Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.3. Kết quả nghiên cứu
2.3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 2.1: Điều dưỡng tham gia khảo sát tại các khoa lâm sàng
STT Khoa Số lượng (n) Tỷ lệ %
1 Nội 19 17,9
2 Châm cứu 21 19,8
3 Ngoại 16 15,1
4 Phục hồi chức năng 25 23,6
5 Tăng cường 15 14,2
6 Lão 10 9,4
Tổng 106 100
Nhận xét: Với cỡ mẫu khảo sát là 106 điều dưỡng của 06 khoa lâm sàng ta thấy số điều dưỡng tham gia khảo sát cao nhất ở khoa Phục hồi chức năng (25 điều dưỡng chiếm 23,6%); và thấp nhất ở khoa Lão 10 ĐD.
Bảng 2.2: Phân bố về độ tuổi
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ %
< 30 29 27,3
30–40 59 55,7
> 40 18 17
Tổng 106 100
Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu
Trình độ CM Số lượng Tỷ lệ %
Cao đẳng 85 80,2
Đại học 21 19,8
Tổng 106 100
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy, đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu trình độ cao đẳng (80,2%); tỷ lệ đại học chiếm 19,8%; không có ĐD trung học.
Thời gian Số lượng Tỷ lệ %
< 5 năm 27 25,5
5 – 10 năm 48 45,3
>10 năm 31 29,2
Tổng 106 100
Nhận xét: Điều dưỡng có thời gian kỹ năng vềtừ 5- 10 năm chiếm tỷ lệ cao là 45,3%; điều dưỡng có thời gian kỹ năng về<5 năm thấp nhất là 25,5%.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ Điều dưỡng được tham gia đào tạo kỹ năng TT- GDSK n =106
4.7
95.3
ĐD tham gia đào tạo kỹ năng TT - GDSK (%) ĐD chưa tham gia đào tạo kỹ năng TT - GDSK (%)
Nhận xét: Phần lớn điều dưỡng được tham gia đào tạo từ 1- 2 lần có tỷ lệ rất cao 95,3 %; tỷ lệ điều dưỡng chưa tham gia đào tạo là 4,7%.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ ĐD có kỹ năng TT – GDSK n=106
21,7
78,3
Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ điều dưỡng có kỹ năng TT - GDSK cho người bệnh đạt 78,3%. Còn 21,7% điều dưỡng chưa có kỹ năng TT - GDSK cho người bệnh.
2.3.2. Hoạt động TT - GDSK của điều dưỡng
Biểu đồ 2.3: Ghi nhận định nhu cầu TT-GDSK vào phiếu chăm sóc n=106 Nhận xét: Trong quá trình chăm sóc người bệnh, Điều dưỡng đã ghi nhận định nhu cầu TT - GDSK của NB vào phiếu chăm sóc, tuy nhiên vẫn còn 1 số ít ĐD chưa ghi (3,8%);
Biểu đồ 2.4: Hình thức TT - GDSK của Điều dưỡng n=106
Nhận xét: Để thực hiện kỹ năng về TT - GDSK cho người bệnh, điều dưỡng sử dụng các hình thức, phương pháp phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả truyền thông. Từ biểu đồ trên ta thấy điều dưỡng sử dụng hình thức truyền thông cá nhân là cao nhất (67 ĐD = 63,2%), thấp nhất là hình thức TT - GDSK theo nhóm (18 ĐD = 17%).
Bảng 2.5: Phương tiện hỗ trợ TT - GDSK
Phương tiện Số lượng Tỷ lệ %
Tờ rơi, tranh gấp, báo, tạp chí 24 22,7
Băng, video 8 7,5
Áp phích, khẩu hiệu, loa đài 5 4,7
Lời nói 69 65,1
Tổng 106 100
Nhận xét: Tỷ lệ điều dưỡng sử dụng phương tiện hỗ trợ TT - GDSK bằng lời nói là phổ biến 65,1%); trong khi đó tỷ lệ điều dưỡng sử dụng Áp phích, khẩu hiệu, loa đài để TT - GDSK là thấp nhất (4,7%): sử dụng băng đĩa hình, video để TT - GDSK cho người bệnh là 7,5%.
Biểu đồ 2.5: Nội dung TT – GDSK n=106
Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy Điều dưỡng đã tập trung TT-GDSK cho Người bệnh theo Chuyên đề (đạt 67,9%), song tỷ lệ này vẫn chưa cao so với mong đợi.
Bảng 2.6: Thời điểm điều dưỡng thực hiện TT - GDSK cho NB
Thời điểm truyền thông Đi buồng
Khi phát thuốc Khi thực hiện y lệnh (Làm thủ thuật, Tiêm…) Dành 1 thời gian nhất định
Tổng
Số lượng Tỷ lệ %
37 34,9
15 14,2
37 34,9
17 16
106 100
Nhận xét: Với số liệu thu thập được ta thấy thời điểm ĐD thực hiện TT - GDSK cho NB khi ĐD đi buồng và khi thực hiện y lệnh là cao nhất (34,9%); lồng ghép truyền thông cho người bệnh khi phát thuốc là thấp nhất (14,2%); tỷ lệ điều dưỡng dành một thời gian nhất định để truyền thông cho người bệnh là 16%.
Bảng 2.7: Khó khăn của ĐD khi truyền thông cho người bệnh
Khó khăn của ĐD khi TT cho NB Số lượng Tỷ lệ %
Kỹ năng giao tiếp, thời gian 71 67
Kiến thức 17 16
Phương tiện hỗ trợ 9 8,5
Khác 9 8,5
Tổng 106 100
Nhận xét: Bảng 2.7 cho thấy ĐD còn gặp nhiều khó khăn trong kỹ năng về truyền thông cho người bệnh và chưa có kỹ năng giao tiếp, thời gian truyền thông với tỷ lệ là 67%; gặp khó khăn về kiến thức chiếm tỷ lệ 16%;
sử dụng các phương tiện hỗ trợ khi truyền thông cho người bệnh là 8,5%.
Còn 8,5 % là những khó khăn khác.