1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

260 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Năng Lực Giao Tiếp Của Cán Bộ Quản Lý Học Viên Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Hiện Nay
Tác giả Hà Thanh Tùng
Trường học Học viện, Trường sĩ quan quân đội
Thể loại luận án
Định dạng
Số trang 260
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

Năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay Năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Trang 1

trung thực, có xuất xứ rõ ràng Không có sự trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.

Tác giả luận án

Hà Thanh Tùng

Trang 2

1.2 Các công trình nghiên cứu về năng lực giao tiếp 21

1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những

TIẾP CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HỌC VIÊN Ở CÁC

2.2. Đặc điểm hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở

các học viện, trường sĩ quan quân đội 50

2.3. Các thành tố tâm lý tạo thành và tiêu chí đánh giá năng lực

giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộ

quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 76

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NĂNG LỰC

GIAO TIẾP CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HỌC VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 103 4.1. Thực trạng năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở

các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 103 4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của 130

Trang 3

cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quânđội hiện nay

4.3. Biện pháp tâm lý - xã hội phát triển năng lực giao tiếp cho

cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.1 Những chỉ báo về kiến thức giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 702.2 Những chỉ báo về thái độ giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 712.3 Những chỉ báo về kỹ năng giao tiếp trong năng lực giao tiếp của

2.4 Những chỉ báo về kết quả hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý

3.1 Phân bố số lượng khách thể nghiên cứu theo các học viên,

3.3 Biểu hiện kỹ năng giao tiếp trước và sau thực nghiệm 97

4.1 Tổng hợp thực trạng về kiến thức giao tiếp của cán bộ quản lý

4.2 So sánh kết quả giữa tự đánh giá của cán bộ quản lý và học viên

về kiến thức giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 1064.3 Tổng hợp thực trạng về thái độ giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 1074.4 So sánh kết quả giữa tự đánh giá của cán bộ quản lý và học viên

về thái độ giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 1104.5 Tổng hợp thực trạng kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 1114.6 So sánh kết quả giữa tự đánh giá của cán bộ quản lý và học viên

về kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 1174.7 Tổng hợp kết quả hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 1184.8 So sánh kết quả giữa tự đánh giá của cán bộ quản lý và học viên

về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 1244.9 Kết quả kiểm định sâu Post Hoc so sánh sự khác biệt giữa các

nhóm tuổi về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 1264.10 Kết quả kiểm định sâu Post Hoc so sánh sự khác biệt giữa số

năm giữ chức vụ quản lý về năng lực giao tiếp của cán bộ quản

4.11 Kết quả xử lý các tình huống giả định của cán bộ quản lý học viên 1294.12 Tổng hợp thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao

4.13 Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter (a) 133

Trang 5

4.14 So sánh điểm trung bình các kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản

lý học viên trước và sau khi thực nghiệm tác động

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

4.1 Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 1164.2 Tổng hợp kết quả hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 1204.3 Thực trạng năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 1224.4 So sánh mối quan hệ theo nhóm tuổi về năng lực giao tiếp của

4.5 So sánh mối quan hệ theo nhóm số năm giữ chức vụ quản lý về

năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên 1274.6 Thực trạng kết quả đánh giá kỹ năng trước và sau khi thực

TÊN SƠ ĐỒ

2.1 Các thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp của cán bộ

4.1 Mối tương quan giữa năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học

viên với các thành tố tâm lý tạo thành và tiêu chí đánh giá 123

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Trong hoạt động quản lý, giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọnggiúp người quản lý thực hiện thắng lợi những chức trách của mình Bởi vì khithực hiện những nhiệm vụ, chức trách được giao, người cán bộ quản lý thôngqua giao tiếp để truyền đạt thông điệp về nhiệm vụ của tổ chức đến cấpdưới để họ thực hiện Kết quả truyền đạt nhiệm vụ phụ thuộc vào việc sửdụng những chiến lược, các phương thức và kênh truyền tải phù hợp hoàncảnh và đối tượng tiếp nhận Để làm được việc này thì một trong nhữngnăng lực cần có đối với người quản lý là năng lực giao tiếp (M.P Janice,2016) Trên thực tế, thông qua giao tiếp, người quản lý có sự tác động đếnnhân viên cấp dưới bằng lời nói, thái độ, cử chỉ, ánh mắt và các công cụ hỗtrợ khác nhằm giúp nhân viên cấp dưới nhận thức và thực hiện nhữngnhiệm vu được giao Tuy nhiên, để phát huy được tính tích cực của nhânviên trong thực hiện nhiệm vụ ở mức nào phụ thuộc vào các lựa chọn vềcách thức ứng xử, phương pháp tác động đến nhân viên cấp dưới Muốnlàm tốt điều này, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải biết vận dụng linh hoạtnhững kiến thức giao tiếp, kỹ năng giao tiếp và thể hiện thái độ giao tiếpphù hợp với đối tượng nhân viên và tính chất của nhiệm vụ

Trong tình hình hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở cáchọc viện, Ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, chất lượng giáo dục, đàotạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều lực lượng, trong đó, cán bộ quản lý họcviên là một bộ phận cấu thành đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quantrọng trực tiếp, thường xuyên quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên về mọimặt từ tổ chức học tập, rèn luyện đến tham gia đề xuất thăng quân hàm vàđiều động học viên khi ra trường Cán bộ quản lý học viên thuộc cán bộ quản

Trang 8

lý có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi nhất và trực tiếp tác động mạnh mẽ tạo rađộng lực hay làm cản trở việc học tập, rèn luyện của học viên tại các học viện,nhà trường quân đội Kết quả học tập, rèn luyện của học viên phụ thuộc vàophẩm chất và năng lực quản lý, chỉ huy bộ đội của cán bộ quản lý học viên.

Để cán bộ quản lý học viên hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đòi hỏi phải cóđầy đủ những phẩm chất về bản lĩnh chính trị, tư tưởng và đạo đức, có đầy đủnăng lực quản lý, chỉ huy bộ đội Trong đó, năng lực giao tiếp là một trongnhững năng lực giữ vai trò quan trọng trong hệ thống năng lực cần có của cán

bộ quản lý học viên Năng lực giao tiếp giúp cán bộ quản lý học viên nắm bắtnhững nhu cầu, nguyện vọng của học, phát hiện những mâu thuẫn, khó khăntrong học tập và rèn luyện để có sự tác động phù hợp giúp họ vượt qua mọithử thách hoàn thành nhiệm vụ Vì thế, năng lực giao tiếp giúp cán bộ quản lýhọc viên xây dựng, củng cố, phát triển mối quan hệ qua lại, điều khiển, địnhhướng, thuyết phục học viên tích cực học tập, rèn luyện hoàn thiện nhân cáchngười sĩ quan tương lai, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.Thời gian qua, các học viện, trường sĩ quan quân đội đã tập trung xây dựngđội ngũ cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ Cảnh quan môi trường, đời sống vật chất tinh thần của cán bộquản lý và học viên được cải thiện [12] Điều này đã tạo ra bầu không khí tâm lýlành mạnh ở các đơn vị quản lý học viên giúp cán bộ quản lý học viên có điềukiện gần gũi, giao tiếp với học viên, hiểu biết, đồng cảm và thuyết phục họ vượtqua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện Trong giao tiếp, cán bộquản lý đã biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng giao tiếp trong hoạt động quản

lý, chỉ huy vào định hướng, điểu khiển và thuyết phục học viên vượt qua khó khănhoàn thành nội dung học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu đào tạo

Trang 9

Tuy nhiên, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, một số cán

bộ quản lý học viên còn bộc lộ những hạn chế nhất định: kiến thức, kỹ nănggiao tiếp chưa tốt, thái độ giao tiếp chưa phù hợp dẫn đến việc tổ chức, phốihợp các hoạt động trong quản lý có lúc chưa hợp lý nên dẫn đến sự hiểu biết và

sự đồng cảm lẫn nhau giữa cán bộ quản lý và học viên chưa cao nên học viên cócảm giác e ngại, không thoải mái khi giao tiếp với cán bộ quản lý [42] Sử dụngphương pháp giáo dục học viên khi giao tiếp có lúc chưa phù hợp, tính chủ độngtrong dự báo diến tư tưởng và giải quyết tư tưởng nảy sinh của học viên chưa kịpthời [12] Để khắc phục những hạn chế này đòi hỏi người cán bộ quản lý họcviên cần phải có năng lực giao tiếp Vì vậy, nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận vàthực tiễn các thành tố tâm lý tạo thành và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lựcgiao tiếp của cán bộ quản lý học viên, chỉ ra những biện pháp tâm lý - xã hộinhằm phát triển năng lực giao tiếp rất cần thiết, bảo đảm cho cán bộ quản lý họcviên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao

Vấn đề về năng lực giao tiếp được các nhà khoa học ở nước ngoài nghiêncứu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: Lĩnh vực truyền thông (Sptizberg vàCupach, 1984), lĩnh vực kinh doanh (K Jonna, 2019), lĩnh vực sư phạm (Z.Lidija, 2014), lĩnh vực quản lý (M P Janice, 2016) Ở trong nước, các công trìnhnghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu vấn đề giao tiếp (Nguyễn Thị Thanh

Hà, 2000), đặc điểm giao tiếp (Phùng Thị Hằng, 2007), (Nguyễn Thị Hà, 2016),

và các kỹ năng giao tiếp cần thiết cho mỗi hoạt động cụ thể (Trần Thị Thanh Hà,2005), (Phạm Song Hà, 2011), (Nhữ Văn Thao, 2011) Tuy nhiên, chưa có côngtrình nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về năng lực giao tiếp, nhất

là năng lực giao tiếp của đối tương đặc thù là cán bộ quản lý học viên ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội

Trang 10

Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề:

“Năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về năng lực giao tiếp củacán bộ quản lý học viên, đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội phát triển năng lựcgiao tiếp cho họ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng những vấn đề lý luận về năng lực giao tiếp của cán bộquản lý học viên, xác định các tiêu chí đánh giá, làm rõ các yếu tố ảnhhưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện,trường sĩ quan quân đội

- Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực giao tiếp của cán bộ quản lýhọc viên, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộquản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

- Đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội phát triển năng lực giao tiếp cho cán

bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

- Tổ chức thực nghiệm tác động 01 biện pháp tâm lý nhằm khẳng địnhtính khả thi của biện pháp đã đề xuất

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Cán bộ quản lý học viên cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn,hệ); học viên cấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trên địabàn nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường

sĩ quan quan đội

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung

Trên cơ sở lý luận về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên, luận

án tập trung nghiên cứu các thành tố tâm lý tạo thành; các tiêu chí đánh giá; cácyếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp chính thức của cán bộ quản lý học viêncấp phân đội ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Phạm vi về khách thể và địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên

cứu trên 509 cán bộ quản lý học viên, 351 học viên thuộc các đơn vị: Học việnHậu cần; Học viện Phòng không - Không quân; Học viện Biên Phòng; Trường

Sĩ quan Lục quân 1; Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan Pháo binh

Phạm vi thời gian: Luận án được tập trung nghiên cứu từ tháng

11/2021 đến tháng 10/2023

4 Giả thuyết khoa học

(1) Các thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp của cán bộ quản lýhọc viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay như kiến thức giaotiếp, thái độ giao tiếp, kỹ năng giao tiếp biểu hiện không ngang bằng nhau,trong đó, kỹ năng giao tiếp biểu hiện thấp hơn so với các thành tố còn lại

(2) Năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện,trường sĩ quan quân đội chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau Trong

đó, yếu tố uy tín có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự phát triển năng lực giao tiếp

(3) Nếu đánh giá đúng thực trạng các thành tố tâm lý tạo thành nănglực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên và các yếu tố ảnh hưởng thì có thể

đề xuất các biện pháp tâm lý - xã hội phát triển năng lực giao tiếp của cán bộquản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Trang 12

Luận án được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất, đạo đức và năng lực của người cán bộquản lý giáo dục; chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vềphẩm chất, năng lực của cán bộ Quân đội

Luận án được thực hiện dựa trên các nguyên tắc phương pháp luận củakhoa học tâm lý như: Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động;nguyên tắc tiếp cận hệ thống, cấu trúc; nguyên tắc tiếp cận phát triển; nguyêntắc tiếp cận nhân cách

- Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động:

Khi nghiên cứu năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên, cầnnhìn nhận năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên được hình thành vàphát triển trong hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên thông quathực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao Hoạt động giao tiếp là một hoạtđộng kép làm thay đổi cả học viên và cán bộ quản lý

- Nguyên tắc tiếp cận nhân cách:

Khi nghiên cứu năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên cần tiếpcận toàn diện nhân cách của người cán bộ quản lý học viên theo yêu cầu vềphẩm chất, năng lực của người cán bộ quân đội và tiêu chuẩn của người cán

bộ quản lý giáo dục của điều lệ công tác nhà trường trong quân đội

- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống, cấu trúc:

Luận án tiến hành nghiên cứu năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý họcviên dựa trên cách tiếp cận là một tổ hợp của các thành tố tâm lý gồm: kiếnthức giao tiếp, thái độ giao tiếp và kỹ năng giao tiếp có mối quan hệ chặt chẽ,biện chứng trong một chỉnh thể thống nhất Đồng thời để đánh giá năng lựcgiao tiếp của cán bộ quản lý học viên, cần đánh giá toàn diện trên các thành tốtâm lý tạo thành và kết quả hoạt động giao tiếp

- Nguyên tắc tiếp cận phát triển:

Trang 13

Nghiên cứu năng lực giao tiếp đặt trong sự vận động, biến đổi vàphát triển liên tục từ thấp đến cao, phù hợp với hoàn cảnh, nhiệm vụ và đốitượng giao tiếp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý học viên theo chức trách,nhiệm vụ được giao.

Cơ sở thực tiễn

Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu các chỉ thị,nghị quyết của Quân ủy trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của Quân độitrong tình hình mới; những công trình nghiên cứu có liên quan đến năng lực giaotiếp của cán bộ quản lý Các báo cáo đánh giá Tổng kết năm học ở các học viện,trường sĩ quan quân đội

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý họcbao gồm:

Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa

các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến năng lực giaotiếp của cán bộ quản lý học viên nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra bằng

bảng hỏi; phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn sâu; Phương phápxin ý kiến chuyên gia; phương pháp giải bài tập tình huống; phương phápthực nghiệm tác động

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng thống kê toán học: Sử

dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra thực trạng năng lực giaotiếp, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng và kết quả thực nghiệm

6 Những đóng góp mới của luận án

Đóng góp về lý luận

Luận án chỉ ra các thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp gồm:kiến thức giao tiếp, thái độ giao tiếp và kỹ năng giao tiếp và các tiêu chí đánh

Trang 14

giá năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩquan quân đội.

Làm rõ đặc điểm hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội

Phân tích, luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp củacán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Đề xuất được các biện pháp tâm lý - xã hội có tính khả thi cao nhằmphát triển năng lực giao tiếp cho cán bộ quản lý học viên các học viện, trường

sĩ quan quân đội

7 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài luận án

Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận lý luận vềnăng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên và làm phong thú tâm lý họcquân sự

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng trong phát triển năng lực giao tiếpcho cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Trang 15

Luận án là tài liệu tham khảo cho các học viện, trường sĩ quan quânđội trong quản lý, bồi dưỡng phát triển năng lực giao tiếp cho cán bộ quản

lý học viên

8 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (14 tiết); kết luận; danh mục cáccông trình khoa học của tác giả đã được công bố; danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu về năng lực

1.1.1 Hướng nghiên cứu về bản chất, các thành tố tâm lý tạo thành năng lực

Năng lực là một trong những vấn đề được nhiều nhà tâm lý học quan tâm

và tập trung nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và có những cách tiếp cận khácnhau Tiêu biểu có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau:

Cách tiếp cận thứ nhất, coi năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lýđộc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt độngnhất định nhằm bảo đảm cho việc hoàn thành có kết quả trong lĩnh vực hoạtđộng Tiêu biểu có một số tác giả như A G Covaliov [22]; X N Laytex [63];Phạm Minh Hạc [46], Lê Thị Bừng [16]…

Cách tiếp cận thứ hai, coi năng lực là tổ hợp của những phấm chất tâm lýcủa cá nhân nhằm hoàn thành một hoạt động nào đó Một số tác giả tiêu biểutrong cách tiếp cận này như: P A Rudik [83]; Hoàng Đình Châu [18], v.v….Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đã tạo ra những cơ sở lý luận khoa họccho việc nghiên cứu về năng lực trong tâm lý học

Cách tiếp cận thứ ba, coi năng lực là tổ hợp của các thành tố tâm lý kiếnthức, thái độ và kỹ năng được vận dụng phù hợp, có hiệu quả đối với nhữnghoạt động nhất định Các công trình nghiên cứu theo cách tiếp cận này đãđược thực hiện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn, được đo đạc, lượng hóa vàđưa ra các biện pháp phát triển năng lực có tính khả thi Trong phạm vi luận

án, chúng tôi dựa vào cách tiếp cận này để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.Tiêu biểu theo cách tiếp cận này có một số tác giả như sau:

Trang 17

Tác giả R Xavier (1996) trong tác phẩm: “Khoa sư phạm tích hợp hay

làm thế nào để phát triển năng lực ở nhà trường” [108] khi nghiên cứu về

những vấn đề phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên ở các nhà trường đã chorằng, năng lực là việc biết sử dụng các thành tố gồm kiến thức và kỹ năng trong mộttình huống có nghĩa H Gardner (1999) [117] cho rằng, những kết quả của hoạtđộng có thể đánh giá, đo đạc được năng lực của con người Cùng với ý nghĩa đó,E.F Weiner (2001) [132] đưa ra quan điểm, năng lực của con người được tạo thành

ở các thành tố tâm lý gồm: kỹ năng, kỹ xảo (có được từ học tập hoặc có sẵn) được

cá nhân tích lũy khi giải quyết có hiệu quả ở một tình huống xác định, sau đó vậndụng một cách linh hoạt để giải quyết những tình huống khác nhau

Tác giả B Joe - Tư vấn của Cơ quan phát triển quốc tế Canada (1998),trong bài “Phát triển năng lực - Tại sao, phát triển cái gì và phát triển như thếnào” [115, tr.2], khi tiếp cận năng lực được hiểu là những thành tố tâm lýgồm: kỹ năng, sự hiểu biết, thái độ, các giá trị, các mối quan hệ, hành vi, độnglực, nguồn lực và điều kiện cho phép cá nhân, tổ chức, ngành nghề và hệthống xã hội rộng lớn hơn để thực hiện các chức trách và đạt mục tiêu pháttriển của họ theo thời gian

Tác giả Phạm Minh Hạc (1992), trong tác phẩm “Một số vấn đề Tâm lý

học” [45, tr 146] đã đưa ra quan niệm: Năng lực là các đặc điểm tâm lý cá biệt

tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác động vào

đối tượng Nguyễn Ngọc Bích (1998), trong tác phẩm Tâm lý học nhân cách

-Một số vấn đề lý luận [7] khẳng định khi nói đến năng lực là nói đến khả năng

đạt được kết quả trong một hoạt động nhất định Trong tác phẩm của mình, tácgiả còn đưa ra cách phân loại và chỉ ra mức độ biểu hiện của năng lực

Bùi Thị Hường (2007) trong bài viết của mình về “Kích thích năng lực tưduy của người học” [54] đã cho rằng năng lực của người học được tạo nên từ các

Trang 18

thành tố như: khát vọng, ý chí vươn lên và sử dụng những kiến thức đã học được

để giải quyết các yêu cầu của thực tiến đạt đạt kết quả tốt nhất

Trong các nhà trường quân đội, các tác giả như Đặng Duy Thái (2017)

trong nghiên cứu về Năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại

học quân sự [88], Nguyễn Văn Kiên (2018) trong luận án tiến sĩ về Năng lực thuyết phục của Chính trị viên Quân đội nhân dân Việt Nam [59], Phạm Văn

Duy (2020) trong công trình nghiên cứu về Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp

phân đội ở Binh chủng Công binh [30] nghiên cứu năng lực dựa trên các thành tố

tâm lý và biểu hiện của tổ hợp các thành tố tâm lý tạo thành năng lực gồm: kiếnthức, thái độ và kỹ năng phù hợp với lĩnh vực hoạt động mà chủ thể đang thực hiệntrên cơ sở chức trách, nhiệm vụ được giao Các tác giả đã nghiên cứu năng lực gắnvới những hoạt động cụ thể và tiến hành đo đạc, thực nghiệm và đánh giá kháchquan đem đến những kết quả tốt góp phần vào phát triển năng lực cho người cán

bộ, sĩ quan quân đội Đây là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa xây dựngnhững thành tố tâm lý tạo thành, các tiêu chí đánh giá về năng lực giao tiếp của cán

bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Tóm lại, các nhà tâm lý học ở nước ngoài và trong nước đã tiến hành

nghiên cứu về vấn đề năng lực trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau vàcho rằng năng lực là mặt tài năng trong cấu trúc nhân cách của con người vàgắn với một hoạt động nhất định Năng lực là tổ hợp thành tố tâm lý gồm:kiến thức, những kỹ năng đã được tích lũy vào giải quyết phù hợp với yêu cầucủa những hoạt động nhất định với thái độ tương ứng Như vậy, các côngtrình nghiên cứu trên đây đã nghiên cứu một cách toàn diện các thành tố tâm

lý tạo thành năng lực

1.1.2 Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực

Năng lực của con người được hình thành trong hoạt động và biểu hiệnthông qua hoạt động Vì vậy, sự hình thành và phát triển năng lực của con

Trang 19

người luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố Khi đề cập đến vấn đề này,trong từng nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã tìm hiểu sự ảnh hưởngcủa các yếu tố liên quan đến năng lực trên từng lĩnh vực hoạt động Tiêu biểu

có một số tác giả như sau:

Khi nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành

và phát triển năng lực chung của con người, A N Leonchiev (1989) [2] đãcho rằng năng lực luôn chịu sự chi phối của các yếu tố gồm: Yếu tố sinh học,yếu tố hoạt động của cá nhân, yếu tố về điều kiện xã hội lịch sử và yếu tố vềgiáo dục Trong đó, mỗi yếu tố này giữ một vị trí, vai trò trong sự hình thành,phát triển của năng lực Yếu tố sinh học (bẩm sinh) là điều kiện tiền đề vậtchất, yếu tố hoạt động giữ vai trò quyết định, yếu tố điều kiện xã hội, lịch sử

có vai trò quan trọng và giáo dục là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hìnhthành và phát triển của năng lực Tiếp cận theo hướng này, ở Việt Nam, một

số nhà tâm lý học như Phạm Minh Hạc (2002) [46], Nguyễn Quang Uẩn(2011) [104] đã thống nhất nghiên cứu sự hình thành phát triển năng lực dựatrên sự chi phối của 4 yếu tố nói trên

Trong lĩnh vực hoạt động quân sự, một số tác giả đã chỉ rõ những yếu tố ảnhhưởng đến năng lực chỉ huy, quản lý của người sĩ quan quân đội Tiêu biểu như:

E Ph Xulimop (1980), Sự lãnh đạo khoa học các lực lượng vũ trang Xô

Viết [111], trên cơ sở nghiên cứu về cấu trúc của hoạt động chỉ huy đã xác định 3

nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy quân sự gồm: Nhóm yếu tố thuộc vềbản thân người chỉ huy, nhóm yếu tố thuộc về điều kiện, phương tiện chỉ huy vànhóm yếu tố thuộc về cấp dưới Như vậy, trong nghiên cứu này đã đề cập toàndiện sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động đến năng lực của người chỉ huy

A Ph Sramtrenco (1983), Những vấn đề tâm lý học trong chỉ huy bộ đội

[85], khi nghiên cứu về các yếu tố tâm lý trong các khâu của hoạt động chỉhuy bộ đội cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của

Trang 20

hoạt động chỉ huy và năng lực chỉ huy của người cán bộ gồm: Trình độ, uy tíncủa người cán bộ, môi trường của tập thể quân nhân, tính kỷ luật của đơn vị

và sự biến động của tình huống chiến đấu

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đây đã cho thấy, sự hình thành và

phát triển năng lực của mỗi người luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khácnhau Trong đó có các yếu tố thuộc về chủ thể hoạt động như điều kiện bẩmsinh, trình độ, uy tín, hoạt động tích cực của cá nhân; các yếu tố thuộc về môitrường như điều kiện xã hội, lịch sử, giáo dục; các yếu tố thuộc về đối tượng tácđộng trong hoạt động như tính kỷ luật của tập thể … Đây là những cơ sở lý luậnquan trọng để nghiên cứu sinh nghiên cứu, kế thừa và phát triển phù hợp vớinhiệm vụ nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộquản lý học viên ở các học viện trường sĩ quan quân đội hiện nay

1.1.3 Hướng nghiên cứu về con đường, biện pháp phát triển năng lực

Năng lực của con người được hình thành và phát triển thông qua hoạtđộng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP khi nghiên cứu về nănglực gồm có năng lực cá nhân và về năng lực xã hội đã chỉ ra: “Phát triển nănglực là quá trình mà thông qua đó, các năng lực của con người được hìnhthành, được tăng cường, thích nghi và duy trì theo thời gian” [105, tr.4] Vìvậy, để phát triển năng lực đòi hỏi chủ thể hoạt động cần có những con đườngbiện pháp rèn luyện phù hợp mới

Ủy ban Chuyên gia về Hành Chính công - Liên hợp Quốc (2006) trong bàiviết về “Định nghĩa các khái niệm và thuật ngữ cơ bản quản trị và hành chínhcông” [105, tr 27-31], đã chỉ ra: để phát triển năng lực, con người cần phải liêntục học hỏi và thích nghi với sự thay đổi; xây dựng nền tảng kiến thức và kỹnăng cùng với việc sử dụng chúng trong những tình huống mới

Theo hướng tiếp cận này, tác giả P David (2008) trong bài viết về

“Chương trình vừa học vừa làm: Quỹ phát triển chính sách và nguồn nhân lực

Trang 21

Nhật Bản và vấn đề phát triển năng lực” [114, tr.7-8] cũng cho rằng để nângcao năng lực của cá nhân thì trước hết phải nâng cao kiến thức cho họ phùhợp với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành; nâng cao kỹ năng làm việc trongnhững điều kiện khác nhau

Trong lĩnh vực hoạt động quân sự, Clauzovit (1981), trong tác phẩm

“Bàn về chiến tranh”, phần thứ nhất [21] khi chỉ ra những phẩm chất cần có

của người chỉ huy như trí tuệ, tính cách, sự hiểu biết về văn hóa, và biết hànhđộng trong những điều kiện, tình huống phức tạp, đồng thời đưa ra những conđường, biện pháp nhằm phát triển năng lực chỉ huy gồm: Thông qua đào tạo,huấn luyện, thông qua thực tiễn chiến đấu và thông qua tự học tập, tự du dưỡng

và rèn luyện của người chỉ huy

Tác giả C Robert (2000), Lãnh đạo và chỉ huy ở thế kỉ 21 [83] khi phân

tích tính chất khốc liệt, nhiều tình huống bất ngờ của chiến tranh công nghệcao ở thế kỉ 21 đã chỉ ra người lãnh đạo và chỉ huy ở thế kỉ 21 cần phải có nhữngbiện pháp phát triển năng lực như: Tự giáo dục bản thân, tự chủ trong mọi tìnhhuống, rèn luyện khả năng điều tiết thái độ, luôn giữ một tư duy mở và học cáchchấp nhận sự mơ hồ và dự báo, xử lý các tình huống xảy ra

Tác giả F Michael (2004), trong bài viết về “Nâng cao năng lực lãnh

đạo - chỉ huy cấp chiến lược” [70] đã đi sâu khai thác các yếu tố tạo nên năng

lực của người lãnh đạo - chỉ huy bộ đội như sự hiểu biết về chính trị, kinh tế

xã hội, khả năng điều hành chiến đấu và dự báo kết cục của chiến tranh …Trên cơ sở đó đã đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực lãnh đạo - chỉhuy cho sĩ quan quân đội gồm: Kết hợp giữa tuyển chọn và đào tạo; tổ chứccho người lãnh đạo - chỉ huy tham gia các cuộc hội thảo, rèn luyện năng lựcthông qua thực tiễn chiến đấu và phát huy tính tích cực tự học tập, tự rènluyện của người lãnh đạo - chỉ huy

Tác giả Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998) trong cuốn sách

Tâm lý học đại cương [92, tr.11] đã cho rằng, việc hình thành và phát triển

Trang 22

năng lực hiệu quả nhất là phát triển các phẩm chất của nhân cách Con đườngchủ yếu là thông qua hoạt động tích cực của con người dưới sự tác động củadạy học, giáo dục và rèn luyện

Nguyễn Ngọc Bích (1998) trong tác phẩm Tâm lý học nhân cách - Một số

vấn đề lý luận [7, tr.262-266) trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lực đã chỉ ra

những điều kiện xã hội để phát triển năng đó là phải gắn với sự phân chia laođộng với các quan hệ xã hội và sự phát triển của nền văn hóa xã hội Với ý nghĩa

đó, năng lực được phát triển phải được đặt trong những điều kiện xã hội lịch sửnhất định đáp ứng với những yêu cầu đòi hỏi của đặc điểm lao động

Các nhà tâm lý học quân sự (2005) [95, tr.189-191], khi đề cập đếnvấn đề năng lực của quân nhân đã đưa ra các giải phải bồi dưỡng năng lựcnói chung cho quân nhân đòi hỏi trước hết phải biết phát hiện sớm và đúngnăng lực quân nhân; tổ chức cho quân nhân hoạt động trong lĩnh vực phùhợp với năng lực cá nhân; tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng cho quânnhân trong quá trình tại ngũ; động viên quân nhân tích cực tự giáo dục, rènluyện năng lực của mình

Tóm lại, các nhà khoa học ở nước ngoài và trong nước khi nghiên cứu về

năng lực trên nhiều phương diện khác nhau gắn với từng lĩnh vực hoạt động

cụ thể đã chỉ ra nhiều biện pháp thiết thực nhằm phát triển năng lực của conngười Trong đó, các tác giả đã tập trung vào những biện pháp chủ yếu là:Thông qua giáo dục, đào tạo để thiết lập nền tảng vững chắc về kiến thức và

kỹ năng hoạt động, đảm bảo cho cá nhân có thể vận dụng có hiệu quả và thíchnghi với những điều kiện hoàn cảnh mới; tổ chức cho cá nhân tham gia tíchcực vào những hoạt động thực tiễn để nâng cao năng lực thực hiện; phát huytính tích cực tự học tập, tự rèn luyện của cá nhân nhằm phát triển năng lực.Những kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở lý luận quan trọng giúp nghiêncứu sinh kế thừa, phát triển và vận dụng trong nghiên cứu, đề xuất các biện

Trang 23

pháp tâm lý - xã hội phát triển năng lực giao tiếp cho cán bộ quản lý học ở cáchọc viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.

1.2 Các công trình nghiên cứu về năng lực giao tiếp

1.2.1 Hướng nghiên cứu về các thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp

Trong nghiên cứu về năng lực giao tiếp trên lĩnh vực truyền thông(Spitzberg và Cupach - 1984) [130], khi nghiên cứu về năng lực giao tiếp giữacác cá nhân đã nhấn mạnh biểu hiện trên các thành tố tâm lý gồm: nhận thức,tình cảm và hành vi của các chủ thể giao tiếp Đồng thời đưa ra tiêu chí đánhgiá năng lực giao tiếp gồm tính hiệu quả, tính phù hợp và đạo đức của các cánhân Trong đó, nhận thức là sự hiểu biết về giao tiếp giữa các cá nhân hướngđến đạt được hiệu quả giao tiếp và có sự phù hợp với yêu cầu của môi trườnggiao tiếp Tình cảm chính là động lực thúc đẩy giữa các cá nhân giao tiếp Cáctác giả coi đây là thành phần quan trọng nhất hình thành nên năng lực giaotiếp của cá nhân Hành vi là những kỹ năng hỗ trợ hành động mà chủ thể giaotiếp có sự cảm nhận được tính hiệu quả và sự phù hợp khi giao tiếp

Tác giả G Anca (2013), với kết quả nghiên cứu về Năng lực giao tiếp

bằng lời nói đối với giáo viên [119], tại Trường đại học Politehnica Romania

đã cho rằng năng lực giao tiếp giữ vai trò quan trọng nhất trong các năng lựccần có của người giáo viên, được tạo nên ở các thành tố tâm lý: kiến thức giaotiếp, việc chấp hành kỷ luật lớp học, chấp hành thời gian và sự hiểu biết tâm

lý của học sinh Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã đi sâu vàonghiên cứu về năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ Để thực hiện nhiệm vụnghiên cứu, tác giả đã dựa vào các giai đoạn thực hành giảng bài và chỉ ra cácchỉ số đánh giá gồm: sự thu hút đối tượng giao tiếp, sự tương tác với đốitượng giao tiếp và sự nhiệt tình trong giao tiếp Kết quả nghiên cứu trên đãnhấn mạnh vai trò thành tố kiến thức và thái độ khi giao tiếp

Trang 24

Tác giả Z Lidija (2014), trong nghiên cứu về Năng lực giao tiếp của

giáo viên [134], đã đưa ra cấu trúc của năng lực giao tiếp có ba thành tố: Sự

tham gia tương tác với học sinh; kỹ năng xã hội và phong cách quản lý xungđột Trong đó, các item để đo biểu hiện về sự tham gia tương tác bao gồm: Sựchú ý, tri giác và khả năng đáp ứng khi tương tác Các kỹ năng xã hội gồm:

Kỹ năng bộc lộ cảm xúc, sự nhạy cảm về cảm xúc, kỹ năng kiểm soát cảmxúc, kỹ năng nhạy cảm xã hội và kỹ năng kiểm soát xã hội; phong cách quản

lý xung đột bao gồm các kiểu loại phong cách: Hội nhập, thống trị, né tránh

và nghĩa vụ Trong các khía cạnh đó thì thành tố về sự tham gia tương tác vớihọc viên đóng vai trò tích cực nhất trong năng lực giao tiếp của giáo viên

Tác giả Nguyễn Hoàng Lân (2008), Nghiên cứu kỹ năng tuyên truyền

của cán bộ chính trị cơ sở quân đội nhân dân Việt Nam [62] cho rằng để thực

hiện tuyên truyền có kết quả, cán bộ chính trị cơ sở cần có kỹ năng giao tiếp.Tác giả đã đưa ra các nhóm kỹ năng giao tiếp gồm: nhóm kỹ năng định hướngtrong giao tiếp, nhóm kỹ năng định vị trong giao tiếp; nhóm kỹ năng điềukhiến quá trình giao tiếp; nhóm kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp; nhóm

kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp Những kết quả nghiên cứu cơ cơ sở đểluận án tiếp thu, chọn lọc và vận dụng trong nghiên cứu về thành tố kỹ nănggiao tiếp trong năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên

Tác giả Dương Vũ (2018), trong tác phẩm 9 năng lực quyết định thành

công [107, tr.5, 31-63] đã đưa ra quan điểm cho rằng: Trong xã hội hiện đại

ngày nay, mỗi người đều có rất nhiều nơi và cơ hội nâng cao giá trị bản thân,

sự thăng quan tiến chức không thể tách rời việc khai thác và bồi dưỡng nănglực cá nhân Tác giả cũng chỉ ra năng lực giao tiếp là một trong những nănglực cần có của người lãnh đạo Đồng thời chỉ ra 25 biểu hiện về năng lực giaotiếp của người lãnh đạo, quản lý như: sự giải thích hình tượng, tinh nhanhkhéo léo, đối với sự châm chọc của người khác, lấy tĩnh chế động, không nói

mà nói, sử dụng câu đa nghĩa, giả ngây ngô, sử dụng suy lý khéo léo, thay đổi

Trang 25

khái niệm, giữ thể diện cho người khác … Với cách khái quát của tác giả đãthể hiện các khía cạnh của năng lực giao tiếp bao gồm về kiến thức (sự hiểubiết về tâm lý đối tượng giao tiếp), về các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trongnhững tình huống giao tiếp phù hợp.

Tác giả Phổ Tường (2019), Trong tác phẩm Tâm lý học giao tiếp [103,

tr.277-278] do Bảo Thu dịch khi đề cập đến giao tiếp với cấp dưới cho rằng, đểđược lòng cấp dưới thì người lãnh đạo phải có những kỹ năng như: biết tạo cơ hộicho cấp dưới làm nhân vật chính; khích lệ nhân viên bằng cách nhường công lao,nhận trách nhiệm; thường xuyên nói chuyện với cấp dưới Ông cũng cho rằng, bíquyết giao tiếp chính là khen ngợi về một số ưu điểm nào đó của đối phương, làmcho đối phương có được sự thỏa mãn về mặt tâm lý, từ đó nhận nhiệm vụ trongtâm trạng vui vẻ Đây là cơ sở lý luận quan trọng để luận án có thể tiếp thu, chọnlọc nhằm khai thác về thành tố kỹ năng giao tiếp trong năng lực giao tiếp của cán

bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà (2000), trong công trình nghiên cứu về

Vấn đề giao tiếp của Bác sĩ quân y với người bệnh trong quá trình khám và chữa bệnh [41], đã chỉ ra rằng, để bác sĩ quân y giao tiếp tích cực với với bệnh

nhân cần phải có các thành tố tâm lý như: sự chủ động giao tiếp với bệnh nhân;tuân theo các chuẩn mực, nguyên tắc giao tiếp với bệnh nhân; sự hướng tới tínhhiệu quả của giao tiếp với bệnh nhân; các kỹ năng, kỹ xảo và phong cách giaotiếp thích hợp với bệnh nhân Theo tác giả thì những thành tố tâm lý trên đây sẽtạo nên động lực thúc đẩy người bác sĩ quân y tích cực giao tiếp với bệnh nhânnhằm hướng tới kết quả trong giao tiếp và khám chữa bệnh cho bệnh nhân Tác giả Nhữ Văn Thao (2012), trong công trình nghiên cứu của mình về

Kỹ năng giao tiếp của Chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam [89,

tr.26], đã cho rằng, người có năng lực giao tiếp tốt là người thể hiện được tínhmềm dẻo trong giao tiếp Tính mềm dẻo theo trong giao tiếp theo tác giả là sự

Trang 26

linh hoạt, nhạy cảm, biết điều chỉnh thái độ, hành vi cho phù hợp với tìnhhuống, hoàn cảnh giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp đề ra Trongnghiên cứu, tác giả đã chỉ ra các kỹ năng giao tiếp của Chính trị viên gồm:nhóm kỹ năng thiết lập mối quan hệ; nhóm kỹ năng truyền đạt thông tin;nhóm kỹ năng thu nhận và xử lý thông tin phản hồi Các nhóm kỹ năng cómối quan hệ biện chứng lẫn nhau tạo ra kết quả giao tiếp tốt giữa Chính trịviên và cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng

để luận án tiếp thu và vận dụng phù hợp cho nhiệm vụ nghiên cứu

Tác giả Vũ Thúy Ngọc (2019), trong nghiên cứu về Giao tiếp của người

cao tuổi sống ở các trung tâm dưỡng lão [75, tr 22] đã cho rằng, giao tiếp

không chỉ thể hiện ở sự trao đổi thông tin và tiếp nhận thông tin mà còn thểhiện bởi thái độ, hành vi, cảm xúc của con người để từ đó thực hiện nhữngmục đích giao tiếp khác nhau cũng như hiện thực hóa các mối quan hệ Quanđiểm của tác giả đã cho thấy, để hiện thực hóa các mối quan hệ, đòi hỏi cácchủ thể giao tiếp cần phải có năng lực giao tiếp được tạo nên bởi các thành tốnhư thông tin, thái độ, hành vi và cảm xúc

Tóm lại, khi bàn về bản chất của năng lực có các cách tiếp cận khác

nhau Trong phạm vi luận án, chúng tôi tiếp cận năng lực là tổ hợp của cácthành tố tâm lý tạo thành Ở nước ngoài, đã có một số tác giả nghiên cứu và

đề cập đến các thành tố tâm lý như: sự hiểu biết về giao tiếp, mức độ tham giagiao tiếp, tình nhạy bén trong giao tiếp, sự chấp hành những nguyên tắc, kỷluật trong giao tiếp, phong cách quản lý xung đột trong giao tiếp, khéo léotrong sử dụng các chiến lược và phương thức sử dụng kênh truyền tải thôngtin phù hợp… Các tác giả ở trong nước chủ yếu tập trung nghiên cứu về kỹnăng giao tiếp với tư cách là một thành tố tâm lý quan trọng trong năng lựcgiao tiếp của con người Những kết quả nghiên cứu trên đây sẽ là cơ sởquan trọng để nghiên cứu sinh vận dụng khi làm rõ những thành tố tâm lýtạo thành về năng lực giao tiếp và xây dựng những tiêu chí và thang đánh

Trang 27

giá thực trạng về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội.

1.2.2 Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp

Tác giả J Mina (2015) tại Đại học Musilim Azad, chi nhánh Najafabad,

Iran trong công trình nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực

giao tiếp của sinh viên y khoa [109], đã chỉ ra có 3 yếu tố bao gồm: Yếu tố về

mặt tổ chức gồm: phong cách giao tiếp của bác sĩ và chức trách vị trí làmviệc Yếu tố nhân văn bao gồm: hành vi ứng xử của những người xung quanhbao gồm bệnh nhân, giảng viên và bạn học Yếu tố xã hội gồm: môi trườnggia đình và sự khác biệt về văn hóa giữa bệnh nhân và sinh viên Một trongnhững yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến năng lực giao tiếp của sinh viên là môitrong xã hội bao gồm gia đình và sự cách biệt văn hóa

Tác giả Y Selcuck và S Fatih (2016), trong bài viết về “Mối quan hệgiữa các đặc điểm khí chất, trí thông minh văn hóa và năng lực giao tiếp giữacác nền văn hóa” [133], tại Hội nghị quản lý chiến lược quốc tế lần thứ 12năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ Khi tiếp cận năng lực giao tiếp là sự hiểu biết về thái

độ và hành vi của những người đến từ các nền văn hóa khác nhau Việc tiếpnhận và xử lý các thông tin và phân tích thông tin trong giao tiếp phụ thuộcvào các giá trị văn hóa của từng cá nhân Các tác giả đã cho rằng những đặcđiểm về khí chất và sự hiểu biết về văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến nănglực giao tiếp Những người có đặc điểm khí chất phù hợp và sự hiểu biết rõ vềnhững nền văn hóa khác nhau sẽ có tính tích cực trong giao tiếp hơn và ngượclại Những người có kiểu loại thần kinh linh hoạt sẽ có xu hướng thiết lập cácmối quan hệ xã hội tốt hơn và có xu hướng tạo ra sự thu hút đối tượng giaotiếp mạnh mẽ

Tác giả N.U Muhamad (2020) trong công trình nghiên cứu về Kiểm tra

lại mô hình tích hợp về năng lực giao tiếp đa văn hóa cho sinh viên quốc tế từ

Trang 28

bối cảnh châu Á của Malaysia [127] đã chỉ ra năng lực giao tiếp của mỗi

người luôn chịu sự quy định của các yếu tố gồm: thái độ đối với văn hóa, sựđồng cảm đối với văn hóa khác nhau, mức độ tiếp xúc và kinh nghiệm thựctiễn Các yếu tố này trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của mỗi cánhân, trong đó, yếu tố kinh nghiệm và mức độ tương tác lẫn nhau có ảnhhưởng mạnh đến năng lực giao tiếp của sinh viên

Tác giả Nguyễn Văn Đồng (2012), trong cuốn sách, Tâm lý học giao tiếp

(phần lý thuyết) [39], khi nghiên cứu về một số yếu tố cá nhân tác động đến kết quả

giao tiếp đã chỉ ra gồm: Sự tự nhận thức về bản thân, sự tri giác về đối tác giao tiếp,

sự cởi mở và che giấu trong giao tiếp; sự kiềm chế và né tránh trong giao tiếp

Tự nhận thức chính là việc cá nhân nhận thức được hình ảnh củabản thân (cái tôi bên trong) cả về cảm xúc, động cơ, tính cách, địnhhướng nhân cách cùng với các quan hệ liên nhân cách và vị thế xãhội mà mình đang có Tự nhận thức có sự tác động đến giao tiếptrên ba phương diện gồm hình thành tâm thế, sự nhận thức và điềuchỉnh hành vi của cá nhân khi giao tiếp và thúc đẩy hoặc bóp méonhận thức về bản thân và người khác

Tri giác đối tác giao tiếp tác động đến hiệu quả giao tiếp với 3 khía

cạnh Khía cạnh thứ nhất, chủ thể giao tiếp bằng cách tác động đến

khách thể giao tiếp nhằm làm thay đổi ấn tượng về mình theo hướng có

lợi cho mục đích giao tiếp Khía cạnh thứ hai, trong giao tiếp, chủ thể

giao tiếp chỉ tập trung vào diễn giải những ý nghĩa cũng như tính nhân

quả của hành vi của khách thể giao tiếp Khía cạnh thứ ba, trong tri

giác, chủ thể giao tiếp luôn chịu sự chi phối bởi các yếu tố nhận thức vàxúc cảm Sở dĩ có sự tri giác trong giao tiếp của các chủ thể giao tiếpvới đối tác giao tiếp là vì có sự ảnh hưởng của 3 thành tố là: Ấn tượngban đầu, quy gán xã hội và định kiến xã hội

Nguyễn Phương Hiền (2012), trong công trình nghiên cứu về Kỹ năng

giao tiếp của cán bộ công chức [48], có đưa ra quan điểm của R N Lussiner

cho rằng: Tổ chức là một nhóm người cùng nhau hoạt động về những mục

Trang 29

tiêu chung Ông nhấn mạnh hành vi giao tiếp của mỗi người bị chi phối bởinhững đặc trưng riêng của cá nhân, đặc trưng của nhóm và đặc trưng của tổchức mà cá nhân ấy đang là thành viên Tác giả cho rằng mức độ ảnh hưởngcủa nhóm và tổ chức lên đặc điểm giao tiếp của mỗi cá nhân thể hiện sự thíchnghi của cá nhân với tổ chức

Tác giả Nguyễn Bá Dương (2015) trong tác phẩm Khoa học lãnh đạo lý

thuyết và kỹ năng [33], khi nghiên cứu về những rào cản trong giao tiếp có chỉ

ra ba nhóm yếu tố gồm rào cản về mặt tâm lý; rào cản về mặt ngữ nghĩa vậtchất và rào cản về mặt văn hóa

Theo tác giả, trong nhóm rào cản về mặt tâm lý bao gồm những rào cản

về cảm xúc, rào cản về nhận thức, rào cản về sự lựa chọn và rào cản về vănhóa Rào cảm về cảm xúc: nếu đối tượng giao tiếp có thái độ dửng dưng, hoặcphản đối sẽ khiến cho chủ thể giao tiếp trở nên e ngại, thiếu tin tưởng tronggiao tiếp Đối tượng giao tiếp có nhận thức khác nhau nên khi một vấn đềđược chủ thể giao tiếp đưa ra sẽ được các đối tượng khác nhau nên sẽ cónhững phản ứng khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp Nhóm ràocản về sự lựa chọn: bao gồm việc sử dụng những từ ngữ của chủ thể khi giaotiếp nếu không phù hợp có thể sẽ dẫn đến phản ứng không tốt trong giao tiếp.Điều này được biểu hiện ở một số từ ngữ đồng âm, khác nghĩa ở các vùngmiền khác nhau Đồng thời các yếu tố về vật chất như trang phục, không gian,thời gian, điều kiện, phương tiện bảo đảm giao tiếp cũng có những ảnh hưởngkhông nhỏ đến kết quả giao tiếp Nhóm rào cản về mặt văn hóa bao gồm cách

sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ khi tiếp xúc như chào hỏi, từ biệt, khoảng cách khigiao tiếp, cách biểu lộ cảm xúc … của mỗi người ở mỗi dân tộc, mỗi vùngmiền có sự khác nhau Chính sự khác biệt về văn hóa là một trong những yếu

tố tác động lớn đến kết quả giao tiếp

Trang 30

Tác giả Nguyễn Thị Phương (2019), trong báo cáo tổng hợp đề tài

nghiên cứu về Đặc điểm của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp của người Việt

hiện nay [80], đã tập trung nghiên cứu về đặc điểm của giao tiếp cử chỉ của

giao tiếp quy thức (chính thức) và giao tiếp phi quy thức (giao tiếp khôngchính thức) Trong đó, tác giả đã chỉ ra có 5 yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếpquy thức bao gồm: nhân tố giao tiếp (trong đó nhấn mạnh về yếu tố môitrường giao tiếp quy phạm và yếu tố tuổi tác có sự chi phối mạnh mẽ đếnngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp); nhân tố xã hội (nhấn mạnh về yếu tố địa vị,những quy định trong những hành vi khi giao tiếp; những chuẩn mực mang ýnghĩa chung nhất); môi trường văn hóa (những thói quen, phong tục, tập quáncủa từng địa phương); nhân tố ngôn ngữ (đây là phương tiện có mối quan hệđồng thuận hay trái ngược với những cử chỉ giao tiếp); yếu tố tâm lý (nhấnmạnh hơn về đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi ảnh hưởng đến các cử chỉ giaotiếp) Tất cả các yếu tố trên đều có tác động đến việc hình thành, sử dụngnhững cử chỉ khi giao tiếp của mỗi cá nhân

Tác giả Phan Trọng Ngọ (2020), trong bài viết về “Thái độ xã hội tronggiao tiếp của học sinh trung học cơ sở Việt Nam” [72], đã trình bày sự ảnhhưởng giữa thái độ trong giao tiếp với các yếu tố khác gồm: Phong cách giaotiếp, xu hướng giao tiếp, khí chất và sự tác động từ người khác trong học tập.Kết quả cho thấy các yếu tố trên đều có sự ảnh hưởng đến thái độ giaotiếp của học sinh Cụ thể là thái độ giao tiếp có quan hệ ngược với phong cáchđộc đoán trong giao tiếp và tương quan thuận với phong cách dân chủ; cótương quan mạnh với xu hướng giao tiếp đến người khác và yếu với xu hướnggiao tiếp hướng nội Đối với khí chất thì thái độ giao tiếp có mối tương quanthuận và mạnh hơn với khí chất bình thản và yếu với khí chất nóng nảy Đồngthời, thái độ giao tiếp cũng có mối quan hệ đồng biến đối với giao tiếp từngười khác Đây là một trong những kết quả quan trọng để nghiên cứu sinh kếthừa nghiên cứu, chọn lọc và khảo sát khi đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến

Trang 31

năng lực giao tiếp nói chung và thái độ giao tiếp với tư cách là một trongnhững thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp

Tác giả Trịnh Cẩm Lan (2021), trong bài viết về “Năng lực ngôn ngữ xãhội và việc phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội cho người học tiếng Việt nhưmột ngoại ngữ” [61], trên tạp chí ngôn ngữ số 5 khi khai thác năng lực ngônngữ xã hội là một trong những thành tố quan trọng của năng lực giao tiếp đãcho rằng sự khó khăn đối với người học ngoại ngữ không phải là vấn đề về ngữpháp và từ vựng mà chính là sự thiếu hụt về kỹ năng giao tiếp và kiến thức vănhóa xã hội Vì vậy, xét về vai trò quan trọng của năng lực ngôn ngữ xã hộitrong năng lực giao tiếp, tác giả đã chỉ sự phát triển của năng lực ngôn ngữ xãhội chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố bao gồm: Những nhân tố thuộc về bốicảnh xã hội (tuổi, giới tính, địa vị, khoảng cách và các mối quan hệ xã hội củangười giao tiếp); sự phù hợp về phong cách giao tiếp (các chiến lược lịch sự, ýthức về thể loại, từ vựng); những nhân tố văn hóa (kiến thức về nhóm ngôn ngữmục tiêu; các phương ngữ chính và sự nhận thức xuyên văn hóa)

Tóm lại, một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã đề

cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp gắn với từng lĩnh vựchoạt động cụ thể Tiêu biểu có một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giaotiếp là: Đặc điểm về khí chất; sự hiểu biết về văn hóa và sự khác biệt văn hóa;đặc điểm của tổ chức; mức độ tiếp xúc, kiểu phong cách giao tiếp, tư tưởngcủa nhóm xã hội…Các tác giả ở trong nước chủ yếu nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng đến từng thành tố tâm lý cụ thể trong năng lực giao tiếp Nhữngkết quả nghiên cứu trên đây sẽ là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh tiếpthu, chọn lọc trong quá trình khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giaotiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

1.2.3 Hướng nghiên cứu về con đường, biện pháp phát triển năng lực giao tiếp

Trang 32

K Tatiana, F Lilya (2013), trong công trình nghiên cứu về Hình thành

năng lực giao tiếp chuyên nghiệp cho sinh viên Tâm lý học [122], đã chỉ ra

con đường hình thành năng lực giao tiếp bao gồm sự kết hợp giữa xây dựngđộng cơ và tác động bởi giáo dục Điều này được tác giả chứng minh thôngqua thực nghiệm bằng đối chứng các nghiệm thể ở trường Đại học sư phạmbang Voronezh, Lenina street 86, Voronezh 394043, Russia và cho thấy rằngkhi được đào tạo có chương trình nâng cao năng lực giao tiếp thì sinh viên

đã có sự phát triển vượt bậc Điều này chứng tỏ thông qua giáo dục là conđường quan trọng để hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho cácchủ thể giao tiếp

L R Soon (2017), trong nghiên cứu của mình về Các yếu tố ảnh hưởng

đến năng lực giao tiếp của sinh viên nha khoa tại viện Vệ sinh nha khoa

[124], tại Đại học Namseoul, Hàn Quốc đã cho thấy thái độ e ngại và sựthành công của bản thân có mối quan hệ rất chặt đến năng lực giao tiếp củasinh viên Kết quả nghiên cứu của Soon Ryun Lim đã chỉ ra giữa sự e ngại

có sự tương quan nghịch với năng lực giao tiếp và sự thành công của bảnthân có tương quan thuận với năng lực giao tiếp Do đó, một trong nhữngcon đường để nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên là nâng cao sự thànhcông của bản thân họ

Tác giả Hoàng Văn Tuấn (2021), trong tác phẩm Các quy tắc hay trong

giao tiếp [102], cho rằng để giao tiếp thành công thì chủ thể giao tiếp cần phải

tăng cường mật độ giao tiếp với những đối tượng giao tiếp quan trọng Đểthực hiện tốt nội dung này, ông đã đưa ra vòng tròn đồng tâm trong giao tiếp.Trong đó, lấy chính bản thân mình làm trung tâm và các đối tượng giao tiếpkhác nhau ở các vòng tròn bao quanh mình tuy theo mức độ thường xuyêntrong giao tiếp Càng gần trung tâm thì mật độ càng dày và càng xa trung tâmthì mật độ thưa hơn Những người có mối quan hệ bình thường và không

Trang 33

thường xuyên sẽ ở vòng ngoài cùng và những người thường xuyên tiếp xúcthì ở gần vị trí trung tâm hơn Với nội dung này, tác giả đã chỉ ra một trongnhững biện pháp quan trọng cho chủ thể giao tiếp là cần phải luôn có sự gầngũi, chia sẻ thường xuyên với đối tượng giao tiếp

Nguyễn Đình Tấn (2003), trong đề tài nghiên cứu về Giao tiếp trong

quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay [86], đã tập trung nghiên

cứu, khảo sát về những đặc điểm giao tiếp trong quản lý hành chính nhànước gồm: mức độ thường xuyên trong giao tiếp; hình thức giao tiếp; mụcđích giao tiếp; tính thiết thực của giao tiếp; những yếu tố ảnh hưởng đếnkết quả giao tiếp trong quản lý hành chính nhà nước; sự hài lòng của cán bộquản lý hành chính nhà nước với công việc Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các hình thức, giao tiếp, mục đích giaotiếp và các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp Từ đó, tác giả cũng đã đề xuất một

số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giao tiếp cho cán bộquản lý hành chính nhà nước gồm: Nâng cao kỹ năng xây dựng thông điệp vàtruyền đạt thông tin mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn: đảm bảo sự rành mạch, cụthể của các thông điệp, chỉ thị, mệnh lệnh trong giao tiếp; đảm bảo thông tinthông suốt trong giao tiếp; tăng cường khả năng nhanh nhạy trong việc xử lýcác tình huống giao tiếp khi có thông tin phản hồi; tăng cường năng lực sửdụng và làm chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giao tiếp

Tác giả Doãn Văn Phú (2011), trong công trình nghiên cứu về Một số giải

pháp nâng cao chất lượng văn hóa giao tiếp ứng xử của công động dân cư trong hoạt động du lịch thị xã Sầm Sơn [79], có đề cập đến một số giải pháp đối với

cán bộ quản lý du lịch thông qua các nhóm giải pháp gồm: Nhóm giải pháptuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức; nhóm giải pháp môi trường du lịch;nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; nhóm giải pháp về tổ chức Đặc biệt, quantâm đến giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên cần tập

Trang 34

trung kết hợp giữa nâng cao trình độ chuyên môn cùng với tổ chức tốt các hoạtđộng phong trào nhằm nâng cao các kỹ năng giao tiếp ứng xử của cán bộ, nhânviên Bên cạnh đó, một trong những nội dung hết sức quan trọng là đòi hỏi cán

bộ, nhân viên luôn quán triệt và thực hiện tốt các nguyên tắc trong giao tiếpgồm: nguyên tắc tôn trọng; tạo ra sự khác biệt trong phong cách giao tiếp; biếtlắng nghe hiệu quả và tập nghe nhiều hơn; trung thực trong giao tiếp, gây dựngniềm tin và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng Để thực hiện tốt nộidung này đòi hỏi cần có những đợt tập huấn, trau dồi kỹ năng mềm cho đội ngũcán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp

Các tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, Vũ Thị Ngọc Tú (2018), trong

tác phẩm Giao tiếp sư phạm khi nghiên cứu về các trở ngại về tâm lý trong

giao tiếp sư phạm [10, tr 45], đã đưa ra cách khắc phục như: người giảngviên phải tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm (kỹ năng điều khiển,điều chỉnh quá trình giao tiếp sư phạm; kỹ năng làm chủ các trạng thái cảm xúccủa bản thân…); tăng cường rèn luyện các phẩm chất ý chí của bản thân (kiêntrì, tự chủ, kiên quyết, tự tin, quyết đoán…); rèn luyện ngôn ngữ nói, ngôn ngữviệt đúng chuẩn mực, đúng quy tắc ngữ pháp; rèn luyện hành vi giao tiếp cóvăn hóa; rèn luyện thói quen ứng xử khéo léo trong giao tiếp sư phạm …

Tác giả Vũ Minh Thực (2016), trong tác phẩm về Nghệ thuật và kỹ năng

nghiệp vụ tuyên truyền miệng trong quân đội nhân dân Việt Nam [91, tr.56],

cho rằng, để giao tiếp trong tuyên truyền đạt hiệu quả cao, người tuyên truyềnphải tạo dựng bầu không khí giao tiếp tốt với đối tượng tuyên truyền Thựcchất của giao tiếp tuyên truyền hợp lý là biết tạo ra những xúc cảm, tình cảmtích cực giữa người tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền Tác giả cũng đưa

ra một trong những giải pháp quan trọng là phải rèn luyện kỹ năng sử dụng từtrong tuyên truyền miệng Giải thích nội dung này, tác giả cũng chỉ ra, khidùng từ phải hiểu rõ nghĩa của từ vì mỗi từ có một ý nghĩa riêng, không trùngvới nghĩa của từ khác, ngay cả các từ đồng nghĩa Có một số từ ngữ thường

Trang 35

được dùng trong một số hoàn cảnh nhất định nên khi sử dụng phải phù hợpvới điều kiện nói, tư tưởng và tình cảm, ý định cần nói.

Tóm lại, các nhà khoa học đã chỉ ra một số con đường rèn luyện, phát triển

năng giao tiếp phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng lĩnh vực nghiên cứu.Nhìn chung, các tác giả đã chỉ ra để phát triển năng lực giao tiếp cho chủ thểgiao tiếp cần dựa trên một số con đường, biện pháp như: cần phải xây dựng thái

độ cân bằng khi giao tiếp, tăng cường mật độ giao tiếp với đối tượng giao tiếp,phối hợp chặt chẽ giữa trang bị kiến thức giao tiếp với xây dựng động cơ giaotiếp đúng đắn, hình thành phong cách giao tiếp phù hợp, khắc phục thái độ engại trong giao tiếp, phát huy tính tích cực, tự giác trong giao tiếp…

Những con đường, biện pháp phát triển năng lực giao tiếp cho các chủthể giao tiếp được các tác giả đưa ra dựa trên yêu cầu của đặc điểm hoạt độngtrên các lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, đề cập trực tiếp đến con đường biệnpháp để phát triển năng lực giao tiếp cho cán bộ quản lý chưa nhiều

Những kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở quan trọng cho nghiêncứu sinh khảo sát và xây dựng các biện pháp tâm lý - xã hội phát triểnnăng lực giao tiếp cho cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩquan quân đội

1.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn

đề luận án tập trung nghiên cứu

1.3.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan

Trên cơ sở nghiên cứu về các công trình khoa học về năng lực và năng lựcgiao tiếp, nghiên cứu sinh nhận thấy, các tác giả đã làm rõ một số nội dung sau:

Về năng lực

Thứ nhất, các tác giả ở nước ngoài và trong nước đã chỉ ra năng lực của

con người được tạo thành từ những thành tố tâm lý gồm những kiến thức, kỹnăng của bản thân cùng với thái độ phù hợp với những hoạt động cụ thể được

Trang 36

vận dụng vào giải quyết những tình huống khác nhau của thực tiễn đạt đượcmục đích đã đề ra.

Thứ hai, năng lực của con người được hình thành trong hoạt động và sự

phát triển của năng lực chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: uy tín, phongcách giao tiếp, khí chất, đặc điểm tâm lý của đối tượng tác động, môi trườngvăn hóa giao tiếp, tập thể …

Thứ ba, để hình thành, phát triển năng lực cần có những biện pháp đồng

bộ có sự kết hợp giữa sự tạo điều kiện của xã hội, tổ chức và hoạt động của cánhân Thể hiện tiêu biểu là thông qua giáo dục, đào tạo, tổ chức hoạt độngthực tiễn và phát huy tính tích cực, tự giác trong tự học, tự rèn luyện và tự bồidưỡng của cá nhân

Về năng lực giao tiếp

Thứ nhất, các tác giả thông qua các công trình nghiên cứu của mình

đã chỉ ra một số thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp như: sự hiểubiết về giao tiếp; mức độ tham gia giao tiếp, tính nhạy bén trong giao tiếp;

sự chấp hành những nguyên tắc trong giao tiếp, sự khéo léo trong giaotiếp; chấp hành kỷ luật trong giao tiếp… Những kết quả nghiên cứu này sẽ

là nội dung tham khảo và kế thừa để nghiên cứu sinh làm rõ thêm nhữngbiểu hiện trong các thành tố tâm lý tạo thành năng lực giao tiếp của cán

bộ quản lý học viên

Thứ hai, các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra những yếu tố ảnh

hưởng đến sự phát triển của năng lực giao tiếp Các tác giả đã làm rõ mức độảnh hưởng của một số yếu tố như: Đặc điểm về khí chất; sự hiểu biết về vănhóa và sự khác biệt văn hóa; đặc điểm của tổ chức; mức độ tiếp xúc, kiểuphong cách giao tiếp, tư tưởng của nhóm xã hội… Đây là những nội dungquan trọng giúp nghiên cứu sinh kế thừa và vận dụng trong đề tài nghiên cứucủa mình khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp củacán bộ quản lý học viên

Trang 37

Thứ ba, các tác giả trong khi nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về

năng lực giao tiếp cũng đã chỉ ra một số con đường, biện pháp phát triển nănglực giao tiếp cho các chủ thể giao tiếp nhằm nâng cao kết quả giao tiếp như:cần phải xây dựng thái độ cân bằng khi giao tiếp, tăng cường mật độ giao tiếpvới đối tượng giao tiếp, phối hợp chặt chẽ giữa trang bị kiến thức giao tiếp vớixây dựng động cơ giao tiếp đúng đắn …

Những nội dung nghiên cứu trên đã giúp nghiên cứu sinh có được sựhiểu biết một cách có hệ thống và toàn diện trên các khía cạnh khác nhau khinghiên cứu về năng lực giao tiếp Từ đó, làm cơ sở cho nghiên cứu sinh kếthừa và chọn lọc xây dựng nên khung lý luận về năng lực giao tiếp của cán bộquản lý học viên theo nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Mặc dù từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã khai thác về vấn

đề năng lực giao tiếp khá toàn diện Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiêncứu một cách có hệ thống, đầy đủ về năng lực giao tiếp, nhất là năng lực giaotiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, nhà trường quân đội Vì vậy,luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn về năng lực giao tiếp của cán bộquản lý học viên trên một số nội dung sau:

Một là, từ những kết quả nghiên cứu tổng quan về đề tài nghiên cứu, làm

rõ những vấn đề lý luận về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ởcác học viện, trường sĩ quan quân đội Trong đó, tập trung làm rõ các kháiniệm công cụ gồm: năng lực, giao tiếp, năng lực giao tiếp, năng lực giaotiếp của cán bộ quản lý học viên Cán bộ quản lý học viên và những đặcđiểm hoạt động giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện,trường sĩ quan quân đội

Hai là, Trên cơ sở nghiên cứu có chọn lọc các công trình khoa học về

năng lực và năng lực giao tiếp, chỉ ra các thành tố tâm lý tạo thành năng lực

Trang 38

giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.Đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp của cán bộ quản

lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Ba là, tiếp thu quan điểm của các nhà khoa học trong các công trình

nghiên cứu về năng lực, năng lực giao tiếp và đặc điểm giao tiếp của cán bộquản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, luận án xác định cáctiêu chí đánh giá về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các họcviện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Bốn là, thực hiện khảo sát đánh giá thực trạng năng lực giao tiếp của cán

bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay trên cơ

sở các tiêu chí đánh giá đã xác định và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đếnnăng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quanquân đội hiện nay

Năm là, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, đề xuất những biện pháp

tâm lý - xã hội cụ thể nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho cán bộ quản lýhọc viên, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ở các học viện,trường sĩ quan quân đội hiện nay Đồng thời, xây dựng chương trình và tiếnhành thực nghiệm tác động 01 biện pháp nhằm khẳng định tính chân thực,khách quan của vấn đề nghiên cứu

Kết luận chương 1

Năng lực giao tiếp có vai trò rất quan trọng trên các lĩnh vực khác nhau

và đã có một số tác giả nước ngoài nghiên cứu phản ánh khá rõ về năng lựcgiao tiếp của khách thể nghiên cứu Ở trong nước, các tác giả tập trung nghiêncứu nhiều về giao tiếp nói chung và về kỹ năng giao tiếp Trong quân đội đã

có một số công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cụ thể về các biện phápnhằm phát triển các khía cạnh nhất định của năng lực giao tiếp Hiện nay,

Trang 39

chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống vềnăng lực giao tiếp của người cán bộ quản lý, nhất là năng lực giao tiếp củangười cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Vìvậy, đây là khoảng trống để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu.

Khi nghiên cứu về năng lực và năng lực giao tiếp nói riêng, có nhiềuhướng tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, qua nghiên cứu có thể khái quát trêncác hướng gồm: hướng nghiên cứu về bản chất, các thành tố tâm lý tạo thànhnăng lực, năng lực giao tiếp, hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đếnnăng lực, năng lực giao tiếp và hướng nghiên cứu về con đường, biện phápphát triển năng lực, năng lực giao tiếp

Xuất phát từ chức trách, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động quản lýhọc viên thì năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên trong môitrường sư phạm quân sự sẽ có những yêu cầu riêng Kết quả nghiên cứutổng quan là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp thu có chọn lọc nhằm xây dựngkhung lý luận về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên và khảo sátthực trạng về năng lực giao tiếp của cán bộ quản lý học viên ở các học viện,trường sĩ quan quân đội hiện nay

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC GIAO TIẾP

CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HỌC VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI

2.1 Các khái niệm cơ bản

Trang 40

2.1.1 Năng lực giao tiếp

2.1.1.1 Khái niệm năng lực

Năng lực theo Từ điển song ngữ Anh - Việt (2014) [77, tr318] là Competent

- là người có đủ kỹ năng và kiến thức để làm tốt một nhiệm vụ nào đó

Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên, 2000) [28, tr.449], đã đưa

ra khái niệm: Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý

cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thựchiện tốt một dạng hoạt động nhất định Theo tác giả thì người có nănglực là người luôn đạt được hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trongcác hoàn cảnh khác nhau

Các nhà Tâm lý học tùy theo những khía cạnh nghiên cứu đã đưa ranhững khái niệm khác nhau Trên cơ sở được tiếp cận những công trìnhnghiên cứu về năng lực, nghiên cứu sinh nhận thấy có một số khái niệm nổibất như sau:

Tác giả A G Côvaliôv (1971), đã đưa ra khái niệm: Năng lực một tập hợphoặc tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầucủa hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao [22, tr.90] Tuy nhiên, vai trò của các thuộc tính đó không ngang bằng nhau Bởi vì, tùytheo đòi hỏi của hoạt động mà có những thuộc tính giữ vai trò chủ đạo và nhữngthuộc tính giữ vai trò là chỗ dựa và có những thuộc tính mang tính phụ thuộc.Phạm Thành Nghị (2016), cũng cho rằng: Năng lực là những thuộc tínhtâm lý riêng lẻ của cá nhân mà nhờ những thuộc tính tâm lý này con ngườihoàn thành tốt một hoạt động nhất định [69, tr.258] Điều này không có nghĩachỉ một thuộc tính riêng lẻ tạo nên năng lực mà là có nhiều thuộc tính độc đáocủa cá nhân tạo nên năng lực

Một số tác giả như: Hoàng Linh (1989) [68], Phạm Minh Hạc (2002),

[46] cho rằng: Năng lực là một tập hợp đặc điểm tâm lý của một con người, tổ

Ngày đăng: 26/01/2024, 06:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w