1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN 2022) một số kinh nghiệm giúp học sinh hoạt động thảo luận nhóm có hiệu quả môn khoa học xã hội lớp 6 (phân môn lịch sử)

17 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

mang tính chất cung cấp kiến thức cho học sinh mà nó còn mang tính giáo dục cho thế hệ trẻ đối với đất nước và dân tộc Để giải quyết được vấn đề trên bản thân là một giáo viên đứng lớp

Trang 1

MỤC LỤC

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 3

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi viết SKKN 4

2.3 Những nội dung cơ bản của phương pháp thảo

luận nhóm

5

2.6 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường

14

Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng

SKKN của ngành xếp loại

17

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

1.1.Lí do chọn đề tài.

Vấn đề giáo dục luôn là “quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia” đặc biệt

trong giai đoạn hiện nay với xu thế hòa nhập quốc tế ngày càng cao, để hòa nhập được vào nền kinh tế thế giới, để sánh vai được với các cường quốc năm châu thì vấn đề đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài vẫn luôn là vấn đề được nhà nước ta đặt lên hàng đầu bởi cần đào tạo ra những con người toàn diện có thể nhanh chóng nắm bắt được với xu thế chung của thế giới của thời đại Vấn đề này từ ngàn xưa

đã được ông cha ta luôn đề cao, bởi chúng ta luôn ý thức được để đất nước có giàu, dân có mạnh thì cần phải đào tạo được một đội ngũ những con người có tri thức toàn diện về mọi mặt

Chính vì vậy cần đổi mới về giáo dục, công cuộc cải cách giáo dục đã và đang được triển khai rộng rãi trong các nhà trường THPT và THCS Đặc biệt công cuộc cải cách thay sách giáo khoa hiện nay với mục tiêu giảm bớt về kiến thức đồng thời tạo tính chủ động, sáng tạo lấy học sinh làm trung tâm, làm chủ khai thác tìm hiểu kiến thức trong quá trình học tập của học sinh, giáo viên chỉ là người đóng vai trò định hướng kiến thức nhằm giảm bớt áp lực trong giờ học tạo tâm lí thoải mái cho học sinh khi lĩnh hội kiến thưc

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục tiêu, thay đổi phương pháp và tâm lí của người dạy và người học trong quá trình giáo dục để phù hợp với điều kiện tình hình của đất nước với kỳ vọng đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo là lưc lượng và sức mạnh của đất nước

Lịch sử là một khoa học chuyên nghiên cứu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ Học lịch sử là để hiểu được cội nguồn tổ tiên cha ông, làng xóm cội nguồn của dân tộc mình để chúng ta biết được tổ tiên cha ông đã sống lao động như thế nào để tạo dựng nên đất nước như ngày hôm nay Thông qua học lịch sử giúp các em hiểu được giá trị của cuộc sống và bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người có công với đất nước từ đó các em có ý thức về trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Môn lịch sử ở trường THCS giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc tinh thần đoàn kết quốc tế Đồng thời học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em …Trong những năm gần đây nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đang thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác dạy học mà ngay cả các cấp, các ngành Thực tế cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS là hết sức cần thiết tạo nên những chuyển biến quan trọng

về chất lượng bộ môn

Chính vì tầm quan trọng đó cho đến nay môn lịch sử vẫn được nhà nước đưa vào các trường học như một môn học bắt buộc Bởi đây là môn học không chỉ

2

Trang 3

mang tính chất cung cấp kiến thức cho học sinh mà nó còn mang tính giáo dục cho thế hệ trẻ đối với đất nước và dân tộc

Để giải quyết được vấn đề trên bản thân là một giáo viên đứng lớp tôi luôn trăn trở tìm tòi để đưa ra các phương pháp khác nhau Hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng: Sự kết hợp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học nhằm tạo cho học sinh sự hứng thú, bớt áp lực căng thẳng cho học sinh trong giờ học Bên cạnh đó giáo viên còn kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, khai thác thông tin từ hệ thống kênh hình, kênh chữ, ghi nhớ, băng hình, tư liệu, phương pháp lồng ghép tích hợp liên môn, phương pháp tổ chức hoạt động thảo luận nhóm …

Vì vậy trong quá trình nghiên cứu giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong phương pháp hướng dẫn học sinh hoạt động thảo luận nhóm có hiệu quả trong môn lịch sử 6

