Xử lý và phân tích kết quả sau thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 168 - 179)

Chương 5 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

5.3. Xử lý và phân tích kết quả sau thực nghiệm sư phạm

Sau khi kết thúc các tác động sư phạm, luận án tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm, phân tích các kết quả và đưa ra kết luận sư phạm.

Kết quả thực nghiệm vòng 1 được thể hiện như sau:

Bảng 5.7: Phân phối tần suất điểm của LTN1 và LĐC1 sau tác động sư phạm

Cơ sở thực

nghiệm Lớp Số bài KT

Điểm số

ĐT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B

Cơ sở 1 LTN1 30 0 0 0 2 3 9 7 6 3 0 6.70

LĐC1 30 0 0 1 3 5 9 7 4 1 0 6.13

Bảng 5.8: Phân phối tần suất tích lũy kết quả về sự tiến bộ ở LTN1 và LĐC1

Cơ sở thực nghiệm Lớp

Số bài KT

Tần suất (%) học viên đạt điểm

Kém Yếu Trung

bình Khá Giỏi

SL % SL % SL % SL % SL %

Cơ sở 1 LTN1 30 0 0 2 6.67 14 46.67 27 90.00 30 100

LĐC1 30 0 0 4 13.33 18 60.00 29 96.67 30 100

Bảng 5.9: Thống kê các tham số kết quả sau tác động sư phạm của LTN1 và LĐC1

Lớp Quân

số Range Minimum Maximum Mean Std.

Deviation Variance

LTN1 30 5.00 4.00 9.00 6.7000 1.36836 1.872

LĐC1 30 6.00 3.00 9.00 6.1333 1.40770 1.982

Biểu đồ 5.3: So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa LTN1 và LĐC1 Tiến hành kiểm định Independent Samples Test về sự khác biệt giữa điểm trung bình hai của các LTN và LĐC cho kết quả như sau:

Bảng 5.10: Kết quả Independent Samples Test thực nghiệm sau tác động sư phạm của LTN1 và LĐC1

T-Test for Equality

of Means t df Sig.

(2-tailed) Mean Difference

95% Confidence Interval of the Difference

Lower Upper

Cơ sở 1 LTN1 26.819 29 .000 6.70000 6.1890 7.2110

LĐC1 23.864 29 .000 6.13333 5.6077 6.6590

Từ kết quả các Bảng 5.7, 5.8, 5.9, 5.10 và Biểu đồ 5.3 cho thấy:

Kết quả của các LTN và LĐC tập trung chủ yếu ở điểm trung bình và điểm khá. So sánh điểm trung bình của các LTN và LĐC có sự chênh lệch đáng kể. Trong đó, tỷ lệ học viên đạt điểm trung bình ở LĐC nhiều hơn LTN.

Số điểm khá ở các LTN cao hơn so với các LĐC. Tỷ lệ học viên đạt điểm giỏi ở cả LTN và LĐC đều có nhưng ở mức độ thấp (3.33% và 10.00%), trong đó tỷ lệ đạt điểm giỏi ở LTN cao hơn LĐC. Ngoài ra, ở cả các LTN và LĐC đều vẫn còn một bộ phận nhỏ học viên đạt điểm kém (6.67% và 13.33%).

So sánh kết quả bài kiểm tra đầu vào (Bài kiểm tra số 1) và bài kiểm tra sau tác động thực nghiệm sư phạm (Bài kiểm tra số 2), của các LTN và LĐC cho thấy: Tỷ lệ đạt điểm giỏi (9 -10) ở LTN tăng còn đối với LĐC, kết quả bài đạt loại giỏi còn thấp và không có gì thay đổi so với trước khi thực nghiệm. Tỷ lệ học viên đạt điểm khá (7-8) ở LTN tăng 3.34% so với LĐC.

Trong khi đó, tỷ lệ học viên có điểm kém (3 - 4) LTN giảm mạnh còn LĐC tỷ lệ có giảm nhưng không đáng kể.

Phân tích kết quả từ bảng 5.9 thu được cho thấy, điểm trung bình chung của các LTN cao hơn các LĐC (LTN1 > LĐC1 = 0.57; LTN2 > LĐC2 = 0.49). So sánh điểm trung bình giữa lần 1 và lần 2 của các LTN cho thấy, điểm trung bình lần 2 cao hơn lần 1 (LTN1 lần 1 = 6.13< LTN1 lần 2 = 6.7.

Giá trị độ lệch chuẩn ở LTN và LĐC đều thấp, điều này thể hiện sự tập trung của các giá trị quanh điểm trung bình.

Tiến hành kiểm nghiệm T-Test (Independent Samples Test) với hai mẫu độc lập, kết quả ở Bảng 5.10 nhận thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các LTN và LĐC. Giá trị sig. thu được của các lớp đều có kết quả là 0 < 0.005. Theo lý thuyết xác suất thống kê cho thấy sự khác nhau giá trị điểm trung bình LTN cao hơn các LĐC là sự khác nhau có ý nghĩa, hay sự khác nhau đó không phải là ngẫu nhiên. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy số lượng học viên có điểm giỏi, khá của các LTN cao hơn LĐC.

Từ kết quả được thể hiện ở các bảng 5.7, 5.8 ta có đồ thị biểu diễn tần suất tích lũy về sự tiến bộ ở LTN và LĐC qua thực nghiệm như sau:

Đồ thị 5.1: Đồ thị biểu diễn tần suất lũy tích về sự tiến bộ ở LTN1 và LĐC1 Nhìn vào đồ thị 5.1 cho thấy, đường biểu diễn tần suất lũy tích của LTN1 nằm bên phải, phía dưới đường tần suất lũy tích của LĐC1. Điều đó cho thấy kết quả của sự tiến bộ ở LTN1 cao hơn kết quả sự tiến bộ ở LĐC1.

Kết luận: Từ các kết quả ở thực nghiệm vòng 1 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình giữa LTN1 và LĐC1.

5.3.1.2. Kết quả thực nghiệm vòng 2

Sau khi có kết quả thực nghiệm vòng 1, tác giả cùng đồng nghiệp đều có chung những nhận định về hiệu quả của việc vận dụng DHNVĐ trong dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Kết hợp với hỏi ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, những kết quả nghiên cứu của tác giả về quy trình tổ chức DHNVĐ theo hướng phát triển năng lực người học là khả thi;

đồng thời một số vấn đề học tập được chỉnh sửa theo góp ý của đồng nghiệp và các chuyên gia để chuẩn bị cho thực nghiệm vòng 2.

Thực nghiệm vòng 2 được tiến hành với số lượng học viên lớn hơn số lượng thực nghiệm vòng 1. Quy trình tổ chức thực nghiệm được thực hiện như vòng 1, trước khi đi vào thực nghiệm, nghiên cứu tiến hành kiểm tra kết quả đầu vào của học viên (mục 5.2.1), sau khi có kết quả kiểm chứng sự tương quan giữa các LTN và LĐC, tiến hành tổ chức thực nghiệm theo đúng quy trình đã thiết kế ở vòng 1. Kết quả thu được sau tác động sư phạm như sau:

Bảng 5.11: Phân phối tần suất điểm của LTN2 và LĐC2 sau tác động sư phạm

Cơ sở thực

nghiệm Lớp Số bài KT

Điểm số

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐTB

Cơ sở 2

LTN2 80 0 0 0 2 12 18 26 16 6 0 6.7

5

LĐC2 84 0 0 1 3 15 35 20 9 1 0 6.2

0 Bảng 5.12: Phân phối tần suất tích lũy kết quả về sự tiến bộ ở LTN2 và LĐC2 Cơ sở

thực nghiệm

Lớp Số bàiKT

Tần suất (%) học viên đạt điểm

Kém Yếu Trung

bình Khá Giỏi

SL % SL % SL % SL % SL %

Cơ sở 2 LTN1 80 0 0 2 2.50 30 37.50 74 92.50 80 100

LĐC1 84 0 0 4 4.76 54 64.28 83 98.81 84 100

Bảng 5.13: Thống kê các tham số kết quả sau tác động sư phạm của LTN2 và LĐC2

Lớp Quân

số Range Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

LTN1 80 5.00 4.00 9.00 6.7500 1.22733 1.506

LĐC1 84 6.00 3.00 9.00 6.2024 1.08417 1.175

Biểu đồ 5.4: So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa LTN2 và LĐC2 Tiến hành kiểm định Independent Samples Test về sự khác biệt giữa điểm trung bình của các LTN và LĐC cho kết quả như sau:

Bảng 5.14: Kết quả Independent Samples Test thực nghiệm sau tác động sư phạm của LTN2 và LĐC2

T-Test for Equality of

Means

t df Sig.

