1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kiến thức về truyền thông giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại bệnh viện y học cổ truyền thái bình năm 2023

44 15 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Kiến Thức Về Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Của Điều Dưỡng Cho Người Bệnh Nội Trú Tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Thái Bình Năm 2023
Trường học Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 531,5 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (7)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (7)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (16)
  • Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (22)
    • 2.1. Một số thông tin về kỹ năng về TT - GDSK tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình (22)
    • 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (22)
    • 2.3. Kết quả nghiên cứu (25)
  • Chương 3: BÀN LUẬN (31)
    • 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (31)
    • 3.2. Thực trạng kỹ năng về truyền thông giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình năm 2023 (31)
    • 3.3. Những tồn tại, hạn chế trong kỹ năng về TT - GDSK (34)
    • 3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ năng về truyền thông giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình (36)
  • KẾT LUẬN (38)
  • PHỤ LỤC (43)

Nội dung

Những tồn tại, hạn chế trong kỹ năng về TT - GDSK:...30 Trang 3 DANH MỤC BẢNGTrangBảng 2.1 Điều dưỡng tham gia khảo sát tại các khoa lâm sàng21Bảng 2.2 Phân bố về độ tuổi21Bảng 2.3 Trìn

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cơ sở lý luận

“Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng” [8].

Sức khỏe (SK) là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật Sức khỏe là vốn quí nhất của con người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự phát triển của xã hội Có nhiều yếu tố tác động đến SK của mỗi người: Yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như di truyền thể chất Muốn có SK tốt phải tạo ra môi trường sống lành mạnh và đòi hỏi có sự tham gia của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng cho các hoạt động bảo vệ và nâng cao SK, đẩy mạnh kỹ năng vềTT- GDSK là biện pháp quan trọng giúp người dân có kiến thức về SK, bảo vệ và nâng cao SK [9] GDSK là một ngành khoa học xã hội mà rút ra từ các ngành khoa học sinh học, môi trường, tâm lý, thể chất và y tế để tăng cường SK và ngăn ngừa bệnh tật, ngăn ngừa tàn tật và tử vong sớm thông qua các hoạt động thay đổi hành vi tự nguyện giáo dục định hướng GDSK là sự phát triển của cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng và các chiến lược mang tính hệ thống [9].

1.1.1.3 Truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK):

“TT- GDSK là Sự tập trung vào lý trí, tình cảm và các hành động nhằm thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi có lợi mang lại cuộc sống khỏe mạnh, hữu ích” [9] TT- GDSK cũng là phương tiện nhằm phát triển ý thức con người, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh trong giải quyết vấn đề SK của cá nhân và cộng đồng.

TT- GDSK không phải chỉ là cung cấp thông tin hay nói với mọi người những gì họ cần làm cho SK của họ mà là quá trình cung cấp kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ về SK và thực hành hành vi SK lành mạnh.

Việc truyền thông giúp trang bị cho mọi người những sự kiện, những tư tưởng và những thái độ mà họ cần có để đề ra những quyết định về tình trạng SK của mình.

TT- GDSK là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, góp phần giúp mọi người đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Muốn có sức khỏe tốt phải tạo ra môi trường sống lành mạnh và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Đẩy mạnh kỹ năng vềTT- GDSK là biện pháp quan trọng giúp mọi người dân có kiến thức về SK, bảo vệ và nâng cao SK, từ đó có cách nhìn nhận vấn đề SK đúng đắn và hành động thích hợp vì SK. Điều cần phải ghi nhớ là không nên hiểu TT - GDSK đơn giản như trong suy nghĩ của một số người coi TT - GDSK chỉ là cung cấp thật nhiều thông tin về sức khỏe cho mọi người [8]. Ở nước ta từ trước đến nay hoạt động TT- GDSK đã được thực hiện dưới các tên gọi khác nhau như: tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe truyền thông giáo dục sức khỏe, giáo dục vệ sinh phòng bệnh dù dưới cái tên nào thì các hoạt động cũng nhằm mục đích chung là góp phần bảo vệ nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Hiện nay tên gọi TT- GDSK được sử dụng khá phổ biến và được coi là tên gọi chính thức phù hợp với hệ thống TT- GDSK ở nước ta.

“Truyền thông - Giáo dục sức khỏe giống như giáo dục chung, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng” [8].

Truyền thông - Giáo dục sức khỏe nói chung tác động vào 3 lĩnh vực: kiến thức của con người về sức khỏe, thái độ của con người đối với sức khỏe, thực hành hay cách ứng xử của con người đối với bảo vệ và nâng cao sức khỏe Thực chất TT- GDSK là quá trình dạy và học, trong đó tác động giữa người thực hiện giáo dục sức khỏe và người được giáo dục sức khỏe theo hai chiều.

