Chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Trang 1thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Đình Nguyên
Trang 2MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề
1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và
những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 26
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ
2.1 Quan niệm về nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân
văn và chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội vànhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 342.2 Nhân tố cơ bản quy định chất lượng nguồn nhân lực
khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ
Chương 3: CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, YẾU
3.1 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân
văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay và nguyên
3.2 Yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện,
Chương 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ
4.1 Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện,
4.2 Tiếp tục thực hiện tốt chính sách thu hút và sử dụng, đãi 144
Trang 3ngộ, tôn vinh nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
4.3 Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của nhân lực khoa học
xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quânđội trong tự học tập, nghiên cứu, tu dưỡng, rèn luyện
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩquan quân đội là lực lượng nòng cốt, trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy cácmôn khoa học xã hội và nhân văn; truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng; tham gia đấu tranh tưtưởng, lý luận, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.Phẩm chất, trình độ, năng lực, tính năng động, sáng tạo của nguồn nhân lựcnày có vị trí, vai trò to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực hiệnnhiệm vụ chính trị trung tâm của các học viện, trường sĩ quan Vì vậy, nâng caochất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường
sĩ quan quân đội là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ góp phầnchuẩn hóa đội ngũ cán bộ mà còn nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo củacác học viện, trường sĩ quan quân đội trong tình hình mới
Trong những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổngcục Chính trị, các cơ quan chức năng và lãnh đạo, chỉ huy các học viện,
trường sĩ quan quân đội đã thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn Các học viện,trường sĩ quan quân đội đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nângcao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn; cử cán bộ,giảng viên đi đào tạo sau đại học, đi thực tế trên các cương vị lãnh đạo,quản lý, chỉ huy đơn vị nhằm tích lũy kinh nghiêm thực tiễn; thườngxuyên phát huy tính tích cực, chủ động trong tự nghiên cứu, tự học tập,bồi dường nâng cao trình độ mọi mặt của mỗi nhân lực đáp ứng yêu cầuchuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên Do đó, chất lượng nguồn nhân lựckhoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đã
có sự cải thiện đáng kể, phát huy tốt nhiệm vụ, chức trách của mìnhtrong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư tưởng lý luận, gópphần tích cực vào chất lượng giáo dục - đào tạo của các học viện, trường sĩ
Trang 5quan quân đội Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội vànhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội vẫn còn bộc lộ một sốhạn chế, bất cập: Số lượng, cơ cấu còn mất cân đối, chưa hợp lý; chấtlượng nhân lực ở một số học viện, trường sĩ quan còn chưa cao… Nhữnghạn chế đó xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản như: Chất lượng đàotạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh còn hạn chế,bất cập; đặc biệt, có một số ít nhân lực khoa học xã hội và nhân văn vẫnchưa thực sự cố gắng rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiêncứu nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Trong điều kiện hiện nay, sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ tư và quá trình chuyển đổi số; yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xâydựng quân đội trong tình hình mới; yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáodục, đào tạo và xây dựng nhà trường quân đội; cùng với đó là sự chống phá củacác thế lực thù địch trên mặt trân tư tưởng, lý luận… Những yếu tố này đã vàđang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcquân sự nói chung, chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội nói riêng
Tổng hợp các yếu tố trên hợp thành lý do nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề
“Chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện,
trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm luận án nghiên cứu.
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Trang 6- Làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng nguồn nhân lực khoa học
xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
- Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội vànhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, xác định yếu tố tácđộng và yêu cầu nâng cao
- Đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa
học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồn
nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Phạm vi về không gian: Cán bộ, giảng viên ở các khoa giáo viên thuộc lĩnh
vực khoa học xã hội nhân văn ở một số học viện, trường sĩ quan quân đội như: Họcviện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Hải quân,Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Pháo binh,Trường Sĩ quan Thông tin
Phạm vi về thời gian: Số liệu điều tra, khảo sát từ năm 2016 đến nay
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người;chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, phát triểnnguồn nhân lực; xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội
-Cơ sở thực tiễn
Trang 7Dựa vào báo cáo, tổng kết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng,các cơ quan chức năng, các học viện, trường sĩ quan về chất lượng nguồnnhân lực khoa học xã hội và nhân văn; kết hợp với quá trình tổng hợp, kháiquát kết quả điều tra, khảo sát thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khoahọc xã hội và nhân văn ở một số học viện, trường sĩ quan quân đội
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử; trong đó, tập trung sử dụng các phương pháp như khái quáthóa, trừu tượng hóa, phân tích và tổng hợp, hệ thống và cấu trúc, lịch sử vàlôgíc, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏvấn đề nghiên cứu
5 Những đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần làm rõ quan niệm, những nhân tố cơ bản quy định chấtlượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quanquân đội và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xãhội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong thời gian tới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận vềchất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩquan quân đội dưới góc độ tiếp cận triết học
Trang 8Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảngdạy, học tập.
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các côngtrình khoa học của tác giả liên quan đến luận án đã được công bố, danh mụctài liệu tham khảo, phụ lục
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn
Nguyễn An Ninh (2008), Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội
Việt Nam [99] Trong công trình khoa học này, tác giả đã phân tích và luận
giải sâu sắc khái niệm phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam.Đồng thời, chỉ ra một số nhân tố cơ bản quy định việc phát huy tiềm năng tríthức khoa học xã hội Việt Nam Từ khung lý thuyết đã xác định, tác giả đã đivào khảo sát, đánh giá thực trạng, những ưu điểm, hạn chế; chỉ rõ nguyên nhâncủa thực trạng phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã hội ở nước ta hiện nay.Tác giả cũng đã đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm phát huy hơnnữa tiềm năng của đội ngũ này ở Việt Nam hiện nay Theo đó, các giải pháp màtác giả đưa ra đó là: Phải nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của khoa học xãhội; tạo động lực cho quá trình phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hộiViệt Nam; đồng thời, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
và tiếp tục đổi mới công tác quản lý của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức khoahọc xã hội Việt Nam hiện nay Với nội dung đã được trình bày trong cuốn sách,đây thực sự là tài liệu có giá trị quý báu, giúp nghiên cứu sinh có thể tham khảo
Trang 9về logic triển khai vấn đề nghiên cứu mà luận án đã xác định
Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [102].
