Lê Xuân Khoa, Sđd,139-

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 55 - 59)

hiện tại. Mỗi khi thay đổi thân xác, linh hồn lại khoác lên một hình thức mới. Mỗi trạng thái sống của linh hồn được quyết định bởi tri thức (Vidyâ) và hành động(karma) của nó trong tiền kiếp.

Chândogya Upanishad lại nói đến hai nẻo đường của luân hồi: đường của thần linh(deva-yâna) dành cho những bậc giải thoát và đường tổ phụ(pitri-yâna) dành cho những người làm việc công đức. Riêng hạng người tội lỗi sẽ phải đọa đày liên tiếp trong vòng luân hồi và phải sống những kiếp khổ sở, thấp hèn.

“Nghiệp báo là cái định luật giam hãm con người trong vòng luân hồi cho tới khi nào con người đạt được chân tri. Hành động công đức tuy không giúp cho con người có thể đoạn tuyệt ngay với vòng sinh tử luân hồi, nhưng nhờ sự thi hành công đức và phần thưởng của nó mà con người có thể tiến bước vững vàng trên con đường nhận biết Thực tại, tức là giải thoát. Đó là cái hệ luận tất yếu về đạo đức rút ra từ triết lý nghiệp báo luân hồi trong Upanishad”([89]).

Và “giải thoát là trạng thái đồng nhất với Thiêng liêng, với tự ngã tuyệt đối và bất diệt”57.

“Người ta có thể thắc mắc: trạng thái đồng nhất với thiêng liêng được thực hiện như thế nào? Phải chăng đó là cuộc đời bất diệt cùng với Thượng đế trong cõi Phạm thiên

(brahma-loka)? Phải chăng đó là một sự tan biến hoàn toàn vào trong thiêng liêng vô ngã? Upanishad giải đáp những thắc mắc ấy bằng cách mô tả bốn trạng thái giải thoát. Đó là: sâmipya tức là thân cận với thiêng liêng, Sârùpya hay Sâdharmya, đồng tính với thiêng liêng và phản ánh vinh quang của Ngài, Sâlokya, chung sống với thiêng liêng trong cùng một cõi và Sâyujya, hay Sâtmata, hoàn toàn đồng hóa với thiêng liêng.

Trạng thái giải thoát còn có thể được mô tả bằng nhiều đặc tính khác. Trước hết, giải thoát là vượt ra ngoài sự chi phối của thời gian, vì sống và chết là những hiện tượng trong thời gian. Giải thoát là trạng thái thứ tư của ý thức tức là trạng thái chân như (turiya), vượt lên trên mọi giới hạn của thời không và hiện tượng. Giải thoát cũng là vượt ra khỏi sự chi phối của định luật nghiệp báo, vì giải thoát là tuyệt đối tự do, tất cả mọi hành động của bậc giải thoát, dù xấu dù tốt cũng đều là những hành động vô tư, không tạo nghiệp. “Linh hồn đã giải thoát cũng như giọt nước trên lá sen, muốn lăn đi đâu cũng được”. Nói một cách khác, giải thoát là tuyệt đối hạnh phúc vì không biết lo sợ buồn phiền tuyệt đối sáng suốt vì là nền tảng của mọi sự hiểu biết”58. Upanishad có nói tới bốn hình thái hoàn toàn đồng nhất với brahman vô ngã thanh tịnh, cộng thông với Thượng đế hữu ngã, hòa hợp với tinh thần vũ trụ, và tham sự vào hoạt động điều hành vạn vật ở thế gian. Tất cả những hình

thức ấy không phải là những thứ bậc hay giải thoát mà là những biểu hiện biến thiên của tự ngã hay linh hồn giải thoát, khi yên lặng, khi hoạt động. Khi ấy Tự ngã siêu việt và toàn năng không tự phân biệt mình ở chủ thể hay khách thể. “Cũng như một nắm muối bỏ vào nước và hòa tan trong nước không còn hình thể gì nhưng nước chỗ nào cũng mặn, Đại Tự tại vô biên, không hình thể, nhưng hiện diện khắp nơi.

“Về trình độ, ta có thể phân biệt “giải thoát tức thời”(sadya-mukti) và “giải thoát lần lần”(krama-mukti); về hình thức lại có thể phân biệt “giải thoát tại thế”(Jivan- mukti) và “giải thoát sau khi chết”(videba-mukti). Nhưng dù ở trình độ hay hình thức nào, cứu cánh lý tưởng vẫn là Thực tại tuyệt đối đồng nhất âtman-brahman. Khi ta nói đến Thực tại tuyệt đối ấy tức là ta nhấn mạnh vào trạng thái ý thức không đối tượng, một nguồn vui thuần túy vượt ra ngoài mọi tầm nhận thức của con người. Chính cái cảnh giới đó đồng nhất hóa tự ngã với hết thảy chúng sinh. Điểm khác biệt ở đây tự ngã không bị màn vô minh(mâyâ) che lấp mà đồng nhất với cái ngã thâm sâu trong lòng muôn vật. Do ý nghĩa đó, tự ngã vẫn tham dự vào các hoạt động ở thế gian mặc dầu không có trách nhiệm và không bị ràng buộc bởi các hoạt động ấy. Điều đó cũng cắt nghĩa với sự xuất hiện ở thế gian những vị “thánh nhân” tuy cũng sống một cuộc đời bình thường như hết thảy mọi người, cũng trải qua những giai đoạn gian truân và hạnh phúc và sau rốt cũng chết, có

khi chết trong thảm khốc, nhưng những vị đó thực sự không hề biết gì là đau đớn hay sợ hãi, không đếm xỉa gì đến sự sống hay sự chết, không mưu tính một cái gì cho chính mình, không tạo nên nghiệp báo xấu hay tốt, mặc dầu đã sống một cuộc đời hoạt động”59.

Đó cũng là ý nghĩa đạo đức của hệ thống triết học siêu hình, hay nói đúng hơn, của triết học tâm linh thực nghiệm Upanishad, một triết học thuần túy có tính chất giải thoát:

Từ chỗ giả tưởng hãy đưa tôi đến chỗ chân thực

Từ chỗ tối tăm hãy dắt tôi đến nơi sáng sủa Từ cõi chết hãy đưa tôi đến cõi bất diệt.

Tuy nhiên, đối với người Ấn Độ cổ theo hệ thống Bàlamôn giáo họ xem giải thoát là lý tưởng sống, triết lý sống của người Ấn Độ cổ đã chia con đường giải thoát thành 4 giai đoạn như sau: “giai đoạn thứ nhất là Brahmacharya, tức giai đoạn tu luyện, học tập buổi thiếu niên, sống như những học trò, đọc thánh kinh Veda; giai đoạn thứ hai la Garhastha, tức giai đoạn trưởng thành, sống và thực hiện nghĩa vụ gia đình và xã hội, đi vào đời, lấy vợ, sinh con làm ăn để trả cái nghiệp cho đời, sống như người chủ gia đình hưởng thụ tài sản và lạc thú trần gian; giai đoạn thứ ba la

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w