Người thực hiện TT- GDSK không phải chỉ là người "Dạy" mà còn phải biết "Học" từ đối tượng của mình.

Thu nhận những thông tin phản hồi từ đối tượng được TT - GDSK là hoạt động cần thiết để người thực hiện TT- GDSK điều chỉnh, bổ sung hoạt động của mình nhằm nâng cao kỹ năng, nâng cao hiệu quả các hoạt động TT-GDSK [8].

Mục đích quan trọng cuối cùng của TT - GDSK là làm cho mọi người từ bỏ các hành vi có hại và thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của ngành y tế và các ngành khác.

Trong TT - GDSK chúng ta quan tâm nhiều đến vấn đề là làm thế nào để mọi người hiểu được các yếu tố nào có lợi và yếu tố nào có hại cho sức khỏe, từ đó khuyến khích, hỗ trợ nhân dân thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe và từ bỏ các hành vi có hại cho sức khỏe.

1.1.1.4 Bản chất của quá trình giáo dục sức khỏe

- Giáo dục sức khỏe làm thay đổi hành vi sức khỏe: thay đổi hành vi sức khỏe, tạo lập hành vi có lợi cho sức khỏe là bản chất quyết định trong GDSK.

- Giáo dục sức khỏe là một quá trình truyền thông: giáo dục sức khỏe là một quá trình truyền thông, bao gồm những tác động tương hỗ thông tin hai chiều giữa người GDSK và đối tượng được GDSK (sơ đồ l.l) [8].

Quá trình truyền thông khác với quá trình thông tin sức khỏe Thông tin sức khỏe chỉ đơn thuần là quá trình thông tin một chiều (sơ đồ l.2) Điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình truyền thông và quá trình thông tin sức khỏe là việc thu thập các thông tin phản hồi Công việc này cho biết các đáp ứng thực tế của đối tượng GDSK (tức là hiệu quả của giáo dục).

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay các nghiên cứu về thực trạng nguồn lực, tổ chức và hoạt động

TT - GDSK cũng như những phân tích về hiệu quả, những ưu điểm và nhược điểm của mô hình TT - GDSK tại bệnh viện tuyến tỉnh, huyện ở các nước trên thế giới còn rất ít Do mỗi nước trên thế giới có cấu trúc tổ chức hệ thống y tế khác nhau, các báo cáo thường chỉ mang tính chất quốc gia, thậm chí chỉ bó hẹp trong một khu vực nào đó của một nước, ít được phổ biến Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng GDSK tương đối phát triển ở các nước Tây Âu, Canada và Mỹ nhưng chưa phát triển ở các nước Đông Âu và đặc biệt các nước châu Á[18].

Tổ chức hệ thống TT-GDSK ở Ấn Độ được xem là hợp lý khi bao gồm đa dạng các đơn vị kỹ thuật, các cơ quan TT-GDSK được thành lập ở tất cả các tuyến, các cơ quan TT-GSDK nhà nước và các chương trình TT-GDSK của các tổ chức phi chính phủ cùng tồn tại và có các hoạt động phối hợp với nhau Ở nước này, cơ quan TT-GDSK bao gồm 7 đơn vị kỹ thuật chính là: Đào tạo, truyền thông, biên tập, giáo dục sức khỏe, nghiên cứu và đánh giá, thực địa và mô phỏng, đơn vị giáo dục sức khỏe ở trường học [21].

Năm 2005, trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang của Casey D [19] ở 3 bệnh viện công gồm Tikur Anbessa, Saint Paul và Zewditu Memorial tại tỉnh Addis Ababa, Ethiopia nhằm đánh giá kỹ năng vềchăm sóc của điều dưỡng thông qua mức độ hài lòng của 631 NB, kết quả cho thấy: Trong khi, tỷ lệ NB hài lòng với khả năng chuyên môn của người điều dưỡng đạt 70% thì tỷ lệ

NB hài lòng với lượng thông tin nhận được từ điều dưỡng về tình trạng bệnh tật, cách thức điều trị bệnh của họ chỉ đạt 40%.

Nghiên cứu nhận thức về chất lượng chăm sóc tại phòng cấp cứu và xác định các khu vực cải tiến chất lượng của Muntlin, Gunningberg và Carlsson

(2006) tại Thụy Điển cho thấy hơn 20% người bệnh cho rằng đã không nhận được các thông tin hữu ích từ điều dưỡng về cách tự chăm sóc bản thân [25].

Một nghiên cứu của Jenney và cộng sự (2011) về kiến thức của điều dưỡng chỉ ra rằng có 21% điều dưỡng thiếu kiến thức về quy trình GDSK cho người bệnh trước khi ra viện.

Nghiên cứu của tác giả Zakrisson và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng tuổi liên quan rõ ràng với kiến thức Điều dưỡng lớn tuổi thì kinh nghiệm làm việc nhiều, họ có kinh nghiệm tốt hơn trong việc nắm bắt tình trạng bệnh và mức độ tiếp thu của người bệnh so với điều dưỡng trẻ tuổi [17]

Nghiên cứu của Lipponen (2006) lại cho rằng trình độ của điều dưỡng là yếu tố quan trọng liên quan đến kiến thức kỹ năng giáo dục sức khỏe, trình độ giáo dục cao hơn có liên quan rõ ràng với kiến thức tốt hơn (80% điều dưỡng có trình độ học vấn đại học có kiến thức tốt, trong khi con số này ở những điều dưỡng có trình độ học vấn trung cấp chỉ khoảng 30%) với P= 0.002 [20].

Một nghiên cứu khác của Kelly Scott (2010) cũng chỉ ra rằng, số lượng điều dưỡng có liên quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, ở bệnh viện nào có nhiều điều dưỡng có trình độ cao và số lượng đông thì chất lượng chăm sóc cao hơn hẳn các bệnh viện khác Chất lượng chăm sóc điều dưỡng bao gồm việc phòng ngừa té ngã người bệnh, phòng chống loét do tỳ đè, viêm phổi do thở máy, nhiễm trùng máu do đặt catheter và đặt ống thông đường tiết niệu [24].

Một số kết quả từ các nghiên cứu này đều cho thấy kỹ năng vềTT - GDSK tại bệnh viện đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị tại bệnh viện Ngoài ra kỹ năng vềTT - GDSK cũng góp phần tăng cường kiến thức của người bệnh/người nhà người bệnh về các vấn đề sức khỏe Bên cạnh đó, các nghiên cứu này đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng làm cho chương trình TT - GDSK tốt nhất chưa đến được với người bệnh/người nhà người bệnh, người dân trong cộng đồng do sự hạn chế về kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, chất lượng hoạt động, hoạt động đào tạo thường xuyên cho cán bộ truyền thông không được phổ biến, hoạt động đào tạo mang tính chất cầm tay chỉ việc nhiều hơn là phát triển tư duy và khả năng sáng tạo của cán bộ.

1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay Kỹ năng vềTT - GDSK trong bệnh viện được chú trọng và các bệnh viện đã thực hiện kỹ năng vềTT - GDSK trong nhiều năm qua Tuy nhiên, nghiên cứu về thực trạng kỹ năng vềTT - GDSK tại bệnh viện còn rất hạn chế, chỉ có một số ít tỉnh thực hiện đánh giá/nghiên cứu về

TT - GDSK ở Trung tâm y tế huyện, nên không có nhiều tài liệu để tham khảo cho việc thực hiện đề tài Đây là một khó khăn lớn nhất đối với bản thân chúng tôi khi thực hiện đề tài.

Năm 2010 nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hiến trường đại học Y Hà Nội về “thực trạng TT - GDSK ở tuyến huyện và xây dựng mô hình thí điểm phòng truyền thông giáo dục sức khỏe ở trung tâm y tế dự phòng huyện” cho thấy trang thiết bị phục vụ công việc hành chính thiếu >50%, trang thiết bị và phương tiện tác nghiệp thiếu 70% Nhân lực rất thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn; cán bộ có trình độ ĐH- SĐH thấp; thiếu kinh phí Qua đó nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng cán bộ thiếu và yếu, nhiều đơn vị chỉ có một cán bộ làm kỹ năng vềTT - GDSK và chưa được đào tạo Do nhân lực không đủ, không ổn định nên hiệu quả hoạt động chưa cao [11].

Năm 2013, nghiên cứu của tác giả Đỗ Công Tuyển và cộng sự về

“Thực trạng kỹ năng vềTT - GDSK năm 2013 và những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015”

[15] cho thấy nhân lực của mạng lưới TT - GDSK tương đối đa dạng, phong phú cả nam và nữ, được đào tạo về kỹ năng GDSK Tuy nhiên, mạng lưới chưa hoàn thiện, một số đơn vị tuyến tỉnh chưa có tổ truyền thông, chưa bố trí phòng truyền thông Đây chính là những lỗ hổng trong kỹ năng vềTT - GDSK cần được củng cố, kiện toàn Đa số các đơn vị chưa có kinh phí hoạt động nên không thể chủ động triển khai kỹ năng vềtruyền thông Cán bộ thiếu kinh nghiệm, chuyên môn hạn chế, kiêm nhiệm nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kỹ năng vềTT - GDSK.

Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Bích Ngà năm 2011 [13] về thực trạng kỹ năng vềchăm sóc của điều dưỡng thông qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho thấy điều dưỡng viên làm tương đối tốt các chức năng cơ bản như: hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ đạt 84,2%; theo dõi, đánh giá NB đạt 80,5%; tiếp đón NB đạt 78,9%; Tuy nhiên, kỹ năng vềtư vấn, GDSK cho NB chỉ đạt 49,6%.

Nhìn chung, từ kết quả của các nghiên cứu này cho thấy kỹ năng vềTT- GDSK đóng vai trò rất quan trọng trong hệ điều trị cũng như dự phòng, đã đóng góp to lớn trong việc tăng cường kiến thức của mọi người về các vấn đề sức khỏe Bên cạnh đó, các nghiên cứu này đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng làm cho kỹ năng vềTT - GDSK tốt nhất chưa đến được với người bệnh/người nhà người bệnh, người dân trong cộng đồng do sự hạn chế về kinh phí, nhân lực, CSVC, phương tiện và trang thiết bị, điều kiện địa lý, chuyên môn hạn chế [12].

Như vậy, tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, hầu hết các nghiên cứu TT - GDSK tại các đơn vị từ tỉnh đến cơ sở đều nêu lên thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng vềTT - GDSK.

1.2.3 Kỹ năng vềTT - GDSK trong bệnh viện

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Một số thông tin về kỹ năng về TT - GDSK tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình đã triển khai thực hiện kỹ năng về truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh theo thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2021 và ban hành Quy định hướng dẫn, truyền thông, GDSK cho người bệnh Bệnh viện yêu cầu mỗi khoa xây dựng kế hoạch và nội dung GDSK theo tính chất chuyên khoa được Giám đốc Bệnh viện phê duyệt Qua kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2022, Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng trong bệnh viện theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 trong đó mục C6.2 yêu cầu:

- Tỷ lệ người bệnh nội trú được điều dưỡng, hộ sinh tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe chiếm từ 50% trở lên.

- Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh được đào tạo, tập huấn kỹ năng truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh chiếm từ 70% trở lên.[6]

- Các khoa đã tổ chức triển khai thực hiện truyền thông GDSK cho người bệnh nhưng còn nhiều hạn chế: Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ kỹ năng vềTT-GDSK tại các khoa vẫn còn thiếu rất nhiều, chủ yếu là sử dụng lồng ghép Góc truyền thông chưa cập nhật đầy đủ các tài liệu cũng như cách bố trí chưa được hợp lý (mới chỉ ở hình thức trưng bày bằng bảng thông tin) vì vậy khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin Hình thức truyền thông GDSK đơn điệu: khi đi buồng hoặc tư truyền thông buổi họp hội đồng người bệnh cấp khoa - cấp bệnh viện Tuy nhiên, việc lập kế hoạch,lịch phân công nhân viên khoa thực hiện GDSK cho người bệnh/người nhà người bệnh, kỹ năng thực hành GDSK của nhân viên y tế còn hạn chế, hoạt động giám sát chỉ mang tính hình thức, hiệu quả truyền thông GDSK chưa cao, chưa có các biện pháp cải tiến chất lượng nâng cao hiệu quả kỹ năng vềhướng dẫn, truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

-Điều dưỡng đang làm việc tại 6 khoa lâm sàng: Khoa Nội, khoa Châm cứu, khoa Ngoại, khoa Phục hồi chức năng, khoa Tăng cường, khoa Lão - Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình.

- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.

- Các điều dưỡng đi học, nghỉ thai sản trong thời gian thực hiện nghiên cứu, điều dưỡng không hợp tác tham gia nghiên cứu.

* Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2023

* Địa điểm: Bệnh viện Y học cổ truyền Thái

Bình 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện các điều dưỡng tại 6 khoa lâm sàng tại thời điểm nghiên cứu.

- Nhóm nghiên cứu chọn được cỡ mẫu là: 106 Điều dưỡng.

- Thống nhất các thành viên trong tổ về nội dung bộ câu hỏi, cách thức tổ chức lấy phiếu đánh giá theo mẫu câu hỏi đã xây dựng.

- Chủ đề tài là người trực tiếp hướng dẫn cho điều dưỡng về bộ câu hỏi và cách điền phiếu trả lời câu hỏi, giải thích các nội dung câu hỏi mà họ chưa hiểu rõ.

- Thời gian lấy phiếu khảo sát trung bình từ 10-15 phút/người với hình thức tập trung tại khoa.

* Cách thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu:

- Thông tin thu thập được bằng phiếu thiết kế sẵn Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu để khảo sát thực trạng về kỹ năng vềTT-

- Người thực hiện khảo sát giới thiệu tên và chức danh của mình, giải thích cho điều dưỡng nắm được mục đích khảo sát: Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc phục vụ người bệnh, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt cho điều dưỡng.

