CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PH : Í TRONG
1.4. Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị của một số nước phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị của một số nước phát triển trên thếgiới
Các thông tin do kế toán quản trị cung cấp là một trong những nguồn thông tin quan trọng giúp các nhà quản trị điều hành, hoạch định và ra các quyết định kinh doanh. Để có được nguồn thông tin này, điều quan trọng là doanh nghiệp phải tổ chức kế toán quản trị theomô hình thích hợp. Kế toán quản trị đã hình thành, phát triển vô cùng nhanh chóng cả về lý luận và thực tiễn trên thế giới, quá trình đó vừa tạo nên những điểm chungvà khuynh hướng riêng ở từng nước. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới có 2 mô hình tổ chức kế toán quản trị mà các doanh nghiệp có thể xem xét, nghiên cứu và vậndụng:
1.4.1.1. Mô hình tổ chức kế toán quản trị ởMỹ
Mỹ là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tiềm lực kinh tế và phong cách quản lý tài chính theo thị trường mở. Kế toán quản trị ở Mỹ là nền kế toán quảntrị tiên phong trên thế giới với khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích, thiết lập các quyết định quản lý bằng những mô hình, kỹ thuật định lượng thông tin.
Hệ thống kế toán quản trị ở Mỹ được tổ chức kết hợp với hệ thống kế toán tài chính trong cùng một bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán không phân chia thành bộ phận kế toán quản trị và bộ phận kế toán tài chính mà được chia thành các bộ phận kế toán thực hiện các phần hành công việc kế toán theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Các bộ phận này vừa làm công việc của kế toán tài chính, vừa làm công việc của kế toán quản trị nhằm thoả mãn, đáp ứng nhu cầu thông tin cho cả đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế toán tài chính sử dụng hệ thống tài khoản tổng hợp, báo cáo tổng hợp, còn kế toán quản trị sử dụng các tài khoản chi tiết, báo cáo bộ phận để thu nhận và xử lý thông tin.
Trước đây kế toán Mỹ chỉ tập chung nhiều cho lĩnh vực kế toán tài chính, tuy nhiên ngày nay kh mà i việc hạch toán và phân tích chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp bộ phận quản trị ra các quyết định thì kế toán quản trị chiếm một vị trí quantrọng.
Kế toán quản trị Mỹ cũng coi trọng việc phân loại chi phí, đặc biệt là phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí nhằm phân tích mối quan hệ Chi phí - Khốilượng
- Lợi nhuận để trả lời các câu hỏi như: Lợi nhuận sẽ như thế nào ở các mức tiêu thụ khác nhau? Mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt mức lợi nhuận cá biệtđó?
Để hạch toán chi phí sản xuất, kế toán sử dụng hai phương pháp cơ bản là hạch toán chi phí theo công việc và hạch toán chi phí theo quá trình sản xuất.
Việc kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện trong kế toán quản trị Mỹ đặt trọng tâm vào quá trình ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn, dài hạn và phân tích các báo cáo tài chính.
Kế toán quản trị Mỹ xem quá trình lập dự toán có ý nghĩa quan trọng trong việc nắm bắt và phản ánh các kết quả của các quyết định lập kế hoạch, từ các quyết định về giá, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu chi phí đến các quyết định về cổ tức và các khoản đầu tưmới.
Như vậy, kế toán quản trị Mỹ chú trọng đến công tác lập dự toán, xây dựng các mục tiêu cụ thể trong thời kỳ ngắn hạn thông qua việc sử dụng một hệ thống phương pháp đa dạng, trong đó có sử dụng nhiều phương pháp của các môn khoa học khác để lượng hoá thông tin, phân tích, diễn giải và lựa chọn các dự án đầu tư, các phương án sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây, kế toán quản trị trong doanh nghiệp ở Mỹ đã xuất hiện một vài thay đổi về cấu trúc thông tin, nâng cao tính định tính của thông tin, tính kiểm soát để bổ sung cho những thiếu sót, lạc hậu, không hữu hiệu so với thế giới. Do đó, thông tin của kế toán quản trị Mỹ có tính thuyết phục và đáp ứng nhu cầu quản trị cao.
1.4.1.2. Mô hình tổ chức kế toán quản trị ởPháp
Cộng hoà Pháp là một nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển lâu đời, công tác quản lý kinh tế nói chung và kế toán nói riêng ở trình độ cao.
Hệ thống kế toán Pháp bao gồm hai bộ phận kế toán tài chính (kế toán tổng
quát) và kế toán quản trị (kế toán phân tích). Kế toán quản trị ở Pháp có đặc trưng là kế toán "tĩnh" ở kế toán tài chính, kế toán động ở kế toán quản trị. Hệ thống kế toán quản trị được tổ chức thành bộ máy riêng (phòng kế toán quản trị hay bộ phận kế toán quản trị) sử dụng hệ thống tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán nội bộ tách rời, độc lập tương đối với kế toán tàichính.
Kế toán quản trị Pháp đặc biệt coi trọng vào việc xác định và kiểm soát chi phí bằng cách chia doanh nghiệp thành nhiều trung tâm trách nhiệm, phân tích, đánh giá và tìm ra các nguyên nhân làm sai lệch chi phí và cuối cùng là điều hoà kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Mục tiêu của kế toán quản trị Pháp là tính được chi phí của từng trung tâm, giá thành của từng sản phẩm, dịch vụ, thiết lập được các khoản dự toán chi phí và kết quả, kiểm soát việc thực hiện và giải thích được các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí dự toán và chi phí thực tế. Công tác phân tích kết quả kinh doanh, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh được tiến hành rất thận trọng.
Thông tin kế toán
quảntrịđượcthuthập,xửlýthôngquacácphươngtiệnkỹthuậtcaothôngquacácphương pháp tính toán khoa học nên đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam Nghiên cứu mô hình tổ chức kế toán quản trị ở một số nước có nền kinh tế phát triển sẽ giúp chúng ta học hỏi, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Những bài học kinh nghiệm đólà:
- Nên tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo mô hình của Mỹ, nghĩa là kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng bộ máy kế toán nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, phù hợp với trình độ của cán bộ kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhànước.
- Kế toán quản trị nên sử dụng các tài khoản của kế toán tài chính nhưng mở
chi tiết theo yêu cầu quản lý và các báo cáo bộ phận để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách kịp thời phục vụ cho quá trình ra các quyết định kinhdoanh.
- Mỗi phần hành kế toán nên phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của mỗi cá nhân, đồng thời tránh chồng chéo trong quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
- Chi phí sản xuất cần phải được phân loại một cách rõ ràng, đầy đủ, theo nhiều tiêu thức khác nhau để phản ánh và nắm rõ được đầy đủ tất cả các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp, nhận biết được các khoản chi phí phát sinh từ đó giúp cho các nhà quản trị quản lý chi phí mộtcách chặtchẽ.
- Nghiên cứu ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận để đưa ra các quyết định số lượng sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ, cơ cấu sản phẩmtiêuthụtrongcácđiềukiệnkhảnăngsẵncócủadoanhnghiệpđểđạtđượcmứclợi nhuận thuần như dự kiến. Từ đó có căn cứ định giá bán cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường và khai thác tối đa tiềm năng của doanhnghiệp.
- Chú trọng đến việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán quá trình sản xuất kinh doanh một cách khoa học, hợp lý. Đặc biệt chú trọng đến phân tích kết quả hoạt động trong mối quan hệ với chi phí bỏ ra, tìm ra nguyên nhân của mọi sai lệch, chỉ ra bộ phận chịu trách nhiệm để có giải pháp điều chỉnh hợp lý, kịpthời.
Tiếp thu những kinh nghiệm quí báu của các nước có nền kinh tế phát triển sẽ giúp chúng ta xây dựng, củng cố và hoàn thiện công tác kế toán quản trị, đặc biệt là công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng một cách khoa học, hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương 1 đã tập trung nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí. Trước hết chương này đi trình bày phân tích khái niệm bản chất kế toán quản trị nói chung, từ đó rút ra khái niệm, bản chất kế toán quản trị chi phí.
Từ đó tập trung vào nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản của kế toán quản trị chi phí về phân loại chi phí; Các phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ;
Dự toán chi phí trong doanh nghiệp; Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận; Các mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận cơ bản chương này đi nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí ở một số nước phát triển trên thế giới để rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào các doanh nghiệp ở Việt Nam một cách phù hợp và linh hoạt nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Những vần đề nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở, tiền đề, kim chỉ nam để nghiên cứu, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty Xuân Trường 12 nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty.
CHƯƠNG II