ chức giải quyết vấn đề 3.42 1.05 3 3.36 0.85 3 3.39 0.97 3
Kết luận vấn đề 3.54 0.99 2 3.51 0.90 2 3.52 0.95 2
Nhận xét, đánh giá việc
giải quyết vấn đề 3.32 1.09 4 3.31 0.87 4 3.31 1.00 4
ĐTB chung 3.41 3.40 3.40
Nhận xét: Kết quả điều tra ở bảng 3.10 cho thấy, việc thực hiện quy trình DHNVĐ các môn KHXH&NV là tương đối đồng nhất với điểm ĐTB chung là: 3.40 (Cán bộ, giảng viên: 3.41; Học viên: 3.40) nằm trong khoảng 2.61≤
ĐTB ≤ 3.4 (tương đương mức “Khá”). Trong đó, có 02 chỉ báo được đánh giá ở mức “Tốt” đó là: “Xây dựng các vấn đề học tập” có ĐTB chung là: 3.63, xếp thứ bậc 1; “Kết luận vấn đề” có ĐTB chung là: 3.6352, xếp thứ bậc 2, các chỉ
báo khác chỉ được đánh giá ở mức “Khá”. Điều này phản ánh, quy trình DHNVĐ được tổ chức tương đối đầy đủ, có chất lượng khá tốt, trong đó giảng viên đã tích cực xây dựng các vấn đề học tập và dự kiến kết luận vấn đề chu đáo. Tuy nhiên, chỉ báo “Tạo ra tình huống có vấn đề” được đánh giá thấp nhất với ĐTB chung là: 3.17, xếp thứ bậc 5, điều này cho thấy còn có nhiều giảng viên còn chưa tạo ra được sự hấp dẫn của vấn đề học tập cũng như sự mong muốn, khát khao phải giải quyết vấn đề học tập của học viên.
3.4.5. Thực trạng vận dụng dạy học nêu vấn đề trong xác định mục tiêu dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học
Bảng 3.11: Tổng hợp ý kiến khảo sát về vận dụng DHNVĐ trong xác định mục tiêu dạy học các môn KHXH&NV theo
hướng phát triển năng lực người học
Nội dung Cán bộ, giảng viên Học viên Tổng hợp
ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc Trang bị những kiến thức,
kĩ năng, thái độ cơ bản
của môn học cho học viên 3.97 0.87 1 3.83 0.72 1 3.9 0.80 1
Rèn luyện cho học viên khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có vào giải quyết các vấn đề học tập đặt ra
3.89 0.91 2 2.54 0.94 7 3.22 0.93 2
Rèn luyện kĩ năng tự tìm kiếm thông tin, tự học, tự
nghiên cứu cho học viên 2.54 1.00 6 3.07 0.87 3 2.81 0.94 6
Rèn luyện, phát triển các kĩ năng: làm việc nhóm, quan sát, lắng nghe và phản hồi tích cực, giải quyết vấn đề cho học viên…
2.53 1.00 7 2.68 1.01 5 2.60 1.00 7
Rèn luyện ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, thái độ nghiêm túc, sự say mê hứng thú học tập của học viên
2.99 0.89 5 3.19 0.88 2 3.09 0.89 4
Phát triển khả năng suy luận, phân tích, tổng
hợp, đánh giá 3.66 0.93 3 2.73 0.97 4 3.20 0.95 3
Phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, năng lực
giải quyết vấn đề 3.13 0.91 4 2.60 0.93 6 2.87 0.92 5
ĐTB chung 3.24 2.95 3.09
Nhận xét: Kết quả điều tra ở bảng 3.11 cho thấy, đánh giá của cán bộ, giảng viên và học viên về thực trạng vận dụng DHNVĐ trong xác định mục tiêu dạy học môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học là khá tương đồng với ĐTH chung là: 3.09 (Cán bộ, giảng viên: 3.24; Học viên: 2.95) nằm trong khoảng 2.61 ≤ ĐTB ≤ 3.4 (tương đương mức “Khá cao”). Trong đó chỉ báo: Trang bị những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản của môn học cho học viên có ĐTB chung là: 3.90, xếp thứ bậc 1 được đánh giá ở mức “Cao”; các chỉ báo: Rèn luyện cho học viên khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có vào giải quyết các vấn đề học tập đặt ra có ĐTB chung là:
3.22, xếp thứ bậc 2; Phát triển khả năng suy luận, phân tích, tổng hợp, đánh giá có ĐTB chung là: 3.20, xếp thứ bậc 3 được đánh giá “Khá cao”. Những chỉ báo khác được giảng viên và học viên đánh giá ở mức độ “Khá cao”, ngoại trừ chỉ báo “Rèn luyện và phát triển các kĩ năng làm việc nhóm, quan sát, lắng nghe và phản hồi tích cực, giải quyết vấn đề cho học viên” có ĐTB chung là: 2.60 (Cán bộ, giảng viên: 2.53; học viên: 2.68) xếp thứ bậc 7 chỉ nằm ở mức “Trung bình”.