- Các đối tượng được khảo sát đọc kỹ câu hỏi và điền vào phiếu khảo sát, không phải ký và ghi họ tên vào phiếu khảo sát.

- Trước khi nhận phiếu khảo sát từ điều dưỡng, thành viên của tổ nghiên cứu phải rà soát lại phiếu khảo sát.

- Tổng hợp và xử lý số liệu đảm bảo khách quan, trung thực trong quá trình thu thập số liệu.

- Phiếu khảo sát được thiết kế dựa trên tham khảo từ nghiên cứu của

Lê Lam Hà (2017), "Thực trạng hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng và sự hài lòng của người bệnh tại bệnh viện Quân Y 354”; Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng trong bệnh viện theo Quyết định số 6858/QĐ- BYT ngày 18/11/2016; Giáo trình “Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe”, Nhà xuất bản y học, Bộ y tế Nhóm nghiên cứu đã chỉnh sửa nội dung phù hợp với kỹ năng vềtruyền thông giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại bệnh viện gồm:

+ Phần I: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu gồm: Họ tên; Tuổi; Trình độ học vấn; Thời gian công tác

+ Phần II: Kỹ năng vềtruyền thông - Giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú.

- Số liệu thu thập bằng cách gửi phiếu để đối tượng nghiên cứu tự điền.

- Độ tin cậy: Trung bình.

2.2.5 Phân tích và xử lý số liệu

- Sử dụng phần mềm SPSS 20.0, xác định số lượng và tỷ lệ %.

Kỹ năng về TT - GDSK là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng bệnh viện Việc đánh giá thực trạng Kỹ năng về TT - GDSK của điều dưỡng giúp Lãnh đạo bệnh viện và NVYT nhìn nhận thực trạng đang ở đâu; từ đó, có giải pháp cải thiện chất lượng TT - GDSK cho người bệnh.

Người nghiên cứu cũng cam kết các số liệu, thông tin thu thập được của các cá nhân chỉ sử dụng để tập hợp thành ý kiến chung phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác Điều này giúp cho việc thu thập thông tin có độ chính xác cao.

Kết quả nghiên cứu

2.3.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.1: Điều dưỡng tham gia khảo sát tại các khoa lâm sàng

STT Khoa Số lượng (n) Tỷ lệ %

Nhận xét: Với cỡ mẫu khảo sát là 106 điều dưỡng của 06 khoa lâm sàng ta thấy số điều dưỡng tham gia khảo sát cao nhất ở khoa Phục hồi chức năng

(25 điều dưỡng chiếm 23,6%); và thấp nhất ở khoa Lão 10 ĐD.

Bảng 2.2: Phân bố về độ tuổi

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ %

Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu

Trình độ CM Số lượng Tỷ lệ %

Nhận xét: Kết quả trên cho thấy, đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu trình độ cao đẳng (80,2%); tỷ lệ đại học chiếm 19,8%; không có ĐD trung học.

Thời gian Số lượng Tỷ lệ %

Nhận xét: Điều dưỡng có thời gian kỹ năng vềtừ 5- 10 năm chiếm tỷ lệ cao là 45,3%; điều dưỡng có thời gian kỹ năng về40 tuổi là 17%.

- Kết quả bảng 2.3 và 2.4 cho thấy, đối tượng tham gia khảo sát có trình độ học vấn cao nhất là cao đẳng chiếm tỷ lệ 80,2 % và không có ĐD trung học Với thâm niên kỹ năng về TT- GDSK có tỷ lệ cao nhất là 5-10 năm (45,3%) và tỷ lệ thấp nhất là ĐD có thời gian kỹ năng về TT- GDSK

-Biểu đồ 2.1 và 2.2 cho thấy phần lớn điều dưỡng được tham gia đào tạo từ 1-2 lần có tỷ lệ cao nhất là 95,3%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Nga – 2010 (90,1%), đạt yêu cầu theo tiêu chí chất lượng bệnh viện, phù hợp với việc tập huấn về TT - GDSK cho người bệnh của ĐD Với tỷ lệ Điều dưỡng chưa có kỹ năng TT- GDSK là 21,7% nên cần chú trọng hơn về kỹ năng TT - GDSK trong thời gian tới.

Thực trạng kỹ năng về truyền thông giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình năm 2023

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng” [8]. Như vậy, người làm TT-GDSK cần có những kiến thức nhất định cũng như kỹ năng để TT-GDSK Biểu đồ 2.1 và 2.2 cho thấy phần lớn điều dưỡng được tham gia đào tạo từ 1-2 lần có tỷ lệ cao nhất là 95,3%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Nga – 2010 (90,1%) và thấp hơn so với nghiên cứu của Đỗ Công Tuyển và cộng sự - 2013 (97,2%) [15] Với tỷ lệ Điều dưỡng chưa có kỹ năng TT - GDSK là 21,7% (Biểu đồ 2.2) tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Công Tuyển và cộng sự - 2013 kỹ năng truyền thông còn yếu (11,3%) [15] Vì thế yêu cầu đặt ra cho phòng Điều dưỡng bệnh viện cần có động thái nhắc nhở cán bộ rèn luyện kỹ năng cũng như kiến thức về TT - GDSK, bệnh viện cần có kế hoạch cụ thể về tập huấn tại chỗ cũng như cử cán bộ đi đào tạo ở các cở sở khác, để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng TT – GDSK.

Kết quả cho thấy hầu hết các hoạt động GDSK được diễn ra thường xuyên, hình thức TT - GDSK đang dần cải thiện Tuy nhiên, trong kỹ năng vềTT

- GDSK đã được xây dựng kế hoạch từ đầu năm, nhưng do tính chất đặc thù của từng khoa chủ yếu ưu tiên hàng đầu cho thực hiện thủ thuật kỹ thuật và phục vụ chăm sóc người bệnh về kỹ năng vềchuyên môn và người làm TT – GDSK hoàn toàn là kiêm nhiệm nên việc dành riêng thời gian cho TT – GDSK còn rất ít, qua kết quả nghiên cứu tại Bảng 2.6 mới chỉ có 16% điều dưỡng dành riêng thời gian nhất định để làm truyền thông Hoạt động TT - GDSK thường xuyên tổ chức lồng ghép trong họp hội đồng NB Việc tuyên truyền lồng ghép qua các buổi họp hội đồng NB sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, tập trung được nhiều người và có thể phân nhóm đối tượng truyền thông.

Từ kết quả nghiên cứu tại Biểu đồ 2.3 cho thấy ĐD đã chủ động nhận định nhu cầu TT - GDSK của NB vào phiếu theo dõi chăm sóc có tỷ lệ cao đạt 96,2% Để đạt được kết quả đó, phòng ĐD đã đưa nội dung nhận định nhu cầu GDSK là nội dung bắt buộc vào biểu mẫu chăm sóc Bên cạnh đó còn 3,8% tỷ lệ điều dưỡng chưa nhận định nhu cầu TT - GDSK của NB vào phiếu theo dõi chăm sóc Đây là một nội dung trong tiêu chí chất lượng bệnh viện Để khắc phục được điều đó rất cần sự quan tâm của điều dưỡng trưởng khoa phải thường xuyên hướng dẫn, giám sát ĐD thực hiện.

Biểu đồ 2.4 và Bảng 2.5 cho thấy hình thức truyền thông cá nhân được ĐD áp dụng có tỷ lệ cao nhất (chiếm 67/106 ĐD = 63,2%), tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Lê Lam Hà, 2017, bệnh viện Quân Y 354 (65,2%).

Có sự khác biệt này là do hoạt động TT - GDSK tại địa điểm tác giả nghiên cứu được hoạt động lồng ghép trong chăm sóc NB Hoạt động GDSK trực tiếp với cá nhân NB được thực hiện khi ĐD tiếp đón NB, thực hiện y lệnh…

Họ lồng ghép trong hoạt động tiêm truyền, phát thuốc, làm thủ thuật và kỹ năng vềđi buồng hàng ngày của Điều dưỡng trưởng, đồng thời hướng dẫn NB uống thuốc, cách vệ sinh cá nhân, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và tập vận động Tư vấn cá nhân là hình thức TT - GDSK hết sức thiết thực dễ làm mà mang lại hiệu quả cao Mặt khác NB mong muốn được GDSK một cách riêng tư, mặt đối mặt để chia sẻ những vấn đề về bệnh tật của mình mà không mang lại ngại ngùng, thậm chí NB còn chia sẻ những tâm tư cá nhân của mình và muốn người làm kỹ năng vềTT - GDSK hiểu và giữ bí mật Điều này cho thấy hoạt động GDSK cho NB đang đi đúng hướng, nó thể hiện quyết tâm của lãnh đạo cũng như cán bộ, nhân viên bệnh viện đưa GDSK trở thành hoạt động thường niên của bệnh viện hướng tới nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị làm hài lòng NB.

Trong thực tế hiện nay, trình độ hiểu biết của người dân nâng cao; vì vậy, NB hiểu biết nhiều về bệnh tật của mình cùng với đó là khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện được thành lập và hoạt động có hiệu quả, các khoa đã phối hợp với khoa Dinh dưỡng thực hiện chế độ ăn bệnh lý Biểu đồ 2.5 cho thấy ĐD đã tập trung TT - GDSK cho NB theo chuyên đề, song tỷ lệ này vẫn chưa cao so với mong đợi.