(2-tailed) Mean Difference

95% Confidence Interval of the Difference

Lower Upper

LTN2 49.191 79 .000 6.75000 6.4769 7.0231

LĐC2 52.433 83 .000 6.20238 5.9671 6.4377

Từ kết quả trên cho thấy: Tỷ lệ học viên đạt điểm “Kém” không có, điểm “Yếu” đã có chiều hướng giảm mạnh ở các lớp, mặc dù vẫn còn, tuy nhiên tỷ lệ này không nhiều (2.50% ở LTN, 4,76% ở LĐC).

Tỷ lệ học viên đạt điểm “Khá” và “Giỏi” ở cả các LTN và LĐC đều tăng, trong đó điểm khá - giỏi ở các LTN cao hơn các LĐC. Số học viên đạt điểm “Giỏi” mặc dù còn ít, song so với kết quả của lần kiểm tra đầu, kết quả có cao hơn. Đối với điểm “Trung bình”, tỷ lệ học viên LĐC cao hơn LTN.

Đánh giá chung: Tỷ lệ học viên đạt điểm yếu, kém giữa các LTN còn không đáng kể. Tỷ lệ học viên LTN đạt điểm trung bình thấp hơn các LĐC, nhưng tỷ lệ đạt điểm khá, giỏi lại cao hơn so với kết quả của các LĐC.

So sánh kết quả điểm trung bình của các LTN và LĐC nhận thấy, các LTN và LĐC đều tăng so với bài kiểm tra số 1 (LTN2 tăng 0.66; LĐC2 tăng 0.09), trong đó điểm trung bình của các LTN cao hơn các LĐC (LTN2 = 6.75

> LĐC2 = 6.20).

Bảng 5.15: Kết quả T-Test cho thực nghiệm vòng 2 Paired Differences

t df (2-tailed)Sig.

Mean Std.

Deviation Std.

Error Mean

95% Confidence Interval of the

Difference

Lower Upper

Pair 1 LTN2-LĐC2 .65000 .47998 .05366 .54319 .75681 12.113 79 .000

Tiến hành kiểm định T-Test với 2 mẫu độc lập cho thấy: có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về điểm trung bình trong bài kiểm tra số 2 của các LTN và LĐC (LTN2 và LĐC2 có t = 12.113, sig. = 0.000 < 0.005). Như vậy, ở đây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình trong bài kiểm tra số 2. Theo lý thuyết xác suất thống kê thì sự khác nhau giá trị điểm trung bình LTN cao hơn LĐC là sự khác nhau có ý nghĩa, hay sự khác nhau đó không phải là ngẫu nhiên.

Từ kết quả được thể hiện ở các bảng 5.12, 5.13, Đồ thị 5.4 sẽ thể hiện trực quan hơn sự khác nhau về sự tiến bộ của học viên ở các LTN và LĐC khi vận dụng DHNVĐ trong dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các TSQQĐ theo hướng phát triển năng lực người học hiện nay.

Đồ thị 5.2: Đồ thị biểu diễn tần suất lũy tích về sự tiến bộ ở LTN2 và LĐC2 Qua Đồ thị 5.4 cho thấy: đường biểu diễn tần suất lũy tích của LĐC nằm bên phải, phía dưới đường tần suất lũy tích của LTN. Điều đó cho thấy kết quả của sự tiến bộ ở LTN cao hơn kết quả sự tiến bộ ở LĐC.

Kết luận: Từ các kết quả ở thực nghiệm vòng 2 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình giữa LTN2 và LĐC2.

Từ những kết quả phân tích nêu trên cho thấy, sau một thời gian tiến hành thực nghiệm, kết quả học viên đạt điểm Khá, Giỏi ở LTN cao hơn LĐC, đồng thời kết quả học tập của học viên ở bài kiểm tra số 2 cao hơn bài kiểm tra số 1. Ngược lại, qua quá trình thực nghiệm cũng cho thấy tỷ lệ học viên đạt điểm Trung bình ở các LTN có chiều hướng giảm qua các bài kiểm tra.

Điều này khẳng định kết luận mà nghiên cứu đưa ra sau những tác động sư phạm ở bài kiểm tra số 2 là hoàn toàn có cơ sở và vận dụng DHNVĐ trong dạy học theo hướng phát triển năng lực người học đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

5.3.2. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định tính

Để phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định tính, luận án tập trung đi vào phân tích trên hai khía cạnh: Một là, kết quả làm bài kiểm tra của học viên; Hai là, những biểu hiện của học viên trong quá trình dạy học môn học bằng cách thông qua theo dõi, quan sát, trao đổi, phỏng vấn các vấn đề liên

quan đến các hoạt động học tập. Đặc biệt, là mức độ lĩnh hội tri thức, thái độ học tập của học viên, mức độ đạt được của các năng lực cần hình thành, phát triển cho học viên,... trong quá trình học tập. Kết quả cho thấy:

* Kết quả làm bài kiểm tra của học viên

Chất lượng bài kiểm tra ở LTN có tiến bộ hơn, bài kiểm tra của học viên LĐC cơ bản là trình bày lại kiến thức, việc lấy ví dụ thực tiễn, dẫn chứng chứng minh cho vấn đề còn ít hoặc chưa sát, các phương án đưa ra giải quyết vấn đề chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa bộc lộ được kinh nghiệm của bản thân. Cá biệt còn có những học viên chỉ trình bày một phần nội dung lý thuyết mà chưa lấy được ví dụ minh họa. Còn bài kiểm tra ở LTN bên cạnh việc trình bày được những nội dung cơ bản theo yêu cầu của bài kiểm tra, học viên biết phân tích, phát triển kiến thức, thể hiện quan điểm cá nhân chứ không như học viên LĐC. Tính linh hoạt, sáng tạo, khả năng đưa ra ý tưởng mới, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm vào giải quyết tình huống gắn với thực tiễn hoạt động quân sự cũng được thể hiện rõ nét hơn LĐC. Đặc biệt đối với những nội dung đòi hỏi giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, trong khi học viên LĐC thụ động, lúng túng, chưa đưa ra được phương án hoặc đưa ra phương án giải quyết còn sơ sài, trùng lặp, chưa có tính mới thì học viên LTN đã thể hiện được khả năng vượt trội của mình, họ biết liên kết kiến thức, kĩ năng của nhiều môn; linh hoạt sử dụng các phương pháp, phát huy kinh nghiệm của bản thân vào giải quyết sáng tạo các nhiệm vụ học tập đặt ra. Vì vậy, phân phối tần suất điểm kiểm tra sau tác động sư phạm của LTN có sự thay đổi đáng kể so với LĐC. Lớp thực nghiệm có nhiều học viên đạt điểm 8, 9 trong khi LĐC đạt điểm 8 ít, không có điểm 9.

* Những biểu hiện của học viên trong quá trình học tập

Đối với LĐC, giảng viên vẫn chiếm vị trí chủ đạo và chủ động trong việc giảng dạy học, học viên thụ động lắng nghe, ghi chép nội dung bài học. Khi giảng viên đặt câu hỏi thì học viên ít có sự hưởng ứng xây dựng bài, giảng viên phải động viên, khuyến khích, thậm chí phải chỉ định học viên để trả lời câu hỏi. Học

viên chủ yếu tập trung lắng nghe và ghi chép lời của giảng viên chứ chưa thể hiện sự hứng thú, tích cực trong quá trình học tập.

Đối với LTN, các tiết học diễn ra sôi nổi và lý thú hơn, học viên được phát huy vai trò là trung tâm nên tỏ ra hào hứng, nhiệt tình trong quá trình học tập. Học viên mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến, nêu thắc mắc và chủ động, sáng tạo giải quyết các vấn đề học tập của bài học. Ở LTN, giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, giúp đỡ, uốn nắn học viên. Những giờ học này thực sự mang lại hiệu quả và những cảm xúc tích cực ở cả hai phía giảng viên và học viên.

Thông qua kết quả thu được về mặt định tính cho thấy:

- Về mức độ hứng thú (thái độ) của học viên đối với bài học

Mức độ hứng thú của học viên với bài học được thể hiện qua Biểu đồ 5.5

Biểu đồ 5.5: Mức độ hứng thú của học viên khi tham gia DHNVĐ Từ bảng số liệu và Biểu đồ 5.5 trên cho thấy học viên có hứng thú cao với các giờ học có vận dụng DHNVĐ trong giảng dạy và đặc biệt không có học viên nào có ý kiến không hứng thú đối với giờ học có vận dụng DHNVĐ.

Môn Giáo dục học quân sự là môn học đặc thù, nội dung môn học vừa có những phạm trù, khái niệm có tính trừu tượng, vừa có những vấn đề liên quan đến thực tiễn hoạt động quân sự. Vì vậy, học viên thường cảm thấy khó khăn trong học tập với môn học này. Tuy nhiên, khi tiến hành giảng dạy bằng vận dụng DHNVĐ theo hướng phát triển năng lực người học trong các giờ lên lớp ở LTN, chúng tôi nhận thấy sự tập trung trong giờ học của học viên cao hơn LĐC.

Học viên có sự hứng thú tham gia giải quyết các vấn đề học tập, mức độ hiểu bài và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề tốt hơn so với LĐC.

Tiến hành trao đổi với một số học viên trong LTN sau giờ giảng có vận dụng DHNVĐ chúng tôi đã thu được những ý kiến như sau: “DHNVĐ là kiểu dạy học lý thú đối với em, DHNVĐ giúp em vận dụng kiến thức đã học, những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn sát với tình huống thật, biết phát hiện và xác định mâu thuẫn; đưa ra quan điểm, cách giải quyết vấn đề theo ý của mình nó thể hiện được quan điểm cá nhân - cái mà trước đây ít được thể hiện”; “Cách khai thác và làm rõ từng vấn đề học tập của giảng viên rất dễ hiểu. Khi giảng viên vận dụng DHNVĐ để giảng dạy, đặt ra mâu thuẫn thông qua các vấn đề học tập em thấy rất hứng thú bởi việc giải quyết nó giúp em rèn luyện được các kĩ năng, nâng cao bản lĩnh, thể hiện được quan điểm cá nhân, nó làm cho các tiết học hứng thú hơn trước”; “Cách giải quyết vấn đề học tập không phức tạp như lúc đầu em tưởng tượng. Nó dễ thực hiện mà hiệu quả thật thiết thực, gắn liền với cuộc sống, với hoạt động xảy ra hàng ngày. Em rất muốn được học theo kiểu DHNVĐ vào nhiều môn học khác và nhiều lĩnh vực khác nữa”,… Có thể thấy, từ những suy nghĩ trong trao đổi của học viên thống nhất với những gì chúng tôi quan sát được trong tiến trình dạy học đó chính là: sự hào hứng tham gia đóng góp ý kiến, lập luận và giải quyết vấn đề rất sôi nổi của LTN.

Tuy nhiên, cũng còn một số ít học viên chưa hứng thú (Bình thường).

Qua tìm hiểu nguyên nhân, tác giả được biết: học viên cho rằng môn học này có nhiều khái niệm mang tính trừu tượng cao, học viên lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn hoạt động quân sự, còn tâm lý ngại trình bày ý kiến trước tập thể,... Do vậy, học viên cảm thấy khó khăn khi giải quyết các vấn đề học tập trong tham gia DHNVĐ.

- Về mức độ lĩnh hội tri thức của học viên

Chúng tôi tiếp tục đo hiệu quả giờ học LTN bằng cách tìm hiểu sự tự đánh giá của học viên về mức độ lĩnh hội tri thức với câu hỏi:“Mức độ nắm tri thức

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 168 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(295 trang)
w