Doãn Chính, Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Sđd, tr

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 30 - 31)

35 Lê Xuân Khoa, Sđd, tr.159

36 Chandradhar Sharma, Ph.D, Triết học Ấn Độ, Nguyễn Kim Dân dịch, Nxb tổng hợp TP. Hồ Chí Minh – 2005, tr.21 TP. Hồ Chí Minh – 2005, tr.21

cũng từ chỗ vô hình mà trở thành có sinh khí, rồi từ chỗ có sinh khí, mà cấu tạo nên vạn vật. Nói một cách khác triết lý thì trong cái vạn vật ấy có “bản thể” của từng cá thể (tự ngã, tự kỷ), và trong mỗi bản thể có “linh hồn” mà linh hồn chính là cái “huyền cơ giao cảm giữa Thần và Vật”37

“Tinh thần vũ trụ tối cao” Brahman tựa như một đại dương mênh mông, còn tự thể Atman – của con người và hết thảy các chúng sinh được ví như những đợt sóng của biển cả. “Những đợt sóng có hàng muôn triệu và mỗi con sóng tựa hồ như có một cá tính riêng của mình”. Có lẽ chính Atman cái làm nên cá tính riêng ấy nó giúp cho cái toàn thể Brahman trở nên đa dạng, phong phú, muôn hình muôn vẻ. Mỗi cá thể chúng sinh đều là những Atman khác nhau về hình thức biểu hiện, thế nhưng về thực chất chúng đều là một thể “duy nhất, tối hậu”, đó đều là nước của đại dương mênh mông cả.

Nếu Brahman là bất diệt tối cao vô thượng thì Atman là bản thể chính yếu trong con người. Hành động là năng lực sáng tạo khiến cho phù sinh hiện hữu. “Tự ngã (Atman) không sinh ra, không chết đi…Atman nhỏ hơn cái nhỏ nhất, lớn hơn cái lớn nhất, là cái tiềm ẩn trong lòng tất cả chúng sinh. Nó tự sinh ra, tồn tại mãi mãi, trường tồn cổ xưa. Nó không bị giết chết khi thân xác bị giết chết”38. Chính vì vậy, thân xác này chỉ là vật chất vô thường và là nơi trú ngụ tạm

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 30 - 31)