Lê Xuân Khoa,Sđd, tr.156,

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 25 - 27)

quan điểm mới và cách giải thích mới về Thượng Đế, về thực tại tối cao.

Tuy nhiên, làm thế nào để nhận thức được “Bản thể tuyệt đối tối cao – Brahman”? Trả lời cho câu hỏi trên Upanishad đã phân chia sự nhận thức của con người thành hai trình độ hiểu biết khác nhau: trình độ nhận thức ở bậc hạ trí (aparâ – vidya) và trình độ nhận thức ở bậc thượng trí (parâ – vidya) hay “minh giác siêu việt”. Đó là con đường đưa con người đến với Brahman.

“Hạ trí là tri thức phản ánh thế giới sự vật hiện tượng, cụ thể, hữu hình, hữu hạn, thường biến của thế giới hiện thực mà về thực chất, chỉ là sự biểu hiện khác nhau của “Tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman, như những ngon song khác nhau của cùng một thực thể duy nhất đó là nước vậy. Nó gồm các tri thức như khoa học thực nghiệm, ngữ pháp, ngữ âm học, luật học, phép tụng niệm, sách nghi thức, thiên văn học và cả “tứ Veda” gồm Rig – Veda, Sàma – Veda, Yajur – Veda; Atharva – Veda, đều thuộc trình độ ở bậc hạ trí.

Thượng trí là trình độ nhận thức vượt qua tất cả thế giới sự vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường biến như giả tưởng này, để nhận thức một thự tại chân thật, tuyệt đối tối cao, duy nhất, bất diệt (akshara). Kinh Mundaka Upanishad viết: “Cái mà biết một nó là biết cả vũ trụ này là cái gì?”. Người trả lời: “Ngươi phải có hai loại minh giác như những bật minh giác phạm thể đã dạy – là minh giác siêu

việt và minh giác hạ tầng. Hạ tầng là Rig – Veda, Yajur – Veda, Sâma – Veda, Atharva – Veda, phép tụng niệm, sách nghi thức, văn phạm, giải thích về ngữ nguyên vớ vận luật cùng thiên văn học. Rồi đến cái siêu việt làm cho cái bất di bất dịch được tri lượng”. Thượng trí là: “Cái nhờ đó mà người ta biết được cái gì chưa biết mà cũng như học rồi, chưa từng hiểu mà cũng như đã hiểu rồi… Cũng như chỉ nhờ biết nắm đất sét mà người ta nghĩ đến tất cả những gì làm bằng đất sét…”. Tuy nhiên hạ trí cũng có vai trò và công dụng của nó đối với nhận thức. Nó là phương tiện cần thiết đưa người ta đến trình độ nhận thức ở bậc thượng trí.”32. Điều cần là phải nhận biết rằng giá trị thực sự của nó vẫn chỉ là phương tiện không thể lầm với cứu cánh, như lời Đức Phật đã dạy: “Chớ lầm ngón tay chỉ mặt trăng với mặt trăng”.

Nhưng một cách dễ hiểu nhất trong Upanishad Brahman là “toàn thể vũ trụ”, là nguyên nhân của vạn vật. Vạn vật trong thế giới được bao trùm trong không gian, không gian lại được bao trùm trong cái bất biến là Brahman, gồm cả mọi vật đang hiện hữu và mọi khả năng tiềm ẩn của con người.

2.2. Linh hồn cá thể bất tử như chính sự tạo dựng của

những uyên nguyên Chân ngã – Atman.

Tôi là ai và vị trí của tôi trong thế gian là gì? Vấn đề tìm hiểu tự ngã đã có mặt từ khi con người hiện hữu trong thế

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w