Qua trao đổi và tìm hiểu giáo án của 16 giảng viên môn Tâm lý học quân sự, Giáo dục học quân sự, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Sĩ quan Lục quân 1, trường Sĩ quan Pháo binh và trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, thấy rằng một số giáo án vẫn mang nặng mục tiêu trang bị kiến thức môn học cho học viên. Một số giáo án đã có sự chú trọng đến hình thành, phát triển các năng lực nhận thức, năng lực hoạt động, năng lực giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, chưa có giáo án nào hướng đến mục tiêu vận dụng tổng hợp kiến thức, năng lực sẵn có của học viên vào giải quyết các nhiệm vụ học tập và vận dụng vào thực tiễn hoạt động quân sự; chưa chú trọng đến phát triển các kĩ năng mềm, kĩ năng xã hội cho học viên.
Như vậy, các TSQQĐ nói chung, giảng viên KHXH&NV nói riêng cần vận dụng DHNVĐ vào thiết kế mục tiêu dạy học các môn KHXH&NV, hướng đến
phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho học viên cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ để đáp ứng được yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới.
3.4.6. Thực trạng vận dụng dạy học nêu vấn đề trong thiết kế nội dung dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học
3.81
3.32
3.89
3.12
2.26 3.78
2.83
3.84
3.04
2.46
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5
Thi ết kế nội dung dạy học chú trọng cung cấ p tri thức, kỹ năng, thá i độ
Thi ết kế nội dung dạ y học chú trọng
kỹ năng thực hành, vận dụng
ki ến thức, kỹ năng, nă ng l ực phá t hi ện và gi ải quyết các vấn đề
của thực tiễn
Thi ết kế nội dung dạy học theo hướng gi ảng gi ả i
tấ t cả cá c ý, các phầ n thuộc nội dung dạ y học
Thi ết kế nội dung dạ y học trên cơ s ở vốn hi ểu bi ết, ki nh nghi ệm của người học thông qua các hoạ t động
ứng dụng ki ến thức và o thực tiễn
Thi ết kế nội dung dạ y học thà nh các vấn đề học tập ma ng tính phức
hợp Gi ả ng vi ên Học vi ên
Biểu đồ 3.3: Tổng hợp ý kiến khảo sát về vận dụng DHNVĐ trong thiết kế nội dung dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát
triển năng lực người học
Nhận xét: Kết quả điều tra ở biểu đồ 3.3 cho thấy, đánh giá của cán bộ, giảng viên và học viên về thực trạng vận dụng DHNVĐ trong thiết kế nội dung dạy học các môn KHXH&NV có ĐTH chung là: 3.24 (Cán bộ, giảng viên: 3.28; Học viên: 3.19) nằm trong khoảng 2.61 ≤ ĐTB ≤ 3.4 (tương đương mức “Khá cao”). Trong đó các chỉ báo: Thiết kế nội dung dạy học theo hướng giảng giải tất cả các ý, các phần thuộc nội dung dạy học có ĐTB chung là: 3.87, xếp thứ bậc 1; Thiết kế nội dung dạy học chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, thái độ có ĐTB chung là: 3.80, xếp thứ bậc 2 được cán bộ, giảng viên và học viên đánh giá ở mức “Cao”. Các chỉ báo còn lại được đánh giá ở mức “Khá cao”. Tuy nhiên, chỉ báo Thiết kế
nội dung dạy học thành các vấn đề học tập mang tính phức hợp có ĐTB chung là: 2.36 (Cán bộ, giảng viên: 2.26; Học viên: 2.46) xếp thứ bậc 5 chỉ được đánh giá ở mức “Trung bình”.
Qua phỏng vấn sâu với 12 giảng viên ở hai trường: Sĩ quan Công binh và Sĩ quan Lục quân 1, đa số đều cho rằng: Các nội dung dạy học đã bám sát chương trình 1650 của Tổng cục Chính trị, tuy nhiên do đặc thù các môn KHXH&NV nên còn nhiều nội dung mang tính hàn lâm và nặng về lý luận.
