Doãn Chính,Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, sđd, tr.98

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 40 - 42)

con mòng hoặc chính Shvetaketu – tất cả chúng đều hội nhập vào yếu tính tạo nên tự ngã của vũ trụ, đó là sự thật, đó là Atman. Cách so sánh thứ nhất hình như muốn gợi ý rằng atman có phần nào phân biệt với brahman, trong khi cách thứ hai hàm ý rằng vạn vật đồng nhất thể và đối với hai hình tượng Brahman và Atman cũng không nằm ngoài nguyên lý đó.

Brahman và Atman tuy hai mà một chúng tương hỗ lẫn nhau và cùng tồn tại ở khắp mọi nơi. “Tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman biểu hiện trong con người và chúng sinh là linh hồn cá nhân bất diệt Atman. Cơ thể, nhục thể chỉ là nơi hiện thân của linh hồn bất tử. Nói một cách khác linh hồn cá nhân bất diệt chỉ là một bộ phận của cái toàn bộ, tuyệt đối, tối cao Brahman, như tia nắng của ánh mặt trời. Brahman là ngã vũ trụ đại đồng thì Atman là cái ngã cá nhân. Nhưng vì Atman chỉ là một bộ phận của Brahman, Atman chỉ là sự thể hiện khác nhau của Brahman trong sự vật, hiện tượng, cho nên về bản chất Brahman và Atman là một. Chúng khác nhau về hình thức thể hiện mà thôi.”45.

“Brahman là cái ngã vũ trụ đại đồng còn atman là cái ngã cá nhân. Bản chất của cả hai chỉ là một, chỉ khác nhau về sự thể hiện bên ngoài mà thôi. Brahman chỉ có một, atman ở số nhiều, nhưng cái nhiều ấy chỉ là giả tưởng vì bản chất đồng tính với Brahman”46.

45Doãn Chính, Lịch sử triết học phương Đông, sđd – tr.64

“Về cái lẽ biến tại của nguyên lý, Brahman thuyết rằng: “Tôi biết có nguyên lý là bởi ở thân thể tôi đây có tôi”. Còn Atman thì cho rằng: “Trong thân thể của tôi có cái trứng Hoàng Kim của nguyên nhân”. Hoặc cho rằng: “Trong tạng phủ làm sống con người có Đấng Atman ngự trị”. Để rồi cùng kết luận: trong khắp cả vũ trụ thế gian, đấng tuyệt đối duy nhất Brahman hay Atman có ở tại cùng một chỗ, từ những cái gì to lớn nhất đến những cai gì nhỏ mọn nhất, từ ngoại vi là ánh sáng chan hòa đến nội phủ là nơi thâm kín tối tăm”47.

“Brahman là một thực tại siêu việt ( transcendant) khách quan, nhưng cũng là cái bản chất nội tại (inmanent) chủ quan, tiềm ẩn trong tận đáy tâm hồn của mỗi một cá nhân. Chandogya Upanishad nói: “ Toàn thể vũ trụ là Brahman” và cũng nói: “ cái ngã tiềm ẩn trong lòng ta, đó là Brahman”. Người ta cũng không thể quên được câu định nghĩa kì diệu về thực tại đồng nhất Atman-Brahman: “ Cái ngã ở trong lòng ta, nhỏ hơn hạt gạo, nhỏ hơn hạt mì, nhỏ hơn hạt cải, nhỏ hơn hạt kê, nhỏ hơn nhân một hạt kê. Cũng cái ngã ở trong lòng ta, lớn hơn trái đất, lớn hơn bầu khí quyển, lớn hơn cả bầu trời, lớn hơn tất cả mọi thế gian”48.

“Cái thực ấy là bản thể của Atman. Cái hữu ấy là vạn vật của Brahman. Bởi vì các đấng tuyệt đối Atman hay Brahman đều có cả ở những hình thể to lớn nhất hay nhỏ mọn nhất trong khắp cùng cả vũ trụ thế gian. Mà biểu

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w