tối cao”, tuyệt đối, vĩnh cửu với cái tâm thanh tịnh, tịch diệt, an lạc và tự tại”61.
“Chính với tư tưởng triết lý giải thoát sâu sắc như vậy nên Upanishad đã thực sự trở thành nguồn gốc tư tưởng của hầu hết các môn phái triết học, tôn giáo sau này. Đặc biệt triết lý Upanishad đã được coi là cơ sở lý luận của đạo Bàlamôn cũng như đạo Hindu ở Ấn Độ cổ đại. Không những thế, tư tưởng giải thoát của Upanishad còn chi phối và ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống tinh thần và đời sống đạo đức của xã hội Ấn Độ cổ đại”62.
3.1. Tấm gương phản chiếu con người hiện đại trong
Upanishad thông qua hình tượng Brahman – Atman và quan điểm luân hồi – nghiệp báo.
Có lẽ người Việt Nam chúng ta không ai là không được học về đạo đức từ khi đi học vỡ lòng cho tới lúc trưởng thành. Đạo đức với một em bé có khi chỉ là gặp người lớn phải chào, phải lễ phép. Đạo đức với người khác là phải có hiếu với cha mẹ. Đạo đức của người làm quan là phải biết thương dân… có thể nói rằng bất cứ ai, ở đâu và có lẽ chuẩn mực đạo đức là khác nhau ở mức độ cũng như cách thể hiện và cùng với thời gian thì chuẩn mực cũng có sự thay đổi và có sự quan niệm khác nhau thậm chí có lúc trái ngược nhau.
61 Doãn Chính, Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Sđd, tr.120
Vậy, phải thể hiện như thế nào mới đúng chuẩn mực đạo đức? Câu hỏi này thật sự là không dễ trả lời.
Có thể nói rằng, đạo đức trước hết phải xuất phát từ tình người, tấm lòng nhân ái, yêu thương con người. Người Việt Nam ta có câu: trăm cái lý không bằng tí cái tình; có lẽ người Á Đông nói chung và người Việt Nam ta nói riêng sống thiên về tình cảm, coi trọng tình cảm con người và chính điều đó đã tạo nên một dân tộc kiên cường, bất khuất như chúng ta. Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách đã được dân tộc ta vun đúc, giữ gìn hàng nghìn năm nay, những câu chuyện mà chúng ta đã từng nghe về tinh thần đoàn kết của dân tộc ta trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm đầy tính nhân văn sâu sắc. Phải chăng đó là đạo đức? tôi tin là như vậy.
Thế nhưng đạo đức của một bộ phận trong xã hội ta hiện nay, già có, trẻ có, trai có, gái có. Chúng ta dễ dàng đọc những cái tít giật gân trên các trang báo như chồng giết vợ, bác sỹ giết người phi tang, trộm cướp… phải chăng đạo đức xã hội đang xuống cấp trầm trọng như nhiều người vẫn hay nói? Vậy nguyên nhân ở đâu ra? Trước kia chúng ta có bao giờ nghe những vấn đề nhức nhối như bây giờ?
Nguyên nhân có lẽ rất nhiều, mà tôi có thể nói ra như: do sự du nhập văn hóa ngoại lai, do cách giáo dục của chúng ta, do công tác tuyên truyền… Tôi thấy rằng nhiều khi công tác tuyên truyền của chúng ta bị phản tác dụng, các trang báo có thể vì lợi nhuận đã viết những tít giật gân để thu hút sự chú ý,viết những vấn đề tiêu cực xã hội như
giết người, cướp của… mà mô tả quá chi tiết vô tình đã làm giới trẻ tò mò, kích thích tâm lý họ dẫn tới những hành động tương tự và chúng ta đã từng biết nhiều vụ việc như vậy, chẳng hạn như vụ Lê Văn Luyện báo chí đã quá ầm ĩ trong vụ này tạo ra một làn sóng ngưỡng mộ tiêu cực của giới trẻ đối với kẻ giết người như Luyện…
Do áp lực của đồng tiền mà nhiều người đã tha hóa đạo đức của mình, làm những việc phi pháp như bác sỹ vụ Cát Tường, làm bệnh nhân chết rồi vứt xác. Thật đúng là đạo đức đã xuống cấp hết chỗ nói. Theo tôi, đã đến lúc chúng ta phải báo động chính chúng ta. Đổi mới, hội nhập đã mở cửa tạo cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng cho chúng ta những bài học đau xót, sự du nhập văn hóa ngoại lai, lối sống bạo lực đang tác động mạnh mẽ, tiêu cực đến thế hệ trẻ chúng ta. Ra đường nhìn nhau là có thể lao vào đâm chém, thấy người bị nạn thì thờ ơ lạnh nhạt, đối xử với nhau thì tàn ác… đó là tất cả những gì chúng ta đã nhìn thấy mà nếu chúng ta không giải quyết được sẽ là mầm họa tương lai.
Liên tưởng đến những triết lý trong Upanishad chúng ta sẽ dễ nhận thấy nét tương đồng về quan điểm Atman – linh hồn cá biệt hiện thân trong mỗi cá nhân của mỗi con người. Chúng ta là một phần của Đấng tối cao – Bản thể tuyệt đối của vũ trụ - Brahman. Brahman trong hiện tại chính là xã hội rộng lớn mà chúng ta đang sống. Chúng ta – những Atman bé nhỏ, cùng bản chất nhưng mang những hình hài khác nhau.
