CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PH : Í TRONG
1.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanhnghiệp
1.2.4. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí
Báo cáo kế toán quản trị chi phí là loại báo cáo kế toán phản ánh một cách chi tiết, cụ thể tình hình chi phí của doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý của các cấp quản trị khác nhau trong doanh nghiệp để ra các quyết định quản lý kinh doanh.
Báo cáo kế toán quản trị chi phí được lập theo yêu cầu quản lý cụ thể của nhà quản trị trong từng doanh nghiệp, nhà nước không quy định bắt buộc nhưng báo cáo kế toán quản trị có tác dụng rất quan trọng đối với nhà quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp như sau:
- Cung cấp thông tin kinh tế tài chính cần thiết giúp nhà quản trị doanh nghiệp kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin cần thiết giúp nhà quản trị doanh nghiệp phân tích mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá khách quan toàn diện quá trình sản xuất kinh doanh, xác định chính xác kết quả cũng như hiệu quả mọi hoạt động kinhdoanh.
- Là căn cứ để phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế tài chính, dự đoán tình hình sản xuất kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanhnghiệp.
- Cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết giúp cho các cấp quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập dự toán sản xuất kinh doanh của toàn doanhnghiệp.
Báo cáo kế toán quản trị là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán quản trị nên việc tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị quyết định đến chất lượng, hiệu quả của thông tin do kế toán quản trị cung cấp. Tuỳ theo sự phân cấp quản lý và yêu cầu quản lý từng chỉ tiêu có thể xác định nội dung, thiết kế mẫu Bảngkế toán quản trị và lựa chọn phương pháp lập báo cáo phù hợp. Khi xây dựng báo cáo kế toán quản trị chi phí phải đảm bảo những yêu cầu cơ bảnsau:
- Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụthể.
- Kết cấu của báo cáo cần đa dạng, linh hoạt tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi báo cáo phục vụ cho từng tình huống cụthể.
- Các thông tin trên báo cáo được phân chia thành các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi tình huống ra quyết định và giữa các chỉ tiêu phải có quan hệ chặt chẽlôgíc.
- Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu trên báo cáo kế toán quản trị phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán, báo cáo tài chính và phải nhất quán giữa các kỳ vớinhau.
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí của một doanh nghiệp thường bao gồm các loại báo cáosau:
- Báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch: Báo cáo dự toán là rất cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp. Báo cáo dự toán là một kế hoạch hành động, nó lượng hoá các mục đích của tổ chức theo các mục tiêu về tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Cùng với chức năng hệ thống hoá việc lập kế hoạch, các thông tin trên
báo cáo dự toán cũng đưa ra những tiêu chuẩn cho việc đánh giá kết quả hoạt động, hoàn thiện sự truyền tải thông tin và sự hợp tác trong nội bộ tổ chức. Các báo cáo dự toáncònhữudụngvớicácnhàquảnlýtrongquátrìnhraquyếtđịnhtàitrợvàđiềuhành. Loại báo cáo này thường bao gồm: Báo cáo dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, báo cáo dự toán chi phí nhân công trực tiếp, báo có dự toán chi phí sản xuất chung, báo cáo dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp,....
- Báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm tra, đánh giá (báo cáo kiểm soát chi phí) và ra quyết định: Các báo cáo này được lập nhằm kiểm tra tình hình thực hiện chi phí, dự toán chi phí, đánh giá kết quả thực hiện của từng đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp. Báo cáo này có thể lập theo nhiều phương pháp khác nhau, cho nhiều đối tượng và phạm vi khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp mà xây dựng loại báo cáo này cho phù hợp. Một số báo cáo chủyếu:
+ Báo cáo sản xuất: Báo cáo sản xuất của doanh nghiệp có thể được lập theo nhiều phương pháp khác nhau, cho nhiều đối tượng và phạm vi khác nhau. Có thể lập cho từng loại sản phẩm, từng công đoạn sản xuất, từng dây chuyền công nghệ, từng phân xưởng hay lập cho toàn doanh nghiệp. Có thể lập theo phương pháp xác định chi phí theo công việc, hoặc có thể lập theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất báo cáo sản xuất được chia ra các trường hợp lập theo phương pháp bình quân hoặc theo phương pháp nhập trước xuất trước.
+ Báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm: Báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm có thể được lập cho từng loại sản phẩm, công việc, dịch vụ hay cho từng bộ phận trong phân xưởng, cho từng phân xưởng sản xuất hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Tuỳ theo mục tiêu phân tích khác nhau, việc phân tích giá thành có thể được thiết kế theo các mẫu Bảng khác nhau.
Chẳng hạn báo cáo giá thành công trình A của đội thi công 1 của một doanh nghiệp xây lắp X (Bảng 1.1).
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh có thể lập theo chức năng hoạt động của chi phí hoặc theo cách ứng xử của chi phí. Báo cáo kết quả kinh doanh có thể lập cho từng loại sản phẩm, công việc, dịch vụ, từng công đoạn, dây chuyền hay phân xưởng sản xuất, từng bộ phận hay lập cho toàn doanh nghiệp.
Bảng 1.1. Báo cáo giá thành Đơn vị: Doanh nghiệp X Bộ phận: Đội 1
BÁO CÁO GIÁ THÀNH Quý I Năm 2016
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ
tiêu Công trình A
Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch
A 1 2 3
1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 2.176 2.152 -24
2. Chi phí nhân công trực tiếp 170 160 -10
3. Chi phí sử dụng máy thi công 124 98 -26
4. Chi phí SX chung 80 50 -30
5. Giá thành công trình hoàn thành 2.550 2.460 -90
6. Chi phí bán hàng phân bổ - - -
7. Chi phí quản lý DN phân bổ 1.550 1.500 -50
8. Lợi nhuận thuần trước thuế 1.000 960 -40
9. Ý kiến nhận xét - Nguyên nhân - Kiến nghị
Báo cáo kết quả kết quả kinh doanh lập theo chức năng hoạt động của chi phí giúp nhà quản trị xác định được giá thành và giá thành toàn bộ của sản phẩm, là cơ sở để xác định lợi nhuận gộp, lợi nhuận tiêu thụ của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. Đồng thời giúp nhà quản trị biết được hiệu quả kinh doanh của các bộ phận, từ đó ra các quyết định xây dựng dự toán chi phí, quyết toán thuế thu nhập cho từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.
Ví dụ báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng X lập theo chứcnăng của chi phí và theo từng loại hoạt động xây lắp và thiết kế (Bảng 1.2).
Bảng 1.2.Báo cáo kết quả kinh doanh (theo chức năng của chi phí) BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
(Theo chức năng của chi phí)
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ
tiêu Tổng số Hoạt động
xây lắp
Hoạt động thiết kế
1. Doanh thu tiêu thụ 1.600 1.100 500
2. Giá vốn hàng bán 930 650 280
3. Lợi nhuận gộp 670 450 220
4. Chi phí bán hàng 90 20 70
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 320 260 60
6. Lợi nhuận thuần trước thuế 260 170 90
7. Thuế thu nhập doanh nghiệp 65 43 23
8. Lợi nhuận thuần sau thuế 195 128 68
Báo cáo kết quả kinh doanh lập theo cách ứng xử của chi phí giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì chi phí được chia thành biến phí và định phí giúp nhà quản trị hiểu đúng bản chất sự vận động của các yếu tố chi phí, đồng thời phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận. Mặt khác, báo cáo kết quả kinh doanh lập theo cách ứng xử và theo các bộ phận giúp cho việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận nhằm ra các quyết định điều hành mọi hoạt động hàng ngày.
Chẳng hạn báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng X lập theo cách ứng xử của chi phí và theo từng loại hoạt động xây lắp, hoạt động thiết kế (Bảng 1.3).
Căn cứ vào báo có kết quả kinh doanh của doanh nghiệp X lập theo cách ứng xử chi phí cho thấy hoạt hoạt động xây lắp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cao hơn hoạt động thiết kế, song hoạt động thiết kế có tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn hoạt độngxây lắp (62%>45%). Vì vậy để góp phần tăng lợi nhuận, doanh nghiệp cần đầu tư tăng doanh thu của hoạt động xây lắp.
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng doanh nghiệp có thể
lập các báo cáo kế toán quản trị khác như: Báo cáo tiến độ sản xuất, Báo cáo sử dụng lao động, báo cáo tình hình biến động nguyên vật liệu,...
Bảng 1.3.Báo cáo kết quả kinh doanh(theo cách ứng xử của chi phí)BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
(Theo cách ứng xử của chi phí)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng số Hoạt động xây lắp
Hoạt động thiết kế Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu tiêu thụ 1.600 100 1.100 100 500 100
2. Chi phí khả biến 790 49 600 55 190 38
3. Số dư đảm phí 810 51 500 45 310 62
4. Định phí thuộc tính 350 22 250 23 100 20
5. Lợi nhuận thuần 460 29 250 23 210 42
6. Định phí chung 200 7. Lợi nhuận thuần 260
- Báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý (Báo cáo bộ phận): Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh theo các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp để báo cáo các hoạt động và đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý các cấp. Hoạt động của một trung tâm trách nhiệm quy định phạm trách nhiệm của một nhà quản lý.vi Các đơn vị hoặc bộ phận doanh nghiệp có thể phân loại thành một trong bốn loại trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.
Để đánh giá trách nhiệm của các bộ phận thường thông qua việc phân tích báocáo bộ phận sau một kỳ hoạt động hoặc dự đoán các chỉ tiêu kinh tế cho kỳ tới.
Báo cáo bộ phận nhằm phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị từng cấp để đưa ra quyết định phù hợp. Báo cáo bộ phận thường lập theo cách ứng xử của chi phí và thường lập ở nhiều mức độ, nhiều phạm vi khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu
sử dụng thông tin và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của từngcấp.