Doãn Chính, Lịch Sử Triết học phuong Đông, Sđd – tr.92-

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 27 - 29)

giới này, và người Ấn cũng có nhiều suy tư đặc sắc về vấn đề này. Người Ấn cho rằng điều quan trọng nhất là phải phân biệt chân ngã và bản ngã nghiệm sinh, tức là bản ngã tồn tại trong thế giới hiện tượng. Bản ngã nghiệm sinh bao gồm thân xác vât chất, thân xác này bao gồm các nguyên tố thô lậu (đất nước, ánh sáng , gió và không khí), và thân xác tinh vi gồm các sinh khí, các cơ quan điều khiển sự hoạt động, các cơ quan tri thức trí tuệ, trí năng. Bản ngã hiện sinh này có vẻ hoàn toàn thực hữu, một “cái tôi” thực sự vì nó mang đầy đủ các đặc điểm thân xác và các đặc điểm tinh như nhân cách thói quen, cách suy nghĩ.

Minh triết Ấn Độ không đồng ý như vậy. Chân ngã không thể là bản ngã nghiệm sinh: chân ngã là Atman vĩnh cửu, không có hình dạng và trong bản chất sâu thẳm nhất Atman cũng chính là Brahman.

Kinh văn Upanishads mô tả sáng thế dựa trên mô hình thế giới được tạo thành từ một thực thể thiêng liêng. Trong Brihadaranyka Upanishads viết về Atman như sau:

“Thoạt đầu thế giới là Linh hồn (Atman) cô độc trong hình dạng của con người. Nhìn xung quanh hắn chẳng thấy ai khác ngoài chính mình. Thoạt tiên hắn nói: “Tôi là...”Thật sự hắn chẳng có niềm vui gì. Người cô độc thì chẳng có gì vui thú. Hắn muốn có người thứ hai. Thật sự thân thể hắn ta gồm một người đàn bà và đàn ông đang ôm nhau. Hắn làm cho thân mình tự tách ra thành hai mảnh. Như vậy là có chồng và có vợ. Hai người giao hợp với nhau. Con người

được tạo ra. Vợ hắn biến thành con bò cái, hắn thành con bò đực. Hai con bò lại giao hợp lại sinh ra các bò con. Vợ hắn biến thành con dê cái còn hắn biến thành con dê đực, hai con dê lại giao hợp và đẻ ra một bầy dê con. Cứ thế hắn tạo ra tất cả muôn loài, kể cả loài kiến. Hắn biết rằng : “Chính ta thực sự là toàn thể tạo vật , vì tất cả đều xuất phát từ bản thân ta””33.

Atman là một thực thể cô độc nguyên thủy. Văn bản này và nhiều văn bản khác kể rằng thực thể nhất nguyên này khao khát phồn tạp, và tạo ra vô số hình dạng trong thế gian khi đang lên cơn sôi sục khát vọng, tất cả mọi hình dạng sự sống đi vào thế gian và trở thành thế giới tạo vật. Thế gian thì có vô số hình thái nhưng thật ra chỉ có một nguồn uyên nguyên duy nhất tồn tại trong tất cả vạn vật. Toàn thể vũ trụ vũ như vậy là sự tiến hóa từ một thực thể Brahman nguyên thủy.

Vậy nên, “Tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman biểu hiện trong con người và chúng sinh là linh hồn cá nhân bất diệt (Atman). Cơ thể, nhục thể chỉ là cái vỏ bọc của linh hồn, là nơi hiện thân của linh hồn bất tử. Hay nói cách khác, linh hồn cá biệt chỉ là một bộ phận của cái toàn bộ, là tinh thần vũ trụ tối cao, như tia nắng của ánh nắng mặt trời. Brahman là cái ngã vũ trụ đại đồng, còn Atman là cái ngã cá nhân. Brahman chỉ có một, Atman là số nhiều, nhưng cái nhiều ấy

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 27 - 29)