Điều này đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải được cung cấp những thông tin đặc biệt khác nhau từ kế toán quản trị.Xuất phát điểm của kế toán quản trị là kế toán chi phí, nghiên cứ
Trang 1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Hoàn thiện kế toán quản trị tại công ty cổ phần
Xuân Trường 12” là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn của thầy giáo
TS Trần Việt Hà Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ kế toán với đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị tại công ty cổ phần Xuân Trường 12”
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Trần Việt Hà, đã tận tình hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo và đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thiện Luận văn này
Tác giả cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô, các anh chị và bạn bè đã dìu dắt, giúp đỡ trong khóa học Xin cảm ơn gia đình và bè bạn, những người luôn khuyến khích và giúp đỡ tác giả trong mọi hoàn cảnh khó khăn
Trong quá trình thực hiện khó có thể tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả
VŨ TIẾN SỸ
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VII DANH MỤC CÁC BẢNG VIII DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ IX
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
6 Những đóng góp của đề tài 3
7 Bố cục của luận văn 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PH: Í TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 5
1.1 Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị chi phí 5
1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị chi phí 5
1.1.2 Bản chất của kế toán quản trị chi phí 7
1.2 Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanhnghiệp 8
1.2.1 Phân loại chi phí 8
1.2.1.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 8
1.2.1.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạtđộng 13
1.2.1.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Báo cáo tàichính 16
1.2.1.4 Các tiêu thức phân loại chi phíkhác 17
1.2.2 Các phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm, dịchvụ 18
1.2.2.1 Phương pháp xác định chi phí theo côngviệc 18
1.2.2.2 Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất 23
1.2.3 Dự toán chi phí trong doanh nghiệp 25
1.2.4 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí 26
1.2.5 Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí Khối lượng Lợinhuận- - 32
1.2.6 Kiểm soát chí phí và phân tích biến động chi phí 34
Trang 41.2.6.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trựctiếp 34
1.2.6.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 35
1.2.6.3 Kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công 36
1.2.6.4 Kiểm soát chi phí sản xuất chung 36
1.2.7 Mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 37
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán quản trị 38
1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 38
1.3.1.1 Nhận thức của Ban lãnh đạo: 38
1.3.1.2 Năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ: 39
1.3.1.3 Nền tảng công nghệ thông tin: 39
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 40
1.3.2.1 Sự cạnh tranh giữa các xây dựng giao thông: 40
1.3.2.2 Hệ thống luật pháp: 40
1.4 Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị của một số nước phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam 41
1.4.1 Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị của một số nước phát triển trên thế giới 41
1.4.1.1 Mô hình tổ chức kế toán quản trị ở Mỹ 41
1.4.1.2 Mô hình tổ chức kế toán quản trị ở Pháp 42
1.4.2 Bài học kinh nghiệm vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 45
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI : CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN TRƯỜNG 12 46
2.1 Tổng quan về Công ty Xuân Trường 12 46
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xuân Trường 12 46
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh 47
2.2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xuân Trường 12 58
2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 58
2.2.2 Phương pháp xác định chi phí 60
2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 61
2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 63
2.2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 65
2.2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 68
2.2.3 Công tác lập dự toán chi phí 71
Trang 52.2.4 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chiphí 74
2.3.5 Ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa Chi phí Khối lượng Lợi nhuận - - cho quá trình ra quyếtđịnh 78
2.3 Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xuân Trường 12 79
2.3.1 Những kết quả đạt được 79
2.3.2 Một số tồn tại và những nguyên nhân chủyếu 80
2.3.2.1 Về tổ chức phân loại chi phí 80
2.3.2.2 Về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất phục vụ kế toán quản trị chi phí 80
2.3.2.3 Về việc xây dựng, quản lý và sử dụng định mức, dự toán 82
2.3.2.4 Về công tác lập báo cáo kế toán quản trị chi phí 82
2.3.2.5 Về tổ chức phân tích thông tin 83
2.3.2.6 Về tổ chức lựa chọn mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 84
CHƯƠNG III HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI : CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN TRƯỜNG 12 85
3.1 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xuân Trường 12 85
3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xuân Trường 12 85
3.1.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xuân Trường 12 86
3.2 Nội dung hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xuân Trường 12 88
3.2.1 Hoàn thiện phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quảntrị 88
3.2.2 Hoàn thiện tổ chức vận dụng phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất phục vụ kế toán quản trị chi phí 91
3.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quản trị chi phí 91
3.2.2.2 Hoàn thiện hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán trên tài khoản kế toán 92
3.2.2.3 Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán quản trị chi phí 95
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống định mức chi phí và lập dự toán chiphí 99
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí 100
3.2.7 Hoàn thiện tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định 106 3.2.8 Hoàn thiện mô hình tổ chức kế toán quản trị để thu nhận và xử lý thông tin
Trang 6108
3.3 Điều kiện cơ bản để thực hiện các giảipháp 111
3.3.1 Về phía Nhà nước và ngành chủquản 112
3.3.2 Về phía các tổ chức đào tạo, tư vấn về kế toán, tài chính và quản lý kinh tế 114
3.3.3 Về phía doanh nghiệp 114
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 116
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Báo cáo giá thành 29
Bảng 1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh 30
Bảng 1.3 Báo cáo kết quả kinh doanh 31
Bảng 2.1: Sổ chi tiết tài khoản 621 63
Bảng 2.2: Sổ chi tiết tài khoản 622 65
Bảng 2.3: Sổ chi tiết tài khoản 623 67
Bảng 2.4: Sổ chi tiết tài khoản 627 69
Bảng 2.5: Sổ chi tiết tài khoản 154 71
Bảng 2.6: Tổng hợp dự toán chi phí 75
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp định mức vật tư 76
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp chi phí vật tư 76
Bảng 2.9: Dự toán chi phí nhân công 77
Bảng 2.11: Dự toán chi phí máy 78
Bảng 3.1: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 89
Bảng 3.2 Phiếu xuất kho 93
Bảng 3.3 Phiếu theo dõi lao động đối với công nhân trực tiếp 94
Bảng 3.4 Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 96
Bảng 3.5 Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp 97
Bảng 3.6 Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công, sổ chi tiết chi phí sản xuất chung và sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp 98
Bảng 3.7 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh 98
Bảng 3.8 Định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước 100
Bảng 3.9 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 101
Bảng 3.10 Báo cáo thu nhập theo đội thi công 102
Bảng 3.11 Báo cáo chi phí 103
Bảng 3.12 Báo cáo chi phí sản xuất 103
Bảng 3.13 Báo cáo giá thành sản phẩm xây lắp toàn công ty 104
Bảng 3.14 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí 105
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Đồ thị minh hoạ biến phí 9
Hình 1.2 Phương pháp đồ thị phân tán 12
Hình 1.3 Quy trình vận động của chứng từ 19
Hình 1.4 Trình tự tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất 24
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Xuân Trường 12 48
Hình 2.2 Hìnhtổ chức bộ máy kế toán củ công ty cổ phần Xuân Trường 12 56
Hình 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính theo phần mềm kế toán STANDARD KTDN 6.0 58
Hình 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty 110
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ cho việc điều hành, quản lý và ra các quyết định sản xuất kinh doanh
Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính của một đơn vị, một tổ chức ngày càng giữ vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của các đơn vị và có ý nghĩa quan trọng cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin tuỳ theo mục đích khác nhau Xuất phát từ yêu cầu và tính chất của thông tin cung cấp, thông tin kế toán được chia thành thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị Thông tin
kế toán tài chính chủ yếu cung cấp cho các đối tượng bên ngoài đơn sử dụng để vị
ra các quyết định hữu ích tuỳ từng đối tượng, còn thông tin kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các nhà quản trị nội bộ đơn vị để ra quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Kế toán quản trị mới được phát triển trong giai đoạn gần đây nhưng đã thực sự trở thành một công cụ khoa học giúp nhà quản trị trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của đơnvị
Ở Việt Nam, kế toán quản trị còn khá mới mẻ, các doanh nghiệp mới chỉ có hệ thống kế toán tài chính hoàn chỉnh, còn hệ thống kế toán quản trị phục vụ cho công tác quản lý và ra quyết định hầu như chưa có Đồng thời, việc triển khai ứng dụng
kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vào hoạt động quản lý chưa được quan tâm đúng mức Hơn nữa, về mặt luật pháp, Nhà nước ta mới chỉ ban hành những văn bản pháp quy, chế độ hướng dẫn về hệ thống kế toán tài chính áp dụng bắt buộc cho các doanh nghiệp, còn kế toán quản trị mới chỉ được đề cập và vận dụng không bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong thời gian gầnđây.Mặc dù vậy, kế toán quản trị vẫn được coi là một hoạt động thiết yếu trong một tổ chức để giúp lãnh đạo xem xét, đánh giá các hoạt động của tổ chức nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất
Hơn nữa, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh việc quản lý tốt chi
Trang 11phí luôn được doanh nghiệp quan tâm và đặt lên hàng đầu Kiểm soát và quản lý tốt chi phí là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, hiệu quả nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Chính vì vậy, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí là rất cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thương trường.
Ngành xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Việc triển khai và ứng dụng kế toán quản trị vào công tác quản lý tại các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây lắp nói riêng chưa được quan tâm đúng mức Qua quá trình nghiên cứu thực tế tổ chức công tác
kế toán tại Công ty Xuân Trường 12 cũng không nằm ngoài xu thế đó và công tác
kế toán quản trị cũng còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện Việc hoàn thiện công tác kế toán quản trị nói chung, kế toán quản trị chi phí nói riêng tại Công ty Xuân Trường 12 là cần thiết, điều đó sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng hội nhập và canh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kế toán quản trị nói chung, kế toán quản trị chi phí nói riêng cả trên phương diện lý luận và thực tiễn,
tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty
cổ phần Xuân Trường 12 " nhằm góp phần vào việc nâng cao năng lực, hiệu quả
quản lý của Công ty Xuân Trường 12 và các doanh nghiệp xây lắp nói chung
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp nói chungvà doanh nghiệp xây lắp nóiriêng
- Đề tài vận dụng những lý luận phương pháp phân tích khoa học để nghiên và cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xuân Trường 12, từ đó đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty về ưu nhược điểm và đưa ra nguyên nhân khách quan và chủquan
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng đã nghiên cứu để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xuân Trường 12 góp phần phục vụ công tác quản lý công ty hiệu quảhơn
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với mục đích đã xác định, đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xuân Trường 12 Đề tài chủ yếu khảo sát và sử dụng tài liệu của Công ty Xuân Trường 12 trong năm 2016 để minh hoạ cho bài viết
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, so sánh, kiểm chứng… để trình bày các vấn đề về tổ chức kế toán quản trị chi phí ở Công ty cổ phần Xuân Trường 12
Từ đó tìm ra các tồn tại của Công ty, tổng hợp đưa ra kết luận từ thực tiễn và
đề xuất các giải pháp tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty
5 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Ở Việt Nam, kế toán quản trị còn khá mới mẻ, các doanh nghiệp mới chỉ có hệ thống kế toán tài chính hoàn chỉnh, còn hệ thống kế toán quản trị phục vụ cho công tác quản lý và ra quyết định hầu như chưa có Đồng thời, việc triển khai ứng dụng
kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vào hoạt động quản lý chưa được quan tâm đúng mức đã có một số đề tài nghiên cứu về hoàn thiện kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp nhưng tại công ty cổ phần Xuân Trường 12 chưa có đề tài nghiên cứu nào để đưa kế toán quản trị chi phí vào áp dụng ở công ty Một số đề tài nghiên cứu khác đã được thực hiện như là:
Đề tài : Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long của tác giả Hoàng Bích Diệp thực hiện năm 2017 tại trường Đại học lao động và xã hội
Đề tài: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần VINACONEX 25 của tác giả Nguyễn Thị Kim Cường thực hiện năm 2010 tại trường Đại Học Đà Nẵng
Đề tài: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xây dựng giao thông Thái Nguyên của tác giả Lê Việt Hùng thực hiện năm 2010 tại trường Đại học Kinh tế quốc dân
6 Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh
Trang 13nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây lắp nóiriêng
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xuân Trường 12
- Đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công
ty Xuân Trường 12 , góp phần tích cực phục vụ cho nhà quản trị công ty đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả trong sản xuất kinhdoanh
7 Bố cục của luậnvăn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp.Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Xuân Trường 12
Chương 3: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty Cổ phần Xuân Trường 12
Trang 14CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị chi phí
1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị chi phí
Kế toán ra đời là tất yếu khách quan của nền sản xuất xã hội để phục vụ quản
lý kinh tế Khi nền sản xuất xã hội phát triển với trình độ ngày càng cao cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì kế toán không ngừng phát triển và hoàn thiện về nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền sản xuất xã hội Kế toán thực sự trở thành môn khoa học trong hệ thống khoa học quản lý Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó
Chức năng của kế toán là cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của một đơn vị, một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thông tin nhằm cung cấp các báo cáo tài chính, hoạch định các kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của đơn
vị, kiểm soát kết quả các hoạt động của đơn vị
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, đối tượng sử dụng thông tin ngày càng mở rộng, nhu cầu thông tin càng tăng với các mục đích cụ thể khác nhau.Điều đó đã thúc đẩy kế toán phát triển và hình thành các loại kế toán khác nhau Xét theo phạm vi cung cấp thông tin và đối tượng sử dụng thông tin, kế toán được chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị Kế toán tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài là chủ yếu để đưa ra quyết định hữu ích cho từng đối tượng, kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các cấp quản trị trong nội bộ đơn
vị để đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động kinhdoanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận tối đa trên mỗi sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp cần phải nắm rõ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nào, sản phẩm nào có lãi, mặt hàng nào, sản phẩm nào sẽ bị lỗ bằng cách tính toán, phân tích, tổng hợp từng yếu tố chi phí để so sánh với doanh thu của từng nhóm sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang sản xuất,
Trang 15kinh doanh Điều này đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải được cung cấp những thông tin đặc biệt khác nhau từ kế toán quản trị.
Xuất phát điểm của kế toán quản trị là kế toán chi phí, nghiên cứu chủ yếu về quá trình tính toán giá phí sản phẩm như giá phí tiếp liệu, giá phí sản xuất; nhằm đề
ra các quyết định cho phù hợp, xác định giá trị hàng tồn kho và kết quả kinh doanh theo từng hoạt động Cho đến nay, khi bàn về bản chất của kế toán quản trị có nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn như:
Theo Ronald W Hilton, Giáo sư Đại học Cornell (Mỹ): "Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức" [21, tr.9]
Theo Ray H Garrison: "Kế toán quản trị có liên hệ với việc cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý là những người bên trong tổ chức kinh tế và có trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó" [21,tr.9]
Theo các Giáo sư đại học South Florida là Jack L Smith, Robert M Keith và William L Stephens: "Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm soát" [21, tr.9]Theo quan điểm của Giáo trình Kế toán quản trị - Trường Đại học kinh tế quốc dân xuất bản năm 2002: "Kế toán quản trị là qui trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập báo Bảng, giải trình và thông đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho ban giám đốc để lập kế hoạch, đánh giá, theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ một doanh nghiệp và để đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản này" [16, tr.7]
Theo Điều 4 Luật Kế toán Việt Nam năm 2003: "Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị
và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán" [2, tr 15]
Từ những quan điểm trên có thể rút ra khái niệm chung về kế toán quản trị như sau: Kế toán quản trị là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động của một đơn vị cụ thể, giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị
Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động
Trang 16sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp tồn tại và hoạt động phải chinhiều khoản chi phí khác nhau trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và chi phí cóảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó, vấn đề được đặt
ra là làmsao có thể kiểm soát được tất cả các khoản chi phí Kế toán quản trị chi phí
là công cụhữu hiệu đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí cho các nhà quản trị để đưa ra các quyếtđịnh kinh doanh, cơ sở cho kiểm soát, sử dụng chi phí của đơn một cách vị
có hiệu quả
Như vậy, kế toán quản trị chi phí là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí của doanh nghiệp nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng quản trị chi phí trong quá trình kinh doanh
1.1.2 Bản chất của kế toán quản trị chi phí
Trước khi nghiên cứu bản chất của kế toán quản trị chi phí, ta xem xét bản chất của kế toán quản trị nói chung:
- Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung của doanh nghiệp, đồng thời là công cụ quan trọng không thể thiếu đối với công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp Kế toán quản trị được coi như một hệ thống nhằm trợ giúp cho các nhà quản lý ra quyết định, là phương tiện để thực hiện kiểm soát quản lý trong doanh nghiệp
- Kế toán quản trị chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong phạm yêu cầu quản lý nội bộ của một doanh nghiệp Những thông tin đó chỉ vi
có ý nghĩa đối với những người, những bộ phận và những nhà điều hành, quản lý doanh nghiệp, không có ý nghĩa đối với các đối tượng bên ngoài
- Thông tin kế toán quản trị chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp để đưa ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh
- Thông tin kế toán quản trị thường cụ thể và mang tính định lượng vì nó gắn với các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp
- Mục đích sử dụng thông tin kế toán quản trị là để hoạch định và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, nó được cụ thể hoá thành các chức năng cơ bản của nhà quản trị: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân tích đánh giá và ra quyết định.Theo thông tư số 53/2006/TT BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Bộ tài - chính: "Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của
Trang 17doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa họn thông tin thích hợp cho các quyết cđịnh đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh; nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinhtế".
Xét từ phương diện kế toán, thông tin chủ yếu nhất mà kế toán quản trị xử lý vàcung cấp cho các nhà quản trị là thông tin về chi phí Trong quá trình kinh doanh củacác doanh nghiệp, chi phí thường xuyên phát sinh, gắn liền với mọi hoạt động và cóảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được Hơn nữa, trên giác độ quản lý, chi phíphần lớn phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, chịu sự chi phối chủ quan của nhà quảntrị, do vậy, kiểm soát và quản lý tốt chi phí là mối quan tâm hàng đầu của họ Mặtkhác, kế toán quản trị chi phí với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp thông tin toàn diện vàđầy đủ về chi phí cho các nhà quản trị trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị
Như vậy, bản chất của kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị chuyên thực hiện việc xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định
1.2 Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanhnghiệp
1.2.1 Phân loại chi phí
1.2.1.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Cách “ứng xử” của chi phí là thuật ngữ để Bảng thị sự thay đổi của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được Trong doanh nghiệp sản xuất, các chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động như: khối lượng công việc đã thực hiện, khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy hoạt động, Xét theo cách ứng xử, chi phí của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Biến phí, định phí và chi phí hỗnhợp
Biến phí (Chi phí khả biến/chi phí biến đổi)
Biến phí là những chi phí xét về mặt tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức
độ hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi hoạt động Mức độ hoạt động có thể
là số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy hoạt động,
Trang 18Biến phí tỷ lệ
Biến phí cấp bậc
doanh thu bán hàng thực hiện
Trong doanh nghiệp sản xuất, biến phí tồn tại khá phổ biến như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng Trong doanh nghiệp thương mại, biến phí thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, hoa hồng cho người bán
Biến phí thường có các đặc điểm sau:
- Biến phí đơn thường không thay đổi Dựa vào đặc điểm này các nhà quản vị trị xây dựng định mức biến phí góp phần kiểm soát các khoản chiphí
- Xét về tổng số biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động
- Trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động thì biến phí không phát sinh
- Biến phí của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, xét theo cách ứng xử của chi phí có thể chia biến phí thành 2 loại cơ bản: biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc
Biến phí tỷ lệ là các biến phí hoàn toàn tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động Ví dụ: Vật liệu chính trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm; xi măng, sắt, thép trong các doanh nghiệp xây lắp
Biến phí cấp bậc là các biến phí chỉ thay đổi khi thay đổi quy mô của phạm vi hoạt động Các chi phí này chỉ biến đổi khi các hoạt động đã có sự biến đổi đạt đến mộtmức độ cụ thể nào đó Ví dụ: Chi phí bảo dưỡng máy móc, chi phí tiền lương của bộ phận công nhân phụ
Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động
Hình 1.1 Đồ thị minh hoạ biến phí
Trang 19Định phí (Chi phí bất biến/chi phí cố định)
Định phí là những chi phí xét về mặt tổng số không thay đổi theo mức độ hoạt động trong phạm vi của quy mô hoạt động Trong các doanh nghiệp sản xuất, các loại chi phí bất biến thường gặp là chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, chi phí quảng cáo,
Định phí thường có đặc điểm sau:
- Trong giới hạn của quy mô hoạt động, xét về tổng chi phí thì định phí thường không thay đổi Nếu xét định phí trên một đơn mức độ hoạt động thì thay đổi tỷ vị
lệ nghịch với mức độ hoạt động Doanh nghiệp có hoạt động hay không thì định phí vẫn tồn tại Do vậy, các nhà quản trị muốn cho cho định phí đơn vị sản phẩm thấp cần khai thác tối đa công suất của các tài sản đã tạo ra các định phí đó
- Định phí trong doanh nghiệp cũng đa dạng và phong phú Xét ở khía cạnh quản lý chi phí, định phí được chia thành 2 loại: định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc.Định phí bắt buộc là những định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng, chúng thường liên quản đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thể hiện rõ nhất là chi phí khấu hao TSCĐ hay tiền lương nhân viên quản lý ở các phòng ban chức năng Các định phí bắt buộc gắn liền với các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, chúng Bảng hiện tính chất cố định khá vững chắc và ít chịu sự tác động của các quyết định trong quản lý ngắn hạn, không thể cắt giảm hết trong thời gian ngắn Để quản lý loại chi phí này cần tập trung vào việc nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố vật chất và nhân lực cơ bản của doanh nghiệp
Định phí không bắt buộc là các định phí có thể được thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp Chúng thường được kiểm soát theo các kế hoạch ngắn hạn và phụ thuộc nhiều vào chính sách quản lý hàng năm của các nhà quản trị, có thể cắt giảm khi cần thiết Do vậy, loại chi phí này còn được gọi là chi phí bất biến tuỳ ý hay chi phí bất biến quản trị Thuộc loại chi phí này gồm chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí đào tạo nhân viên,
Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bao gồm cả các yếu tố của định phí và biến
Trang 20phí.Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến Hiểu theo một cách khác, phần bất biến trong chi phí hỗn hợp thường là
bộ phận chi phí cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức độ tối thiểu, còn phần khả biến là
bộ phận chi phí sẽ phát sinh tỉ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí hỗn hợp cũng chiếm một tỉ lệ khá cao trong các loại chi phí, chẳng hạn như chi phí điện thoại, chi phí bảo trì máy móc thiết bị,
Trong thực tế các nhà quản trị muốn kiểm soát các khoản chi phí hỗn hợp cần phải xác định quy mô hoạt động của doanh nghiệp và sử dụng các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành 2 bộ phận biến phí và định phí Việc phân tích này được thực hiện bằng một trong các phương pháp: phương pháp cực đại, cực tiểu; phương pháp đồ thị phân tán và phương pháp bình phương bé nhất và các phương pháp khác
- Phương pháp cực đại cực tiểu: Căn cứ vào chi phí phát sinh mà mức độ - hoạt động qua các thời kỳ, kế toán xác định mức chênh lệch chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất, mức độ hoạt động ở 2 điểm cao nhất và thấp nhất, từ đó tính ra biến phí đơn vị theo công thức:
Biến phí đơn vị (b) =
Chênh lệch chi phí ở mức độ hoạt độngChênh lệch mức độ hoạt động cao nhất và
thấp nhất Biến phí đơn vị (b) =
Chênh lệch chi phí ở mức độ hoạt động
cao nhất và thấp nhất
(1.1) Chênh lệch mức độ hoạt động cao nhất và
thấp nhất Xác định tổng biến phí và định phí:
(1.2)
Định phí
(a)
= Chi phí hỗn hợp ở mức hoạt động cao nhất (thấp nhất)
- Tổng biến phí ở mứchoạt động cao nhất (thấpnhất)
(1.3)
Từ đó xây dựng được phương trình chi phí hỗn hợp có dạng:
Trang 21(Trong đó: a: Định phí; b: biến phí đơn vị; X: mức độ hoạt động; Y: Chi phí hỗn) Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng nhưng do chỉ sử dụng hai điểm để xác định công thức tính chi phí nên chưa đủ để có những kết quả chính xác trong việc phân tích chi phí trừ khi các điểm này xảy ra đúng vị trí để phản ánh mức trung bình của tất cả các giao điểm của chi phí và các mức độ hoạt động
- Phương pháp đồ thị phân tán: Với phương pháp này, trước hết chúng ta sử dụng đồ thị để Bảng diễn tất cả các số liệu thống kê được để xác định mối quan hệ giữa chi phí hỗn hợp với mức độ hoạt động tương ứng Sau đó, quan sát và kẽ đường thẳng qua tập hợp các điểm vừa Bảng diễn trên đồ thị sao cho đường thẳng
đó là gần với các điểm nhất và phân chia các điểm thành hai phần bằng nhau về số lượng các điểm
- Đường thẳng được sẽ là đường đại diện cho tất cả các điểm được gọi là kẽ và đường hồi qui Điểm cắt giữa đường Bảng diễn với trục tung phản ánh chi phí cố định Độ dốc của đường Bảng diễn phản ánh tỉ lệ biến phí (biến phí đơn vị)
Trang 22X: là qui mô hoạt động (còn gọi là sản lượng)
Từ phương trình này, tập hợp n phần tử quan sát, ta có hệ phương trình sau:
1.2.1.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạtđộng
Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo từng hoạt động có chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ, được chia thành hai loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
* Chi phí sản xuất
Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị của những nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm và có thể xác định được một cách tách biệt, rõ ràng, cụ thể cho từng sản phẩm Đặc điểm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể tập hợp thẳng cho các đồi tượng chịu chi phí, thường mang tính chất biến phí, nó cấu thành
Trang 23nên thực thể của sản phẩm, chiếm tỷ trọng khá cao trong chỉ tiêu giá thành sản phẩm Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể định mức cho một đơn
vị sản phẩm vừa cơ sở xây dựng dự toán, vừa là cơ sở kiểm soát chi phí
* Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của những lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm Chi phí nhân công trực tiếp có thể tập hợp thẳng cho đối tượng chịu chi phí.Khoản mục chi phí này thường mang tính chất biến phí, thường xây dựng định mức cho một đơn vị sản phẩm nhằm góp phần kiểm soát chi phí, xây dựng hệ thống dự toán chi phí
* Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh trong phạm các phân xưởng vi
để phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng, đội sản xuất: Là tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương và các khoản khác phải trả cho nhân viên phân xưởng, đội sản xuất như: Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, đội trưởng, đội phó các đội sản xuất, nhân viên kinh tế
- Chi phí vật liệu phục vụ cho phân xưởng, đội sản xuất như: văn phòng phẩm, các vật liệu khác cần thiết khi sửa chữa, bảo dưỡng phânxưởng
- Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ cho phân xưởng, đội sản xuất như: quần áo bảo hộ lao động của công nhân, các dụng cụ phục vụ công nhân sản xuất như búa, cưa, que hàn
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị Mỗi tài sản cố định có những đặc điểm khác nhau do vậy việc vận dụng phương pháp khấu hao cho các tài sản cũng khác nhau nhằm thu hồi vốn đầu tư
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước phục vụ cho quá trình sản xuất
- Chi phí khác bằng tiền như: Tiền tiếp khách ở phân xưởng, thiệt hại trong quá trình sản xuất
Trang 24Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố chi phí, có yếu tố mang tính chất định phí, có yếu tố mang tính chất biến phí, có yếu tố hỗn hợp mang cả tính chất định phí và biến phí Do vậy, các nhà quản trị muốn kiểm soát được các yếu tố trong khoản mục chi phí này cần phải tách các yếu tố thành hai bộ phận định phí và biến phí
Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất ngoài 3 khoản mục trên còn
có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công
* Chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công là các khoản chi phí phục vụ cho đội máy thi công hoặc mua ngoài để thi công cho các công trình và hạng mục công trình.Chi phí
sử dụng máy thi công bao gồm: Tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công, chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ cho máy thi công Đặc điểm của chi phí sử dụng máy thi công là chi phí hỗn hợp mang cả tính chất định phí và biến phí
Chi phí sản xuất chungvà chi phí sử dụng máy thi công theo mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí thường là chi phí gián tiếp Do vậy, cuối mỗi kỳ hoạt động cần phải phân bổ các khoản mục chi phí này theo tiêu thức phù hợp tuỳ theo tính chất của chi phí và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
* Chi phí ngoài sảnxuất:
Chi phí ngoài sản xuất là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
* Chi phí bán hàng:
Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo,
Trang 25* Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác
tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên giác độ toàn doanh nghiệp Khoản mục này bao gồm các chi phí như: chi phí văn phòng, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác,
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố cũng thường bao gồm cả định phí và biến phí Do vậy, muốn kiểm soát các yếu tố chi phí cần tách thành 2 bộ phận định phí và biến phí Chi phí ngoài sản xuất được coi là chi phí gián tiếp nếu xét theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí Do vậy,
để xác định chính xác kết quả tiêu thụ, kết quả kinh doanh của các bộ phận cần phải
có các tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp
1.2.1.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Báo cáo tàichính
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
* Chi phí sảnphẩm
Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hayquá trình mua hàng hoá để bán Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản phẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Thực chất chi phí sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm của doanh nghiệp, đó là sản phẩm dở dang khi sản phẩm chưa hoàn thành, là giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành và trở thành giá vốn hàng bán khi sản phẩm đã tiêu thụ Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì chi phí sản phẩm là giá vốn của hàng mua và trở thành giá vốn hàng bán khi hàng hoá đã được bán
Khi sản phẩm hàng hoá chưa được bán thì chi phí sản phẩm là giá trị hàng tồn kho và đươc kế toán ghi nhận ở chỉ tiêu hàng tồn kho trong Bảng cân đối kế toán Khi sản phẩm, hàng hoá đã được bán, chi phí sản phẩm là giá vốn hàng bán và được ghi nhận ở chỉ tiêu "Giá vốn hàng bán" trong báo cáo kết quả kinh doanh
Trang 26* Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ là các chi phí cho hoạt động kinh doanh, không tạo nên giá trị hàng tồn kho Chi phí thời kỳ bao gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp Các chi phí này được ghi nhận ở chi tiêu "Chi phí bán hàng" và "chi phí quản lý doanh nghiệp" trên báo cáo kết quả kinh doanh
1.2.1.4 Các tiêu thức phân loại chi phíkhác
Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí, chi phí chia thành: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
- Chi phí trực tiếp: là các khoản chi phí mà kế toán có thể tập hợp thẳng cho từng đối chịu chi phí Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp
- Chi phí gián tiếp: là các khoản chi phí mà kế toán không thể tập hợp thẳng cho từng đối tượng chịu chi phí mà phải phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phân bổ phù hợp Ví dụ: Tiền lương của nhân viên phân xưởng Độ chính xác của chi phí gián tiếp cần phân bổ còn phụ thuộc vào tiêu thức phân bổ Tiêu thức phân bổ phải lựa chọn phù hợp và thường dựa vào những căn cứ khoa học như: Có tính đại diện cao cho chi phí gián tiếp cần phân bổ, thuận tiện cho việc tính toán, thống nhất cả kỳ hạchtoán
Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với mức độ kiểm soát của nhà quản trị, chi phí được chia thành: Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
- Chi phí kiểm soát được: là các khoản chi phí phát sinh trong phạm quyền vicủa các nhà quản trị đối với các khoản chi phíđó
- Chi phí không kiểm soát được: là các khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vikiểm soát của các cấp quản trị doanhnghiệp
Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh, chi phí chia thành: Chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch, chi phí chìm
- Chi phí cơ hội: là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do chọn phương án (hoặc hành động) này thay chọn phương án (hoặc hành động) khác Chi phí cơ hội không thể vì hiện trên bất cứ sổ sách kế toán nào nhưng lại là cơ sở rất cần thiết để lựa chọn phương án kinhdoanh
Trang 27- Chi phí chênh lệch là những chi phí có ở phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có ở phương án khác Đây là một khái niệm rộng về chi phí dùng
để nhận thức, so sánh chi phí lựa chọn các phương án kinhdoanh
- Chi phí chìm: là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu, bất kể đã lựa chọn phương án hoặc hành động nào Chi phí chìm được xem như là khoản chi phí không thể tránh được cho dù người quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương án nào Vì vậy, chi phí chìm là loại chi phí không thích hợp cho việc xem xét, ra quyết định của người quản lý
1.2.2 Các phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm, dịchvụ
Xác định chi phí là quá trình tổng hợp chi phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhằm tính được chi phí đơn vị cần thiết giúp nhàquản trị điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, như: định giá bán cho sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ, xác định giá trị hàng tồn kho, xác định kết quả kinhdoanh…
Như vậy, mục đích xác định chi phí nhằm cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho nhà quản trị để điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.Các doanh nghiệp khác nhau có đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau, do vậy nhiều khoản chi phí phát sinh khác nhau, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm cũng khác nhau Trong thực tế các doanh nghiệp thường
sử dụng một trong hai phương pháp xác định chi phí: Phương pháp xác định chi phí theo công việc (hay gọi là đơn đặt hàng) và phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất
1.2.2.1 Phương pháp xác định chi phí theo côngviệc
- Đối tượng ápdụng:
Phương pháp xác định chi phí theo công việc thường được áp dụng tại các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ, công việc sản xuất thường được tiến hành theo đơn đặt hàng Đơn đặt hàng có thể là một sản phẩm riêng biệt hoặc một số sản phẩm cùng loại Để áp dụng phương pháp này thì sản phẩm thường có các đặc điểm dướiđây:
Sản phẩm thường mang tính đơn chiếc do sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng như: công trình xây dựng, bưu thiếp
Trang 28Đơn đặt hàng Lênh sản xuất
Phiếu chi phí công việc
Mức phân bổ chi phí sản xuất chung
Phiếu theo dõi lao động
Phiếu xuất kho
vật liệu
Sản phẩm thường có giá trị cao như tàu thuỷ, máy bay, kim loại quý,
Giá bán sản phẩm được xác định trước khi sản xuất theo hợp đồng đã ký kết Sản phẩm thường có kích thước lớn, gắn liền với các yêu cầu kỹ thuật, tính thẩm mỹ và thường thông qua bản thiết kế kỹ thuật, dự toán chi phí như: công trình xây dựng, đồ gỗ làm theo đơn đặt hàng củakhách
- Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, còn đối tượng tính giá thành
có thể cũng là đơn đặt hàng hoặc từng loại sản phẩm của đơn đặt hàng Do độ dài thời gian cho sản xuất của từng đơn hàng có thể xác định riêng và không như nhau nên kỳ tính giá thành là khi đơn đặt hàng hoàn thành Vì thế, vào cuối kỳ kế toán, nếu đơn chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí lũy kế cho công việc (đơn đặt hàng) đó được xem là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nội dung và quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo công việc:
Hình 1.3 Quy trình vận động của chứng từ
Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách, phòng kế hoạch công bố Lệnh sản xuất trong đó chỉ định các công việc phải làm và chi phí được tính thông qua các loại chứng từ như: Phiếu xuất kho nguyên liệu, Phiếu theo dõi lao động, Phiếu phân bổ chi phí sản xuất chung…Các khoản chi phí sản xuất khác nhau đều được tập hợp
Trang 29vào phiếu chi phí công việc Phiếu này là căn cứ để xác định: Tổng số chi phí sản xuất, giá thành đơn vị, tổng giá thành sản phẩm, chi phí hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định căn cứ vào Phiếu xuất kho nguyên liệu, các chứng từ mua nguyên vật liệu khi đưa ngay nguyên vật liệu vào sản xuất không qua kho
Chi phí nhân công trực tiếp được xác định dựa trên Phiếu theo dõi lao động
Chi phí sản xuất chung được xác định theo mức phân bổ ước tính Chi phí sản xuất chung thường liên quan đến hoạt động sản xuất của nhiều đơn hàng, không thể tập hợp ngay khi phát sinh chi phí nên sẽ tập hợp trên một thẻ chi phí riêng Đến cuối tháng, toàn bộ chi phí sẽ được tổng hợp và phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức thích hợp Số được phân bổ sau đó sẽ được ghi vào phiếu chi phí công việc cho đơn đặt hàngđó
Vì chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế thì đến cuối kỳ mới tổng hợp được
mà nhu cầu sử dụng thông tin chi phí đơn lại cần có ngay từ đầu kỳ, chẳng hạn về vị khi doanh nghiệp phải chào giá đấu thầu hay quyết định nhanh về chấp nhận các đơn chào hàng từ khách hàng, nên các doanh nghiệp thường ước tính chi phí sản xuất chung từ đầu kỳ Dựa trên tổng chi phí sản xuất chung ước tính và tổng mức hoạt động chung ước tính, doanh nghiệp tính mức chi phí sản xuất chung cho từng công việc, đơn đặt hàng theo công thức
Hệ số phân bổ chi phí
sản xuất chung = Tổng chi phí sản xuất chung ước tính (1.7)
Tổng mức hoạt động chung ước tính
Như vậy, phiếu chi phí công việc là một chứng từ chi tiết dùng để tập hợp các chi phí sản xuất trong phương pháp xác định chi phí theo công việc Phiếu chi phí công việc chỉ được lập khi phòng kế toán nhận được thông báo và Lệnh sản xuất đã được phát ra cho công việc đó Lệnh sản xuất chỉ được phát ra sau khi có đơn đặt
Mức phân bổ chi phí
sản xuất chung ước tính
cho từng công việc =
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung x
Mức hoạtđộng ước tính của từng côngviệc (1.8)
Trang 30hàng của khách có ghi rõ số lượng, giá cả và ngày giao hàng Mỗi đơn đặt hàng - của khách cần lập một Phiếu chi phí công việc riêng biệt không phân biệt quy mô - đơn đặt hàng đó là to hay nhỏ, số lượng sản phẩm nhiều hay ít Tất cả các Phiếu chi phí công việc được lưu giữ lại khi sản phẩm đang sản xuất - chúng có tác dụng như một báo cáo sản phẩm sản xuất dở dang, có vai trò như một sổ phụ của tất cả chi phí sản xuất đã phát sinh trong quá trình sản xuất Khi sản phẩm hoàn thành được bàn giao cho khách hàng thì phiếu chi phí công việc được chuyển từ khâu sản xuất sang khâu thành phẩm.
- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo công việc: Tài khoản kế toán sử dụng:
Cùng với việc phản ánh chi phí sản xuất phát sinh vào chứng từ gốc và tập hợp vào phiếu chi phí công việc, kế toán còn phản ánh chi phí sản xuất vào các tài khoản có liên quan: Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tài khoản
622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”, tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (hoặc tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”), tài khoản 155 “Thành phẩm”, tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Trình tự hạch toán chi phí:
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật
liệu, kế toán phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất sản phẩm
Nợ TK 621 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng) Có TK 152 Nguyên liệu, vật liệu- Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành công việc: Nợ TK
154 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)
Có TK 621 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)
Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Căn cứ vào Bảng chấm công hoặc phiếu
giao nhận sản phẩm, Bảng thanh toán tiền lương kế toán phản ánh chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 622 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng) Có TK 334 Phải trả người lao - động Có TK 338 Phải trả phải nộp khác-
Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành công việc: Nợ TK
154 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)
Trang 31Có TK 622 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)
Đối với chi phí sản xuất chung:
Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 627 Bên Có tài khoản này phản ánh số phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính đầu kỳ Cho nên bên Nợ và bên Có TK 627 thường có chênh lệch vào cuối kỳ
Nếu bên Nợ bằng bên Có thì nghĩa là số phát sinh thực tế đã phân bổ hết.Nếu có sự chênh lệch và mức chênh lệch là nhỏ thì phân bổ cả mức chênh lệch
đó vào tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" trong kỳ
Nếu có sự chênh lệch và mức chênh lệch là lớn thì phân bổ mức chênh lệch vào tài khoản 632 'Giá vốn hàng bán", tài khoản 155 "Thành phẩm", tài khoản 154
"Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" theo tỷ lệ số dư của các tài khoản này
Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế:
Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung-
Có TK liên quan (TK 111, TK 112, TK152, TK153,…)
Phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính cho từng đơn đặt hàng: Nợ TK 154 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Cuối kỳ, đơn đặt hàng hoàn thành nhập kho thành phẩm hoặc chuyển giao cho khách hàng
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Kết chuyển chi phí sản xuất chung phân bổ thừa (Bên Nợ nhỏ hơn bên Có):
Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung-
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Trang 32Trường hợp chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có TK 627 là lớn:
Phản ánh chi phí sản xuất chung phân bổ thiếu vào tài khoản liên quan: Nợ TK
154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 155 Thành phẩm-
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán-
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Phản ánh chi phí sản xuất chung phân bổ thừa vào tài khoản liên quan: Nợ TK
627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 155 Thành phẩm-
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
1.2.2.2 Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất
- Đối tượng áp dụng: Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất liên tục qua nhiều giai đoạn chế biến Bán thành phẩm của giaiđoạntrước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau Sản phẩm được tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất thường có đặc điểm sau:
Sản phẩm thường đồng nhất do sản xuất đại trà với khối lượng lớn nên tất cả sản phẩm có cùng hình thái, kích thước như: doanh nghiệp may, giầy dép, xi măng
Sản phẩm thường có giá trị không cao như: đường, sữa, vở học sinh
Giá bán sản phẩm được xác định sau khi sản xuất, do sản phẩm được doanh nghiệp tự nghiên cứu, sản xuất và đưa ra tiêu thụ trên thị trường
- Trong phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí là từng công đoạn hay từng phân xưởng sản xuất khác nhau của doanh nghiệp Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng Do hoạt động sản xuất diễn ra liên tục trong điều kiện sản xuất số lớn nên kỳ tính giá thành thường là cuối kỳ kế toán (tháng, quí, năm)
- Nội dung và quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo quá trình sảnxuất:
Trình tự tập hợp chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất có thể Bảng diễn qua
Sơ đồ 1.4
Trang 33+
Chi phí chế biến
bước 1
Giá thànhBTP bước1+ Chi phí chếbiến bước2
Giá thành BTPbước n-1 +
Giá thành
bánthành
phẩm bước 1
Giá thànhbán thành phẩm bước2
Hình 1.4 Trình tự tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất
Chi phí của phân xưởng đầu tiên bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Chi phí ở các phân xưởng sau bao gồm: Chi phí sản xuất bán thành phẩm của phân xưởng trước chuyển sang và chi phí chế biến phát sinh ở phân xưởng đó
Ở phân xưởng cuối cùng, chi phí của phân xưởng kề trước chuyển sang sẽ được cộng với chi phí chế biến phát sinh ở phân xưởng này để hình thành trị giá - của thành phẩm nhập kho
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK
622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”, TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” hoặc tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”, TK 155
“Thành phẩm”, TK 632 “Giá vốn hàngbán”
Trình tự hạch toán chi phí:
1 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trongkỳ
2 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sử dụng trongkỳ
3 Kết chuyển chi phí sản xuất chung sử dụng trong kỳ của từng phân xưởng sản xuất
Nếu khối lượng sản phẩm sản xuất của phân xưởng ổn định và chi phí sản xuất Chung phát sinh đều đặn, thì toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế
CP NVL trực
tiếp
Chi phí chế biến bước n
Giá thành thành phẩm
Trang 34ở phân xưởng sẽ được kết chuyển hết vào TK 154 “Chi phí sản xuất dở dang” của phân xưởng.
Nếu khối lượng sản phẩm sản xuất của phân xưởng không ổn định và chi phí sản xuất chung phát sinh không đều, thì có thể phân bổ chi phí sản xuất chung Kế toán phải xác định hệ số phân bổ để tính được mức chi phí sản xuất chung thực tế phân bổ cho các phânxưởng
4 Sản phẩm hoàn thành của phân xưởng này được chuyển sang phân xưởng sản xuất tiếp theo Quá trình vận động sản phẩm giữa các phân xưởng cứ thế tiếp tục cho đến phân xưởng cuối cùng
5 Sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng cuối cùng được nhập kho thànhphẩm
6 Thành phẩm được xuất kho tiêuthụ
Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất: Việc tập hợp chi phívàtínhgiáthànhđơnvịđềuđượcthựchiệntrênmộtchứngtừ toánđólà“Báocáo kế sản xuất” Báo cáo sản xuất có vai trò như một phiếu tính giá thành, có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả hoạt động của từng phân xưởng Báo cáo sản xuất có thể lập theo một trong 2 phương pháp: Phương pháp trung bình trọng (bình quân), phương pháp nhập trước - xuất trước
1.2.3 Dự toán chi phí trong doanhnghiệp
Dự toán là những dự kiến chi tiết về tình hình huy động và sử dụng các nguồn lực dựa trên mục tiêu kế hoạch xác định trong từng thời gian cụ thể và được Bảng diễn một cách có hệ thống thông qua các Bảng mẫu và thước đo khác nhau
Dự toán có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ tổ chức hoạt động nào bởi vì nó cung cấp thông tin có hệ thống về toàn bộ kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tới; Dự đoán trước những khó khăn khi chúng chưa xảy
ra để có phương án đối phó kịp thời và đúng đắn; Là cơ sở quan trọng để phân tích,
so sánh với kết quả thực hiện, qua đó phát hiện ra nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa dự toán và thực tế để có các biện pháp điểu chỉnh kịp thời và qua đó đánh giá định mức, dự toán xây dựng phù hợp thực tế chưa để có cơ sở xây dựng định mức mới hoàn chỉnh; Nó kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng kế hoạch của từng bộ phận khác nhau, nhờ vậy đảm bảo cho kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp Như vậy, dự toán chính là cơ
Trang 35sở để đưa ra các quyết định tác nghiệp của nhà quản trị các cấp trong doanhnghiệp
Dự toán chi phí thường được lập từ cấp cơ sở trở lên trong các doanh nghiệp
và do các chuyên gia kỹ thuật, kế toán quản trị tại các phân xưởng, đội sản xuất kết hợp để xây dựng Sau khi dự toán được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học sẽ được chuyển cho bộ phận chức năng như các phòng, ban kỹ thuật thẩm định, phân tích tính khả thi của dự toán, sau đó bổ sung những mặt hạn chế để cho dự toán hoàn thiện hơn Dự toán được chuyển cho cấp quản trị cao phê duyệt và cuối cùng chuyển tới các bộ phận cơ sở thựchiện
Dự toán chi phí trong doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây lắp nói riêng bao gồm các dự toán sau:
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trựctiếp
- Dự toán chi phí nhân công trựctiếp
- Dự toán chi phí sử dụng máy thicông
- Dự toán chi phí sản xuấtchung
- Dự toán chi phí bánhàng
- Dự toán chi phí quản lý doanhnghiệp
Khi xây dựng dự toán chi phí để đảm bảo có tính khả thi cao phải xây dựng trên cơ
sở khoa học, muốn vậy phải dựa vào chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước, điều kiện thực tiễn của quá trình sản xuất kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp và quan trọng
là phải xây dựng được định mức chi phí tiêu chuẩn khoa học, sát thực tế có tính đến sự thay đổi của môi trường kinh doanh (như biến động giá cả, lạm phát…)
1.2.4 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chiphí
Báo cáo kế toán quản trị chi phí là loại báo cáo kế toán phản ánh một cách chi tiết, cụ thể tình hình chi phí của doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý của các cấp quản trị khác nhau trong doanh nghiệp để ra các quyết định quản lý kinh doanh.Báo cáo kế toán quản trị chi phí được lập theo yêu cầu quản lý cụ thể của nhà quản trị trong từng doanh nghiệp, nhà nước không quy định bắt buộc nhưng báo cáo
kế toán quản trị có tác dụng rất quan trọng đối với nhà quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp như sau:
- Cung cấp thông tin kinh tế tài chính cần thiết giúp nhà quản trị doanh nghiệp kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 36- Cung cấp thông tin cần thiết giúp nhà quản trị doanh nghiệp phân tích mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá khách quan toàn diện quá trình sản xuất kinh doanh, xác định chính xác kết quả cũng như hiệu quả mọi hoạt động kinhdoanh
- Là căn cứ để phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế tài chính, dự đoán tình hình sản xuất kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanhnghiệp
- Cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết giúp cho các cấp quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập dự toán sản xuất kinh doanh của toàn doanhnghiệp
Báo cáo kế toán quản trị là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán quản trị nên việc tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị quyết định đến chất lượng, hiệu quả của thông tin do kế toán quản trị cung cấp Tuỳ theo sự phân cấp quản lý và yêu cầu quản lý từng chỉ tiêu có thể xác định nội dung, thiết kế mẫu Bảngkế toán quản trị và lựa chọn phương pháp lập báo cáo phù hợp Khi xây dựng báo cáo kế toán quản trị chi phí phải đảm bảo những yêu cầu cơ bảnsau:
- Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầucung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụthể
- Kết cấu của báo cáo cần đa dạng, linh hoạt tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi báo cáo phục vụ cho từng tình huống cụthể
- Các thông tin trên báo cáo được phân chia thành các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi tình huống ra quyết định và giữa các chỉ tiêu phải có quan hệ chặt chẽlôgíc
- Nội dung phương pháp tính các chỉ tiêu trên báo cáo toán quản trị phải và kế được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán, báo cáo tài chính và phải nhất quán giữa các kỳ vớinhau
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí của một doanh nghiệp thường bao gồm các loại báo cáosau:
- Báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch: Báo cáo dự toán là rất
cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp Báo cáo dự toán là một kế hoạch hành động, nó lượng hoá các mục đích của tổ chức theo các mục tiêu về tài chính và hoạt động của doanh nghiệp Cùng với chức năng hệ thống hoá việc lập kế hoạch, các thông tin trên
Trang 37báo cáo dự toán cũng đưa ra những tiêu chuẩn cho việc đánh giá kết quả hoạt động, hoàn thiện sự truyền tải thông tin và sự hợp tác trong nội bộ tổ chức Các báo cáo dự toáncònhữudụngvớicácnhàquảnlýtrongquátrìnhraquyếtđịnhtàitrợvàđiềuhành Loại báo cáo này thường bao gồm: Báo cáo dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, báo cáo dự toán chi phí nhân công trực tiếp, báo có dự toán chi phí sản xuất chung, báo cáo dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp,
- Báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm tra, đánh giá (báo cáo kiểm soát chi phí) và ra quyết định: Các báo cáo này được lập nhằm kiểm tra tình hình thực hiện
chi phí, dự toán chi phí, đánh giá kết quả thực hiện của từng đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp Báo cáo này có thể lập theo nhiều phương pháp khác nhau, cho nhiều đối tượng và phạm vi khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp mà xây dựng loại báo cáo này cho phù hợp Một số báo cáo chủyếu:
+ Báo cáo sản xuất: Báo cáo sản xuất của doanh nghiệp có thể được lập theo
nhiều phương pháp khác nhau, cho nhiều đối tượng và phạm vi khác nhau Có thể lập cho từng loại sản phẩm, từng công đoạn sản xuất, từng dây chuyền công nghệ, từng phân xưởng hay lập cho toàn doanh nghiệp Có thể lập theo phương pháp xác định chi phí theo công việc, hoặc có thể lập theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất báo cáo sản xuất được chia ra các trường hợp lập theo phương pháp bình quân hoặc theo phương pháp nhập trước xuất trước
+ Báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm: Báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm
có thể được lập cho từng loại sản phẩm, công việc, dịch vụ hay cho từng bộ phận trong phân xưởng, cho từng phân xưởng sản xuất hoặc toàn bộ doanh nghiệp Tuỳ theo mục tiêu phân tích khác nhau, việc phân tích giá thành có thể được thiết kế theo các mẫu Bảng khác nhau
Chẳng hạn báo cáo giá thành công trình A của đội thi công 1 của một doanh nghiệp xây lắp X (Bảng 1.1)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh có thể lập
theo chức năng hoạt động của chi phí hoặc theo cách ứng xử của chi phí Báo cáo kết quả kinh doanh có thể lập cho từng loại sản phẩm, công việc, dịch vụ, từng công đoạn, dây chuyền hay phân xưởng sản xuất, từng bộ phận hay lập cho toàn doanh nghiệp
Trang 38Bảng 1.1 Báo cáo giá thành
Đơn vị: Doanh nghiệp X
1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 2.176 2.152 -24
5 Giá thành công trình hoàn thành 2.550 2.460 -90
từ đó ra các quyết định xây dựng dự toán chi phí, quyết toán thuế thu nhập cho từng
bộ phận và toàn doanh nghiệp
Ví dụ báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng X lập theo chứcnăng của chi phí và theo từng loại hoạt động xây lắp và thiết kế (Bảng 1.2)
Trang 39Bảng 1.2.Báo cáo kết quả kinh doanh (theo chức năng của chi phí)
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
(Theo chức năng của chi phí)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ
Hoạt động xây lắp
Hoạt động thiết kế
Báo cáo kết quả kinh doanh lập theo cách ứng xử của chi phí giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì chi phí được chia thành biến phí và định phí giúp nhà quản trị hiểu đúng bản chất sự vận động của các yếu tố chi phí, đồng thời phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận Mặt khác, báo cáo kết quả kinh doanh lập theo cách ứng xử và theo các bộ phận giúp cho việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận nhằm ra các quyết định điều hành mọi hoạt động hàng ngày Chẳng hạn báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng X lập theo cách ứng xử của chi phí và theo từng loại hoạt động xây lắp, hoạt động thiết kế (Bảng 1.3)
Căn cứ vào báo có kết quả kinh doanh của doanh nghiệp X lập theo cách ứng
xử chi phí cho thấy hoạt hoạt động xây lắp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cao hơn hoạt động thiết kế, song hoạt động thiết kế có tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn hoạt độngxây lắp (62%>45%) Vì vậy để góp phần tăng lợi nhuận, doanh nghiệp cần đầu
tư tăng doanh thu của hoạt động xây lắp
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng doanh nghiệp có thể
Trang 40lập các báo cáo kế toán quản trị khác như: Báo cáo tiến độ sản xuất, Báo cáo sử dụng lao động, báo cáo tình hình biến động nguyên vật liệu,
Bảng 1.3.Báo cáo kết quả kinh doanh(theo cách ứng xử của chi phí)BÁO CÁO
KẾT QUẢ KINH DOANH (Theo cách ứng xử của chi phí)
- Báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý (Báo cáo bộ phận): Cung cấp thông
tin về tình hình kinh doanh theo các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp để báo cáo các hoạt động và đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý các cấp Hoạt động của một trung tâm trách nhiệm quy định phạm trách nhiệm của một nhà quản lý.viCác đơn vị hoặc bộ phận doanh nghiệp có thể phân loại thành một trong bốn loại trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận
và trung tâm đầu tư
Để đánh giá trách nhiệm của các bộ phận thường thông qua việc phân tích báocáo bộ phận sau một kỳ hoạt động hoặc dự đoán các chỉ tiêu kinh tế cho kỳ tới Báo cáo bộ phận nhằm phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động của từng
bộ phận và toàn doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị từng cấp để đưa ra quyết định phù hợp Báo cáo bộ phận thường lập theo cách ứng xử của chi phí và thường lập ở nhiều mức độ, nhiều phạm vi khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu