Theodore M Ludwig, Những con đường tâm linh phương Đông, Sđd, tr

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 46 - 52)

sự là Atman vĩnh cửu, bất biến và hoàn toàn đồng nhất với Brahman, nhưng tôi lại cứ cho rằng thân thể và nhân cách đang khao khát, cảm giác, suy nghĩ, hít ra thở vào, đang vui chơi với bạn bè này, chính thân thể và nhân cách này mới là chân ngã của tôi. Như chúng ta đã thấy, triết gia Shankara đã phân tích sâu sắc về vấn đề hiện sinh nhân loại. Chúng ta thông thường cứ xem thế gian này bao gồm các thực thể cá biệt đang thay đổi, đầy những người và sự vật khác nhau. Nhưng điều này chỉ là kết quả của maya (ảo lực). Mặc dù chỉ có một tuyệt đối thể Brahman, chúng ta trong quá trình chịu ảnh hưởng của maya đã áp đặt các quan niệm sai lầm lên Brahman, các quan niệm về các thực thể và sự vật cá biệt, những cá nhân khác nhau và các bản ngã tách rời. Maya làm chúng ta trở nên mù quáng cho nên chúng ta phản ứng lại đối với các ảo giác như thể chúng là thực tại, và cứ như thế chúng ta sống cuộc đời mình như các bản ngã cá biệt trong mối quan hệ với các sự vật tách biệt khác trong thế gian. Một đạo sư trong Upanishads đã nói một cách huyền bí như sau:

Thực thể chỉ có thể do tâm thức nhận ra. Thế gian này không hề có sự khác biệt. Con người sẽ liên tục vào cõi chết.

Nếu chỉ nhìn thấy ở đây sự khác biệt bên ngoài. (Brihadaranyaka Upanishad 4.4.19)

Nếu tôi chẳng biết gì về Brahman là một nhất thể, có nghĩa là, nếu tôi tự xem mình là một bản ngả cá biệt và cho rằng thế giới này được cấu tạo bằng những sự vật khác

nhau, tôi sẽ xa lầy trong vòng luân hồi, đi từ cái chết này sang cái chết khác trong một vòng quay không dứt. Tại sao? Bởi vì từ sự dốt nát, vô minh, phát sinh lòng khao khát, từ khao khát phát sinh những hành động ích kỷ gây ra nghiệp – karma – là những hành động suất phát từ dục vọng ích kỷ đem lại những hậu quả xấu xa trong kiếp sống kế tiếp, đem lại khổ đau và bất hạnh cho atman đang cư ngụ trong xác cá nhân.

Vô minh, khát vọng, karma, tái sinh, tất cả giải thích về nguồn gốc đau khổ trong thế gian, cho thấy cuộc sống không phải là lí tưởng như chúng ta mong muốn. Đó là một cái vòng luẩn quẩn: “Con người là kết quả dục vọng của bản thân mình. Bất kỳ hành động nào cũng làm nảy sinh kết quả. Con người khao khát dục lạc sẽ trở lại cuộc đời để thực hiện các hành động, “( Brihadaranyaka Upa-nishad 4.4.5-6).

Chính vì vậy các bậc hiền triết Ấn Độ nói chung xem luân hồi là một cạm bẫy do đời sống dăng ra mà mục tiêu cuối cùng của nhân sinh chính là tìm đến giải thoát. Nhưng giải thoát ra khỏi luân hồi đòi hỏi tri thức và sự hoàn hảo tâm linh cao độ, và đối với nhiều người đó là một nỗ lực kéo dài từ đời này sang đời khác. Chính vì thế chúng ta ít nhất cũng phải cố gắng sống một cuộc sống đạo đức, thực hiện hành vi tốt đẹp, tránh làm việc ác, để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự tái sinh vào một cảnh giới tốt đẹp hơn. Hay ít ra không rơi xuống những cảnh giới thấp hơn. Nhưng

thậm chí ngay cả khi biết được điều đó, chúng ta cũng cảm thấy vô cùng khó khăn để xa rời những hành vi ích kỷ, chúng ta khao khát tích lũy tài sản, chúng ta cảm thấy lo lắng và ân hận khi phải đánh mất vật gì. Làm sao chúng ta có thể thoát ra khỏi niềm tuyệt vọng khi đã xa vào cạm bẫy luân hồi? Làm thế nào có thể khiến cho vô minh và các dục vọng ích kỷ không lôi kéo chúng ta rơi vào các cảnh giới tái sinh mỗi lúc một thấp kém hơn? Câu trả lời trong truyền thống Ấn Độ giáo là phải bước đi trên con đường dẫn đến sự chuyển hóa và con đường này phải phù hợp với trình độ phát triển tâm linh trong từng cá nhân.

Cũng vì xuất phát từ bản thân nhục dục nên con người luôn nhận thức sai lầm do sự vô minh của chính mình, vì thân thể này được sinh ra bởi chính sự luân hồi, theo quy luật tự nhiên, nên con người vô minh lầm tưởng, ta khác với đấng tối cao, ta không phải do đấng Brahman sinh ra. Và từ quan niệm này nó ảnh hưởng đến quan niệm về Atman, linh hồn cá nhân, làm cho linh hồn cá nhân cũng lầm tưởng vô minh theo và như vậy con người cứ luân hồi chìm đắm trong bể khổ, không thoát ra được bởi con người đã không hiểu đúng thật sự bản tướng của mình.

“Linh hồn được hiện thân bởi ý nghĩa của điều tốt và điều xấu giam hãm chính nó. Nó mang theo nhiều hình thức thấp kém, tồi tàn, thô lỗ và tốt đẹp hay giỏi, thanh thoát… Với công dụng, kết quả những hành động của nó cũng như đặc tính của trí tuệ như sự hiểu biết và dục vọng, linh hồn

khoát những hình thức thể xác khác nhau để được hưởng thụ (phù hợp với) mục đích.”

Một phần làm cho linh hồn cá biệt Atman hiểu nhầm như vậy và không thể trở thành thanh cao để hòa nhập với Brahman là do chính sự hạn chế của các giác quan con người, do sự cản trở bởi những cảm giác, giác quan cho nên đưa con người đi hết sai lầm này đến sai lầm khác, mà rất khó vượt qua được. Kinh Katha Upanishad viết: “Nếu trí năng liên hệ với trí tuệ luôn luôn đãng trí, mất đi sự sáng suốt của nó, thì các giác quan không bị kiềm chế giống như con ngựa tồi của người đánh xe. Nếu như trí năng liên hệ với trí tuệ mất đi sự sáng suốt của nó và vì thế luôn luôn không trong sạch thì linh hồn hiện thân trong nhục thể không bao giờ đạt đến mục đích mà lại rơi vào vòng luân hồi.”

Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà các kinh Upanishad muốn là con người phải nhận ra bản tướng thật của mình đó chính là do Đấng sáng tạo Brahman sáng tạo ra, và linh hồn cá nhân Atman là một bộ phận của linh hồn tối cao, trong thế giới này ai cũng vậy. Và khi đã nhận biết được thực tại tối cao, nhận thức dduuocwj thực tướng của vạn vật và chân bản tướng của mình, con người ta có thể đạt tới giác ngộ và giải thoát.

2.4.2. Giải thoát và con đường giải thoat trong Upanishad.

Bài viết “Vấn đề giải thoát trong triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại” in

trên tạp chí Triết học, Số 1 năm 1997 của Doãn Chính đã kh ẳng định: trong

triết lý đạo đức nhân sinh mang tính nhân bản sâu sắc của t riết học tôn giáo

Ấn Độ cổ đại, tư tưởng giải thoát được coi là một trong nhữ ng vấn đề nổi

bật của triết lý nhân

sinh ấy. Giải thoát luôn là mục đích, là nhiệm vụ tối cao của các trường phái triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Trong b ài viết, tác giả

đã lý giải “giải thoát” ở nhiều trường phái khác nhau của tri ết học tôn giáo

Ấn Độ cổ đại. Đồng thời, tác

giả cũng nêu nên nguyên nhân của giải thoát là

bắt nguồn từ nỗi khổ của con người. Và kinh Upanishad không nằm ngoài phạm vi đó.

Vậy thế nào là giải thoát? “Giải thoát là trạng thái tự do tuyệt đối, là thể nhập với bản thể vũ trụ tuyệt đối tối cao bất diệt, vượt qua mọi quan niệm sống chết, còn mất, tha

ngã, thoát khỏi sự chi phối của quy luật nghiệp báo, luân hồi”52

Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, đạt tới trạng thái đồng nhất với “Tinh thần vũ trụ tối cao” – Brahman, con người ta phải toàn tâm kiên trì tu luyện đạo đức (karma-yoga) và tu luyện tri thức (jnâna- yoga), nhằm diệt mọi dục vọng, lo âu, phiền não, rũ bỏ hết mọi sự ràng buộc, lôi kéo bởi thế giới vật dục biến ảo, vô thường của thế giới trần tục, dầy công thiền định (dhyana) suy tư chiêm nghiệm nội tâm, “thực nghiệm tâm linh”, bằng nhận thức trực giác nhận ra chân bản tính của mình, để đạt được chân lý tói thượng hòa nhập vào với bản thể tuyệt đối.

Đó chính là sự giải thoát, ý nghĩa tối cao của cuộc sống. Nhưng nhận thức được sự đồng nhất đó giữa linh hồn bất tử và “Tinh thần vũ trụ tối cao” không phải là điều mà cảm giác hay trí tuệ thông thường có thể đạt được. Nó chỉ có thể đạt được nhờ sự linh báo và sự trầm tư mặc tưởng lâu dài. Kinh Upanishad đã nói: “Atman chẳng thể nhận thức được bằng giác quan. Tự ngã mở các giác quan ra ngoài, bởi thế người ta chỉ trông ra thế giới bên ngoài mà không nhìn về bản ngã.”

“Tu luyện đạo đạo đức là hành động theo đúng bổn phận tự nhiên, không tính toán vụ lợi, diệt mọi dục vọng,

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w