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Trước đây trong chương trình giáo dục phổ thông cũ(2016) giáo viên thường đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền thụ kiến thức thông qua các phương pháp giảng dạy mà chủ yếu là thuyết giảng chính điều này khiến học sinh trở nên thụ động trong quá trình lĩnh hội không phát huy được vai trò trong quá trình học tập, chính vì vậy trong chương trình giáo duc phổ thông mới (2018) vấn đề này đang được dần thay đổi vị trí giữa người dạy và người học, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giáo viên chỉ là người định hướng, hướng dẫn các hoạt động học còn học sinh mới chính là người phát huy làm chủ kiến thức trong suốt quá trình lĩnh hội kiến thức Chính vì quan điểm này bản thân tôi đã và đang từng bước đưa vào giảng dạy chương trình mới lớp 6 tôi cũng đã và đang áp dụng trong các khối

lớp 7,8,9 ở trường THCS Khuyến Nông và tôi thấy phương pháp “thảo luận nhóm” đem lại hiệu quả rất tốt giờ học bớt căng thẳng, đem lại sự thoải mái tự tin

cho học sinh, học sinh có thể phát huy chủ động, hợp tác tốt và làm chủ kiến thức trong giờ học

1.3.Đối tượng nghiên cứu

Trong đề tài này tôi chủ yếu áp dụng đối với bộ môn lịch sử lớp 6, đối tượng là học sinh khối 6 trường trung học cơ sở Khuyến Nông và có thể áp dụng đối với học sinh lớp 7,8,9 và cũng có thể áp dụng đối với các môn khoa học xã hội như Ngữ văn, địa lí, công dân…

1.4.Phương pháp nghiên cứu

Giáo viên kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như: tổ chức thảo luận nhóm, đàm thoại, diễn giải, nhận xét đánh giá…

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lí luận.

Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính chủ động sáng

tạo của học sinh trong giảng dạy môn lịch sử dựa trên những cơ sở lí luận sau

Trang 4

Một là : Xuất phát từ mục tiêu, nhiêm vụ và đặc trưng của môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018

Hai là: Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học môn lịch sử ở trường THCS

Ba là: Dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tính hợp tác, mạnh dạn hơn…trong quá trình làm việc

Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định trong luật giáo dục và được cụ thể hóa trong quá trình xây dựng và biên soạn sách giáo

khoa trung học cơ sở Đó là “ Dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỷ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác trong học tập và thực tiễn”

Là giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THCS tôi nhận thấy đây là một vấn đề bổ ích về lí luận cũng như thực tiễn, nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn Bởi dạy học không phải là nhồi nhét kiến thức vào đầu học sinh để sau đó các em nhanh chóng quên đi không lưu lại được kiến thức đã học

Nhà nghiên cứu sư phạm học Liên Xô cũ Dai-ri từng cho rằng “Dạy lịch sử cũng như dạy bất cứ cái gì đòi hỏi người thầy phải khơi gợi cái thông minh chứ không phải bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại”

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Môn lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua học lịch sử học sinh có thể hiểu biết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người Tuy nhiên thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường hiện nay còn nhiều tồn tại đó là: học sinh không chú ý quan tâm nhiều đến môn học vì theo quan niệm đây chỉ là một môn học phụ, các nội dung bài học lịch sử rất khô khan, cứng nhắc với những sự kiện, hiện tượng Nên chưa tạo được hứng thú trong các giờ học lịch sử đối với học sinh nên học sinh hiểu bài rất rời rạc

* Đối với giáo viên:

Mặc dù đa số giáo viên đều rất quan tâm đến việc tìm cách nâng cao chất lượng môn học như áp dụng các phương pháp vào giảng dạy và truyền thụ kiến thức nhằm khợi gợi sự hứng thú cho học sinh thông qua các phương pháp trong đó có cả phương pháp thảo luận nhóm nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn

- Để chuẩn bị cho giờ học thảo luận nhóm được tốt trước hết giáo viên cần:

+ Xác định đặc diểm lớp học, đặc điểm của học sinh

+ Chọn các câu hỏi thảo luận phù hợp với bài học và đối tượng học sinh

+ Cách tổ chức hợp lí

- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học

* Đối với học sinh:

Thực tế cho thấy thái độ học tập môn lịch sử của học sinh hiện nay có phần lơ đảng, không chú tâm bởi lẽ các em cho rằng môn lịch sử là môn học khô khan

4

Trang 5

phải nhớ nhiều sự kiện, ngoài ghi chép ra còn phải học thuộc lòng Đặc biệt các em

là đối tượng học sinh lớp 6 đang còn bỡ ngỡ mới chuyển cấp, kiến thức học thì nhiều so với cấp Tiểu học Và trong kiểm tra thi cử cũng vậy đòi hỏi các em phải nhớ nhiều sự kiện liên quan Chính vì vậy môn học này chiếm nhiều thời gian học tập của các em

Vì vậy từ những thực trạng trên qua quá trình áp dụng giảng dạy và rút kinh nghiệm trên lớp tại trường THCS Khuyến Nông tôi nghiên cứu và đưa ra sáng

kiến : “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh hoạt động thảo luận nhóm có hiệu quả môn KHXH lớp 6( phân môn lịch sử) Đây chỉ là một vài kinh nghiệm của bản thân

chia sẻ cùng đồng nghiệp với mong muốn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn lịch sử trong nhà trường

Qua kiểm tra giữa học kỳ I tại khối 6 khi chưa áp dụng đề tài tôi thu được kết quả như sau.

2.3 Những nội dung cơ bản của phương pháp thảo luận nhóm mà giáo viên cần trang bị.

a Về bản chất

Phương pháp thảo luận là phương pháp trong đó giáo viên là người tổ chức, có thể đối thoại giữa giáo viên với học sinh hoặc giữa học sinh với học sinh nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập để giải quyết các vấn đề của bài học đặt ra hoặc một vấn đề nào đó do thực tế cuộc sống nhằm tìm hiểu hoặc đưa ra những giải pháp, những kiến nghị , những quan niệm mới…

Trong quá trình dạy học giáo viên thường sử dụng các hình thức thảo luận sau: Thảo luận theo nhóm : Học sinh làm việc thành từng nhóm từ 4-6 em Các nhóm có thể thảo luận cùng một vấn đề do giáo viên đưa ra hoặc thảo luận các vấn

đề khác nhau liên quan đến bài học Khi thảo luận tất cả các thành viên trong nhóm đều phải tham gia và đều phải đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đang thảo luận để

từ đó tìm ra vấn đề chung của vấn đề để đại diện nhóm báo cáo

Thảo luận cặp đôi: Là hình thức sử dụng theo các cặp đôi theo bàn học sinh trong bàn có thể trao đổi bàn bạc với nhau để đưa ra ý kiến chung Hình thức này thường sử dụng với những câu hỏi mang tính chất chung hoặc các câu hỏi mở rộng Khi sử dụng hình thức này giáo viên cần bao quát hổ trợ học sinh

Thảo luận cả lớp: Được tiến hành nhằm tăng số lượng học sinh được tham gia, tăng giá trị nhận thức thúc đẩy việc suy nghĩ có phê phán Áp dụng hình thức này giáo viên phải bao quát được toàn bộ lớp học tránh tình trạng một số học sinh ngồi chơi không tham gia dẫn đến tình trạng mất trật tự trong lớp

b Quy trình chung

Bước 1: Chuẩn bị nội dung cần thảo luận

Trang 6

- Giáo viên chọn nội dung thảo luận phải thích hợp với các đối tượng học sinh Trước khi đưa ra vấn đề thảo luận giáo viên phải nghiên cứu nhắc nhở dặn dò và giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà Những nhiệm vụ này phải cụ thể sát với nội dung cần thảo luận

Bước 2: Tiến hành thảo luận

- Đầu tiên giáo viên thông báo về vấn đề cần thảo luận, hình thức và cách thức thảo luận

- Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận theo nhóm, các nhóm làm việc độc lập

- Sau khi hết thời gian quy định các nhóm đại diện trình bày các ý kiến đã được thống nhất của nhóm mình trước lớp

- Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên làm nhiệm vụ quan sát theo dõi, giúp đỡ khi cần thiết và không ngừng khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân học sinh

Bước 3: Tổng kết

- Giáo viên tổng kết thảo luận và trình bày ý kiến đã được thống nhất của các nhóm

c Một số lưu ý

- Đối với học sinh lớp 6 giáo viên cần chọn vấn đề thảo luận hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống của học sinh và có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau

- Giáo viên phải xác định rõ mục đích thảo luận để từ đó xác định rõ nội dung, hình thức và thời điểm thảo luận phù hợp

- Khi thảo luận không nên gò ép, áp đặt học sinh nói theo ý của giáo viên Cần động viên các em mạnh dạn trình bày, ý kiến quan điểm riêng Ý kiến của các em

dù chưa đúng vẫn nên trân trong và phân tích góp ý để các em đi tới được nhận thức đúng

2.4 Một số giải pháp cụ thể

a Chuẩn bị

- Theo đặc thù của khối 6 trường THCS Khuyến nông thì mỗi lớp có 30-35 học sinh giáo viên có thể sử dụng nhóm cặp đôi hoặc nhóm 6 học sinh ngồi quay lại như vậy sẽ không ảnh hưởng nhiều đến di chuyển chỗ ngồi hoặc làm mất thời gian

và mất trật tự trong giờ học

- Mỗi nhóm cần chuẩn bị bảng phụ, giấy cỡ 50 – 60 cm, bút dạ( giáo viên chuẩn bị hoặc học sinh)

- Giáo viên chia nhóm có nhóm trưởng

b Cách thức hoạt động

* Đối với giáo viên

- Nghiên cứu bài học và chuẩn bị nội dung thảo luận, nội dung thảo luận nhóm thường chọn những nội dung có nhiều ý, nội dung trọng tâm có tính tư duy

- Giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp mà sau khi trả lời hết hệ thống câu hỏi học sinh sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra Chú ý câu hỏi phải từ dễ đến khó,

6

Trang 7

các nội dung đặt ra phải gắn liền với học sinh, học sinh bằng vốn kiến thức của mình hoặc dựa vào tài liệu, sách giáo khoa có thể trả lời được

- Để chuẩn bị thảo luận có hiệu quả thì học sinh nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu trước nội dung thảo luận của bài

* Đối với học sinh

- Phải chuẩn bị nội dung trước ở nhà

- Khi đến lớp có hiệu lệnh thảo luận phải nhanh chóng vào vị trí, phải biết dựa vào SGK, kiến thức cũ đã học, lược đồ, biểu đồ, câu hỏi để bàn bạc thảo luận

- Nhóm trưởng phải tôn trọng ý kiến của tất cả các thành viên trong nhóm và phải làm sao giảng giải, phân tích để tất các các thành viên trong nhóm đều đi đến ý kiến thống nhất

- Học sinh thảo luận đảm bảo nhỏ, đủ nghe không ồn ào, cải vả đi lại trong lớp, khi có hiệu lệnh hết thời gian thảo luận các nhóm nhanh chóng dừng bút để trình bày ý kiến của nhóm mình và bổ sung ý kiến cho các nhóm bạn

2.5 Một số ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Thảo luận cặp đôi

Tiết: 11 Bài 7: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

Mục 1: Tặng phẩm của những dòng sông.

Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ Ai Cập và Lưỡng hà cổ đại Bước 2: Giáo viên chia nhóm

Bước 3: Giáo viên cung cấp nội dung thảo luận

Nội dung 1: Quan sát lược đồ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại em hãy xác định vị trí

hai khu vực hình thành nên các quốc gia cổ đại đầu tiên này.

Trang 9

Sau 5 phút học sinh quan sát thảo luận, giáo viên gọi đại diện học sinh lên chỉ trên lược đồ về vị trí của Ai Cập Và Lưỡng Hà cổ đại Học sinh rút ra được đặc điểm nổi bật của hai nền văn minh này là được hình thành ở lưu vực các dòng sông Sau đó có thể gọi học sinh khác chỉ lại và bổ sung

Sau khi học sinh chỉ trên lược đồ xác định vị trí hai khu vực hình thành hai nền văn minh cổ đại đầu tiên giáo viên vừa chỉ lại trên lược đồ và nhấn mạnh cũng để khẳng định kiến thức để học sinh thấy rõ về vị trí hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn ((sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và sông ơ-pho-rát) Từ đó đi đến kết luận: Ai Cập và Lưỡng Hà là tặng phẩm của những dòng sông

Nội dung 2: Qua hai đoạn tư liệu (tr 30, SGK) và chỉ ra những điểm nổi bật

về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại.

