Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng” [8].
Như vậy, người làm TT-GDSK cần có những kiến thức nhất định cũng như kỹ năng để TT-GDSK. Biểu đồ 2.1 và 2.2 cho thấy phần lớn điều dưỡng được tham gia đào tạo từ 1-2 lần có tỷ lệ cao nhất là 95,3%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Nga – 2010 (90,1%) và thấp hơn so với nghiên
cứu của Đỗ Công Tuyển và cộng sự - 2013 (97,2%) [15]. Với tỷ lệ Điều dưỡng chưa có kỹ năng TT - GDSK là 21,7% (Biểu đồ 2.2) tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Công Tuyển và cộng sự - 2013 kỹ năng truyền thông còn yếu (11,3%) [15]. Vì thế yêu cầu đặt ra cho phòng Điều dưỡng bệnh viện cần có động thái nhắc nhở cán bộ rèn luyện kỹ năng cũng như kiến thức về TT - GDSK, bệnh viện cần có kế hoạch cụ thể về tập huấn tại chỗ cũng như cử cán bộ đi đào tạo ở các cở sở khác, để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng TT – GDSK.
Kết quả cho thấy hầu hết các hoạt động GDSK được diễn ra thường xuyên, hình thức TT - GDSK đang dần cải thiện. Tuy nhiên, trong kỹ năng vềTT - GDSK đã được xây dựng kế hoạch từ đầu năm, nhưng do tính chất đặc thù của từng khoa chủ yếu ưu tiên hàng đầu cho thực hiện thủ thuật kỹ thuật và phục vụ chăm sóc người bệnh về kỹ năng vềchuyên môn và người làm TT – GDSK hoàn toàn là kiêm nhiệm nên việc dành riêng thời gian cho TT – GDSK còn rất ít, qua kết quả nghiên cứu tại Bảng 2.6 mới chỉ có 16% điều dưỡng dành riêng thời gian nhất định để làm truyền thông Hoạt động TT - GDSK thường xuyên tổ chức lồng ghép trong họp hội đồng NB. Việc tuyên truyền lồng ghép qua các buổi họp hội đồng NB sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, tập trung được nhiều người và có thể phân nhóm đối tượng truyền thông.
Từ kết quả nghiên cứu tại Biểu đồ 2.3 cho thấy ĐD đã chủ động nhận định nhu cầu TT - GDSK của NB vào phiếu theo dõi chăm sóc có tỷ lệ cao đạt 96,2%. Để đạt được kết quả đó, phòng ĐD đã đưa nội dung nhận định nhu cầu GDSK là nội dung bắt buộc vào biểu mẫu chăm sóc. Bên cạnh đó còn 3,8% tỷ lệ điều dưỡng chưa nhận định nhu cầu TT - GDSK của NB vào phiếu theo dõi chăm sóc. Đây là một nội dung trong tiêu chí chất lượng bệnh viện. Để khắc phục được điều đó rất cần sự quan tâm của điều dưỡng trưởng khoa phải thường xuyên hướng dẫn, giám sát ĐD thực hiện.
Biểu đồ 2.4 và Bảng 2.5 cho thấy hình thức truyền thông cá nhân được
ĐD áp dụng có tỷ lệ cao nhất (chiếm 67/106 ĐD = 63,2%), tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Lê Lam Hà, 2017, bệnh viện Quân Y 354 (65,2%).
Có sự khác biệt này là do hoạt động TT - GDSK tại địa điểm tác giả nghiên cứu được hoạt động lồng ghép trong chăm sóc NB. Hoạt động GDSK trực tiếp với cá nhân NB được thực hiện khi ĐD tiếp đón NB, thực hiện y lệnh…
Họ lồng ghép trong hoạt động tiêm truyền, phát thuốc, làm thủ thuật và kỹ năng vềđi buồng hàng ngày của Điều dưỡng trưởng, đồng thời hướng dẫn NB uống thuốc, cách vệ sinh cá nhân, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và tập vận động...Tư vấn cá nhân là hình thức TT - GDSK hết sức thiết thực dễ làm mà mang lại hiệu quả cao. Mặt khác NB mong muốn được GDSK một cách riêng tư, mặt đối mặt để chia sẻ những vấn đề về bệnh tật của mình mà không mang lại ngại ngùng, thậm chí NB còn chia sẻ những tâm tư cá nhân của mình và muốn người làm kỹ năng vềTT - GDSK hiểu và giữ bí mật. Điều này cho thấy hoạt động GDSK cho NB đang đi đúng hướng, nó thể hiện quyết tâm của lãnh đạo cũng như cán bộ, nhân viên bệnh viện đưa GDSK trở thành hoạt động thường niên của bệnh viện hướng tới nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị làm hài lòng NB.
Trong thực tế hiện nay, trình độ hiểu biết của người dân nâng cao;
vì vậy, NB hiểu biết nhiều về bệnh tật của mình cùng với đó là khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện được thành lập và hoạt động có hiệu quả, các khoa đã phối hợp với khoa Dinh dưỡng thực hiện chế độ ăn bệnh lý. Biểu đồ 2.5 cho thấy ĐD đã tập trung TT - GDSK cho NB theo chuyên đề, song tỷ lệ này vẫn chưa cao so với mong đợi.
- Bảng 2.7 cho thấy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình TT – GDSK cho người bệnh như: khó khăn về kỹ năng giao tiếp, thời gian (67%), phương tiện hỗ trợ (8,5%); tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Nga – 2010 (42,6%). Thực trạng kỹ năng TT - GDSK của ĐD vẫn còn nhiều hạn chế tuy nhiên trong ngành y người giỏi chuyên môn không phải ai cũng giỏi về giao tiếp, ứng xử, khả năng nói trước đám đông còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: tâm lý, bản lĩnh của mỗi người.