Thích Mãn Giác, Sđd, tr

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 43 - 46)

tính chất với mình, chẳng khác gì mặt trời là nền tảng đồng tính với vô số ánh hào quang xuất phát tự mặt trời. Nói một cách khác, brahman là một thực tại vô hạn, hằng cửu, vừa ở ngoài vừa ở trong tất cả những thân xác hữu hạn. Brahman vô hạn chẳng phải vì không bị giới hạn mà chính vì Brahman là nền tảng của tất cả những cái hữu hạn. Brahman hằng cửu không phải vì trái ngược với cái gì nhất thời mà chính vì Brahman là cái thực tại luôn luôn hiện hữu ở hết thảy mọi vật trong thời gian. Đối với brahman không có quá khứ hay vị lai, brahman luôn luôn là hiện tại. Đó là ý nghĩa chính yếu của sự đồng nhất atman-brahman mà ta chỉ có thể lý hội được đầy đủ một khi đã rũ bỏ được hết thảy mọi võng niệm của thế giới hiện tượng”50.

Nếu Atman là ý thức của cá nhân, thì Brahman Đấng Tối Cao, là suối nguồn của vạn vật. Bộ Svetasvatar Upanishad, mô tả Brahman như một đại luân xa, nhấn mạnh tính đặc thù của Đấng Cứu Thế như là eka, Đấng Duy Nhất, và giải thích rằng những trở ngại do sự so sánh cần được vượt qua, những lớp vỏ bọc cần lột bỏ đi, để nhận ra

thực tại đại đồng:

Trong vòng đại luân xa của brahman có ba phần – tự ngã, nền tảng, và cái bất khả diệt. Khi những ai biết

brahman đạt đến chỗ biết được sự khác biệt giữa chúng, họ được hòa nhập vào hoàn toàn hướng về brahman và được giải thoát khỏi lòng mẹ. Toàn bộ thế giới này là cái khả diệt và cái bất khả diệt, cái hiển lộ và cái ẩn tàng liên kết nhau và Đấng chủ tể bảo tồn nó, trong khi tự ngã atman vẫn còn bị ràng buộc bởi vì nó là người thụ hưởng. Khi nó đạt đến chỗ biết Thượng Đế, thì mọi gông cùm sẽ rơi xuống; bằng cách tiệt trừ mọi hà tì khuyết tật, vòng sinh tử luân hồi sẽ chấm dứt; bằng cách chiêm niệm về nó người ta đạt được, khi thân xác phân rã, chủ quyền trên tất cả, và mọi khát vọng của người ta sẽ được đong đầy. Điều này có thể biết được, bởi nó luôn trung thành bên trong thân xác người ta. Cao hơn điều đó, không có gì để biết. Khi người thụ hưởng phân biệt đối tượng của thụ hưởng với người thúc giục – thì mọi sự đã được giảng giải. Đó là brahman nhất thể tam.

2.4. Con đường giải thoát trong Upanishad.

2.4.1. Quan điểm triết lý nhân sinh luân hồi và nghiệp báo trong Upanishad.

Tại sao sự vật trong thế giới đôi khi dường như trật khớp, chẳng có gì đúng đắn? Tại sao có quá nhiều đau thương, khổ ải trong cuộc đời? Đối với các tín đồ Ấn Độ giáo họ cho rằng một cuocj đời kế tiếp – cũng như hang vạn cuộc tái sinh kế tiếp – cũng chỉ đem lại một đau thương và cái chết, cứ thế mãi mãi không bao giờ ngừng. Không phải mọi vật trên thế gian đều đem lại bất hạnh hoàn toàn không phải như vậy.

Người Ấn không nhìn cuộc sống trong thế gian một cách hoàn toàn bi quan. Ta nhận thấy truyền thống của Ấn Độ giáo nhấn mạnh tính chất tương đối, phù du trong toàn thể hiện sinh. Đó không phải một trạng thái kéo dài hay chân thật. Người đi tìm chân lý sẽ phát hiện ra rằng, nhìn theo góc độ vĩnh cửu, cuộc đời này thực ra cũng chẳng có gì đáng vui thú:

“Thưa ngài, trong thân thể hôi thối chẳng có gì thường trụ này, chỉ có tập hợp một mớ xương, da thịt, tủy, tinh dịch, máu,mủ, nước mắt, nước mũi, phân, nước tiểu, khí, mật và đờm rãi, thì thỏa mãn các dục vọng có ích lợi gì? Trong thân thể này, chất chứa toàn khát vọng, giận hờn, tham lam, ảo tưởng, sợ hãi, buồn chán, ghen ghét, phải xa lìa những gì ta thương yêu khao khát, phải chung sống với những gì ta chán ghét, đói khát, già nua, bệnh hoạn, buồn rầu, và còn gì nữa… thế thì có ích gì khi thỏa mãn dục vọng? Trong chu kỳ sinh tử bất tận này, thỏa mãn các khát vọng để làm gì, khi mà con người được nuôi dưỡng bằng khát vọng lại cứ phải liên tục trở về lòng đất? Xin vui lòng giải thoát cho tôi. Trong cõi luân hồi mênh mang này tôi chỉ là một con ếch vật vờ trong một cái giếng không có nước. (Maitri Upanishad 1.3-4) (14)”51.

Vấn đề trung tâm trong tồn tại nhân loại chính là sự vô minh. Tôi không thực sự biết tôi là ai. Chân ngã của tui thực

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w