Thời kì mà Karl Jaspers đã mệnh danh là “thờiđại trục” période axiale của lịch sử loài người, tức là thời kỳ với sự phát triển của đời sống xã hội và trí óc, như một sự gặp gỡ tất yếu, l
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học đã trải qua hàng triệu năm phát triển và đạtđược những thành tựu to lớn, ảnh hưởng đến mọi mặt của
đời sống xã hội loài người Dù triết học phương Tây và
phương Đông ra đời gần như cùng thời điểm (khoảng thế từthế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên) nhưng giữachúng có những điểm khác biệt căn bản Những điểm khácbiệt này bắt nguồn từ những điều kiện tự nhiên, điều kiệnlịch sử, văn hóa, xã hội từ sự khác nhau về quan niệmsống, cách sống của nguời phương Đông và phương Tây Nhìn vào lịch sử phát triển của nền triết học phươngTây và phương Đông ta có thể nhận thấy được sự đối nghịch
đó Triết học phương Tây được xây dựng chủ yếu bởi các nhàkhoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học đặc biệt làkhoa học tự nhiên.Các nhà triết học phương tây thiên vềgiải thích thế giới bằng nhiều cách lý giải khác nhau thểhiện trong tư duy phản biện của họ Cho nên, vấn đề khởinguyên đã trở thành vấn đề căn bản trong triết học tự nhiêncủa họ để trả lời cho “câu hỏi “thế giới bắt đầu từ đâu vàquay về đâu?”, “bản tính của thế giới là gì?” cho thấy rõ nổlực của các triết gia mong muốn vượt qua ảnh hưởng củathế giới quan thần thoại đem đến lời giải đáp nghiêm túc vềtất cả những gì đang diễn ra xung quanh và tác động trựctiếp lên đời sống con người”1 Nghiên cứu vấn đề đó họ đãtách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người là chủ thể, chúa
1 Triết học Hy Lạp cổ đại, PTS Đinh Ngọc Thạch, Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 1999
Trang 2tể để nghiên cứu chinh phục vũ trụ thế giới khách quan Vìvậy triết học phương Tây mang đậm tính hướng ngoại, đồngthời họ ít quan tâm đến mặt xã hội của con người, đề caocái tự nhiên – mặt sinh vật trong con người, chú ý giảiphóng con người về mặt nhận thức, không chú ý đếnnguyên nhân kinh tế – xã hội, cái gốc để giải phóng conngười.
Triết học phương Tây ít nhiều vẫn duy trì theo đúngnguyên nghĩa của triết học trong việc tìm kiếm chân lý bằng
lý trí Tuy nhiên, như đã nói triết học phương Tây ít quantâm đến vấn đề về con người, vấn đề này chỉ thực sự len lỏivào triết học phương Tây khi nó được đánh dấu bằng bướcngoặt Socrate Trong khi đó vấn đề con người trong lịch sử
tư tưởng phương Đông đã có một bề dày lâu dài và đượckhai thác ở nhiều góc độ khác nhau thể hiện quan niệmnhân sinh sâu sắc Nếu như Hy Lạp, La Mã được xem như làcác trung tâm triết học lớn ở phương Tây thì Ai Cập, Babylonthì Trung Hoa, Ấn Độ được ví là thành trì của triết họcphương Đông Khi triết học Trung Hoa ghi dấu ấn bởi cácphương pháp, đường lối trị nước khác nhau trong những họcthuyết chính trị - xã hội thì triết học Ấn Độ hướng sự quantâm của mình tới vấn đề giải thoát trong triết lý đạo đứcnhân sinh
Đặt nền tảng cho toàn bộ căn nguyên tư tưởng củatriết học Ấn Độ thời kì cổ đại đó chính là bộ kinh Upanishad
Để hiểu được những gì tinh túy nhất của triết học Ấn Độ cổ
Trang 3đại mà không nắm được cái thần chứa đựng trongUpanishad thì cũng giống như đi đường mà không có bản đồvậy!
Hội tụ trong Upanishad là cả một dòng tư tưởng sâusắc và hàm súc nhất, nó vạch ra những tư tưởng mà từ đóbản thân những ai muốn tiếp thu, tìm hiểu về triết học Ấn
Độ ở thời kì này đều phải cung kính như nó là tất cả những
gì mà chân lý vĩnh hằng đã bao chứa trong đó Áo nghĩa thư(tên Việt hóa của Upanishad) được xem là nền tảng củatoàn bộ hệ thống triết học Ấn Độ, nó không những là thànhtựu kì vĩ của riêng người dân Ấn mà hơn thế nó còn là mộttrong những tinh hoa của minh triết phương Đông, cũng nhưlớn hơn, nó được xem như một bông hoa rực rỡ nhất giữađại ngàn núi rừng tư tưởng triết học tâm linh nhân loại
Việt Nam với những điều kiện địa lý, lịch sử được biếtđến như là nơi giao lưu, tiếp biến của hai luồng văn hóaĐông – Tây, chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung hoa
và Ấn Độ Trong đó Ấn Độ với tư tưởng triết lý nhân sinh đạođức, đặc biệt là Phật giáo đã ghi dấu ấn vào nền văn hóatinh thần của người Việt và trở thành những giá trị văn hóatinh thần quí báu của nhân dân với đặc trưng xem trọng đờisống tâm linh, truyền thống đạo đức ngàn đời
Với mục tiêu phát triển xã hội Đảng và nhà nước takhẳng định: kiên định về đường lối chính trị của Đảng CộngSản Việt Nam xây dựng đất nước ta theo mục tiêu: Dân
Trang 4giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước
đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội Nhưng nói thế nào đi nữa mục đíchchung của toàn thể nhân loại và mỗi quốc gia đều muốnhướng đến cuối cùng là vì sự phát triển của chính đời sốngcon người, hạnh phúc cho con người Do vậy, nhân tố conngười là nhân tố cần được quan tâm hàng đầu Như đã đềcập, triết học Ấn Độ nói riêng và triết học phương Đông nóichung nghiên cứu thiên về con người, giải thích các hiệntượng quy về mối quan hệ đạo đức nhân sinh mà đến nay
nó vẫn còn mang giá trị thức tỉnh thời đại đầy nhân văn cao
cả
Thiết nghĩ nghiên cứu về triết học Ấn Độ là một việchết sức cần thiết và mang ý nghĩa thiết thực Trong đónghiên cứu “Tư tưởng triết học trong Upanishad” sẽ giúpchúng ta hiểu hơn về triết học Ấn Độ cũng như có cái nhìnsâu sắc về đạo làm người
Nói đến thánh kinh Veda người ta luôn tôn sùng mộtcách kính cẩn, những tư tưởng chứa đựng, thể hiện trong đó
Trang 5đầy tinh tế, vi diệu và Upanishad là một trong những bộkinh quan trọng nhất của thánh kinh Veda Có thể nói nó làđứa con được sản sinh ra từ quá trình phát triển và bình chúkinh Veda mà thành Do vậy, Upanishad là những lời bìnhchú tôn giáo về các lẽ thiết yếu, về ý nghĩa của các lễ nghi
và ý nghĩa triết lý sâu xa của các bài kinh cũng như các bảnthần thoại Veda
“Upanishad xuất hiện vào khoảng từ thế kỷ thứ VIIIđến thế kỷ thứ V trước công nguyên Đó là thời kì đặc biệtcủa nhân loại Thời kì mà Karl Jaspers đã mệnh danh là “thờiđại trục” (période axiale) của lịch sử loài người, tức là thời
kỳ với sự phát triển của đời sống xã hội và trí óc, như một
sự gặp gỡ tất yếu, lần đầu tiên ở Hy Lạp, Trung Hoa và Ấn
Độ, con người đồng thời từ bỏ vương quốc của thần thoại,tôn giáo nguyên thủy để tiến bước sang vương quốc của tưduy triết học, chuyển từ việc nghiên cứu giới tự nhiên sangtìm hiểu chính cuộc sống và thế giới nội tâm con người, vớinhững nhà triết học lớn cùng xuất hiện, đặt cột mốc chobước ngoặt lich sử ấy là Socrate, Platon, Aristote ở Hy Lạp;Khổng Tử, Lão Tử ở Trung Hoa; các tác giả Upanishad vàPhật Thích Ca ở Ấn Độ”2
Ở phương Tây, sự xuất hiện của Socrates như là mộtminh thị cho bước hồi quy mang tính đột phá về tư tưởng
mà người ta thường nhắc đến như một dấu son cho nền triếthọc phương Tây – “bước ngoặt Socrates” chuyển từ triết học
2 Doãn Chính, Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 1997, tr.110 – 111.
Trang 6tự nhiên sang triết lý học đạo đức, từ nguyên lý vũ trụ sangnguyên lý nhân sinh Ciceron cho rằng Socrates đã đưa triếthọc từ trên trời xuống dưới đất Ở Socrates triết học được
quy về đạo đức học duy lý Sự đột phá về tư tưởng ở chỗ
dốc toàn bộ ham muốn nhận thức của con người và đặc biệt
là những nhà triết học trong việc hướng đến giải quyết cáccâu hỏi về bản nguyên, nguyên nhân đầu tiên cũng nhưnguồn gốc mọi vật trên thế giới, vũ trụ quay trở lại với vấn
đề nhân sinh Với quan điểm trên khía cạnh nhận thức luậnSocrates tuyên bố “Con người hãy tự nhận tức chính mình”ông cho rằng con người chỉ có thể nhận biết những gì nằmtrong quyền hạn mình, tức linh hồn Điều đó đã đưa triếthọc Tây phương trở về lại thực tế, giải quyết vấn đề bảnchất nhất cần phải giải quyết, đó là vấn đề con người
Còn ở phương Đông, việc giải quyết các vấn đề củacon người từ lâu đã được chú trọng “thì trong các kinhUpanishad đã khai phá một con đường, một cách thức giảithoát mới, dùng trí tuệ để lý giải những vấn đề về nguồnsống của vũ trụ và khám phá bản chất đời sống tinh thầncon người, tìm con đường giải thoát cho con người khỏinhững nỗi khổ của cuộc đời Đó chính là sự phản tỉnh của ýthức mà chỉ đến Upanishad mới đạt được”3
Upanishad là một tập hợp các văn bản Vệ Đà có chứa
sự xuất hiện đầu tiên của một số khái niệm tôn giáo trungương của Ấn Độ giáo , Phật giáo và Kỳ Na Giáo Họ còn được
3 Doãn Chính, Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Sđd, tr.108 – 109.
Trang 7gọi là Vedanta ("cuối các Veda ") Upanishads được coi là
của người Hindu có chứa chân lý mạc khải ( Sruti ) liên quan đến bản chất của thực tại tối hậu ( Bà La Môn ) và mô tả các
nhân vật và hình thức của sự cứu rỗi con người
( moksha ) Upanishads được tìm thấy chủ yếu ở phần kết luận của Bà La Môn và Aranyakas .Hơn thế nữa, Upanishad
gồm phần lớn là những đoạn kết của kinh Veda và nó cũng
lý giải những vấn đề mục đích tối cao của kinh Veda nêncòn được gọi là Vedanta (vì theo tiếng Phạn “anta”vừa cónghĩa là “kết cuộc”, “hoàn tất” vừa có nghĩa là “mụcđích”.Do đó, Vedanta có nghĩa là phần kết luận của Veda,đồng thời cũng là cái cứu cánh của Veda Sau này một mônphái triết học duy tâm lấy tên là Vedanta, chính là sự tiếptục kế thừa tư tưởng chủ yếu của kinh Veda và Upanishad
Upanishad là công trình sáng tác tập thể chứ không
do một cá nhân hay môn phái nào mà chủ yếu là xuất phát
từ các bài giảng của các đạo sĩ giảng giải về câu chữ trongkinh Veda cho các môn đồ Cuộc đời các đạo sĩ – tác giả củaUpanishad không được ghi chép Người ta chỉ biết được tênmột số đạo sĩ nổi tiếng ghi trong văn bản như Aruni,Yajnavalkya, Uddalaki, Svetaketu, Sandilya, Balaki Đó lànhững bậc thấu thị (rishi) hiểu biết sâu rộng đã đắc đạo.Chính vì vậy, lúc đầu các Upanishad chủ yếu là hình thứctruyền khẩu về sau các đạo sĩ thu thập các bài giảng lại và
in thành sách mang tên Upanishad
1.2 Ý nghĩa Upanishad
Trang 8Danh từ Upanishad có nghĩa gốc khi mới ra đời là “thịtọa” là “cận tọa” có nghĩa là “những lời cao đẹp của giớiquyền quý” Nhưng về sau, nghĩa Upanishad có nhiều lầnthay đổi chuyển sang:
Upanishad: là bí mật hội tọa, cùng họp giảng thuyết
4 Thích Mãn Giác, Lịch sử triết học Ấn Độ, Ban Tu Thư Viện Đại học Vạn Hạnh, 1967, tr.70
Trang 9“Chân lí là một cái gì vô ngã (apaurushèya) và vĩnhcửu (nitya) Mặc khải là kết quả của sự hoạt động phối hợpgiữa thiền định của con người và ân thiên khải của Thượng
đế, tức là của cả hai phương diện khách quan và chủ quan.Shvetâshvatara Upanishad có kể rằng đạo sĩShvetâshvatara thấy được chân lí nhờ ở công phu tu trì(tapah-prabhâva) và ơn thiên khải (devaprasâda)”.6
“Upanishad thuộc vào loại tri thức mặc khải (shruti) và cómột nguồn gốc thiêng liêng Do đó nó không có một khởiđiểm thời gian (sanatâna)”.7
Tri thức có trong kinh Upanishad do các đạo sĩ khi quántưởng, lúc nhập định viết ra Đó không phải là nhữngkhoảnh khắc tri giác thông thường mà chính ở đây các đạo
sĩ đã “nhìn thấy một cách hiển nhiên” Đạo sĩ ở đây là ngườinhư thế nào? – “đạo sĩ là những người có một nhãn quanthấu thị “trực tiếp” và những chân lí thực nghiệm đượckhông phải chỉ là những kết luận hoàn toàn chủ quan Phải
có sự truyền thông, phải có cảm ứng của Thực tại kháchquan hay Thượng đế thì thực nghiệm mới thành tựu được
Đó là mặc khải Upanishad đã mô tả sự mặc khải như hơithở của Thượng đế thổi vào nhân loại “Đây là hơi thở củaĐấng tối cao, đây là Rig-Veda”.8
5 Lê Xuân Khoa, Nhập môn triết học Ấn Độ, Bộ xuất bản Giáo Dục Quốc gia, 1965, tr.126 - 127
6 6,7 Lê Xuân Khoa,Nhập môn triết học Ấn Độ, Bộ xuất bản Giáo Dục Quốc gia,
1965,tr.128
7
8 Lê Xuân Khoa,Sđd-tr.128
Trang 101.3 Cấu tạo của Upanishad
Upanishad gồm tới 200 bài kinh, hiện nay người ta còngiữ được 108 bản kinh Trong đó, người ta cho 13 kinh đầu
là cổ và đặc biệt nhất Mười ba kinh ấy là:
1. Aitareya Upanishad gốc Rig Veda;
2. Brihad âranyaka Upanishad gốc ở Yajur – Veda;
3. Chhaandogya Upanishad bắt nguồn từ Sâma –Veda;