- Bảng 2.7 cho thấy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình TT –GDSK cho người bệnh như: khó khăn về kỹ năng giao tiếp, thời gian (67%),phương tiện hỗ trợ (8,5%); tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Trần ThịNga – 2010 (42,6%) Thực trạng kỹ năng TT - GDSK của ĐD vẫn còn nhiều hạn chế tuy nhiên trong ngành y người giỏi chuyên môn không phải ai cũng giỏi về giao tiếp, ứng xử, khả năng nói trước đám đông còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tâm lý, bản lĩnh của mỗi người.

Những tồn tại, hạn chế trong kỹ năng về TT - GDSK

Khi bệnh viện làm tốt kỹ năng về chăm sóc và hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và phòng bệnh góp phần nâng cao chất lượng bệnh viện. Bệnh viện càng được người bệnh tin tưởng, năng lực và vị thế của người điều dưỡng ngày càng được khẳng định, mang lại sức khỏe tốt hơn cho người bệnh cũng như cộng đồng. Điều dưỡng đã triển khai kỹ năng về TT-GDSK cho người bệnh trong thời gian người bệnh nằm điều trị nội trú; tuy nhiên, hiệu quả thật sự chưa cao Nhận thức về vai trò và lợi ích của giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh chưa cao vì thế họ chưa thật sự quan tâm và tập trung phát biểu ý kiến xây dựng trong các buổi truyền thông, người làm TT – GDSK cần có những kiến thức nhất định cũng như kỹ năng để TT – GDSK, để có được kỹ năng truyền thông tốt người ĐD cần được rèn luyện thường xuyên liên tục cũng như tham gia các lớp học tập huấn, nghiên cứu cho thấy phần lớn điều dưỡng được tham gia đào tạo từ 1-2 lần có tỷ lệ cao nhất là 95,3%, Với tỷ lệ Điều dưỡng chưa có kỹ năng TT - GDSK là 21,7% Vì thế yêu cầu đặt ra cho phòng Điều dưỡng bệnh viện cần có động thái nhắc nhở cán bộ rèn luyện kỹ năng cũng như kiến thức về TT - GDSK tới, bệnh viện cần có kế hoạch cụ thể về tập huấn tại chỗ cũng như cử cử cán bộ đi đào tạo ở các cở sở khác để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng TT - GDSK Hầu hết các hoạt động GDSK được diễn ra thường xuyên, hình thức

TT - GDSK đang dần cải thiện Tuy nhiên trong kỹ năng vềTT - GDSK đã được xây dựng kế hoạch từ đầu năm, nhưng do tính chất đặc thù của từng khoa chủ yếu ưu tiên hàng đầu cho thực hiện thủ thuật kỹ thuật và phục vụ chăm sóc người bệnh về kỹ năng vềchuyên môn và người làm TT - GDSK hoàn toàn là kiêm nhiệm nên việc dành riêng thời gian cho TT - GDSK còn rất ít mới chỉ có 16% điều dưỡng dành riêng thời gian nhất định để làm truyền thông Hoạt động

TT - GDSK thường xuyên tổ chức lồng ghép trong họp hội đồng NB Việc tuyên truyền lồng ghép qua các buổi họp hội đồng NB sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, tập trung được nhiều người và có thể phân nhóm đối tượng truyền thông ĐD đã chủ động nhận định nhu cầu TT - GDSK của NB vào phiếu theo dõi chăm sóc có tỷ lệ cao đạt 96,2% Để đạt được kết quả đó, phòng ĐD đã đưa nội dung nhận định nhu cầu GDSK là nội dung bắt buộc vào biểu mẫu chăm sóc Bên cạnh đó còn 3,8% tỷ lệ điều dưỡng chưa nhận định nhu cầu TT - GDSK của NB vào phiếu theo dõi chăm sóc Đây là một nội dung trong tiêu chí chất lượng bệnh viện Để khắc phục được điều đó rất cần sự quan tâm của điều dưỡng trưởng khoa phải thường xuyên hướng dẫn giám sát ĐD thực hiện Trong thực tế hiện nay, trình độ hiểu biết của người dân nâng cao vì vậy NB hiểu biết nhiều về bệnh tật của mình cùng với đó là khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện được thành lập và hoạt động có hiệu quả, các khoa đã phối hợp với khoa Dinh dưỡng thực hiện chế độ ăn bệnh lý Điều dưỡng đã tập trung TT - GDSK cho NB theo chuyên đề, song tỷ lệ này vẫn chưa cao so với mong đợi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình TT – GDSK cho người bệnh như: khó khăn về kỹ năng giao tiếp, thời gian (67%), phương tiện hỗ trợ (8,5%); Thực trạng kỹ năng TT - GDSK của ĐD vẫn còn nhiều hạn chế tuy nhiên trong ngành y người giỏi chuyên môn không phải ai cũng giỏi về giao tiếp, ứng xử, khả năng nói trước đám đông Kỹ năng về đánh giá kiến thức của Điều dưỡng Bệnh viện về GDSK cho người bệnh tuy đã được thực hiện thường xuyên qua kênh phiếu khảo sát hài lòng người bệnh, qua các nội dung ghi chép về GDSK trong phiếu chăm sóc khỏe lưu tại hồ sơ bệnh án điện tử, qua các buổi bình phiếu chăm sóc của Bệnh viện 1 tháng/1 lần cũng như kiểm tra năng lực điều dưỡng hàng năm Song đôi khi còn mang tính thủ tục chưa đánh giá được chất lượng thực sự của hoạt động GDSK.