Vì vậy, trong quá trình soạn giáo án nhiều giảng viên chỉ mới tập trung chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ bản cho người học mà chưa chú trọng đến thiết kế nội dung thành các vấn đề mang tính phức hợp đòi hỏi phải sử dụng kiến thức, kinh nghiệm sẵn có để giải quyết; chưa chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng và khả năng vận dụng vào thực tiễn hướng tới sự phát triển năng lực cho người học. Nếu có thì còn mang tính hình thức, vì để làm như vậy sẽ mất thời gian và phải tốn nhiều công sức gia công sư phạm.
3.4.7. Thực trạng vận dụng dạy học nêu vấn đề trong phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hướng phát triển năng lực người học
Bảng 3.12: Tổng hợp ý kiến khảo sát về vận dụng DHNVĐ trong PPDH các môn KHXH&NV theo hướng phát tri n n ng l c ngể ă ự ười
h cọ
Nội dung
Cán bộ, giảng viên Học viên Tổng hợp
ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc ĐTB ĐLC Thứ
bậc Phương pháp thuyết
trình nêu vấn đề 4.02 0.77 1 3.94 0.68 1 3.98 0.73 1
Phương pháp đàm thoại
nêu vấn đề 4.01 0.76 2 3.83 0.74 2 3.92 0.75 2
Phương pháp khởi động
trí tuệ 3.14 0.85 3 3.19 0.87 3 3.17 0.86 3
Phương pháp đóng vai
nhận thức 2.64 1.13 6 2.63 0.99 8 2.64 1.06 7
PPDH theo tình huống 2.70 1.09 5 2.73 1.03 6 2.74 1.06 6
PPDH kiến tạo 2.47 1.03 9 2.36 0.87 9 2.44 0.95 9
PPDH hợp tác 2.84 0.97 4 2.98 0.92 5 2.91 0.95 4
PPDH khám phá 2.64 1.05 7 3.06 0.95 4 2.85 1.00 5
PPDH theo dự án 2.47 0.96 8 2.68 1.03 7 2.58 0.99 8
ĐTB chung 2.99 3.04 3.02
Nhận xét: Kết quả khảo sát ở bảng 3.12 cho thấy, đánh giá của cán bộ, giảng viên và học viên về thực trạng vận dụng DHNVĐ trong sử dụng PPDH các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học, có ĐTH chung là: 3.02 (Cán bộ, giảng viên: 2.99; Học viên: 3.04) nằm trong khoảng 2.61 ≤ ĐTB ≤ 3.4 (ở mức “Tương đối thích hợp”). Trong đó có 02 tiêu chí được đánh giá ở mức “Thích hợp” là: Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề là nhóm phương pháp được sử dụng phổ biến trong tất cả các giờ học có ĐTB chung là: 3.98, xếp thứ bậc 1; Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề có ĐTB chung là: 3.92, xếp thứ bậc 2. Các nhóm phương pháp tiếp theo được giảng viên và học viên đánh giá ở mức “Tương đối thích hợp” là: Phương pháp khởi động trí tuệ có ĐTB chung là: 3.17, xếp thứ bậc 3; PPDH hợp tác có ĐTB chung là: 2.91, xếp thứ bậc 4; PPDH khám phá có ĐTB chung là: 2.85, xếp thứ bậc 5; PPDH theo tình huống có ĐTB chung là: 2.72, xếp thứ bậc 6;
Phương pháp đóng vai nhận thức có ĐTB chung là: 2.64, xếp thứ bậc 7. Như vậy có thể thấy, giảng viên và học viên ở các TSQQĐ hiện nay đã có những hiểu biết và áp dụng DHNVĐ vào nhiều PPDH tích cực, đây là dấu hiệu quan trọng để nâng cao chất lượng vận dụng DHNVĐ vào dạy học các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực người học.
Qua trao đổi với 03 giảng viên trường Sĩ quan Pháo binh và 05 giảng viên trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, thấy rằng đa số giảng viên đã tích cực vận dụng DHNVĐ vào các PPDH, song tính hiệu quả của DHNVĐ chưa đồng đều, còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tâm huyết nghiên cứu lý thuyết và tính linh hoạt trong cách sử dụng của từng giảng viên, điều này có ảnh hưởng đến sự phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo, năng lực sẵn có của học viên.