- Sau khi học sinh đọc tư liệu giáo viên có thể gợi ý

+ Về Ai Cập: Em có thể lí giải được: Tại sao sông Nin biến Ai Cập từ một

“đồng cát bụi” trở thành “một vườn hoa”?

+ Về Lưỡng Hà, GV hướng dẫn HS dựa vào tư liệu và chỉ ra những từ/cụm từ thể hiện vai trò của của hai con sông: mang phù sa màu mỡ bồi đắp, biến cửa sông thành đổng bằng:

- Sau khi học sinh thảo luận và đưa ra các ý kiến khác nhau, giáo viên có thể cho học sinh đưa ra nhiều ý kiến chéo để các em có thể được giải thích và đưa ra ý kiến riêng.

- Sau khi học sinh nêu ra các ý kiến của mình, giáo viên giải thích làm rõ vấn đề :

+ Ai Cập : Vì nước sông Nin lên xuống theo mùa: mùa khô là mùa cạn và mùa mưa nước dâng cao Vào mùa khô, khi nước cạn, cát sa mạc (vùng Mem-phít, nơi

có nhiều kim tự tháp là vùng cát sa mạc) và đất phù sa pha cát bị gió cuốn lên

thành một “đồng cát bụi” Khi mùa mưa đến và cũng là mùa hè, cây cối thay nhau đâm hoa kết trái, là mùa thu hoạch lúa chín trông như “một vườn hoa” Đây cũng

chính là gợi ý cho nhận định của Hê-rô-đốt: Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin

+ Lưỡng Hà được hai con sông Ti-gơ-rơ và Ơ- phơ- rát bồi đắp phù sa (chỉ

cần công cụ gỗ, đá cũng có thể trồng cấy được); cung cấp nước tưới (rất dối dào, nhưng lại theo mùa lũ nên phải làm thuỷ lợi, kênh, mương tưới tiêu, ); đường giao thương buôn bán (sông là đường giao thông chính)

-Sau đó giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh ghi vào vở.

Điều kiện tự nhiên nổi bật của Ai Cập và vùng Lưỡng Hà là nằm ở lưu vực các dòng sông lớn (sông Nin, Sông Ơ-phơ-rát và sôngTi-gơ-rơ)

Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới sự hình thành nền văn minh được thể hiện chủ yếu sau đây:

+ Do đất đai màu màu mỡ, dễ canh tác kinh tế nông nghiệp phát triển sớm, năng suất cao, sớm tạo ra của cải dư thừa Do đó, nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà hình thành sớm, cả khi chưa có đồ sắt

+ Do nhu cầu hợp tác làm thuỷ lợi, chinh phục các dòng sông cư dân đã sớm liên kết thành các công xã, tạo điếu kiện cho nhà nước ra đời sớm

+ Do nhu cầu chinh phục các dòng sông, phát triển kinh tế nên người Ai Cập

và Lưỡng Hà có nhiều phát minh quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

Trang 10

(phát minh ra cái cày, bánh xe, phát triển thiên văn học, chinh phục các dòng sông )

Ví dụ 2: Thảo luận theo nhóm

Tiết: 23 Bài : 14 NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC

Mục 1 : Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu mục 1 trang 61 SGK Bước 2: Giáo viên chia nhóm hoạt động

Bước 3: Giáo viên cung cấp nội dung thảo luận

Nội dung 1: (Nhóm 1,2) Quan sát lược đồ ( máy chiếu)em hãy xác định vị trí hình

thành của nhà nước Văn Lang

Nội dung 2: ( Nhóm 3,4) Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Trong

hoàn cảnh ra sao?

Nội dung 3( Nhóm 5,6) : Quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang SGK trang

61 Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này Nhà nước Văn Lang ra đời có ý nghĩa gì?

Giáo viên phân công và tổ chức cho học sinhh thảo luận thời gian 5 phút Sau thời gian thao luận giáo viên gọi các nhóm trình bày sản phẩm của mình

Nhóm 1:

Xác định phạm vi không gian của nước Văn Lang trên lược đồ và chỉ ra vị

10

Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam

Ngày đăng: 09/06/2022, 22:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w