CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PH : Í TRONG
1.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanhnghiệp
1.2.1. Phân loại chi phí
1.2.1.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạtđộng
Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo từng hoạt động có chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ, được chia thành hai loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
* Chi phí sản xuất
Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị. Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị của những nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm và có thể xác định được một cách tách biệt, rõ ràng, cụ thể cho từng sản phẩm. Đặc điểm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể tập hợp thẳng cho các đồi tượng chịu chi phí, thường mang tính chất biến phí, nó cấu thành
n n
nên thực thể của sản phẩm, chiếm tỷ trọng khá cao trong chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể định mức cho một đơn vị sản phẩm vừa cơ sở xây dựng dự toán, vừa là cơ sở kiểm soát chi phí.
* Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca... của những lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp có thể tập hợp thẳng cho đối tượng chịu chi phí.Khoản mục chi phí này thường mang tính chất biến phí, thường xây dựng định mức cho một đơn vị sản phẩm nhằm góp phần kiểm soát chi phí, xây dựng hệ thống dự toán chi phí.
* Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh trong phạm các phân xưởng vi để phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng, đội sản xuất: Là tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương và các khoản khác phải trả cho nhân viên phân xưởng, đội sản xuất như: Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, đội trưởng, đội phó các đội sản xuất, nhân viên kinh tế....
- Chi phí vật liệu phục vụ cho phân xưởng, đội sản xuất như: văn phòng phẩm, các vật liệu khác cần thiết khi sửa chữa, bảo dưỡng phânxưởng...
- Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ cho phân xưởng, đội sản xuất như: quần áo bảo hộ lao động của công nhân, các dụng cụ phục vụ công nhân sản xuất như búa, cưa, que hàn...
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị.... Mỗi tài sản cố định có những đặc điểm khác nhau do vậy việc vận dụng phương pháp khấu hao cho các tài sản cũng khác nhau nhằm thu hồi vốn đầu tư.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước...phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Chi phí khác bằng tiền như: Tiền tiếp khách ở phân xưởng, thiệt hại trong quá trình sản xuất....
Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố chi phí, có yếu tố mang tính chất định phí, có yếu tố mang tính chất biến phí, có yếu tố hỗn hợp mang cả tính chất định phí và biến phí. Do vậy, các nhà quản trị muốn kiểm soát được các yếu tố trong khoản mục chi phí này cần phải tách các yếu tố thành hai bộ phận định phí và biến phí.
Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất ngoài 3 khoản mục trên còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công.
* Chi phí sử dụng máy thi công:
Chi phí sử dụng máy thi công là các khoản chi phí phục vụ cho đội máy thi công hoặc mua ngoài để thi công cho các công trình và hạng mục công trình.Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công, chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ cho máy thi công. Đặc điểm của chi phí sử dụng máy thi công là chi phí hỗn hợp mang cả tính chất định phí và biến phí.
Chi phí sản xuất chungvà chi phí sử dụng máy thi công theo mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí thường là chi phí gián tiếp. Do vậy, cuối mỗi kỳ hoạt động cần phải phân bổ các khoản mục chi phí này theo tiêu thức phù hợp tuỳ theo tính chất của chi phí và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
* Chi phí ngoài sảnxuất:
Chi phí ngoài sản xuất là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp. Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí:
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Chi phí bán hàng:
Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm. Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo, ...
* Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên giác độ toàn doanh nghiệp. Khoản mục này bao gồm các chi phí như: chi phí văn phòng, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác,...
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố cũng thường bao gồm cả định phí và biến phí. Do vậy, muốn kiểm soát các yếu tố chi phí cần tách thành 2 bộ phận định phí và biến phí. Chi phí ngoài sản xuất được coi là chi phí gián tiếp nếu xét theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí. Do vậy, để xác định chính xác kết quả tiêu thụ, kết quả kinh doanh của các bộ phận cần phải có các tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp.