CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PH : Í TRONG
1.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanhnghiệp
1.2.5. Phân tích mối quan hệ giữa Chi phí Khối lượng Lợinhuận
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận là một trong các - - công cụ phân tích cơ bản nhất của các nhà quản lý sử dụng trong việc lập kế hoạch và các tình huống ra quyết định. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng lợi nhuận là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, chi phí biến đổi, chi phí cố định và tác động của chúng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nắm vững mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sơ cho việc ra các quyết định lựa chọn hay điều chỉnh về sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp như:
chọn dây chuyền sản phẩm sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bánhàng....
Để phân tích mối Chi phí Khối lượng Lợi nhuận, kế toán sử dụng một số - - chỉ tiêu chủ yếu sau:
* Số dư đảm phí (còn gọi là lãi trên biến phí): Là số chênh lệch giữa doanh thu với chi phí khả biến. Số dư đảm phí sau khi đã bù đắp chi phí bất biến chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn sản phẩm. Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ vị giữa sản lượng và lợi nhuận, đó là: Sau điểm hoà vốn, nếu sản lượng tăng lên thì lợi nhuận tăng một lượng bằng sản lượng tăng lên nhân số số dư đảm phí đơnvị.
* Tỷ lệ số dư đảm phí: là lệ phần trăm giữa số dư đảm phí và doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí
x 100% (1.9)
Doanh thu tiêu thụ
Tỷ lệ số dư đảm phí cho biết khi doanh thu tăng lên 100 đồng thì trong mức tăng đó bao nhiêu đồng thuộc về số dư đảm phí. Thông qua khái niệm về tỉ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thuvà lợi nhuận, mối quan hệ đó là: Sau điểm hoà vốn nếu doanh thu tăng lên thì lợi nhuận tăng một lượng bằng doanh thu tăng lên nhân tỉ lệ số dư đảm phí. Với những doanh nghiệp có nhiều dây chuyền sản xuất, sản xuất nhiều loại sản phẩm và các điều kiện sản xuất đều như nhau thì việc sử dụng tỷ lệ số dư đảm phí cho phép người quản lý xác định khả năng sinh lợi của từng loại sảnphẩm.
* Kết cấu chi phí: Là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến và chi
phí bất biến trong tổng chiphí.
Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thì khả biến chiếm tỉ trọng nhỏ, tỉ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng giảm nhiều hơn. Ngược lại, những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ, khả biến chiếm tỉ trọng lớn, vì vậy tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng giảm ít hơn.
* Đòn bẩy kinh doanh: là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có cơ cấu chi phí với phần định phí cao hơn thì doanh nghiệp đó được gọi là có đòn bẩy kinh doanh lớn hơn và ngượclại.
Độ lớn đòn
bẩy kinh doanh = Tốc độ tăng, giảm lợi nhuận
= Số dư đảm phí
(1.10) Tốc độ tăng, giảm doanh thu Lợi nhuận thuần
Thông qua chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh cho ta thấy được mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu hay sản lượng bán ra và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
* Điểm hoà vốn: là điểm mà tại đó doanh thu tiêu thụ vừa đủ bù đắp các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh đã bỏ ra. Nói cách khác, điểm hoà vốn là điểm mà tại đó
tổng số dư đảm phí đúng bằng tổng định phí và lợi nhuận thuần bằng 0. Phân tích điểm hoà vốn giúp các nhà quản trị doanh nghiệp biết được mức sản xuất và tiêu thụ là bao nhiêu thì hoà vốn hoặc giá bán bao nhiêu thì không bị lỗ. Từ đó các nhà quản trị có thể lựa chọn những phương án sản xuất kinh doanh khác nhau nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
* Phạm vi an toàn: Là phần thị trường (sản lượng sản phẩm hoặc doanh thu của doanh nghiệp) có thể bị giảm bớt tới điểm trước khi bị lỗ. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động kinh doanh hoặc tính rủi ro càng thấp và ngượclại.
Những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong thực tế trong việc lập kế hoạch và ra quyết định như quyết định khung giá bán sản phẩm, tiếp tục sản xuất hay đình chỉ sản xuất, quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng, quyết định điều chỉnh chi phí, giá bán, sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận, quyết định đầu tư hay chấm dứt hoạt động của các bộ phận.... Đây thực sự là nghệ thuật của sự kết hợp khai thác các yếu
tố về chi phí, giá cả, khối lượng nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp.Muốn vận dụng mối quan hệ này cho việc ra quyết định thì phải phân biệt hợp lý toàn bộ thành 2 bộ phận biến phí và định phí. Đồng thời khi lựa chọn quyết định phương án sản xuất kinh doanh cần căn cứ vào các dấuhiệu:
- Lợi nhuận thuần của các phương án manglại.
- Khả năng sản xuất và tiêu thụ trước mắt và lâudài.
- Uy tín thương hiệu của doanhnghiệp
- Các vấn đề về xã hội như: bảo vệ môi trường, an ninh xã hội, giải quyết các vấn đề việc làm cho người laođộng….
1.2.6 . Kiểm soát chí phí và phân tích biến động chi phí
Ngoài những chi phí khối lượng có trong dự toán công trình công ty cũng cần phải tiến hành kiểm soát và phân tích các chi phí biến động không lường trước được do tác động của kinh tế thị trường hay sự thay đổi chính sách của nhà nước như
1.2.6.1. Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trựctiếp a/ Thủ tục kiểm soát hiện hành
Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm kiểm soát quá trình mua hàng, kiểm soát nhà cung cấp và kiểm soát quá trình sử dụng nguyên vật liệu.
- Thủ tục kiểm soát quá trình mua nguyên vật liệu:
Để kiểm soát tốt quá trình này, chức năng mua hàng nên giao cho một bộ phận độc lập và cần giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện.
- Thủ tục kiểm soát nhà cung cấp nguyên vậtliệu
Mục đích của việc kiểm soát này là có thể tiếp cận được những nguồn cung cấp có chất lượng và giá cả hợp lý.
- Thủ tục kiểm soát quá trình sử dụng nguyên vậtliệu
Định kỳ hay đột xuất, nhà quản lý sẽ kiểm tra khối lượng xây lắp hoàn thành và căn cứ vào định mức xây dựng để tính ra lượng nguyên vật liệu tiêu hao (QĐM).
b/ Thủ tục kiểm soát sau:
Thủ tục kiểm soát sau đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là phân tích sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng phương pháp thay thế liên hoàn:
Bảng 1.4. Phân tích sự biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tổng lượng
NVL tiêu hao thực tế (Q1m1) x đơn giá thực tế NVL (q1)
Tổng lượng NVL tiêu hao thực tế cho
sản phẩm đạt chấtlượng(Qkm1)x
đơn giá thực tế NVL(q1)
Tổng lượng NVL tiêu hao thực tế cho
sản phẩm đạt chất lượng (Qkm1) x đơn
giá định mức NVL (q0)
Tổng lượng NVL tiêu hao định mức cho sản
phẩm đạt chất lượng(Qkm0)xđơn giá
định mức NVL(q0)
(1) (2) (3) (4)
(1) – (2): biến động về chất lượng xây lắp
(2) – (3): biến động về giá NVL
3) – (4): biến động về lượng NVL Tổng biến động = biến động về chất lượng công tác xây lắp
+ biến động về giá NVL + biến động về lượng NVL 1.2.6.2. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
a/ Thủ tục kiểm soát hiện hành
Mục tiêu của kiểm soát chi phí nhân công là nhằm:
• Xác định được mức lương phù hợp với từng nhâncông.
• Đảm bảo tiền lương của từng nhân công được tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời.
• Tiền lương luôn được chi trả đầy đủ, chính xác, kịpthời.
• Ghi nhận và báo cáo một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời các vấn đề về tiền lương theo đúng quy định của pháp luật và đơnvị.
Các thủ tục kiểm soát cần thực hiện là:
• Lập các chứng từ ban đầu làm cơ sở tính lương: Bao gồm Bảng theo dõi lao động, Bảng chấm công, Bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành… Định kỳ và đột xuất có thể kiểm tra số lượng công nhân làm việc tại công trình.
• Đối chiếu với danh sách hiện tại của đơnvị.
• Ban hành các chính sách tiền lương rõràng.
• Bộ phận nhân sự phải thông báo kịp thời mọi biến động về nhân sự và tiền lương, và bộ phận tính lương phải thường xuyên cập nhật các biến độngnày.
b/ Thủ tục kiểm soát sau:
Bảng 1.2.6.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp Tổng số giờ
công làm việc thực tế (Q1m1) x đơn giá giờ công thực tế (đ1)
Tổng số giờ công làm việc thực tế cho
sản phẩm đạt chất lượng (Qkm1) x đơn giá giờ công thực tế
(đ1)
Tổng số giờ công làm việc thực tế cho
sản phẩm đạt chất lượng (Qkm1) x đơn
giá giờ công định mức (đ0)
Tổng số giờ công làm việc định mức
cho sản phẩm đạt chất lượng (Qkm1) x
đơn giá giờ công định mức (đ0)
(1) (2) (3) (4)
(1) – (2): biến động về chất lượng xây lắp
(2) – (3): biến động về giá giờ công
3) – (4): biến động về lượng lao động haophí
Tổng biến động = biến động về chất lượng khối lượng công tác xây lắp + biến động về giá giờ công + biến động về lượng lao động hao phí 1.2.6.3. Kiểm soát chi phí sử dụng máy thicông
a/ Thủ tục kiểm soát hiện hành
Xây dựng thủ tục kiểm soát chi phí trực tiếp liên quan đến xe máy thi công như chi phí nhiên liệu xe máy tiêu hao, chi phí tiền lương nhân viên lái xe…..
b/ Thủ tục kiểm soát sau:
Bảng 1.2.6.3 Phân tích biến động chi phí máy thi công Tổng số ca máy
thực tế (Q1m1) x đơn giá ca máy
thực tế (pM ) 1
Tổng số ca máy thực tế cho sản phẩm đạt chất lượng (Qkm1) x đơn giá ca máy thực
tế (pM ) 1
Tổng số ca máy thực tế cho sản phẩm đạt chất lượng (Qkm1) x đơn giá
ca máy định mức (pM ) 0
Tổng số ca máy định mức cho sản phẩm đạt
chất lượng (Qkm0) x đơn giá ca máy định
mức (pM ) 0
(1) (2) (3) (4)
(1) –(2): biến động về chất lượng xây lắp
(2) – (3): biến động về giá ca máy thi công
3) – (4): biến động về năng suất máy thi công Tổng biến động = biến động về chất lượng khối lượng công tác xây lắp + biến động về giá ca máy thi công + biến động về năng suất máy thi công
1.2.6.4. Kiểm soát chi phí sản xuấtchung a/ Thủ tục kiểm soát hiện hành
Bao gồm các thủ tục kiểm soát nguyên vật liệu sử dụng chung cho công trình,
thủ tục kiểm soát chi phí nhân công quản lý công trình, thủ tục kiểm soát chi phí mua ngoài, chi phí khác và nội dung tương tự như đã trình bày trên.
b/ Thủ tục kiểm soát sau:
Bao gồm phân tích các yếu tố biến phí và định phí sản xuất chung.
Biến phí sản xuất chung: Chỉ tiêu phân tích tổng quát được minh họa như sau:
Biến phí sản xuấtchung = Lượng yếu tố
đầu vào sử dụng x Đơn giá yếu tố đầu vào
Định phí sản xuất chung: Nhà quản lý thường kiểm soát loại chí phí này theo từng nội dung yếu tố chi phí, để trên cơ sở đó xác định các khoản chênh lệch thuận lợi hoặc bất lợi của từng loại, cũng như các nguyên nhân dẫn đến các chênh lệch đó, từ đó xác định rõ trách nhiệm cá nhân, bộ phận có liên quan.