Doãn Chính, Lịch sử triết học phương Đông, Sđd tr.101-

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 53 - 55)

qua những đối tượng bên ngoài của cảm giác. Trong trạng thái mộng, tự ngã thể hiện trong một thế giới tế vi, sâu kín và có sự thực nghiệm tế nhị. Trong trạng thái ngủ say không mộng, tự ngã trở nên thuần khiết, thanh tịnh, không còn sự phân biệt giữa khách thể và chủ thể. Trạng thái thứ tư là trạng thái ý thức tự giác thuần túy (turiya), hoàn toàn vượt ra khỏi sự ràng buộc, chi phối của thế giới giả tưởng biến ảo, vô thường và ý niệm lưỡng nguyên, thực sự đồng nhất chủ thể Atman với khách thể, tức nền tảng tinh thần của thế giới (Brahman). “Yajnavaikya nói rằng: “Cái việc con người trở lại cõi hư không là điều không nên đưa ra ánh sang công khai. Chỉ trực giác lấy là đủ.”54

Để đạt đến sự hợp nhất với Brahman, chỉ khước từ cõi thế thôi chưa đủ: phải tập trung tư tưởng về thế giới phi vật chất. Người ta tìm thấy trong Upanishad những chỉ dẫn tỉ mỉ về cách đạt đến sự quán tưởng và hòa vào Vô tận. Đặc biệt là việc tụng liên tục thần chú “OM” giữ vai trò lớn tỏng đó. Mục đích của phương pháp Yoga này là thực hành kinh nghiệm tâm linh về sự hợp nhất với Đại Ngã.

Cứ sống thanh tịnh, cứ giữ cho cõi lòng lắng dịu, nhắm mắt lại mà “minh tưởng”, thì dầu chưa đến nơi nhưng cũng đã nhìn ra cõi ấy rồi! Thực là phù hợp với thuyết Atman-“Hễ đi ra ngoài cõi thế gian này là về với Atman.

Chừng nào chưa giác ngộ và thực hiện được sự đồng nhất Atman-Brahman thì con người còn phải bị ràng buộc trong vòng sinh tử luân hồi (samsâra) bất tận. Cái nguyên lý chi phối và điều động vòng luân hồi ấy gọi là nghiệp báo (karma).

Chính cõi bất diệt mới là cứu cánh của đời người, mới là giải thoát thực sự. Nơi đây, linh hồn trở nên hợp nhất với Thượng đế, với Đại Ngã siêu việt và tự tại, hoàn toàn đoạn tuyệt với khổ não luân hồi.

Những người đi tìm chân lý có thể được giác ngộ bằng hai con đường khác nhau: con đường tri thức của những người suy tưởng và con đường hành động vô tư của những người hoạt động.

Tri thức ở đây tức là tri thức về brahman (brahma- vidyâ), Thực tại tuyệt đối. Shvetâshvatara Upanishad nói: “Những ai biết được Ngài (Brahman) sẽ trở thành bất tử”55. “Chândogya Up cũng nói về nguyên nhân của luân hồi là do ý chí và hành động của con người. “Người ta là một tạo vật của ý chí. Tùy theo y muốn thế nào ở thế giới này, y sẽ trở nên như thế, sau khi y đi”56.

Cũng một lẽ cho tiến trình giải thoát đó, “linh hồn tìm ra một thân xác tương lai của nó trước khi rời bỏ thân xác

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 53 - 55)