Đây là cuốn sách được tập hợp từ 32 bài viết của các nhà khoa học, chia làm 3phần: phần I: Những vấn đề lý luận chung; phần II: Kinh nghiệm trong nước
và quốc tế về phát triển nguồn nhân lực; phần III: Thực trạng, những kiếnnghị, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Các bài viết đã đưa ra quan niệm, tiêu chícủa nguồn nhân lực và khẳng định: Nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành quantrọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội, quyết định sức mạnh của một quốc gia.Đặc biệt, trong bài viết, “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của tác giả Vũ Văn Phúc cho rằng:
“Nội dung cơ bản phát triển nhân lực của Việt Nam cần tập trung
vào các vấn đề chủ yếu sau: thứ nhất, gia tăng về số lượng nhân lực
có trình độ chuyên môn, nghề nghiệp; thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thứ ba, chuyển dịch cơ cấu nhân lực theo hướng tiến bộ; thứ tư, phát huy một số tố chất tích cực tiêu biểu của nhân
“Trí thức khoa học xã hội và nhân văn nằm trong cơ cấu chung củatrí thức Việt Nam và là bộ phận hoạt động trong lĩnh vực khoa học
xã hội và nhân văn Họ có tri thức sâu rộng về xã hội và về con
Trang 10người Bằng lao động sáng tạo của mình, họ tham gia vào đời sốngchính trị - xã hội và trở thành một nguồn lực trí tuệ quan trọng giúpcho xã hội không ngừng tiến bộ” [98, tr.23]
Từ việc luận giải những đặc trưng riêng có của tri thức khoa học xã hội
và nhân văn, tác giả bải viết đã khẳng định sức mạnh to lớn của nguồn lực tríthức khoa học xã hội và nhân văn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đấtnước Đây là công trình khoa học có ý nghĩa to lớn, giúp nghiên cứu sinh có thể
kế thừa và tiếp tục luận giải về vai trò, đặc trưng của nguồn nhân lực khoa học xãhội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Trần Văn Phòng (2014), “Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ nghiêncứu, giảng dạy khoa học xã hội nhân văn trong đấu tranh lý luận hiện nay”[100] Trong bài viết này, tác giả đã đi sâu phân tích về vị trí, vai trò của độingũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn trong đấutranh lý luận Tác giả luận giải:
“Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội nhân văn là lựclượng nòng cốt làm công tác lý luận, chống lại những quan điểm saitrái, thù địch Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hộinhân văn là những chuyên gia am hiểu chuyên sâu lĩnh vực này, nên họ
có cơ sở khoa học để chỉ ra bản chất phản động, sai trái, phản khoa họccủa những luận điểm xuyên tạc ấy, bảo vệ một cách thuyết phục sựtrong sáng nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng.” [100]
Như vậy, theo tác giả đội ngũ này là những người nghiên cứu chuyên sâu
và giảng dạy các môn khoa học có liên quan, gắn bó mật thiết với công tác đấutranh lý luận của đảng ta Do vậy, họ có vai trò hết sức to lớn trong cuộc đấutranh lý luận hiện nay Bài viết là tài liệu tham khảo quan trọng, giúp nghiên cứusinh có thêm cơ sở để khẳng định và luận giải về vị trí, vai trò của nguồn nhânlực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Nghiêm Đình Vỳ (2015), “Phát huy vai trò khoa học xã hội trong quá
Trang 11trình đào tạo đội ngũ nhà giáo, góp phần phát triển khoa học giáo dục thời kỳhội nhập quốc tế” [137] Trong bài viết này, tác giả đã tập trung khái quát vaitrò của khoa học xã hội và nhân văn trong đào tạo đội ngũ nhà giáo nhằm gópphần phát triển khoa học giáo dục hiện nay Tác giả khẳng định rằng, cũngnhư các ngành khoa học khác, khoa học xã hội và nhân văn có vị trí, vai tròhết sức quan trọng: “Khoa học xã hội nhân văn có sứ mệnh cung cấp nguồnnhân lực, đào tạo những sinh viên sư phạm có trình độ và năng lực đảmnhiệm các công việc giảng dạy, nghiên cứu, quản lý để sau khi ra trường cóthế đảm nhiệm tốt công việc được giao phó” [137] Như vậy, theo tác giả bàiviết, khoa học xã hội và nhân văn không chỉ đóng vai trò là một ngành khoa họctrong việc trang bị tri thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn cho conngười mà thông qua quá trình này nó cũng góp phần quan trọng trong việc đàotạo nên đội ngũ nhà giáo Và chính đội ngũ nhân lực này sau khi được đào tạotrở thành các nhà giáo đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu, giảngdạy khoa học xã hội và nhân văn Qua đó có thể thấy, bài viết là tài liệu thamkhảo quan trọng giúp nghiên cứu sinh có thể kế thừa trong quá trình nghiên cứu
đề tài luận án, nhất là trong việc luận giải về vai trò của nhân lực khoa học xã hội
và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Nguyễn Hiền Lương (2015), “Tư duy và vấn đề rèn luyện, nâng caonăng lực tư duy của nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay”[81] Tác giả bài viết đã phân tích và chỉ ra rằng: Một đòi hỏi lớn của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối với nguồn nhân lực chấtlượng cao là phát triển trí lực, trọng yếu là phát triển năng lực tư duy khoahọc và phát triển năng lực độc lập sáng tạo với tri thức là tiền đề, cơ sở Muốnvậy, cần phải tập trung đầu tư của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục - đàotạo thế hệ trẻ Việt Nam, chuẩn bị cho họ có đủ sức khỏe, tài năng, đạo đức, ýthức, bản lĩnh chính trị để kế tục sự nghiệp cha anh; đồng thời nguồn nhân lựcchất lượng cao phải chăm lo học tập, nâng cao trình độ các môn lý luận chínhtrị, đặc biệt là triết học macxit để có đủ khả năng phân tích, đánh giá, suy luận
Trang 12bằng các luận cứ khoa học, bằng lý tính Trong bài viết, tác giả quan niệm rằng:
“Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là xây dựng nhân cách conngười Việt Nam với nội dung toàn diện, từ bồi dưỡng và phát triển thểlực; năng lực trí tuệ; phương pháp tư duy khoa học sáng tạo, khôngngừng nâng cao trình độ trên nền tảng học vấn phổ thông vững chắc,đến trình độ tư tưởng, thế giới quan, đạo đức cách mạng” [81, tr.35] Theo tác giả một trong những điều cốt yếu cần quan tâm trong việc xâydựng nguồn nhân lực chất lượng cao đó là cần quan tâm bồi dưỡng cho họ vềthể lực, trí tuệ, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Với nhữngđóng góp khoa học quan trọng của bài viết, đây thực sự là tài liệu tham khảo
có ý nghĩa, giúp cho nghiên cứu sinh có thể kế thừa để luận giải và làm rõthêm về nội hàm của chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn
ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Nguyễn Văn Kim (2016), Thực trạng nguồn nhân lực Khoa học xã
hội và nhân văn Việt Nam hiện nay [73] Trong công trình khoa học này,
nhóm tác giả đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn nhânlực khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam hiện nay trên 3 vấn đề cụ thể: Hệthống các cơ sở đào tạo nhân lực khoa học xã hội và nhân văn Việt Namhiện nay; thực trạng việc sử dụng nhân lực khoa học xã hội và nhân văn vớithị trường lao động; đánh giá mối liên kết giữa đào tạo và sử dụng nhân lựckhoa học xã hội và nhân văn Việt Nam hiện nay Đồng thời chỉ ra một sốnguyên nhân của thực trạng cũng như những vấn đề bất cập cần quan tâmgiải quyết như: Bất cập trong đào tạo nguồn nhân lực khoa học xã hội vànhân văn; bất cập về mối quan hệ giữa đào tạo và nhu cầu của thị trường laođộng đối với nhân lực khoa học xã hội và nhân văn Đây là tài liệu thamkhảo có ý nghĩa thiết thực đối với nghiên cứu sinh để nghiên cứu, xác địnhphương pháp và cách thức đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lựckhoa học xã hội và nhân văn ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiệnnay
Trang 13Phạm Minh Chính (2018), “Quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạocủa Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng yêucầu phát triển thời kỳ mới của Hội nghị Trung ương 7, khóa XII” [13] Tácgiả cho rằng, công tác cán bộ là vấn đề trọng tâm, có vai trò quyết định đốivới sự nghiệp cách mạng của Đảng và khẳng định rằng, trong suốt quá trìnhlãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ; tưduy, nhận thức của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán
bộ đã có sự phát triển phù hợp với tình hình thực tế Đánh giá về sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán
bộ, tác giả cho rằng bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn những tồn tại cầnkhắc phục: Hiện tượng buông lỏng lãnh đạo đối với xây dựng đội ngũ cán bộ
và công tác quản lý đội ngũ cán bộ; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
có nơi, có lúc, có thời điểm chưa thực sự được chú trọng… Điều đó đã làmảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công táccán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Để nâng cao hơn nữa chất lượng lãnhđạo xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ, tác giả đã đề xuấtmột số yêu cầu cơ bản đó là: Cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chuẩnhóa với tạo môi trường, điều kiện đảm bảo nhằm phát huy tính sáng tạo củacán bộ; đồng thời, cần siết chặt hoạt động quản lý, kỷ luật, kỷ cương đối vớiđội ngũ cán bộ; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân cấp, phân quyền gắnvới việc kiểm tra, giám sát
Đoàn Minh Huấn (2018), ““Hai trọng tâm” và “Năm đột phá” trongxây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ của Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 7 khóa XII” [66] Tác giả phân tích, luận giải một cách sâu sắc
bản chất của “trọng tâm thứ nhất” chính là việc hướng vào giải quyết nhiệm
vụ “kép”: một mặt vừa tăng cường kiểm soát quyền lực, ổn định, thiết lập lạitrật tự, kỷ cương ở một số khâu bị xem nhẹ, buông lỏng; mặt khác, giải phóngcác tiềm năng, hướng tới thúc đẩy năng lực đổi mới, sáng tạo nhằm mục đích
vì lợi ích chung của cán bộ Ở “trọng tâm thứ hai”, tác giả cho rằng, bên cạnhviệc nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, Nghị
Trang 14quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII cũng đã đề cập và khẳng định ý nghĩa,
tầm quan trọng của người đứng đầu cấp ủy các cấp trong công tác cán bộ.Theo tác giả, để nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầucấp ủy các cấp trong công tác cán bộ cần thực hiện tốt một số vấn đề: “Phảixây dựng tiêu chuẩn nghiêm ngặt; đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năngcần thiết phục vụ lãnh đạo, chủ trì công việc, phương pháp và phong cách xử
lý các mối quan hệ; xây dựng cơ chế, môi trường để người đứng đầu phát huyđầy đủ vai trò, quyền hạn trước công việc và chịu trách nhiệm trước các quyếtđịnh trong CTCB” [66, tr.20] Bên cạnh đó, người đứng đầu cấp ủy cần phảibiết lắng nghe, xem xét một cách thấu đáo để cán bộ yên tâm, tin tưởng vàkhông ngừng nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo vì lợi ích chung
Đoàn Nam Đàn (2018), “Quan điểm của Đảng về phát huy nhân tốcon người trong phát triển đất nước” [22] Bài viết đã luận giải về sự pháttriển về nhận thức, tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề pháthuy nhân tố con người trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.Tác giả bài viết đã khẳng định, trong thời đại ngày nay, nguồn tài nguyên,của cải đích thực và quý giá nhất của mỗi quốc gia chính là con người Tác giảbài viết cho rằng:
“Để phát triển toàn diện con người, mọi hoạt động của hệ thốnggiáo dục và đào tạo cần phải hướng vào việc xây dựng, phát triểncon người Việt Nam có thế giới quan khoa học, trí tuệ và đạo đức;gắn với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân,nâng cao trí lực và kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, của kinh
tế tri thức và xã hội học tập, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệvững chắc Tổ quốc Việt Nam” [22]
Theo logic đó tác giả cho rằng, để xây dựng và phát triển con người toàndiện cần phải chú trọng đến việc giáo dục nâng cao phẩm chất về trí tuệ, đạo đứccũng như các kỹ năng sống của con người Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, tác
Trang 15giả còn đang để ngỏ việc phân tích làm rõ vị trí, vai trò của từng yếu tố cũng nhưmối quan hệ giữa các yếu tố trong việc xây dựng, phát triển toàn diện con ngườiViệt Nam trong phát triển đất nước hiện nay Đây là điều mà nghiên cứu sinh cóthể kế thừa, tiếp tục luận giải về các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lựckhoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Lương Đình Hải (2018), “Quan niệm về nguồn nhân lực trong bốicảnh cách mạng khoa học công nghệ hiện nay” [50] Trong công trình khoahọc này, tác giả đã chỉ ra các quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực theocách tiếp cận của của một số ngành khoa học như: Kinh tế học, Chính trị,Kinh tế lao động, Kinh tế phát triển, Dân số học Từ đó, tác giả khái quátnguồn nhân lực thành 3 cách hiểu có nội hàm rộng, hẹp khác nhau và đưa racách hiểu chung nhất về nguồn nhân lực Theo đó, tác giả quan niệm: “Nguồnnhân lực là tổng hợp toàn bộ năng lực, khả năng, tiềm năng, tài năng, thể lực,trí lực, kĩ năng, kĩ xảo, phẩm chất người của lực lượng lao động trong độ tuổilao động theo luật định, đang được sử dụng vào quá trình lao động sản xuất của
xã hội ở một thời kì xác định” [50, tr.15] Theo tác giả, nguồn nhân lực baogồm tổng thể lực lượng lao động xã hội đang tham gia lao động, sản xuấtnhưng nó không chỉ đơn thuần về số lượng mà cả bao gồm chất lượng của lựclượng lao động này Chất lượng đó được thể hiện ở các yếu tố về thể lực, trílực, phẩm chất, năng lực của người lao động Đây là tài liệu tham khảo có ýnghĩa thiết thực, giúp nghiên cứu sinh có thể kế thừa trong cách đặt vấn đề vàphân tích nội hàm của khái niệm nguồn nhân lực cũng như chất lượng nguồnnhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Nguyễn Đình Bắc (2018), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [4].Tác giả bài viết nhận định, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đanglàm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, nó vừa tạo ra những cơ hộithuận lợi nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất
là các nước đang phát triển Một trong những ảnh hưởng trực tiếp nhất của
Trang 16cuộc cách mạng này là việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Từviệc đánh giá thực trạng của nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trướctác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tác giả đã đề xuất bagiải pháp nhằm phát triển hơn nữa nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước tahiện nay Trong đó, giải pháp then chốt nhất là đổi mới căn bản, toàn diện,đồng bộ giáo dục - đào tạo Và cho rằng, đây là vấn đề cần được coi trọngtrong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam đáp ứng yêu cầucủa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay Công trình khoa họcnày giúp nghiên cứu sinh có thể tham khảo trong cách luận giải về nhữngyếu tố tác động đến chất lượng nhân lực khoa học xã hội và nhân văn cũngnhư đề xuất một số biện pháp thuộc về nhóm giải pháp đổi mới nội dungchương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xãhội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Nguyễn Dương Hùng (2020), “Tác động của cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 đến đội ngũ trí thức Việt Nam và những vấn đề đặt ra” [68].Trong công trình khoa học này tác giả đã khẳng định, sự ra đời và pháttriển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến mọi lĩnh vực củađời sống xã hội, không chỉ làm thay đổi nền sản xuất xã hội của nhân loại
mà còn làm thay đổi các quan hệ xã hội, tác động đến từng giai cấp, tầnglớp của xã hội, trong đó có tầng lớp trí thức Từ việc phân tích cụ thểnhững cơ hội cũng như thách thức trước tác động của cách mạng côngnghiệp 4.0 đối với đội ngũ trí thức Việt Nam, tác giả bài viết đã chỉ rõ một
số vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức Việt Nam hiện nay, trong đó nhấnmạnh đến việc nâng cao trình độ của nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêucầu phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay
Điều đó có nghĩa, trong bối cảnh hiện nay, đội ngũ trí thức đang chịu
sự tác động ảnh hưởng của nhiều vấn đề mới mà chúng ta cần hết sức lưutâm nhằm tiếp cận, đáp ứng yếu cầu trong xây dựng, phát triển nhân lực hiện
Trang 17nay trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Những luận giải từcông trình khoa học này giúp nghiên cứu sinh có thể kế thừa, vận dụng vàophân tích, làm rõ những yếu tố tác động cũng như yêu cầu đặt ra đối vớinâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Nguyễn Trọng Chuẩn (2021), “Trí thức Việt Nam với sự nghiệp đổi mới vàphát triển đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số” [14] Trên cơ sở luận giải về vịtrí, vai trò của trí thức cũng như những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức trong sựnghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, tác giả cho rằng:
“Muốn cho đất nước phát triển chúng ta phải phát hiện sớm ngườitài để chọn đúng người tài cho từng lĩnh vực của hoạt động xãhội; phải thật sự trọng dụng người tài; phải biết dùng người tàiđúng lúc, đúng chỗ và không kém phần quan trọng là có chínhsách đãi ngộ xứng đáng đối với người tài nhằm tạo ra động lựcmạnh mẽ cho các lĩnh vực sáng tạo khoa học, phát minh, sángchế, công nghệ, điều hành, quản lý và tổ chức xã hội.” [14] Trước sự tác động của nhiều yếu tố đến việc phát huy vai trò đội ngũ tríthức, việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng người tài đúng mục đích, đúng vị trícông tác là hết sức quan trọng Những luận giải của tác giả trong bài viết lànguồn tài liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh có thể tham khảo, vận dụngtrong việc đề xuất giải pháp về hoàn thiện chính sách thu hút, sử dụng nhânlực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, đặcbiệt là chính sách thu hút, sử dụng nhân tài khoa học xã hội và nhân văn nhằmphát huy đúng thế mạnh, sở trường của họ trong thực tiễn công tác
1.1.2 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến nguồn nhân lực khoa học xã hội nhân văn quân sự và chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội nhân văn quân sự
Nguyễn Văn Quang (2012), Xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa
học xã hội và nhân văn trong quân đội thời kỳ mới [104] Đây là công trình
Trang 18khoa học nghiên cứu về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học
xã hội và nhân văn trong quân đội do tác giả Nguyễn Văn Quang làm chủ
nhiệm đề tài Các tác giả quan niệm: “Cán bộ đầu ngành khoa học xã hội và