4. Is′a Upanishad gốc ở Yajur – Veda;
5. Katha Upanishad gốc ở Yajur – Veda;
6. Kena Upanishad gốc ở Sàma – Veda;
7. Mândukya Upanishad gốc ở Atharva – Veda;
8. Mundaka Upanishad gốc ở Atharva – Veda;
9. Pras′ana Upanishad gốc ở Atharva – Veda;
10. Taitiriya Upanishad gốc ở Yajur – Veda;
11. Kaushitaki Upanishad gốc ở Rig – Veda;
12. Maitreyani Upanishad gốc ở Yajur – Veda;
13. S′vetas′vatara Upanishad gốc ở Yajur – Veda
“Trong những kinh nêu trên có hai kinh quan trọngnhất vì nó có nội dung phong phú đề cập đến vấn đề cơ bảnnhất của triết học, là kinh Brihad aarranyaka Upanishad vàChândogya Upanishad Tên của những kinh trên được đặtvới những lý do sau: Aitareya Upanishad là do lấy tên củatác giả, đạo sĩ Mahidâs Aitareya Kinh Brihad âranyakaUpanishad có nghiã là một câu chuyện dài được soạn ra ởtrong rừng Chhândogya Upanishad bắt nguồn từ chữ
“chândoga” nghĩa là người hát thánh ca Sâma Is′a
Trang 11Upanishad bắt nguồn từ chữ “sha” nghĩa là Thượng đế.Kena Upanishad là do chữ “kena” nghĩa là bởi ai KathaUpanishad là tên của một bản kinh trong Yajur – Veda.Mândukya Upanishad có lẽ là tên của đạo sĩ Mândukya,cũng có thể do chữ “mandukya” (con nhái) Vì sự giác ngộqua các giai đoạn thiền định được ví như những bước nhảycủa con nhái Mundaka Upanishad do chữ “mun” nghĩa làcạo đầu, đó là tu sĩ khất thực (sannyâsi) người đã thoát khỏi
sự mê lầm của thế gian (bằng dao cạo đầu) Riêng bộTaitiriya Upanishad có một lai lịch lạ lùng nhất: một bữa kia,đạo sĩ Yaajnavalkya giận một đệ tử, bèn đòi y phải trả lạihết những gì ông đã dạy, người học trò bèn mửa ra hết Một
số đệ tử thấy thế làm tiếc bèn biến mình thành những tittiri(con chim đa đa) và ăn hết những lời dạy đã bị mửa ra ấy.Còn kinh Prásana” Upanishad thì gồm có sáu câu hỏi, vì
“prásana” có nghĩa là câu hỏi”9
Vì kinh Upanishad xuất phát từ kinh Veda nên có thểtrình bày mối quan hệ giữa kết cấu của kinh Veda với kinhUpanishad như sau:
Samhita
s
Rig- 1. Aitareya 1. Aitareya 1. Aitareya
9 Doãn Chính, Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, Nxb Chính trị Quốc gia – sự thật, Hà Nội 2011, tr.87,88
Trang 12Veda 2. Kaushitaki 2. Kaushitaki 2. Kaushitaki
* SƠ KỲ (Trước Phật lịch)
Đệ nhất kỳ: Brhadaranyaka, Chandogya
Đệ nhị kỳ: Aitareya, Kansitaki, Taittiriya
Đệ tam kỳ: Kena, Isa
* TRUNG KỲ (Sau Phật lịch)
Trang 13Từ năm 350 đến năm 300 trước Tây kỷ: Kathaka, Mundaka,Prasna
Từ năm 300 đến năm 200 trước Tây kỷ: Svetasvatara
* HẬU KỲ
Từ năm 200 trước Tây kỷ trở lại: Maitrayan
Từ năm 1 đến năm 200 sau Tây kỷ: Manduky”10
Sự xuất hiện của Upanishad đánh dấu bước chuyển từ thếgiới quan thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học, giảithích thế giới bằng bản nguyên, chuyển từ đa nguyên sangnhất nguyên
Được biết đến là tác phẩm triết lý cổ xưa và đặc sắcnhất của nhân loại Upanishad được triết gia Schopenhauernhận định: “Những tư tưởng thâm thúy, thăng hoatoát ra từ mỗi câu văn và toàn thể pho kinh đều thấm đượmmột tinh thần thánh thiện, cao siêu và thành khẩn Khắp thếgiới không có gì lợi ích nâng cao tâm hồn con người bằngcác Upanishad Nó đã an ủi đời sống của tôi khi tôi chết11”.Trong khi các kinh Veda thiên về con đường thờ phụng, sựcầu xin phù hộ và ban phước lành của các đấng thần linh,biểu thị cho sức mạnh của thiên nhiên được nhân hình hóa,
10 Thích Mãn Giác, Lịch sử triết học Ấn Độ, Ban Tu Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh,
1967, tr.71
11 Will Durant, Lịch sử văn minh Ấn Độ, Sđd, tr 75
Trang 14hoặc tìm cách thể nhập với dấng tối cao của vũ trụ, thì cáckinh Upanishad chú trọng về tri thức tuyệt đối, bản chất đờisống tâm linh và giải thoát Cả ba đối tượng ấy thực ra chỉ
là một, vì Upanishad quan niệm rằng Biết tức là Giải thoát,
mà muốn Biết, con người cần phải thực nghiệm tâm linh,tức là sống một cuộc đời thoát tục và thiền định
“Upanishad cổ được so sánh như tác phẩm của Homère màđồng thời cũng mới như học thuyết của I Kant.”12
Bản chất của Thực tại tuyệt đối là một thế lực vô giớihạn không thể định tính đầy đủ được Chỉ biết thực tại ấyduy nhất và chủ quan, do đó có thể tạm mệnh danh là Ngã
Do ý muốn riêng của mình, Ngã sáng tạo ra Chất và Năngtức là hai Nguyên lý Âm, Dương Chất và Năng hòa hợp tạothành muôn loài trong vũ trụ Kinh Brihad âranyakaUpanishad nói về Ngã và sự sáng tạo như sau: “Lúc khởithủy, thế giới này chỉ là Ngã mang hình người Nhìn chungquanh mình, Ngã không thấy có gì khác hơn là mình Ngãbèn nói lời đầu tiên: “Ta hiện hữu” Do đó có danh xưng ngôithứ nhất là Ta…”13
Và từ đó “Upanishad nhấn mạnh vào sự đồng nhất giữaNgã sáng tạo và vạn vật Chất và Năng không phải là nhữngthực tại biệt lập, tự sinh tự hữu mà chỉ là những tạo vật củaNgã nguyên thủy, duy nhất Bởi thế vạn vật cũng chỉ là
12 Doãn Chính, Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2011, tr.86
13 Lê Xuân Khoa, Sđd, tr.131 - 132
Trang 15Danh (nâma) và Sắc (Rùpâ) Mọi ý tưởng phân biệt của conngười, óc vị kỷ, lòng ham muốn tài sản và lạc thú, tất cảđều do sự ngu muội ràng buộc của con người với cuộc sốngluân hồi và xô đẩy con người xa lìa Thực tại.
Thực tại hay Ngã là nguyên do của sáng tạo, là bản chấtnội tại của vũ trụ và muôn loài, ở ngoài tất cả mọi giới hạncủa thời không và nhân quả, ở trên tất cả mọi tầm nhậnthức của trí tuệ Đó mới chính là Thượng đế Tất cả các thầnlinh mà người ta vẫn tôn thờ chỉ là những thể hiện của cácthế lực phát xuất nơi Thượng đế duy nhất tối cao”14
Với tuyên bố: “Người nhận biết được Brahman (tức là
giải thoát, đạt đến bất diệt) là người chăm lo hoạt động”15Thế nhưng hoạt động được nói đến ở đây chính là “hoạtđộng vô cầu” chứ không phải là những hoạt động tầmthường mang tính vụ lợi vật chất hay tinh thần Mấu chốtcủa “hành động vô cầu” là “làm việc thế gian, dù là làm bổnphận hay hưởng thụ, nếu có tính cách hồn nhiên, không tự
tư tự lợi, không quyến luyến đam mê thì đó chính là nhữnghành động vô cầu Quan niệm ấy diễn tả đúng như tư tưởng
“Vô vi nhi bất vô vi” trong Đạo giáo, hoặc như “Phật phápbất ly thế gian pháp” trong Phật giáo Thiền tông”16
14 Lê Xuân Khoa, Sđd, tr 133
15 15,16 Lê Xuân Khoa, Sđd, tr.137
16
Trang 16Những người đi tìm chân lý có thể được giác ngộ bằnghai con đường khác nhau: con đường tri thức của nhữngngười suy tưởng và con đường hành động vô tư của nhữngngười hoạt động.Tri thức ở đây tức là tri thức về Brahman(Brahma-vidyâ), Thực tại tuyệt đối ShvetâshvataraUpanishad nói: “ Những ai biết được Ngài (Brahman) sẽ trỏthành bất tử “Chỉ có trực giác là một cảm ứng trực tiếp vớiThiêng liêng, thực hiện sự đồng nhất giữa tiểu ngã (âtman)
và đại ngã (brahman) mới là cái Biết thật sự, giải thoát conngười ra khỏi vòng sanh tử luân hồi Như thế, cái Biết thực
sự này còn khác với những tri thức do trí tuệ tư duy và giácquan ở chỗ không có sự phân biệt giữa chủ thể và kháchthể, giữa năng tri và sở tri Chính óc phân biệt là nguồn gốccủa mọi sai lầm, càng ngày càng đẩy con người vào vòngluẩn quẩn của những ý niệm lưỡng nguyên đối đãi”17
Chương 2
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRONG UPANISHAD
sự minh định cho huyền học – Brahman.
Trong các Upanishad đã cho thấy rằng con ngườikhông còn say mê, ca tụng và phụ thuộc vào tự nhiên nữa,người Ấn Độ muốn vươn mình vượt ra khỏi sự ảnh hưởngcủa các vị thần, nhằm tách các vị thần ra khỏi tự nhiên đểdùng lý trí của con người để giải thích tự nhiên, nhằm hiểu
17 Lê Xuân Khoa, Sđd, tr.140
Trang 17nó, để khẳng định sức mạnh của con người Trả lời câu hỏi
về bản thân con người, về các giá trị đạo đức và nhân sinh,
về bản chất và giá trị của mình bằng tri thức triết học, bằng
sự suy lý trí chứ không phải xuất phá từ tôn giáo để từ đótỉm ra nguyên nhân của nỗi khổ là vì đâu và con đường nào
để giải thoát nó Đây là vấn đề trọng tâm trong cácUpanshad Giải thích về vấn đề này, thì các Upanishad chorằng về bản chất con người đồng nhất với vũ trụ tối cao,cho nên con người trường tồn vĩnh viễn, bất tận, nhưng docon người có thể xác nhục dục, với những ham muốn đãlàm cho con người tách khỏi chân bản tướng của mình, táchkhỏi bản thể chân thật, tuyệt đối đó Người Ấn Độ cho rằngbản thể chân thật tuyệt đối nhân hậu đó chính là thần sángtạo Brahman và nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho conngười nhận biết được bản thể đó và quay về với nó
“Tinh thần vũ trụ tối cao” - Brahman trong Upanishad
là lời giải đáp cho câu hỏi “Cái gì là thực tại đầu tiên tối caoduy nhất, là căn nguyên của tất cả mà khi nhận thức được
nó, người ta sẽ biết được cả vũ trụ”18 và có thể giải thoátđược linh hồn con người khỏi nỗi khổ của cuộc đời?
Brahman có nghĩa là cái toàn tri, toàn năng, là nguyên
lý cấu tạo nên và chi phối vũ trụ, là nguyên nhân của hếtthảy sự sống Nó là “cái do đó mọi vật sinh ra, cái nhờ đó
18 Doãn Chính, Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2012, tr.62
Trang 18mọi vật sinh trưởng, cái trong đó mọi vật nhập vào sau khitiêu tan, cái đó chính là Brahman”19.
“Brahman xuất phát từ căn tự “brah” có nghĩa là “vươnlên”20, phát triển, tiến hóa, ý nói đến một thực tại tuyệt đốitối cao vĩnh hằng và bất diệt Giống như Shankara bảoBrahman là “tinh khiết, hằng cửu” Madhva lại bảo Brahman
là một Đấng toàn thiện Trong cuốn Mundaka
điều kiện gọi là Brahman là vô cùng Sự vô cùng phát sinh
từ cõi vô cùng Sau đó thông qua kiến thức, nhận ra được sự
vô hạn của cõi vô cùng, nó vẫn là cõi vô cùng duy nhất
Trong Rig-Veda, Brahman là lời cầu nguyện linh thiêng,nối tiếp kẻ cầu nguyện với Đấng tối cao Trong cú nghĩa(brâhmana), Brahman trở thành cái nguyên lý tối sơ và caiquản vũ trụ: “Không có gì lâu đời và rực rỡ hơn Brahman”.Đến Upanishad thì Brahman có nghĩa là trí tuệ thiêng liêng(Veda), là cái nguyên lý sáng tạo của toàn thể vũ trụ và vạnvật Radhakrishnan giải thích rằng: “Tiếng đó (brahman) gợicho ta thấy một mối liên hệ căn bản giữa tinh thần khaokhát hướng thượng của con người với tinh thần của vũ trụ.Mong muốn thực tại tức là ta đã biết được thực tại một phầnnào Nếu ta không biết gì về thực tại thì tại làm sao ta lại cóthể nói là có thực tại mà ta đang mong biết đến? Vậy nếu ta
19 The Upanishad, Vol 4, “Chhândogya Upanishad VI”, 2,1Bonanza Books, New York,
1959, p.67
20 Doãn Chính, Lịch sử triết học phương Đông, Sđd, tr.63
Trang 19biết có thực tại thì chính là vì thực tại tự biết ở trong ta.Tấm lòng khao khát Thượng đế, cái cảm tưởng rằng mìnhđang phải sống một kiếp lưu đày, những cái đó làm chochúng ta thấy có Thượng đế ở trong ta Mỗi cố gắng tâmlinh diễn tả sự tiến triển của một sự hiểu biết nửa chừngđến chỗ sáng tỏ Thực nghiệm tôn giáo là một bằng chứngthể hiện của thiêng liêng Trong những giây phút xuất thần,chúng ta có cảm tưởng rằng có thực tại cao cả, lớn lao ởtrong ta, mặc dầu ta không thể nào mô tả được…Không thểbảo rằng thực nghiệm tôn giáo là chủ quan Thượng đế chỉ
có thể nhận biết và thực nghiệm được do chính hành độngcủa Ngài Nếu ta nhận thức được Brahman thì chính là nhờ
đó ở sự hoạt động của Brahman ở trong ta
Brahman hay là Đại ngã là thực tại duy nhất, tuyệt đối,tối cao, vĩnh viễn, vô hình, vô danh, vô sắc, là bản chất củatất cả, xâm nhập và bao trùm tất cả, ở ngoài giới hạn khônggian và thời gian Brahman được viết trong kinhChhândogya Upanishad: “Đầu tiên, nguyên thủy chỉ có mộtthực tại duy nhất không hai Cái nguyên thủy, đầu tiên làcái không tồn tại, là duy nhất chỉ duy nhất, không hai, và từcái không tồn tại đó, tồn tại được sinh ra”21 Cụ thể
“Chhândogya còn miêu tả một cách khó hiểu là “Tajjalàn” –
là (tat), mà từ đó thế giới sinh ra (ja), là nơi mà thế giớiquay về (la) và nhờ đó mà Brahman được xác nhận và tồn
21 The Upanishad, Vol 4, “Chhândogya Upanishad VI”, 2,1Bonanza Books, New York,
1959, p.294
Trang 20tại”22 Trong Taittiriya, Brahman được định nghĩa là nơi vạnvật sinh ra, nhờ đó mà vạn vật tồn tại và nơi mà vạn vậtđược hút lại “Tồn tại chân lý là Brahman tối cao, còn gọi là
“Tồn tại vĩnh hằng”, không sinh, không diệt, vừa xuyên suốtlại vừa nằm ngoài giới hạn của thế giới đó (“gọi là ngoài giớihạn bởi vì thao thực chất bí ẩn mà nói nó không bao giờxuất hiện”23
Brahman được ví như nguồn sáng của mọi ánh sáng và
nó có mặt ở khắp mọi nơi, “Brahman là cái ở đằng trước,Brahman là cái ở đằng sau, Brahman là cái ở đằng sau,Brahman là cái ở bên phải, Brahman là cái ở bên trái,Brahman ở chót vót trên caovaf ở tận cùng đáy sâu.Brahman là cái vĩ đại nhất”24 Brahman không có một hìnhthù nào xác định mà “Brahman không lớn, không nhỏ,không ngắn, không dài, không rực rỡ, không tối tăm, khôngmùi, không vị, không mắt, không tai, không tiếng nói, không
hơ thở, không trong không ngoài, không bị tiêu hủy.Brahman là cái vô hình và không thể nắm bắt, không thểlấy gì tỷ nghĩ và không màu sắc, lại không mắt không tai,không chân nhưng hằng hữu như cái không có chỗ nàokhông thấu khắp cả và cái không thể sờ đụng, cái không ởđâu không có nó… như tử cung sinh vạn vật”.25
22 Chandradhar Sharma, Ph.D, Triết học Ấn Độ, Dịch Nguyễn Kim Dân, Nxb tổng hợp TP.Hồ Chí Minh – 2004, tr.28
23 M.T.Stepaniants, Triết học phương Đông, Trần Nguyên Việt dịch, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội – 2003, tr.26
25
Trang 21“Người là Linh hồn sáng chói và là Purusha không cóhình thức rõ rệt, không do ai tạo ra cả và tồn tại cả ở bêntrong và bên ngoài Người hoàn toàn không sinh khí, khôngtrí tuệ, tinh khiết và cao hơn cả Đấng bất diệt tối cao”26.Hình tượng Brahman được xây dựng rất phong phú lại mang
vẻ huyền bí trong các Upanishad: Những cái mà người takhông thể dùng lời để diễn tả được, nhưng nhờ đó mà cóngôn ngữ Chính cái ấy là Brahman chứ không phải là Đấng
mà con người thờ phụng ở cõi đời này Đấng mà người takhông thể tư duy được bằng trí tuệ tức người ta không thểlấy “phàm thức” mà tưởng nghĩ được, nhưng nhờ Ngài màtrí tuệ tư duy, chính đấng ấy mới là Brahman chứ khôngphải là đấng mà người ta thờ phụng ở cõi đời này Đấng màcon mắt không thể trông thấy được nhưng nhờ Ngài mà mắttrông thấy mọi vật, chính đấng ấy mới là Brahman chứkhông phải là đấng mà người ta thờ phụng ở cõi đời này
Đấng mà tai không thể nghe thấy được, nhưng nhờ Ngài
mà tai nghe được mọi sự, chính đấng ấy mới là Brahmanchứ không phải là đấng mà người ta thờ phụng ở cõi đờinày
Đấng mà không thể thở được bởi đời sống, nhưng nhờNgài mà đời sống biết hít thở sinh khí, chính đấng ấy mới làBrahman chứ không phải là đấng mà người ta thờ phụng ởcõi đời này
26Doãn Chính, Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, Sđd,tr.168
Trang 22“Nguyên lý sáng tạo không phải là vật chất và không thểtìm thấy trong vật chất Nguyên lý ấy là brahman siêu việt
và tự tại”27
Brahman là “Tinh thần sáng tạo vũ trụ tuyệt đối tốicao”, là linh hồn của thế giới, là nguồn sống của tất cả “Từngười đã sinh ra tất cả pràma, trí tuệ và các cơ quan cảmgiác, tinh khí àkàsá, không khí, lửa, nước, và đất, cái nuôidưỡng tất cả” “Không có gì lâu đời và rực rỡ hơn Brahman”
“Nó là bản chất nội tại của tất cả, là căn nguyên của tất cảnhưng không phải là một cái gì đó cụ thể cảm tính, nhưngcũng không phải là cái gì đó tuyệt đối hư vô Mọi sự vật,hiện tượng có hình tướng, danh sắc, thiên hình vạn trạng,luôn, luôn biến đổi từ dạng này sang dạng khác, kể cả conngười đều toát ra từ “tinh thần vũ trụ tối cao”, là sự biểuhiện khác nhau của “Tinh thần vũ trụ tối cao” và hòa nhập
về với nó sau khi tiêu tan Kinh Taittiriya Upanishad viết :
“Cái do đấy mọi vật sinh ra, cái nhờ đó mọi vật tồn tại, vàcái nhờ đó mọi vật trở về sau khi tiêu tan Con người hãy tựtìm hiểu lấy, cái đó chính là Brahman” 28
“Brahman không phải chỉ là một tuyệt đối trừu tượng.Brahman là tất cả vạn vật Ta có thể phân tách Brahman ở
ba thực thể : Tuyệt đối, Đấng sáng tạo và Thực thể nội tại ởthế gian Đó không phải là những thực thể biệt lập, trái lại
27Lê Xuân Khoa,Sđd, tr.154
28 Doãn Chính, Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2012,tr.64
Trang 23được ràng buộc với nhau bằng một sự liên tục hợp lý Phải
có tuyệt đối mới có sáng tạo, có sáng tạo mới có trú ngụ”29 Tuy nhiên, càng cố gắng định nghĩa và định tínhbrahman bao nhiêu ta lại càng cảm thấy bất mãn bấynhiêu Càng mô tả càng thấy Brahman phong phú, càngthấy mọi sự mô tả đều thiếu sót Rốt cuộc người ta lại phảitrở về nhận định là brahman không thể mô tả được,Brahman cần phải được thực hiện”30
“Mândùkya Upanishad có nói tới một phương phápthực hiện Brahman được coi là minh bạch và chân xác nhất.Theo phương pháp ấy, brahman có thể được thực hiện ởtrong bốn trạng thái (avasthâ): thức (jâgrat hay vishva),mộng (svapna hay taijasa), ngủ say không mộng ( sushuptihay prâjna) và ý thức tâm linh ( turiya) chân như, bất biến.Trong trạng thái Thức, tự ngã thể hiện qua những đối tượngbên ngoài, của giác quan và có những sự hưởng thụ thấpkém; trong trạng thái Mộng, tự ngã thể hiện trong một thếgiới ảnh tượng và có sự thực nghiệm tế nhị; trong trạng tháiNgủ say không mộng, tự ngã trở nên thuần nhất, khôngphân biệt khách thể và chủ thể, chỉ có sự yên vui, thanhthản Trong trạng thái này, tinh thần vượt ra khỏi các ảnhtượng ý niệm và dục vọng, tạm thời đồng nhất với brahmantoàn phúc Tuy nhiên, Mândùkya Upanishad vẫn chưa thỏa
29 Lê Xuân Khoa,Sđd, tr.153,154
30 Lê Xuân Khoa,Sđd, tr.156
Trang 24mãn với trạng thái này vì giấc ngủ say vẫn có thể bị ngộnhận như một trạng thái vô thức tuyệt đối Bởi thế mới cótrình bày thêm trạng thái thứ tư là trạng thái ý thức trựcgiác thuần túy (turiya), hoàn toàn vượt ra khỏi thế giới ảnhtượng và ý niệm lưỡng nguyên, thực sự đồng nhất chủ thể(âtman) và khách thể (brahman) Trong giấc ngủ say, tinhthần trú ngụ ở một nơi cách biệt hẳn đời sống biến đổi củagiác quan và đồng nhất với thực tại brahman Nhưng trạngthái ấy mới chỉ diễn tả được phương diện tiêu cực của giảithoát Phải đợi đến trạng thái turiya mới thấy thể hiện đượckhía cạnh tích cực của giải thoát, thể hiện được cái tínhcách tiêu cực của trạng thái ngủ say “Turiya chẳng phải làcái khả năng nhận thức về nội giới hay ngoại giới hay cảhai, chẳng phải là ý thức, cũng chẳng phải là phi ý thức.Turiya không thể thấy được, không thể mô tả được, khôngthể nắm bắt được, không thể tư duy, không thể gọi tên.Turiya là bản chất của ý thức về tự ngã duy nhất, nơi mà tất
cả muôn vật trong thế giới đều trở về, yên vui, thanh tĩnh,không hai”
Định nghĩa này khiến chúng ta liên tưởng đến lời Lão
Tử xác định bản tính của thực tại (Đạo):
Nhìn mà không thấy nên gọi là DI (không màu sắc)
Lắng tai mà không nghe nên gọi là HI (không
âm thanh)
Trang 25Nắm bắt mà không được nên gọi là VI ( không hình tướng)
Lại nói:
Vạn vật cùng xuất hiện
Ta lại thấy chúng trở về gốc
Ôi, mọi vật nảy nở mạnh mẽ
Nhưng đều trở về cội rễ của chúng
Trở về cội rễ gọi là Tịnh (yên nghỉ)
Thế gọi là Phục Mệnh (trở lại bản thể tự nhiên)
Phục Mệnh gọi là Thường (bất biến, bất diệt)
Đạo trong Đạo đức kinh thực chẳng khác gì Brahman trongUpanishad vậy”31
Trong nhiều thế kỷ trong khi các triết gia tiếp tục tranhluận về Brahman, dân chúng vẫn tiếp tục sùng phụng cácthần linh của họ Do chịu ảnh hưởng các huyền thoại vềthần linh trong các tác phẩm sử thi, thần giáo Ấn càng ngàycàng phổ biến và được nhiều người chấp nhận, ngay cả cáchọc giả và các triết gia cũng vậy, họ bắt đầu đưa ra những
31 Lê Xuân Khoa,Sđd, tr.156,159
Trang 26quan điểm mới và cách giải thích mới về Thượng Đế, vềthực tại tối cao.
Tuy nhiên, làm thế nào để nhận thức được “Bản thểtuyệt đối tối cao – Brahman”? Trả lời cho câu hỏi trênUpanishad đã phân chia sự nhận thức của con người thànhhai trình độ hiểu biết khác nhau: trình độ nhận thức ở bậc
hạ trí (aparâ – vidya) và trình độ nhận thức ở bậc thượng trí(parâ – vidya) hay “minh giác siêu việt” Đó là con đườngđưa con người đến với Brahman
“Hạ trí là tri thức phản ánh thế giới sự vật hiện tượng,
cụ thể, hữu hình, hữu hạn, thường biến của thế giới hiệnthực mà về thực chất, chỉ là sự biểu hiện khác nhau của
“Tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman, như những ngon songkhác nhau của cùng một thực thể duy nhất đó là nước vậy
Nó gồm các tri thức như khoa học thực nghiệm, ngữ pháp,ngữ âm học, luật học, phép tụng niệm, sách nghi thức, thiênvăn học và cả “tứ Veda” gồm Rig – Veda, Sàma – Veda, Yajur– Veda; Atharva – Veda, đều thuộc trình độ ở bậc hạ trí
Thượng trí là trình độ nhận thức vượt qua tất cả thếgiới sự vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường biến nhưgiả tưởng này, để nhận thức một thự tại chân thật, tuyệt đốitối cao, duy nhất, bất diệt (akshara) Kinh MundakaUpanishad viết: “Cái mà biết một nó là biết cả vũ trụ này làcái gì?” Người trả lời: “Ngươi phải có hai loại minh giác nhưnhững bật minh giác phạm thể đã dạy – là minh giác siêu
Trang 27việt và minh giác hạ tầng Hạ tầng là Rig – Veda, Yajur –Veda, Sâma – Veda, Atharva – Veda, phép tụng niệm, sáchnghi thức, văn phạm, giải thích về ngữ nguyên vớ vận luậtcùng thiên văn học Rồi đến cái siêu việt làm cho cái bất dibất dịch được tri lượng” Thượng trí là: “Cái nhờ đó mà người
ta biết được cái gì chưa biết mà cũng như học rồi, chưa từnghiểu mà cũng như đã hiểu rồi… Cũng như chỉ nhờ biết nắmđất sét mà người ta nghĩ đến tất cả những gì làm bằng đấtsét…” Tuy nhiên hạ trí cũng có vai trò và công dụng của nóđối với nhận thức Nó là phương tiện cần thiết đưa người tađến trình độ nhận thức ở bậc thượng trí.”32 Điều cần là phảinhận biết rằng giá trị thực sự của nó vẫn chỉ là phương tiệnkhông thể lầm với cứu cánh, như lời Đức Phật đã dạy: “Chớlầm ngón tay chỉ mặt trăng với mặt trăng”
Nhưng một cách dễ hiểu nhất trong Upanishad Brahman
là “toàn thể vũ trụ”, là nguyên nhân của vạn vật Vạn vậttrong thế giới được bao trùm trong không gian, không gianlại được bao trùm trong cái bất biến là Brahman, gồm cảmọi vật đang hiện hữu và mọi khả năng tiềm ẩn của conngười
những uyên nguyên Chân ngã – Atman.
Tôi là ai và vị trí của tôi trong thế gian là gì? Vấn đề tìmhiểu tự ngã đã có mặt từ khi con người hiện hữu trong thế
32 Doãn Chính, Lịch Sử Triết học phuong Đông, Sđd – tr.92-93
Trang 28giới này, và người Ấn cũng có nhiều suy tư đặc sắc về vấn
đề này Người Ấn cho rằng điều quan trọng nhất là phảiphân biệt chân ngã và bản ngã nghiệm sinh, tức là bản ngãtồn tại trong thế giới hiện tượng Bản ngã nghiệm sinh baogồm thân xác vât chất, thân xác này bao gồm các nguyên
tố thô lậu (đất nước, ánh sáng , gió và không khí), và thânxác tinh vi gồm các sinh khí, các cơ quan điều khiển sự hoạtđộng, các cơ quan tri thức trí tuệ, trí năng Bản ngã hiệnsinh này có vẻ hoàn toàn thực hữu, một “cái tôi” thực sự vì
nó mang đầy đủ các đặc điểm thân xác và các đặc điểmtinh như nhân cách thói quen, cách suy nghĩ
Minh triết Ấn Độ không đồng ý như vậy Chân ngãkhông thể là bản ngã nghiệm sinh: chân ngã là Atman vĩnhcửu, không có hình dạng và trong bản chất sâu thẳm nhấtAtman cũng chính là Brahman
Kinh văn Upanishads mô tả sáng thế dựa trên mô hìnhthế giới được tạo thành từ một thực thể thiêng liêng TrongBrihadaranyka Upanishads viết về Atman như sau:
“Thoạt đầu thế giới là Linh hồn (Atman) cô độc tronghình dạng của con người Nhìn xung quanh hắn chẳng thấy
ai khác ngoài chính mình Thoạt tiên hắn nói: “Tôi là ”Thật
sự hắn chẳng có niềm vui gì Người cô độc thì chẳng có gìvui thú Hắn muốn có người thứ hai Thật sự thân thể hắn tagồm một người đàn bà và đàn ông đang ôm nhau Hắn làmcho thân mình tự tách ra thành hai mảnh Như vậy là cóchồng và có vợ Hai người giao hợp với nhau Con người
Trang 29được tạo ra Vợ hắn biến thành con bò cái, hắn thành con
bò đực Hai con bò lại giao hợp lại sinh ra các bò con Vợhắn biến thành con dê cái còn hắn biến thành con dê đực,hai con dê lại giao hợp và đẻ ra một bầy dê con Cứ thế hắntạo ra tất cả muôn loài, kể cả loài kiến Hắn biết rằng :
“Chính ta thực sự là toàn thể tạo vật , vì tất cả đều xuấtphát từ bản thân ta””33
Atman là một thực thể cô độc nguyên thủy Văn bảnnày và nhiều văn bản khác kể rằng thực thể nhất nguyênnày khao khát phồn tạp, và tạo ra vô số hình dạng trong thếgian khi đang lên cơn sôi sục khát vọng, tất cả mọi hìnhdạng sự sống đi vào thế gian và trở thành thế giới tạo vật.Thế gian thì có vô số hình thái nhưng thật ra chỉ có mộtnguồn uyên nguyên duy nhất tồn tại trong tất cả vạn vật.Toàn thể vũ trụ vũ như vậy là sự tiến hóa từ một thực thểBrahman nguyên thủy
Vậy nên, “Tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman biểu hiệntrong con người và chúng sinh là linh hồn cá nhân bất diệt(Atman) Cơ thể, nhục thể chỉ là cái vỏ bọc của linh hồn, lànơi hiện thân của linh hồn bất tử Hay nói cách khác, linhhồn cá biệt chỉ là một bộ phận của cái toàn bộ, là tinh thần
vũ trụ tối cao, như tia nắng của ánh nắng mặt trời Brahman
là cái ngã vũ trụ đại đồng, còn Atman là cái ngã cá nhân.Brahman chỉ có một, Atman là số nhiều, nhưng cái nhiều ấy
33 Theodore M Luding, Những con đường tâm linh phương Đông phần I – Các tôn giáo khởi nguyên từ Ấn Độ, Dương Ngọc Dũng, Nguyễn Chí Hoan, Hà Hữu Nga dịch, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2000, tr.188
Trang 30chỉ là giả tưởng vì bản chất cả hai chỉ là một Chúng chỉkhác nhau về sự thể hiện mà thôi Tinh thần thế giớiBrahman (đại ngã) tựa như đại dương mênh mông, còn linhhồn cá biệt hay tự thể (Atman hay tiểu ngã) của hết thảychúng sinh tựa như những đợt sóng của đại dương”34.
“Từ ngữ atman do tự căn an có nghĩa là “thở” Hơi
thở là nguồn gốc của sự sống Bởi đó Atman có nghĩa lànguyên lý của đời sống mà không phụ thuộc vào đời sống.Atman là cái gì còn tồn tại khi tất cả thân xác vật chất vàđời sống tinh thần ( giác quan, trí tuệ, tình cảm) đều tiêutan Vì thế Atman không thể bị giới hạn trong những hìnhthức biến đổi vô thường của đời sống Cũng như Brahman làcái bản chất thanh tịnh bất biến của vũ trụ tuần hoàn,Atman là cái thực tại nền tảng ở mỗi cá nhân”35
“Sankaràchàrya trích một câu thơ cổ bao nhiêu hàm những
ý khác nhau của từ Atman Câu thơ nói rằng, Atman là cáingập tràng khắp nơi; là chủ thể và hiểu biết, trải nghiệm vàsoi rọi các khách thể; nó bất tử và luôn luôn bất biến”36
Bổ túc tiếp nữa cho “nguyên lai ý nghĩa của “Atman”
là hơi thở, tiếp đó lại có nghĩa là sinh khí, sau chuyển sangnghĩa là thể vật, là thân thể, là thân hình, cho nên “Atman”mới hợp với nguyên lý Balamon rằng thần Brahma chủ tể
34 Doãn Chính, Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Sđd, tr.114
35 Lê Xuân Khoa, Sđd, tr.159
36 Chandradhar Sharma, Ph.D, Triết học Ấn Độ, Nguyễn Kim Dân dịch, Nxb tổng hợp
TP Hồ Chí Minh – 2005, tr.21
Trang 31cũng từ chỗ vô hình mà trở thành có sinh khí, rồi từ chỗ cósinh khí, mà cấu tạo nên vạn vật Nói một cách khác triết lýthì trong cái vạn vật ấy có “bản thể” của từng cá thể (tựngã, tự kỷ), và trong mỗi bản thể có “linh hồn” mà linh hồnchính là cái “huyền cơ giao cảm giữa Thần và Vật”37
“Tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman tựa như một đạidương mênh mông, còn tự thể Atman – của con người vàhết thảy các chúng sinh được ví như những đợt sóng củabiển cả “Những đợt sóng có hàng muôn triệu và mỗi consóng tựa hồ như có một cá tính riêng của mình” Có lẽ chínhAtman cái làm nên cá tính riêng ấy nó giúp cho cái toàn thểBrahman trở nên đa dạng, phong phú, muôn hình muôn vẻ.Mỗi cá thể chúng sinh đều là những Atman khác nhau vềhình thức biểu hiện, thế nhưng về thực chất chúng đều làmột thể “duy nhất, tối hậu”, đó đều là nước của đại dươngmênh mông cả
Nếu Brahman là bất diệt tối cao vô thượng thì Atman
là bản thể chính yếu trong con người Hành động là nănglực sáng tạo khiến cho phù sinh hiện hữu “Tự ngã (Atman)không sinh ra, không chết đi…Atman nhỏ hơn cái nhỏ nhất,lớn hơn cái lớn nhất, là cái tiềm ẩn trong lòng tất cả chúngsinh Nó tự sinh ra, tồn tại mãi mãi, trường tồn cổ xưa Nókhông bị giết chết khi thân xác bị giết chết”38 Chính vì vậy,thân xác này chỉ là vật chất vô thường và là nơi trú ngụ tạm
37 Thích Mãn Giác, Sđd, tr 76-77
38 38,39 Doãn Chính, Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đai, Sđd, tr 116 - 117
Trang 32thời của tự ngã vô hình, bất tử Chừng nào tự ngã còn ởtrong thân xác thì tự ngã cũng có vẻ sinh hoạt theo sự xấu,
sự tốt, sung sướng và đau khổ Nhưng thật ra, tự ngã ở trênhết mọi hoàn cảnh đối nghịch… Chân ngã vô hình cũng trúngụ trong những thân xác vật chất hữu hạn Khi thân xácchết, Tự ngã lại trở về hợp nhất với Đại ngã ( Brahman ) vôcùng
“Brahman là ai? Atman là ai? Và thế nào là hành động vôthượng tối cao, thế nào là cõi sống vật chất? Thế nào làsống hiền thân? – Brahman là bất diệt tối cao vô thượng,Atman là bản thể chính yếu trong con người Hành động lànăng lực sáng tạo khiến cho phù sinh hiện hữu” “Tự ngã(Atman) không sinh ra, không chết đi…Atman nhỏ hơn cáinhỏ nhất, lớn hơn cái lớn nhất, là cái tiềm ẩn trong lòng tất
cả chúng sinh Nó tự sinh ra, tồn tại mãi mãi, trường tồn cổxưa Nó không bị giết chết khi thân xác bị giết chết”39
Từ đó có thể tóm lại tính vĩnh hằng và bất diệt củaAtman như sau: Nó không đổi, tính biến đổi của thế giớixung quanh cũng không ảnh gì đến nó Thể xác được sinh
ra, lớn lên, già đi và bị chết, song điều đó không xảy ra vớiAtman Sau cais chết của thể xác, nó lưu tạm một thời giantrong cái “vỏ bọc thể xác mong manh” để rồi sau đó lại biểuhiện ra trong thế giới – bằng ánh đầu thai Atman có thẻ duhành rất lâu từ một thân hình này sang một thân hình khác.39
Trang 33Song nó luôn là nguyên lí bất biến, nội tại, vốn có và khôngliên quan đến những biến thái của thân hình.
Atman chứa đầy yếu tố mà những đặc điểm đó mang tínhthần như Brahman:
Chân ngã Atman không bị tội lỗi làm nhơ nhuốc,không bị tổn hại vì tuổi già, đau khổ hay sự chết; không baogiờ đói, không bao giờ khát Tự ngã không ham muốn gì vìluôn luôn đầy đủ Người nào nhận biết được Atman, sẽ làchúa tể của tất cả mọi thế gian, trở nên bất tử và đạt đượchạnh phúc viên mãn
Atman là đấng đại trí tuệ (Praijanagnana) thì khôngphải Ngài chỉ ở trong hay ngoài vạn vật thế gian, mà Ngài
có ở cùng khắp cả
Atman là đấng mà không một quyền năng nào pháhoại nổi, không một vật ô uế nào bôi vào được, không mộtmàu sắc nào nhuộm thắm vào hết
Cũng cho một sự diễn dãi về Atman rằng “từ vạn vật(trong đó có con người) có linh hồn, vạn vật thì đứng trong
vũ trụ, vũ trụ đứng trong Tạo Hóa, mà Tạo Hóa từ chỗ vôhình trở thành hữu hình do sinh khí của Atman tạo nên
“Thân xác này chỉ là vật chất vô thường và là nơi trúngụ tạm thời của tự ngã vô hình, bất tử Chừng nào tự ngã
Trang 34còn ở trong thân xác thì tự ngã cũng có vẻ sinh hoạt theo sựxấu, sự tốt, sung sướng và đau khổ Nhưng thật ra, tự ngã ởtrên hết mọi hoàn cảnh đối nghịch… Chân ngã vô hình cũngtrú ngụ trong những thân xác vật chất hữu hạn Khi thânxác chết, Tự ngã lại trở về hợp nhất với Đại ngã ( brahman )
vô cùng”40
Và “về bản thể của Brahman hay Atman là cái bản thể
ấy, theo Upanishad, không phải là một cái gì tuyệt đối trừutượng, hư vô như Bradley đã lầm tưởng: “Không ràng buộcliên quan đến cái gì thì là hư không” (to be free fromeverything is to be nothing)…bản chất của tự ngã chính làmột nguồn sống thực sự, một ý nghĩa đại đồng linh hoạthiện thực, vừa tự tại vừa sinh thành như Hegel nói “ être ensoi et pour soi” Đó là một thực tại thuần nhất mà phức tạp,tiêu cực mà tích cực, vừa là chủ thể vừa là khách thể Thựctại ấy vô hạn nhưng là nền tảng của tất cả mọi hữu hạn Nóinhư Mundaka Upanisahd, tự ngã vô hình, vô chất nhưng lànguồn phát sinh ra vũ trụ, thần thánh và muôn vật trong vũtrụ Hoặc có thể mượn lời Nghiêm Phục: “Vô bất chân vô”(cái Không chẳng thực sự là hư không”41
Atman là tiếng nói bên trong, đặc biệt của con người.Thế nhưng, phần lớn tiếng nói đó lại không nghe được, nóhòa vào sự ngổn ngang của công việc hằng ngày Nó cũng
là chủ nhân điều hành bên trong,luôn theo dõi các cơ quan
40 Lê Xuân Khoa, Sđd, tr 162
41 Lê Xuân Khoa, sđ d, tr.62 - 63