Việc tha hóa đạo đức bởi những dục vọng tầm thường của một số bộ phận con người: lòng tham, ích kỷ, vô cảm,... nói như do sự vô minh, chưa nhận biết được chúng ta là một phần của xã hội, chúng ta những Atman đồng nhất với Brahman. Lợi ích của cá nhân được đặt trên lợi ích của xã hội, cộng đồng. Cá nhân không ngần ngại đạp đổ những bậc thang giá trị đạo đức truyền thống để đạt được cái mình muốn. Rồi tự mình gây ra cái gọi là Nghiệp và chìm trong bể khổ. Bể khổ của cắn rứt lương tâm, sự lên án bởi dư luận xã hội.
Cũng giống như con đường để đi đến giải thoát trong Upanishad và Phật giáo đã đề cập. Con người mỗi linh hồn cá thể Atman nếu không muốn trở thành là nạn nhân trong cái vòng luẩn quẩn luân hôi – nghiệp báo (Ác giả ác báo) thì phải sống sao cho tròn “đạo”, phát huy những bản tính tốt đẹp kiềm hãm những dục vọng tầm thường, đê hèn.
Vươn đến hạnh phúc, sự tĩnh tại trong tâm hồn là điều mỗi Atman chúng ta cần hướng đến. Quá trình chúng ta từ một Atman lầm lỗi trở về Atman lương thiện là quá trình tìm lại chính mình.
Upanishad cho ta hiểu bài học về đạo lý, luân thường, cùng với các quan niệm về đạo đức giúp con người vươn đến những điều tốt đẹp. Sống phải rèn luyện đạo đức, tu tâm dưỡng tính, và biết chinh phục tri thức hiểu biết. Phấn đấu trở thành những Atman “hoàn thiện”.
Tuy khoa học chưa giải thích được có sự tồn tại của thế giới thứ ba hay thế giới tâm linh hay không nhưng nó vẫn là
nơi con người dựa vào và kiếm tìm niềm tin cho thế giới thực tại. Nhận thức, phát huy những giá trị đạo đức sẽ tạo ra một xã hội tốt đẹp và bền vững hơn. Đó là những gía trị mang tính thời đại của người xưa để lại và Upanishad là một tác phẩm như thế.
KẾT LUẬN
Nói về tầm ảnh hưởng của Upanishad “Bloomfield xác nhận: “ Không có một hình thức tư tưởng quan trọng nào ở Ấn Độ, kể cả triết học Phật giáo, mà chẳng bắt nguồn từ Upanishad”63. Upanishad “không phải là một tác phẩm triết học có hệ thống mạch lạc vì nó tập hợp tư tưởng của nhiều triết gia, đạo sĩ trong những hoàn cảnh và thời gian khác nhau. Vì thế, Upanishad chứa đựng nhiều màu sắc tư tưởng dị biệt, và có nhiều vấn đề được đề cập tới nhiều lần. Nhưng dù mang màu sắc dị biệt và thiếu sự trình bày thứ tự, toàn thể tư tưởng trong Upanishad vẫn được coi là đồng điệu và nhất trí. Swâmi Madhavânanda đã giải thích đặc điểm ấy như sau: “ Trong Upanishad , những chân lí cao siêu nhất do
các bậc hiền triết thấu thị lý hội thế nào đều được trình bày y như thế. Vì là kết quả của một sự thông cảm trực tiếp và thực nghiệm, những chân lí ấy thường không theo một hệ thống trật tự như kết quả của một công trình suy tưởng lâu dài… Upanishad diễn tả những phương diện khác nhau của cùng một chân lí, tùy theo các trình độ thực hiện của nhà đạo sĩ. Với mục đích giác ngộ toàn thể nhân loại, Upanishad dạy cho chúng ta một loại bài học tiệm tiến, thích hợp với mọi trình độ và sở thích khác nhau”64.
Đánh giá về Upanishad, Jawaharlal Nehru đã viết: “ Nhưng có lẽ lời ngợi ca hùng hồn nhất đối với kinh Upanishad và hệ kinh sau, Bhagavad Gita, là do A.E. (G.W. Russell), nhà thơ Ailơn, đưa ra: Trong các tác giả hiện đại, Goethe, Wordsworth, Emerson và Thoreau, có được một cái gì đó của sức sống và trí tuệ này, nhưng chúng ts có thể tìm thấy tất cả những gì họ đã nói, và nhiều hơn thế nữa, trong các pho sách thiêng liêng vĩ đại của phương Đông. Các bộ kinh Bhagavad Gita và Upabnishads chứa đựng đầy đủ cái trí tuệ thần thánh ấy đối với mọi vật, đến mức tôi cảm thấy tác giả hẳn phải bình tâm hồi tưởng lại quan hàng ngàn kiếp sống, đam mê, đầy những nỗ lực sục sôi và đầy u uất, mới có thể viết nên những trang sách ấy, với một sự am hiểu vững chắc về những sự vật mà linh hồn luôn cảm thấy muốn nắm vững”65.