Bên cạnh đó cũng còn một số yếu tố khác nhưng cần được đánh giá cụ thể như: sự quá tải công việc của điều dưỡng trong khi hoạt động GDSK đòi hỏi nhiều thời gian, các nguồn lực hiện tại chưa đáp ứng cho chăm sóc người

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ năng về truyền thông giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình

* Đối với Phòng điều dưỡng

Xây dựng quy trình giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội trú và ngoại trú, để thống nhất chung trong toàn bệnh viện. Đề xuất BGĐ tăng số nhân lực điều dưỡng có trình độ đại học và sau đại học thông qua học tập nâng cao trình độ Có qui định cụ thể về chế độ bồi dưỡng nâng cao năng lực, kiểm tra, giám sát và chế tài trong thực hiện nhiệm vụ GDSK Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nói chung và năng lực thực hiện GDSK nói riêng cho đội ngũ điều dưỡng Tăng cường kiến, thức kỹ năng GDSK cho điều dưỡng thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kiến thức mới cho đội ngũ Điều dưỡng. Đề xuất với Bệnh viện sớm hoàn thiện hồ sơ bệnh án điện tử, giúp điều dưỡng giảm thời gian ghi chép hồ sơ bệnh án, sửa chữa sai lệch, dành thời gian xứng đáng cho hoạt động GDSK.

Phòng Điều dưỡng kết hợp với phòng QLCL-CTXH là đầu mối cùng các khoa xây dựng bổ sung tài liệu hướng dẫn GDSK phù hợp các khoa trên cơ sở những mặt bệnh thường gặp; tổ kỹ năng vềxã hội thiết kế tờ rơi, tranh gấp thống nhất theo biểu mẫu, tăng cường cung cấp, phát trực tiếp cho NB với nội dung phù hợp để người bệnh dễ hiểu, dễ thực hiện.

Mời các chuyên gia đến nói chuyện về cách làm truyền thông và Maketing cho cán bộ toàn Bệnh viện.

* Đối với người điều dưỡng tại các khoa

Với đặc thù NB đa số là người già vì vậy kỹ năng vềTT - GDSK cho

NB cần được duy trì thường xuyên và lặp đi lặp lại nhiều lần cùng một chuyên đề để NB hiểu được.

Những điều dưỡng còn ở bậc đào tạo thấp, cần chủ động và có kế hoạch để có thể học tập nâng cao trình độ.

Trong công việc hàng ngày cần tự ý thức trách nhiệm trong GDSK cho người bệnh, là một trong những nội dung của chăm sóc người bệnh toàn diện Đồng thời chủ động học hỏi đồng nghiệp để làm tốt kỹ năng vềGDSK của bản thân đối với người bệnh.

Các khoa lâm sàng xây dựng và đánh giá bằng bảng kiểm kỹ năng TT

- GDSK của ĐD theo các loại hình truyền thông: Cá nhân, nhóm, HĐNB. Điều dưỡng chưa được đào tạo bài bản nên năng lực, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế Khả năng tổ chức các hoạt động truyền thông chưa hiệu quả, kỹ năng về truyền thông tuy làm nhiều nhưng chất lượng chưa cao chỉ đạt 21,7%, vì thế, mỗi cá nhân điều dưỡng cần tự trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng để hoàn thiện bản thân và nâng cao hiệu quả truyền thông GDSK tới người bệnh. Điều dưỡng còn yếu về kỹ năng giao tiếp với người bệnh, thời gian làm thủ thuật và các công việc hành chính (chiếm tới 67%).

Truyền thông - giáo dục sức khỏe được lồng ghép trong các hoạt động như Họp HĐNB cấp khoa, cấp bệnh viện, nên đã thu hút được đông đảo người bệnh tham gia Mô hình này đã làm thay đổi kiến thức, thái độ,thực hành của người bệnh rất rõ rệt Nhưng vẫn còn thiếu các phương tiện hỗ trợ truyền thông tại các khoa.

Ngày đăng: 29/02/2024, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w