Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng lựa chọn:
-Điều dưỡng đang làm việc tại 6 khoa lâm sàng: Khoa Nội, khoa Châm cứu, khoa Ngoại, khoa Phục hồi chức năng, khoa Tăng cường, khoa Lão - Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình.
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
* Đối tượng loại trừ:
- Các điều dưỡng đi học, nghỉ thai sản trong thời gian thực hiện nghiên cứu, điều dưỡng không hợp tác tham gia nghiên cứu.
* Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2023 .
* Địa điểm: Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.3. Tổ chức nghiên cứu
*Phương pháp chọn mẫu:
- Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện các điều dưỡng tại 6 khoa lâm sàng tại thời điểm nghiên cứu.
- Nhóm nghiên cứu chọn được cỡ mẫu là: 106 Điều dưỡng.
* Các bước tiến hành:
- Thống nhất các thành viên trong tổ về nội dung bộ câu hỏi, cách thức tổ chức lấy phiếu đánh giá theo mẫu câu hỏi đã xây dựng.
- Chủ đề tài là người trực tiếp hướng dẫn cho điều dưỡng về bộ câu hỏi và cách điền phiếu trả lời câu hỏi, giải thích các nội dung câu hỏi mà họ chưa hiểu rõ.
- Thời gian lấy phiếu khảo sát trung bình từ 10-15 phút/người với hình thức tập trung tại khoa.
* Cách thu thập thông tin của đối tượng nghiên cứu:
- Thông tin thu thập được bằng phiếu thiết kế sẵn. Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu để khảo sát thực trạng về kỹ năng vềTT-
GDSK của ĐD.
- Người thực hiện khảo sát giới thiệu tên và chức danh của mình, giải thích cho điều dưỡng nắm được mục đích khảo sát: Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc phục vụ người bệnh, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt cho điều dưỡng.
- Các đối tượng được khảo sát đọc kỹ câu hỏi và điền vào phiếu khảo sát, không phải ký và ghi họ tên vào phiếu khảo sát.
- Trước khi nhận phiếu khảo sát từ điều dưỡng, thành viên của tổ nghiên cứu phải rà soát lại phiếu khảo sát.
- Tổng hợp và xử lý số liệu đảm bảo khách quan, trung thực trong quá trình thu thập số liệu.
2.2.4. Công cụ nghiên cứu
- Phiếu khảo sát được thiết kế dựa trên tham khảo từ nghiên cứu của Lê Lam Hà (2017), "Thực trạng hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng và sự hài lòng của người bệnh tại bệnh viện Quân Y 354”; Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng trong bệnh viện theo Quyết định số 6858/QĐ- BYT ngày 18/11/2016; Giáo trình “Giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe”, Nhà xuất bản y học, Bộ y tế. Nhóm nghiên cứu đã chỉnh sửa nội dung phù hợp với kỹ năng vềtruyền thông giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại bệnh viện gồm:
+ Phần I: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu gồm: Họ tên;
Tuổi; Trình độ học vấn; Thời gian công tác
+ Phần II: Kỹ năng vềtruyền thông - Giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh nội trú.
- Số liệu thu thập bằng cách gửi phiếu để đối tượng nghiên cứu tự điền.
- Độ tin cậy: Trung bình.
2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm SPSS 20.0, xác định số lượng và tỷ lệ %.
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu
Kỹ năng về TT - GDSK là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng bệnh viện. Việc đánh giá thực trạng Kỹ năng về TT - GDSK của điều dưỡng giúp Lãnh đạo bệnh viện và NVYT nhìn nhận thực trạng đang ở đâu; từ đó, có giải pháp cải thiện chất lượng TT - GDSK cho người bệnh.
Người nghiên cứu cũng cam kết các số liệu, thông tin thu thập được của các cá nhân chỉ sử dụng để tập hợp thành ý kiến chung phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác. Điều này giúp cho việc thu thập thông tin có độ chính xác cao.