nhân văn trong quân đội là trí thức khoa học xã hội và nhân văn có phẩmchất, năng lực và uy tín cao nhất về một ngành, có khả năng chủ trì, tổ chức,dẫn dắt và định hướng hoạt động một chuyên ngành khoa học xã hội và nhânvăn trong quân đội” [104, tr.16] Từ quan niệm đó, các tác giả khẳng định,xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn trongquân đội hiện nay là hết sức quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa việc tổchức, định hướng hoạt động cho các chuyên ngành khoa học xã hội vànhân văn ngày càng phát triển, tạo nên sự gắn kết, sự tiếp nối liên tục giữacác thế hệ nhân lực khoa học xã hội và nhân văn trong thực tiễn công tác.Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này giúp nghiên cứu sinh cóthêm cách tiếp cận mới trong việc luận giải chất lượng nguồn nhân lựckhoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.Đồng thời gợi mở cho nghiên cứu sinh trong việc đề xuất giải pháp xâydựng đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm nângcao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện,trường sĩ quan quân đội hiện nay
Bùi Hồng Thái (2014), Phát triển nguồn nhân lực sư phạm của Học viện
Chính trị hiện nay [113] Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về nhân lực
và phát triển nguồn nhân lực sư phạm của Học viện Chính trị Theo đó, tác giảquan niệm rằng: “Nhân lực là sức người được cấu thành bởi sức khỏe, phẩmchất, năng lực, tác phong của họ đóng vai trò là yếu tố quyết định khả nănghoàn thành chức trách, nhiệm vụ của cá nhân trong hoạt động ở một lĩnh vựcnhất định” [113, tr 9-10] Đồng thời, tác giả đã phân tích các yếu tố tác độngđến phát triển nguồn nhân lực sư phạm của Học viện Chính trị, bao gồm: Tácđồng từ kinh tế - xã hội; tác động của chủ trương phát triển giáo dục của Đảng
và Nhà nước, nhiệm vụ của Quân đội trong tình hình mới; tác động từ yêu cầu
Trang 19biên chế, tổ chức của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Học việnChính trị; tác động từ nhận thức, trách nhiệm của các nguồn nhân lực sư phạmđối với phát triển của Học viện và tác động từ công tác chính sách bảo đảm chophát triển nguồn nhân lực Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này làtài liệu tham khảo quan trọng giúp nghiên cứu sinh có thể kế thừa, luận giải vềnhững yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhânvăn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Phạm Thanh Giang (2015), Phát triển nguồn lực giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn chất lượng cao trong các học viện quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [46] Tác giả đưa ra quan niệm phát triển nguồn lực giảng viên khoa học xã hội
và nhân văn chất lượng cao trong các học viện quân đội nhân dân Việt Nam:
“Phát triển nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chấtlượng cao trong các Học viện QĐNDVN là tổng thể hoạt động củachủ thể thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp tác độngnhằm tạo ra một nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhânvăn có đủ số lượng theo nhu cầu, chất lượng cao, cơ cấu hợp lý,đồng thời phát huy cao nhất vai trò, tiềm năng sáng tạo của nguồnlực này trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của các học viện và sựnghiệp xây dựng quân đội trong thời kỳ mới” [46, tr 49]
Nội dung của quá trình phát triển này bao gồm phát triển về số lượng,
về cơ cấu, về chất lượng Trong đó, tác giả đã phân tích sự phát triển về chấtlượng nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chất lượng caotrong các học viện Quân đội nhân dân Việt Nam “là quá trình nâng cao toàndiện các yếu tố cấu thành chất lượng của nguồn lực giảng viên khoa học xãhội và nhân văn chất lượng cao bao gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống; trình độ tri thức, năng lực chuyên môn; phương pháp, tác phong côngtác; thể lực ” [46, tr.51] Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này có
ý nghĩa quan trọng, giúp nghiên cứu sinh có thêm cách tiếp cận xây dựngkhung lý luận trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, nhất là việc luận giải
Trang 20về chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện,trường sĩ quan quân đội
Nguyễn Bá Dương (2016), “Nâng cao tầm uy tín, vị thế của đội ngũ cán
bộ khoa học xã hội nhân văn quân sự Việt Nam” [19] Bài viết đã luận giảimột cách sâu sắc về vị thế, uy tín của đội ngũ cán bộ khoa học xã hội và nhânvăn quân sự Trong bối cảnh phát triển mới, tác giả bài viết cho rằng, để nângcao uy tín, vị thế của đội ngũ cán bộ khoa học xã hội và nhân văn quân sự,cần phải quan tâm thực hiện nhiều vấn đề, nhất là việc khắc phục những hạnchế, bất cập về số lượng, chất lượng trong công tác cán bộ Trong đó:
Về số lượng cần bố trí đủ và tiến tới có dự trữ nguồn cán bộ; xây dựng
kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ… Về chấtlượng, ngoài việc chuẩn hóa và áp dụng hệ tiêu chí mới, đạt đến sựchuẩn mực về phẩm chất, năng lực của cán bộ khoa học xã hội nhânvăn quân sự trong thời kỳ mới, cần có bước đi, lộ trình hợp lý để đổimới phương pháp, tác phong nghiên cứu khoa học; gắn nghiên cứu,phát triển lý luận với tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, khắc phụctình trạng xa rời thực tiễn, giáo điều, sự lạc hậu của lý luận [19] Nội dung bài viết là tài liệu tham khảo quan trọng, giúp nghiên cứusinh có thêm cơ sở luận giải, đề xuất các biện pháp về lựa chọn, đào tạo, bồidưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lựckhoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Bùi Mạnh Hùng (2017), Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các học viện trong quân đội hiện nay [67] Các tác giả đề tài đã đề xuất hệ thống các giải
pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng caocho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các học viện trong quân độihiện nay Theo đó, giải pháp cơ bản mà các tác giả đưa ra gồm:
Đổi mới chương trình, nội dung gắn với nâng cao chất lượng giảngdạy; chuẩn hóa nguồn đầu vào và hệ tiêu chí đánh giá kết quả học tập,luận văn, luận án; phát huy vài trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, đềcao trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, đơn vị quản lý học viên
Trang 21sau đại học ở các học viện trong quân đội; chuẩn hóa đội ngũ giảngviên ở các học viện trong quân đội; hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chínhsách và tăng cường đầu tư, xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở vậtchất, trang thiết bị đào tạo ở các học viện trong quân đội [67]
Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này giúp nghiên cứu sinh
có thể tham khảo, kế thừa trong việc đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nângcao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện,trường sĩ quan quân đội hiện nay
Nguyễn Văn Bạo (2018), “Học viện Chính trị xây dựng đội ngũ cán bộ,giảng viên ngang tầm nhiệm vụ” [3] Trong công trình khoa học này tác giả đãluận giải một cách sâu sắc về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, giảng viên của Họcviện Chính trị Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao, có vai trò quan trọng trong việcnâng cao chất lượng, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện Để xâydựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện Chính trị ngang tầm nhiệm vụ, tác giảcho rằng cần xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có đủ về số lượng, đảm bảo chấtlượng, có cơ cấu hợp lý, cân đối, hài hòa; đặc biệt, từng bước chuẩn hóa tiêu chí chứcdanh cán bộ, giảng viên và coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảngviên trẻ Tác giả khẳng định:
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy các cấp có bản lĩnhchính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, kiếnthức, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chỉ huy và tổ chức hoạtđộng thực tiễn tốt … tích cực trẻ hóa đội ngũ, bảo đảm sự phát triển
liên tục, vững chắc [3, tr 23-24]
Bên cạnh đó, coi trọng việc bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao kinh nghiệmthực tiễn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên bằng nhiều hình thức, biện pháp thiếtthực, phù hợp như: Đưa cán bộ, giảng viên đi thực tế ở đơn vị trên các chức
vụ lãnh đạo, quản lý; thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm khoahọc, hội thi giảng viên giỏi
Đỗ Văn Trường (2018), Vai trò của trí thức khoa học xã hội và nhân
Trang 22văn quân sự trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị hiện nay [126] Từ việc luận giải về vai trò của trí thức khoa học xã hội và
nhân văn quân sự trong xây dựng QĐNDVN vững mạnh về chính trị, tác giả đãphân tích một số nhân tố cơ bản quy định vai trò của trí thức khoa học xã hội
và nhân văn quân sự trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh
về chính trị, cụ thể: Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đấtnước và yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội; phụthuộc vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, trực tiếp là của Quân
ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; phụ thuộc vào sức mạnh nội lực của chính độingũ này; phụ thuộc vào môi trường quân sự Kết quả nghiên cứu của công trìnhkhoa học này giúp nghiên cứu sinh có thể tham khảo, kế thừa cách xác định vàluận giải những nhân tố cơ bản quy định chất lượng nguồn nhân lực khoa học
xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Vũ Đình Đắc (2018), “Giải pháp cơ bản xây dựng và phát huy nguồnnhân lực chất lượng cao ở các nhà trường Quân đội trong bối cảnh cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0” [40] Trước sự tác động của cuộc Cách mạng côngnghiệp 4.0, tác giả đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập cần khắc phục nhằm xâydựng và phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao ở các nhà trường quân độihiện nay Theo đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản như: Tạo sựchuyển biến về nhận thức của các lực lượng về xây dựng và phát huy vai trònguồn nhân lực chất lượng cao ở các nhà trường Quân đội trong bối cảnhcuộc cách mạng Công nghiệp 4.0; gắn kết chặt chẽ giữa quá trình đào tạo vớibồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo môi trường, điềukiện thuận lợi để nguồn nhân lực chất lượng cao vươn lên làm chủ thành tựucủa cách mạng Công nghiệp 4.0; tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách thu hút
và đãi ngộ xứng đáng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao Những nội dung
đề cập trong công trình khoa học này có ý nghĩa hết sức thiết thực, giúpnghiên cứu sinh có thể tham khảo, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm
Trang 23nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
Phan Văn Tỵ (2019), Phát triển đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và
nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
[132] Tác giả quan niệm: “Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự ởHọc viện Chính trị là những sĩ quan quân đội thực hiện nhiệm vụ giảng dạy,nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; có đầy đủ tiêu chuẩn và thực hiệncác chức trách, nhiệm vụ của giảng viên theo quy định của Nhà nước, củaQuân đội và của Học viện” [132, tr.19] Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh, cơcấu đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị còn một số vấn đề bất cập: Tỷ lệgiảng viên có học hàm, học vị chưa cao; giảng viên trải qua thực tiễn chiếnđấu ngày càng ít; tỷ lệ giảng viên trẻ có học hàm, học vị được đào tạo cơ bảnngày càng nhiều nhưng chưa được trải qua thực tế đơn vị; một số giảng viên cótuổi quân, tuổi đời cao nhưng tuổi nghề chưa nhiều, ngược lại một số giảng viên
có kinh nghiệm thực tiễn đơn vị nhưng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạnchế, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoahọc Việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũgiảng viên ở một số khoa giáo viên chưa chuẩn bị được nguồn dự trữ lâu dài;chưa thực sự gắn việc đào tạo với sử dụng; chưa chú trọng kết hợp giữa nâng caotrình độ chuyên môn với kinh nghiệm thực tiễn đơn vị; thiếu chủ động, linh hoạttrong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của khoa mình,chủ yếu vẫn thụ động, phụ thuộc vào kế hoạch của cấp trên
Bùi Văn Mạnh (2020), Động lực của giảng viên lý luận chính trị trong
các nhà trường quân đội hiện nay [86] Trong công trình khoa học này, sau
khi khảo sát, đánh giá thực trạng về động lực của giảng viên lý luận chính trịtrong các trường quân đội hiện nay, tác giả đã xác định một số vấn đề đặt rađối với động lực của giảng viên lý luận chính trị trong các nhà trường quânđội hiện nay trên nhiều phương diện như: Nhu cầu, lợi ích kinh tế - vật chất,
Trang 24chính trị - tinh thần; nhu cầu, lợi ích về tự do tư tưởng, dân chủ; nhu cầu, lợiích phát triển trí tuệ Kết quả nghiên cứu này chính là cơ sở để nghiên cứusinh tham khảo trong việc nghiên cứu đề xuất một số biện pháp về xây dựng
cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực phấn đấu của nhân lực khoa học xã hội
và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Nguyễn Công Sơn (2020), Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học
xã hội và nhân văn ở các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [111] Tác giả đã đi vào luận giải một số vấn đề lý
luận về nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở cáctrường đào tạo sĩ quan chỉ huy trong quân đội nhân dân Việt Nam; đánh giáthực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra về chất lượng nghiên cứukhoa học xã hội và nhân văn ở các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy trongquân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giảipháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học xã hội và nhânvăn ở các trường sĩ quan chỉ huy trong quân đội nhân dân Việt Nam hiệnnay Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến việc kết hợp chặt chẽ giữa bồidưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa từng cán bộ, giảng viên, nhà khoa học, học viên trong nghiên cứu khoahọc xã hội và nhân văn… Từ kết quả nghiên cứu của công trình khoa họcnày, giúp nghiên cứu sinh có thể tham khảo trong việc đề xuất một số giảipháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực khoa học
xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay, nhất
là việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của từng nhân lực trong việc tựhọc tập, nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
Bạch Hoàng Khánh (2021), Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội
và nhân văn quân sự trong các nhà trường quân đội trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư [71] Công trình khoa học đã đi sâu phân
tích, luận giải những vấn đề cốt lõi về phát triển nguồn nhân lực khoa học xã
Trang 25hội và nhân văn quân sự trong các nhà trường quân đội trước tác động củacuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Các tác giả quan niệm:
“Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn quân sự trongcác nhà trường quân đội trước tác động cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ tư là quá trình biến đổi, chuyển hóa theo hướng đi lên, ngàycàng hoàn thiện của các yếu tố cấu thành; làm cho nguồn nhân lực nàykhông ngừng đầy đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chất lượng ngàycàng tăng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, nghiên cứukhoa học của các nhà trường quân đội trước tác động cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư” [71, tr.28]
Các tác giả đã xác định tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lựckhoa học xã hội và nhân văn quân sự trong các nhà trường quân đội trướctác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Các tiêu chí đó là:nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; nội dung, hình thức, biện phápđánh giá; kết quả đánh giá nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân vănquân sự trong các nhà trường quân đội trước tác động cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư Kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này
giúp nghiên cứu sinh có thể tham khảo, kế thừa trong việc tiếp cận phântích khái niệm trung tâm của luận án
1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn
đề luận án tập trung nghiên cứu
1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án
Qua quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu có thể thấy, cho đến nay
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khai thác về vấn đề nguồnnhân lực, chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn, chất lượngnguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quanquân đội có liên quan đến đề tài luận án Các công trình mà tác giả tổng quan
Trang 26đã tiếp cận nghiên cứu, luận giải vấn đề nguồn nhân lực dưới nhiều góc độkhác nhau, từ đó đã làm nổi bật vấn đề nghiên cứu theo mục tiêu, nhiệm vụ đề
ra Kết quả đó là những đóng góp hết sức quý báu, có giá trị to lớn về mặt khoahọc, có thể giúp cho nghiên cứu sinh tìm hiểu và kế thừa trong quá trình thực
hiện nghiên cứu đề tài luận án “Chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và
nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay”
Một là, giá trị về mặt lý luận đối với luận án
Các công trình khoa học đã được các tác giả tiếp cận dưới nhiều phươngdiện khác nhau, tuy nhiên cơ bản đều có chung quan niệm: Chất lượng nguồnnhân lực được tạo bởi chất lượng người lao động Trong các yếu tố hợpthành tạo nên chất lượng nguồn nhân lực, các yếu tố về phẩm chất, nănglực, sức khỏe là cơ bản nhất Sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố này bảođảm cho con người phát triển, đáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí sứclực, thần kinh, cơ bắp trong lao động với những đặc thù nghề nghiệp khác nhau.Trong mỗi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chất lượng nhân lực đượcbiểu hiện ra cũng khác nhau và đều có vị trí, vai trò nhất định đối với đời sống xãhội Theo đó, chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn cũng cónhững đặc trưng riêng và có vai trò to lớn trong việc góp phần luận giải vềnhững quy luật hình thành, vận động và phát triển của xã hội và con người, vềmối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tựnhiên và xã hội Từ những quan niệm chung như vậy, các công trình khoa họcnghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội cũng đã bước đầu thống nhất nhận thức về chấtlượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩquan quân đội đó là sự thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố hợp thành theo mộtphương thức nhất định, tạo nên tính quy định vốn có của nguồn nhân lực nàyđáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của các học viện, trường sĩ quan quân đội
Các công trình khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra biểu hiện của chất lượngnguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân
Trang 27đội trên một số phương diện như: Đó là sự thống nhất của các yếu tố cơ bản hợpthành như thể lực, tâm lực, trí lực; biểu hiện ở số lượng, cơ cấu; ở kết quả thựchiện nhiệm vụ Trên cơ sở đó, các công trình khoa học đã làm nổi bật vị trí, vai tròcủa chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện,trường sĩ quan quân đội trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đàotạo, nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án cho thấy, các nhà khoa học đều có sự thống nhất cao trong việc đề cập tớinhững nhân tố quy định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội
và nhân văn nói chung, chất lượng nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội nói riêng Trong đó, các công trình khoahọc đã tập trung luận giải về vai trò của việc xây dựng kế hoạch, quy hoạchbồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực; nhân tố quy định của môi trường làmviệc, cơ chế, chính sách đối với nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn;đặc biệt, đề cao vai trò của nhân tố chủ quan, về sự nỗ lực phấn đấu tu dưỡng,rèn luyện của chính bản thân họ trong quá trình hoạt động thực tiễn
Hai là, giá trị về mặt thực tiễn đối với luận án
Từ những vấn đề lý luận đã được làm sáng tỏ, các công trình khoa học
đã khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội vànhân văn trên nhiều phương diện khác nhau cả về ưu điểm và hạn chế Bên cạnhnhững ưu điểm được chỉ ra là cơ bản, các công trình khoa học cũng đã thẳng thắnchỉ ra những hạn chế trong chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhânvăn Những hạn chế đó được biểu hiện ở cả phẩm chất, trình độ, năng lực nhậnthức, kết quả thực hiện nhiệm vụ
Các công trình khoa học cũng đã phân tích và chỉ rõ nguyên nhân củanhững ưu điểm và hạn chế của chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội vànhân văn Nguyên nhân đó có cả khách quan và chủ quan Trong đó, thườngxuyên, trực tiếp là sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; từ
Trang 28môi trường, điều kiện làm việc; từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huycác cấp; từ nhận thức của chính bản thân các chủ thể
Bên cạnh đó, các công trình khoa học cũng đã xác định một số yếu tố tácđộng đến chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn Nhất là cácyếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; sự phát triển của cách mạngkhoa học công nghệ hiện đại; yêu cầu, nhiệm vụ của xã hội, của các học viện,trường sĩ quan quân đội trong điều kiện mới
Ba là, giá trị đối với việc xây dựng hệ thống các giải pháp cơ bản đối với luận án
Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng đã đánh giá chất lượngnhân lực khoa học xã hội và nhân văn, các công trình khoa học đã đề xuấtcác giải pháp khác nhau nhằm nâng cao và phát triển hơn nữa chất lượngnguồn nhân lực này Những giải pháp mà các tác giả đề xuất nhìn chung đềuđược rút ra từ quá trình nghiên cứu, phân tích, luận giải một cách thấu đáo,phù hợp cả về lý luận và thực tiễn, cơ bản đã phản ánh được những vấn đềgắn liền với thực trạng chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhânvăn Những kết quả nghiên cứu này là một trong những cơ sở có ý nghĩaquan trọng giúp cho nghiên cứu sinh có thể tham khảo, kế thừa để tiếp tục đisâu nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Tóm lại, đánh giá một cách tổng quát có thể thấy, các công trìnhkhoa học nghiên cứu về chất lượng nhân lực, chất lượng nguồn nhân lựckhoa học xã hội và nhân văn, chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội
và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có liên quan đến đềtài luận án đều là những công trình khoa học công phu, có ý nghĩa to lớn
cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn Đây cũng chính là nguồntài liệu tham khảo có giá trị giúp cho nghiên cứu sinh có thể tham khảo,
kế thừa, tiếp thu có chọn lọc phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài luận
án của mình Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
Trang 29nhất là sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đangđặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồnnhân lực khoa học xã hội và nhân văn nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng,phát triển quân đội nói chung, xây dựng các học viện, trường sĩ quan quânđội nói riêng đòi hỏi cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ Mặtkhác, hiện nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu mộtcách có hệ thống về chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhânvăn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội với tính cách là một côngtrình khoa học độc lập Bởi vậy, đây vẫn là một “khoảng trống” khoa học
để nghiên cứu sinh tiếp cận, đi sâu nghiên cứu
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Từ những vấn đề có liên quan đã được khảo cứu ở trên, đã gợi mở vàđặt ra cho tác giả luận án một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết
Một là, về lý luận
Kết quả tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu có liên quanđến đề tài luận án cho thấy, mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiêncứu, phân tích, luận giải về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực khoa học xãhội và nhân văn, chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân vănquân sự dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, cho đến naychưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản, chuyên sâu,phân tích, luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng nguồn nhânlực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân độidưới góc độ tiếp cận triết học Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu củanhững công trình khoa học có liên quan, luận án tiếp tục nghiên cứu bổsung, phát triển và làm sâu sắc hơn tiếp cận triết học quan niệm về chấtlượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường
sĩ quan quân đội; xác định và luận giải những nhân tố cơ bản quy địnhchất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện,trường sĩ quan quân đội
Trang 30Đây là những vấn đề lý luận cơ bản mà nghiên cứu sinh xác định cầntiếp tục tập trung giải quyết trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án Đóchính là cơ sở khoa học quan trọng để khảo sát, đánh giá thực trạng và đềxuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học
xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
là để tác giả có thêm những thông tin, những luận chứng khoa học mang tínhkhách quan, toàn diện về chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội vànhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Đây là nhiệm vụ hết sứcquan trọng, là cơ sở để nhận diện những vấn đề về thực trạng của đối tượngnghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượngnguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quanquân đội hiện nay Vậy nên, việc khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượngnguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quanquân đội hiện nay là một trong những nội dung nhiệm vụ khoa học quan trọng
mà luận án đặt ra và tập trung giải quyết
Mặt khác, luận án cũng sẽ xác định rõ những yếu tố tác động và yêucầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Trong bối cảnh hiện nay,việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội chịu sự tác động của nhiều yếu tố,trong đó có thể kể đến một số yếu tố cơ bản như: Sự phát triển của khoa
Trang 31học công nghệ hiện đại (cách mạng công nghiệp 4.0) và vấn đề chuyểnđổi số; sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng ViệtNam; yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tìnhhình mới; yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và xâydựng nhà trường quân đội Đây là những yếu tố tác động không nhỏ đếnchất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện,trường sĩ quan quân đội hiện nay Quá trình nghiên cứu, phân tích nhữngyếu tố tác động cả về thuận lợi và khó khăn đối với chất lượng nguồnnhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quânđội hiện nay là một trong những nội dung có ý nghĩa thiết thực Việc đánhgiá đúng những yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực khoa học xãhội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội và xác định nhữngyêu cầu đặt ra chính là cơ sở khoa học cần thiết để đề xuất các giải pháp cơbản phù hợp và có tính khả thi
Ba là, về giải pháp
Thông qua việc tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tàiluận án cho thấy, các tác giả cũng đã đề xuất nhiều giải pháp cho các đốitượng nghiên cứu của mình Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào
đề cập đến giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội
và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay một cáchđồng bộ, có hệ thống, chuyên sâu Để nâng cao hơn nữa chất lượng củađối tượng này đòi hỏi phải nghiên cứu và thực hiện đồng bộ, hệ thống cácgiải pháp có tính khả thi, phù hợp với lý luận và thực tiễn chất lượngnguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩquan quân đội hiện nay
Xuất phát từ đòi hỏi của lý luận và thực tiễn đặt ra cũng như tìnhhình nghiên cứu của những công trình khoa học có liên quan đến đề tàiluận án, nghiên cứu sinh xác định, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
cơ bản phù hợp, có có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
Trang 32lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân độihiện nay là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình nghiêncứu đề tài luận án.
Trang 33Kết luận chương 1
Vấn đề “Chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở
các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” đã được các nhà khoa học
nghiên cứu với những góc độ tiếp cận khác nhau Những công trình khoahọc tiêu biểu mà nghiên cứu sinh tổng quan đã phần nào luận giải quanniệm, chỉ ra nội dung, các yếu tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực khoahọc xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; xác địnhnhững nhân tố cơ bản quy định; luận giải về thực trạng gồm cả ưu điểm, hạnchế và nguyên nhân, phân tích những yếu tố tác động đến chất lượng nguồnnhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quânđội Từ những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng chất lượng nguồn nhânlực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội , cáccông trình tổng quan đã đề xuất nhiều giải pháp khác nhau nhằm nâng caochất lượng nguồn nhân lực này
Kết quả của các công trình khoa học tiêu biểu đã tổng quan là nguồn
tư liệu quan trọng, có giá trị về mặt khoa học, giúp nghiên cứu sinh có cái nhìnxuyên suốt, mang tính hệ thống về các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
đi trước và kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận án Từ những giá trịkhoa học được đề cập trong tổng quan đã gợi mở một số vấn đề lý luận và thựctiễn mà luận án cần tập trung nghiên cứu Theo đó, luận án tập trung nghiên cứulàm rõ quan niệm về chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội; một số nhân tố cơ bản quy định; tiến hànhkhảo sát, đánh giá thực trạng, xác định những yếu tố tác động và chỉ ra yêu cầunâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một sốgiải pháp cơ bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhânvăn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Qua các công trình khoa học tiêu biểu đã tổng quan cho thấy, đến naychưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, trựctiếp về chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội hiện nay với tính cách là công trình khoa họcđộc lập tiếp cận dưới góc độ triết học Vì vậy, đề tài luận án mà nghiên cứusinh lựa chọn nghiên cứu là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thựctiễn, không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã được công bố
Trang 34Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 2.1 Quan niệm nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn
và chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
2.1.1 Quan niệm nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Nhân lực hiểu theo nghĩa chung nhất chính là sức người trong mối quan
hệ hữu cơ với “sức của” (hay vật lực) tạo thành sức mạnh của con người trongnhận thức và cải tạo thế giới
Như vậy, khi nói đến nhân lực thực chất là nói đến con người, đến cácyếu tố tạo nên sức mạnh bên trong con người Theo đó, sức mạnh của conngười được tạo bởi các yếu tố về phẩm chất, năng lực, sức khỏe giúp cho cáchoạt động của con người đạt được mục tiêu, kế hoạch đã xác định Đây cũngchính là sự khác biệt giữa nhân lực với vật lực - cái nằm bên ngoài cơ thể conngười, mặc dù giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc tạonên sức mạnh nhận thức và cải tạo thế giới
Xét về vai trò, nhân lực vừa là cơ sở, nền tảng, điểm xuất phát vừa là nhân
tố giữ vai trò quyết định suy đến cùng đối với hoạt động của con người Nếuchúng ta khai thác có mục đích, có kế hoạch thì nhân lực sẽ đem lại giá trị to lớn,góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Ngược lại, nếu chúng ta quá lạmdụng, khai thác đến cạn kiệt nhân lực (sức lao động của con người) sẽ ảnh hưởngkhông nhỏ đến mọi hoạt động, đặc biệt là sản xuất, phát triển xã hội Điều này đãđặt ra nhiều vấn đề trong việc quản lý, khai thác, sử dụng nhân lực, dẫn đến sự ra
đời một quan niệm mới trong tiến trình lịch sử, đó là nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trên các diễn đàn
khoa học, tùy theo góc độ tiếp cận khác nhau mà nguồn nhân lực cũng được
Trang 35quan niệm khác nhau Vào những năm 60 của thế kỷ XX, ở các nước cónền kinh tế phát triển, thuật ngữ nguồn nhân lực được sử dụng với hàmnghĩa là nguồn lực con người, phản ánh vị trí, vai trò của yếu tố con ngườitrong quá trình phát triển của kinh tế - xã hội Thuật ngữ nguồn nhân lựclúc đó còn được hiểu là nguồn lao động, là lực lượng lao động của xã hội
Cùng với sự phát triển của thực tiễn, khái niệm nguồn nhân lực ngàycàng được sử dụng một cách rộng rãi với những phương diện tiếp cận khácnhau Vì vậy, việc xác định rõ nội hàm khái niệm nguồn nhân lực khôngchỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng
Theo tác giả luận án, bước đầu có thể hiểu: Nguồn nhân lực là nguồn lực
được đặc trưng bởi số lượng, chất lượng và cơ cấu của một cộng đồng người
đã, đang và sẽ tạo thành sức mạnh trong một hoạt động nào đó ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định
Xét về mặt cấu trúc, nguồn nhân lực bao gồm ba yếu tố cơ bản: số lượng,
chất lượng và cơ cấu
Số lượng nhân lực là khái niệm dùng để chỉ tổng số nhân lực có chất
lượng đã và đang sẵn sàng tham gia vào các hoạt động thuộc một lĩnh vực cụthể, xác định Như vậy, số lượng nhân lực không đơn thuần là tổng số nhânlực nói chung, mà là tổng số những nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ của một hoạt động cụ thể Trong đó, số nhân lực đang trực tiếptham gia vào các hoạt động thực tiễn, đang trực tiếp thực hiện các nhiệm vụcủa cơ quan, đơn vị là chỉ số phản ánh rõ nét nhất về số lượng nhân lực.Trong thực tế, mọi lĩnh vực hoạt động đều cần một nguồn nhân lực có sốlượng nhất định, song yêu cầu căn cốt về số lượng nhân lực của một lĩnh vực,một hoạt động cụ thể, trong một điều kiện lịch sử xác định cần phải phù hợp.Nếu số lượng không phù hợp, không tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ (thừahoặc thiếu) đều có tác động, ảnh hưởng không tốt đến quá trình thực hiệnnhiệm vụ của đơn vị Sự phù hợp của số lượng nhân lực được xác định trên cơ
sở chất lượng nhân lực và đặc điểm lĩnh vực hoạt động cũng như điều kiện,hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt đến một kết quả hoạt động cao nhất có thể
Trang 36Chất lượng nhân lực là sự thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố về phẩm
chất, năng lực, sức khỏe tạo thành tính quy định riêng có về sức mạnh của mỗinhân lực, đáp ứng yêu cầu của một hoạt động cụ thể, xác định Chất lượng nhânlực được tạo bởi nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản là phẩm chất, nănglực, sức khỏe của mỗi nhân lực Nói đến phẩm chất là nói đến phẩm chất chínhtrị, phẩm chất đạo đức của mỗi nhân lực Năng lực của mỗi nhân lực đó chính làquá trình vận dụng tri thức vào hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn laođộng sáng tạo của con người theo mục tiêu đã xác định Sức khỏe của nhân lựcđược xem là yếu tố nền tảng, là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo cho conngười trạng thái ổn định trong quá trình học tập, nghiên cứu, lao động sản xuấtvốn hao phí rất nhiều về sức lực, thần kinh, cơ bắp Các yếu tố của chất lượngnhân lực có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó phẩm chất là yếu tố giữvai trò tạo ra động cơ bên trong góp phần điều chỉnh hoạt động nhận thức vàhoạt động thực tiễn của con người Năng lực là yếu tố giữ vai trò quyết định vàsức khỏe là yếu tố có vai trò nền tảng tạo thành chất lượng nhân lực
Chất lượng nhân lực luôn đặc trưng cho sức mạnh, thế mạnh của từngcon người (không ai giống ai), và được biểu hiện ra trong quá trình hoạt độngthực tiễn với thước đo chính là kết quả lao động của họ Trong quá trình lao động
đó, con người bằng những phẩm chất thiên bẩm hoặc bằng những kiến thức,những kỹ năng, kỹ xảo đã tích lũy được qua học tập, đào tạo để vận dụng vào laođộng sản xuất, cho ra đời những sản phẩm theo mục tiêu, yêu cầu đã xác định.Mặt khác, khi nói đến chất lượng nhân lực là chất lượng nhân lực cho một hoạtđộng, một lĩnh vực nhất định, vì vậy nó phải đáp ứng và phù hợp với đặcđiểm của từng hoạt động, từng lĩnh vực đó
Cơ cấu nhân lực là khái niệm dùng để chỉ sự phân chia nhân lực theo
những tiêu chí nhất định thành các nhóm xã hội khác nhau; đồng thời là sự gắnkết các nhóm xã hội ấy theo một tỉ lệ nào đó thành một chỉnh thể tương đối ổnđịnh; phản ánh và thể hiện cấu trúc bên trong (nội tại) của một nguồn nhân lực ởmột lĩnh vực hoạt động cụ thể, trong một giai đoạn lịch sử nhất định
Trang 37Khi nói đến cơ cấu nhân lực là nói đến sự phân chia nhân lực theonhững tiêu chí nhất định thành các nhóm xã hội khác nhau như: cơ cấunhân lực trong các ngành, nghề, các lĩnh vực; cơ cấu về độ tuổi, giới tính;
cơ cấu về trình độ học vấn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ…
Yêu cầu căn cốt của cơ cấu nguồn nhân lực là phải hợp lý Cơ cấu nhân lựchợp lý được xác định dựa trên một số lượng nhân lực phù hợp; phải phát huyđược thế mạnh, sở trường của từng nhóm nhân lực; đồng thời, phải tạo ra đượcsức mạnh tổng hợp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm lĩnh vực hoạt động.Các yếu tố số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực có mối quan hệ biện chứngvới nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành nguồn nhân lực Theo đó, nguồnnhân lực của một quốc gia, dân tộc hay của một cơ quan, một ngành hoặc một lĩnhvực nào đó không đơn thuần chỉ là số lượng nhân lực nhiều hay ít mà chủ yếu làchất lượng nhân lực đó như thế nào, cao hay thấp, cơ cấu nhân lực hợp lý haychưa hợp lý Mặt khác, cần thấy rằng chất lượng nguồn nhân lực được tạo nên bởichất lượng của từng nhân lực, nó là sự thống nhất của từng nhân lực thành sứcmạnh của cả đội ngũ, của cả nguồn nhân lực Nói cách khác, nguồn nhân lựckhông phải là sự cộng lại đơn thuần của các nhân lực, trái lại đó là sự thống nhấtbiện chứng, sự liên kết giữa các nhân lực Do đó, trong quá trình nhận thức khôngthể xem nguồn nhân lực là sự kết hợp một cách siêu hình bởi ba yếu tố trên, cầnthấy rằng nguồn nhân lực là sự thống nhất của ba yếu tố trong mối quan hệ biệnchứng, tác động qua lại lẫn nhau, chi phối lẫn nhau, quy định lẫn nhau tạo thànhsức mạnh của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội trongtừng giai đoạn lịch sử nhất định
Bên cạnh đó, khi xem xét nguồn nhân lực cũng như chất lượng nguồnnhân lực đòi hỏi phải xem xét theo hướng từng nhân lực với tư cách lànhững con người cá nhân, là thực thể sinh học - xã hội Theo đó, chấtlượng của nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua chất lượng của từngnhân lực Nó là sự thống nhất biện chứng giữa phẩm chất, năng lực, sứckhỏe của mỗi nhân lực không chỉ trong thực tế mà còn ở dạng tiềm năng
Trang 38Có thể khẳng định rằng, trong hệ thống các nguồn lực phát triển kinh tế
xã hội, nguồn nhân lực luôn được đặt ở vị trí trung tâm, giữ vai trò quyếtđịnh đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Sở dĩ như vậy là vì,nguồn nhân lực là nguồn lực đặc thù, có sức mạnh sản sinh và tái sinh ra cácnguồn lực cho cộng đồng xã hội, có khả năng nuôi dưỡng và phát triển cácnguồn lực xã hội Mặt khác, nguồn nhân lực có đặc điểm nổi bật, khác hẳn
về chất so với các nguồn lực khác Điều đó được thể hiện ở chỗ, nguồn nhânlực nếu chúng ta biết cách khai thác và sử dụng một cách hợp lý khôngnhững không bị cạn kiệt mà còn có khả năng tạo ra các giá trị mới, làm tăngthêm các nguồn lực cho xã hội, phát huy được sự năng động, sáng tạo củatừng nhân lực trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, góp phầnthiết thực đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội
Nguồn nhân lực được biểu hiện ra rất phong phú và đa dạng Tùy theotiêu chí xem xét, chúng ta có các dạng nguồn nhân lực khác nhau như: Nguồnnhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật và công nghệ, nguồnnhân lực khoa học tự nhiên, nguồn nhân lực tại chỗ, nguồn nhân lực đã qua đàotạo Trong đó có loại hình nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn - mộttrong những nguồn nhân lực giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại vàphát triển của xã hội
Khoa học xã hội và nhân văn là nhóm ngành khoa học mà hiện nay đang
có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau Trước đây, trong vấn đề phânloại khoa học thường chia thành hai ngành khoa học cơ bản là khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội Trong đó, khoa học xã hội được hiểu là các khoa học nghiêncứu về quy luật hình thành và phát triển của xã hội, con người Lúc này khoa họcnhân văn chưa được coi là một ngành khoa học độc lập Thời gian gần đây, khikhoa học có sự phát triển mạnh mẽ, vị trí, vai trò của con người ngày càng đượccoi trọng và đề cao, dẫn đến trong khoa học đã có sự phân chia một cách tươngđối thành: Khoa học xã hội và khoa học nhân văn Khoa học nhân văn được
Trang 39quan niệm là các khoa học nghiên cứu về những quy luật của sự hình thành, pháttriển và hoạt động của con người Song, khi nghiên cứu về xã hội, chúng takhông thể tách khỏi những nghiên cứu về con người Ngược lại, khi đặt vấn đềnghiên cứu về con người cũng không thể tách nó khỏi đời sống xã hội Vì vậy,
đã hình thành nên khái niệm liên ngành là khoa học xã hội và nhân văn Nhưvậy, khoa học xã hội và nhân văn là nhóm khoa học liên ngành, bao gồm cáckhoa học nghiên cứu về quy luật hình thành và phát triển của xã hội, con người
Đó là một lĩnh vực rộng lớn gồm nhiều ngành khoa học khác nhau, như: Triếthọc, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhànước và pháp luật, tâm lý học, giáo dục học, đạo đức học
Khoa học xã hội và nhân văn không chỉ có vai trò hết sức quan trọngđối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, mà còn có vai trò to lớn đối với
sự phát triển của các ngành khoa học khác như khoa học tự nhiên, khoa học
kỹ thuật và công nghệ Khoa học xã hội và nhân văn tác động trực tiếp đến hệ
tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan của toàn xã hội, trên cơ sở đó địnhhướng tư duy, lối sống và hành vi đạo đức của cộng đồng xã hội góp phầnthiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống con người và xã hội
Theo đó, có thể quan niệm nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân
văn là nguồn lực được đặc trưng bởi số lượng, chất lượng và cơ cấu của một cộng đồng người chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng những quy luật vận động, phát triển xã hội vào một lĩnh vực nhất định nào đó của thực tiễn ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
Trước hết, với tính cách là một loại hình nguồn nhân lực, nguồnnhân lực khoa học xã hội và nhân văn mang đầy đủ những đặc trưng phổquát của một nguồn nhân lực nói chung, nhất là đặc trưng về số lượng,chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực Đồng thời, với tính cách là mộtnguồn nhân lực trong một lĩnh vực hoạt động mang tính đặc thù của conngười - lĩnh vực khoa học, nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văncũng mang đầy đủ những đặc trưng của nguồn nhân lực khoa học như:
Trang 40Đó là một nguồn nhân lực có sự nổi trội các tiêu chí về trí tuệ; là mộtnguồn nhân lực chất lượng cao; là một nguồn nhân lực hình thành vàphát triển chủ yếu thông qua quá trình đào tạo Bên cạnh đó, nguồn nhânlực khoa học xã hội và nhân văn cũng có những đặc trưng riêng:
Đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn
Về bản lĩnh chính trị: Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của
nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn Bản lĩnh chính trị của nhân lựckhoa học xã hội và nhân văn được tạo bởi nhận thức chính trị, thái độ chínhtrị và hành vi chính trị Do được trang bị về nền tảng trình độ lý luận chínhtrị nên nhân lực khoa học xã hội và nhân văn luôn có chính kiến rõ ràngtrong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủtrương, đường lối của Đảng trước những diễn biến phức tạp của tình hìnhchính trị Họ luôn tỏ rõ thái độ, lập trường giai cấp trong quá trình đấu tranhphê phán những quan điểm sai trái, thù địch, phản động nhằm chống phácách mạng Việt Nam Bên cạnh đó, nhân lực khoa học xã hội và nhân văn cókhả năng tự phân tích tình hình chính trị, trên cơ sở đó phát hiện bản chấtcủa vấn đề, nhất là những vấn đề mang tính nhạy cảm, phức tạp liên quanđến lợi ích quốc gia, dân tộc Đây chính là một trong những đặc trưng ưu trộivốn có của nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân văn
Về chuyên môn nghiệp vụ: Nguồn nhân lực khoa học xã hội và nhân
văn là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung, không chỉ là lực lượnglao động sáng tạo khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, màcòn tham gia các hoạt động chính trị - xã hội và đào tạo lớp trí thức mới chođất nước Họ có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và năng lực đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, yêu cầu của nhiệm vụkhoa học xã hội và nhân văn trong từng giai đoạn lịch sử nhất định Họchuyên nghiên cứu về quy luật hình thành và phát triển của xã hội, conngười nhằm giải đáp các vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo các xu thế pháttriển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương,