Phương pháp xác định chi phí theo côngviệc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị hi phí tại công ty cổ phần xuân trường 12 (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PH : Í TRONG

1.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanhnghiệp

1.2.2. Các phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm, dịchvụ

1.2.2.1. Phương pháp xác định chi phí theo côngviệc

Phương pháp xác định chi phí theo công việc thường được áp dụng tại các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ, công việc sản xuất thường được tiến hành theo đơn đặt hàng. Đơn đặt hàng có thể là một sản phẩm riêng biệt hoặc một số sản phẩm cùng loại. Để áp dụng phương pháp này thì sản phẩm thường có các đặc điểm dướiđây:

Sản phẩm thường mang tính đơn chiếc do sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng như: công trình xây dựng, bưu thiếp...

Đơn đặt hàng Lênh sản xuất

Phiếu chi phí công việc

Mức phân bổ chi phí sản xuất chung Phiếu theo dõi

lao động Phiếu xuất kho

vật liệu

Sản phẩm thường có giá trị cao như tàu thuỷ, máy bay, kim loại quý, ...

Giá bán sản phẩm được xác định trước khi sản xuất theo hợp đồng đã ký kết.

Sản phẩm thường có kích thước lớn, gắn liền với các yêu cầu kỹ thuật, tính thẩm mỹ và thường thông qua bản thiết kế kỹ thuật, dự toán chi phí như: công trình xây dựng, đồ gỗ làm theo đơn đặt hàng củakhách.

- Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, còn đối tượng tính giá thành có thể cũng là đơn đặt hàng hoặc từng loại sản phẩm của đơn đặt hàng. Do độ dài thời gian cho sản xuất của từng đơn hàng có thể xác định riêng và không như nhau nên kỳ tính giá thành là khi đơn đặt hàng hoàn thành. Vì thế, vào cuối kỳ kế toán, nếu đơn chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí lũy kế cho công việc (đơn đặt hàng) đó được xem là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Nội dung và quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo công việc:

Hình 1.3. Quy trình vận động của chứng từ

Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách, phòng kế hoạch công bố Lệnh sản xuất trong đó chỉ định các công việc phải làm và chi phí được tính thông qua các loại chứng từ như: Phiếu xuất kho nguyên liệu, Phiếu theo dõi lao động, Phiếu phân bổ chi phí sản xuất chung…Các khoản chi phí sản xuất khác nhau đều được tập hợp

vào phiếu chi phí công việc. Phiếu này là căn cứ để xác định: Tổng số chi phí sản xuất, giá thành đơn vị, tổng giá thành sản phẩm, chi phí hàng tồn kho và giá vốn hàng bán.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định căn cứ vào Phiếu xuất kho nguyên liệu, các chứng từ mua nguyên vật liệu khi đưa ngay nguyên vật liệu vào sản xuất không qua kho.

Chi phí nhân công trực tiếp được xác định dựa trên Phiếu theo dõi lao động.

Chi phí sản xuất chung được xác định theo mức phân bổ ước tính. Chi phí sản xuất chung thường liên quan đến hoạt động sản xuất của nhiều đơn hàng, không thể tập hợp ngay khi phát sinh chi phí nên sẽ tập hợp trên một thẻ chi phí riêng. Đến cuối tháng, toàn bộ chi phí sẽ được tổng hợp và phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức thích hợp. Số được phân bổ sau đó sẽ được ghi vào phiếu chi phí công việc cho đơn đặt hàngđó.

Vì chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế thì đến cuối kỳ mới tổng hợp được mà nhu cầu sử dụng thông tin về chi phí đơn lại cần có ngay từ đầu kỳ, chẳng hạn vị khi doanh nghiệp phải chào giá đấu thầu hay quyết định nhanh về chấp nhận các đơn chào hàng từ khách hàng, nên các doanh nghiệp thường ước tính chi phí sản xuất chung từ đầu kỳ. Dựa trên tổng chi phí sản xuất chung ước tính và tổng mức hoạt động chung ước tính, doanh nghiệp tính mức chi phí sản xuất chung cho từng công việc, đơn đặt hàng theo công thức

Hệ số phân bổ chi phí

sản xuất chung = Tổng chi phí sản xuất chung ước tính

(1.7) Tổng mức hoạt động chung ước tính

Như vậy, phiếu chi phí công việc là một chứng từ chi tiết dùng để tập hợp các chi phí sản xuất trong phương pháp xác định chi phí theo công việc. Phiếu chi phí công việc chỉ được lập khi phòng kế toán nhận được thông báo và Lệnh sản xuất đã được phát ra cho công việc đó. Lệnh sản xuất chỉ được phát ra sau khi có đơn đặt

Mức phân bổ chi phí sảnxuất chung ước tính

cho từng công việc =

Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung x

Mức hoạtđộng ước tính của

từng côngviệc (1.8)

hàng của khách có ghi rõ số lượng, giá cả và ngày giao hàng. Mỗi đơn đặt hàng - của khách cần lập một Phiếu chi phí công việc riêng biệt không phân biệt quy mô - đơn đặt hàng đó là to hay nhỏ, số lượng sản phẩm nhiều hay ít. Tất cả các Phiếu chi phí công việc được lưu giữ lại khi sản phẩm đang sản xuất - chúng có tác dụng như một báo cáo sản phẩm sản xuất dở dang, có vai trò như một sổ phụ của tất cả chi phí sản xuất đã phát sinh trong quá trình sản xuất. Khi sản phẩm hoàn thành được bàn giao cho khách hàng thì phiếu chi phí công việc được chuyển từ khâu sản xuất sang khâu thành phẩm.

-Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo công việc: Tài khoản kế toán sử dụng:

Cùng với việc phản ánh chi phí sản xuất phát sinh vào chứng từ gốc và tập hợp vào phiếu chi phí công việc, kế toán còn phản ánh chi phí sản xuất vào các tài khoản có liên quan: Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”, tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (hoặc tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”), tài khoản 155 “Thành phẩm”, tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”...

Trình tự hạch toán chi phí:

Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, kế toán phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất sản phẩm.

Nợ TK 621 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng) Có TK 152 Nguyên liệu, vật liệu- Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành công việc: Nợ TK 154 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)

Có TK 621 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)

Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Căn cứ vào Bảng chấm công hoặc phiếu giao nhận sản phẩm, Bảng thanh toán tiền lương... kế toán phản ánh chi phí nhân công trực tiếp.

Nợ TK 622 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng) Có TK 334 Phải trả người lao - động Có TK 338 Phải trả phải nộp khác-

Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 154 để tính giá thành công việc: Nợ TK 154 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)

Có TK 622 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng) Đối với chi phí sản xuất chung:

Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 627. Bên Có tài khoản này phản ánh số phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính đầu kỳ. Cho nên bên Nợ và bên Có TK 627 thường có chênh lệch vào cuối kỳ.

Nếu bên Nợ bằng bên Có thì nghĩa là số phát sinh thực tế đã phân bổ hết.

Nếu có sự chênh lệch và mức chênh lệch là nhỏ thì phân bổ cả mức chênh lệch đó vào tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" trong kỳ.

Nếu có sự chênh lệch và mức chênh lệch là lớn thì phân bổ mức chênh lệch vào tài khoản 632 'Giá vốn hàng bán", tài khoản 155 "Thành phẩm", tài khoản 154

"Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" theo tỷ lệ số dư của các tài khoản này.

Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế:

Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung-

Có TK liên quan (TK 111, TK 112, TK152, TK153,…)

Phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính cho từng đơn đặt hàng: Nợ TK 154 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng)

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Cuối kỳ, đơn đặt hàng hoàn thành nhập kho thành phẩm hoặc chuyển giao cho khách hàng.

Nợ TK 155 Thành phẩm- Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán-

Có TK 154 (chi tiết cho từng đơn đặt hàng) Trường hợp chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có TK 627 là nhỏ:

Kết chuyển chi phí sản xuất chung phân bổ thiếu (Bên Nợ lớn hơn bên Có):

Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán-

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Kết chuyển chi phí sản xuất chung phân bổ thừa (Bên Nợ nhỏ hơn bên Có):

Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung- Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

Trường hợp chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có TK 627 là lớn:

Phản ánh chi phí sản xuất chung phân bổ thiếu vào tài khoản liên quan: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 155 Thành phẩm- Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán- Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Phản ánh chi phí sản xuất chung phân bổ thừa vào tài khoản liên quan: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 155 Thành phẩm- Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị hi phí tại công ty cổ phần xuân trường 12 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)