Do đó, việc đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhâncủa mỗi ngân hàng hiện nay để từ đó đưa ra những giải pháp giúp hoạt động cho vaytín chấp cá nhân của ngân hà
Trang 1PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết
Trong những vừa năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta đang trên
đà phát triển: Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mạithế giới (WTO), thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của nước ngoài, tổng sản phẩmtrong nước GDP liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, thu nhập bình quânđầu người ngày càng tăng… và cùng với sự phát triển đó đời sống của người dân cũngkhông ngừng được nâng cao
Một khi đời sống của con người được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng, mua sắm:các phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt phục vụ cuộc sống hay đi du lịch… ngàycàng trở nên thiết yếu hơn Tuy nhiên giữa thu nhập và nhu cầu chi tiêu luôn có độlệch về thời gian nên phát sinh nhu cầu vay vốn ngân hàng Và lúc này, cho vay tínchấp cá nhân (không có bảo đảm bằng tài sản) sẽ là một trong những giải pháp thôngminh nhất cũng như đáp ứng kịp thời nhất nhu cầu về vốn của khách hàng Cho vay tínchấp cá nhân tuy không phải là một nghiệp vụ mới mẽ nhưng đặc biệt phù hợp tronggiai đoạn hiện nay và xu hướng, điều kiện phát triển tốt trong tương lai Đây là mộttrong những sản phẩm tiêu biểu của các ngân hàng bán lẻ, nhằm đa dạng hoá danhmục sản phẩm, phân tán rủi ro và phát triển các dịch vụ ngân hàng khác đi kèm vớinghiệp vụ cho vay
Theo dự báo của McKinsey, doanh số của lĩnh vực ngân hàng bán lẻ ở ViệtNam có thể tăng trưởng đến 25% trong vòng 5 – 10 năm tới, và Việt Nam sẽ trở thànhmột trong những thị trường ngân hàng bán lẻ có tốc độ phát triển cao nhất châu Á
(theo bản tin Sacombank).
Với cường độ cạnh tranh của các ngân hàng đang ngày càng tăng cao khi có sựxuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài như hiện nay thì hệ thống ngânhàng Việt Nam nói chung và các NH TMCP nói riêng sẽ phải làm gì để có thể đứngvững, kinh doanh có hiệu quả và phát triển trong một thị trường đầy tiềm năng, và ẩnchứa nhiều cơ hội lẫn thách thức như vậy? Một trong những câu trả lời cho vấn đề này
là không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng và tạo ra sự khác biệt trong từng sảnphẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là sản phẩm cho vay tín chấp cá nhân
Trang 2Do đó, việc đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhâncủa mỗi ngân hàng hiện nay để từ đó đưa ra những giải pháp giúp hoạt động cho vaytín chấp cá nhân của ngân hàng ngày càng hoàn thiện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu củakhách hàng là hết sức cần thiết.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa ThiênHuế là một trong những NH TMCP tiên phong trong hoạt động phát triển sản phẩmcho vay tín chấp cá nhân tại Huế ngay từ khi mới thành lập năm 2003 Tuy thời gianhoạt động là khá dài nhưng cho đến nay ngân hàng vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứunào về lĩnh vực này
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong quá trình thực tập tại Sacombank
Huế, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế”
2 Mục tiêu nghiên cứu
§ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM, tín dụng, hoạt động cho vay tín chấp cá nhân, và chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân
§ Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân tạiSacombank chi nhánh TT - Huế qua 3 năm (2007 - 2009)
§ Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân
để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cánhân tại Sacombank chi nhánh TT - Huế
3 Đối tượng nghiên cứu
Với phạm vi của một khoá luận tốt nghiệp đại học, đề tài tập trung nghiên cứunhững vấn đề cơ bản về chất lượng hoạt động tín chấp cá nhân và dựa trên một số chỉtiêu định lượng, định tính để đánh giá chất lượng hoat động cho vay tín chấp cá nhântại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Thiết kế nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng hoạt động cho vay
Trang 3động cho vay tín chấp cá nhân tại Sacombank chi nhánh TT - Huế trong thời gian tới,
đề tài tập trung giải quyết 3 vấn đề sau:
Cơ sở khoa học về chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân ở ngânhàng
Thu thập thông tin từ các dữ liệu thứ cấp từ ngân hàng để đánh giá thựctrạng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân qua 3 năm (2007-2009) và số liệu sơ cấpthông qua việc phỏng vấn, điều tra trực tiếp khách hàng để phân tích đánh giá ý kiếnkhách hàng
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng cho vay tín chấp cá nhân tại Sacombank chi nhánh TT - Huế trong thời gian tới
Sơ đồ 1: Thiết kế nghiên cứu 4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Mục tiêu nghiên cứu
Số liệu thứ cấp
Số liệu sơ cấp
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CVTCCN tại ngân hàng trong thời gian tới
Cơ sở khoa học
về chất lượng tín dụng
Trang 4Công cụ điều tra : Sử dụng bảng hỏi
Kích thước mẫu: Cỡ mẫu của nghiên cứu này được xác định bằng bằngphương pháp ước lượng ML Ước lượng theo tiêu chuẩn 5 mẫu cho một tham số cầnước lượng Và số lượng tham số tương đương với 17 biến (câu hỏi) trong thang Likertcủa bảng hỏi Vì vậy, kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu này là 85 Tuy nhiên đểđảm bảo thu về được số phiếu điều tra là 85 thì tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn
để chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành thực hiện như sau:
Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo thứ tự vần củakhách hàng, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách, bao gồm 2200 kháchhàng Ta muốn chọn ra một mẫu có quy mô là 100 khách hàng Vậy khoảng cách chọnlà: k= 2200/100 = 22, có nghĩa là cứ cách 22 khách hàng thì ta chọn một khách hàngvào mẫu Đầu tiên ta chọn một số ngẫu nhiên trong danh sách khách hàng, sau đó cứ
22 người ta chọn một người, chọn cho đến khi đủ 100 mẫu
Phương pháp tiến hành điều tra: phỏng vấn trực tiếp khách hàng đang sửdụng dịch vụ cho vay tín chấp cá nhân
Trang 54.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để phân tích và so sánh tình hình sử dụng nguồnlực, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm với mục đích phân tích sự biến động củacác tiêu thức nghiên cứu qua các thời kỳ
4.4 Phương pháp phân tích thống kê bằng SPSS
Phương pháp phân tích thống kê bằng SPSS được sử dụng để xử lý các số liệu
sơ cấp, phân tích chính xác các số liệu điều tra
+ Trung bình mẫu:
x = ∑ xi fi / ∑fi
Trong đó: ∑fi: tổng số phiếu phỏng vấn hợp lệ
xi: lượng biến thứ i
fi : tần số của giá trị i
+ Các giá trị trung bình được kiểm định bằng kiểm định trung bình theo phươngpháp One - Sample T - Test để khẳng định xem nó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không
Giả thuyết cần kiểm định là:
- H0: μ = 3 (ý kiến đánh giá của khách hàng về tiêu chí là ở mức bình thường)
- H1: μ ≠ 3 (ý kiến đánh giá của khách hàng về tiêu chí là khác mức bình thường,
có thể không đồng ý hoặc cũng có thể là đồng ý)
α là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ H0 khi H0 đúng, α= 0,05
- Nếu sig > 0,05: chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0
- Nếu sig < 0,05: giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận giả thiết H1
5 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Hoạt động cho vay tín chấp cá nhân và sự đánh giá của khách về
chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân tại Sacombank chi nhánh TT - Huếtrong 3 năm (2007 - 2009)
Về thời gian:
Số liệu thứ cấp: từ năm 2007 đến 2009
Số liệu sơ cấp: từ 15/3 đến 12/4 năm 2009
Về không gian: Sacombank chi nhánh TT - Huế.
Trang 6PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ, tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấptín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán
Mặc dù từ khi ra đời, NHTM hoạt động chủ yếu là cho vay đối với lĩnh vựcthương mại, nhưng ngày nay hoạt động của nó mang tính tổng hợp cao Các NHTMkhông chỉ có quan hệ rộng với mọi đối tượng khách hàng trong các lĩnh vực mà cònthực hiện rất nhiều các dịch vụ tiền tệ, tín dụng
Như vậy, NHTM là tổ chức tín dụng thực hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngânhàng đó là huy động vốn và cho vay vốn NHTM là cầu nối giữa các cá nhân và tổchức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu Hoạt động của NHTM nhằmmục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốnthấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận củangân hàng thương mại Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu
về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong
xã hội
1.1.1.2 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
Dựa theo khái niệm về NHTM nêu trên thì nghiệp vụ ngân hàng chính là tất cảcác loại hình dịch vụ mà NHTM cung cấp cho nền kinh tế, hay có thể hiểu đó là cácdịch vụ tài chính Theo tổ chức kinh tế Thế giới, dịch vụ ngân hàng bao gồm các nhómdịch vụ chính sau:
- Nhận tiền gửi và các khoản tiền từ công chúng
- Cho vay dưới mọi hình thức
Trang 7- Tất cả các khoản thanh toán và chuyển tiền: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻthanh toán…
- Bảo lãnh và cam kết thanh toán
- Tự doanh và kinh doanh trên tài khoản của khách hàng
- Phát hành các loại chứng khoán và cung ứng các dịch vụ liên quan đến hoạtđộng phát hành
- Môi giới tiền tệ
- Quản lý tài sản: quản lý tiền mặt, quản lý danh mục, quản lý hưu trí, dịch vụ
- Dịch vụ tư vấn, môi giới và các dịch vụ tài chính hỗ trợ khác
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chưa phải đã tồn tại và phát triển đầy đủ các hìnhthức dịch vụ nêu trên Thực tế, các nhóm dịch vụ cơ bản nhất của nước ta hiện nay vẫnchỉ là tiền gửi, tiền vay, chuyển tiền và thanh toán Theo nhịp độ phát triển của nền kinh
tế, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế cũng như thị trường chứng khoántrong vài năm gần đây cũng đã làm cho một số dịch vụ mới dần hình thành
1.1.2 Tín dụng ngân hàng
1.1.2.1 Khái niệm
Tín dụng là quan hệ vay muợn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay
và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả (cả vốn và lãi) sau một thời gian nhất định
Tín dụng có nhiều loại, như: tín dụng nhà nước, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cánhân và tín dụng ngân hàng Trong đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượngtài sản (vốn) giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế; trong mối quan hệnày, ngân hàng vừa giữ vai trò đi vay (con nợ) và vai trò là người cho vay(chủ nợ).Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người gửi tiết kiệm, thông qua vai trò trung giancủa ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền kinhtế
Trang 8Từ phân tích trên, ta đi đến khái niệm: Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàngthoả thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) vớinguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), chothuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
1.1.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng của NHTM rất đa dạng vàphong phú với nhiều hình thức khác nhau Phân loại tín dụng là việc sắp xếp cáckhoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định Có nhiều tiêu thứcphân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế, người ta thường phân loại tín dụng theo cáctiêu thức sau:
Phân loại theo thời hạn cho vay
Tín dụng ngắn hạn: loại tín dụng này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử
dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chitiêu ngắn hạn của cá nhân
Tín dụng trung hạn: theo quy định hiện nay của ngân hàng nhà nước Việt Nam,
loại hình này có thời hạn từ 1 đến 3 năm, còn đối với các nước trên thế giới là 7 năm.Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiếnhoặc đổi mới thiết bị, công nghệ
Tín dụng dài hạn: cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm (Việt
Nam), trên 7 năm (đối với các nước trên thế giới) Tín dụng dài hạn được cung cấp đểđáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải cóquy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp lớn
Phân loại theo đối tượng cho vay
Cho vay cá nhân, hộ gia đình là loại cho vay phục vụ cho đối tượng là cá nhân
với nhu cầu tiêu dùng hay hộ gia đình với nhu cầu kinh doanh
Cho vay doanh nghiệp là loại hình cho vay phục vụ cho đối tượng là tổ chức,
công ty, doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời hay lâu dài của các tổ chức,doanh nghiệp này
Trang 9 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn
Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng
bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ
Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn
lưu động cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp thương mại và dịch vụ
Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân
bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng
Cho vay tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua
sắm các loại vật dụng đắt tiền, ngoài ra còn để trang trải các chi phí thông thường củađời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng
Thuê mua và các loại khác.
Phân loại theo xuất xứ tín dụng
Tín dụng trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng
thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng
Tín dụng gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các
khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời gian thanh toán
Phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay
Tín dụng không bảo đảm: là loại cho vay (tín chấp) không có tài sản thế chấp,
cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bảnthân khách hàng Hiện nay, loại hình này ít được áp dụng, chỉ được sử dụng trong một
số trường hợp rất hạn chế
Tín dụng có bảo đảm: là loại cho vay được ngân hàng cung ứng, phải có tài sản
thế chấp hoặc cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba Loại hình này được
áp dụng khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam
Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng
Cho vay bằng tiền là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung
cấp bằng tiền Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng như: tín dụng ứng trước,tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp
Cho vay bằng tài sản là loại hình cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng
và hình thức chủ yếu là tài trợ thuê mua Theo phương thức này ngân hàng hoặc các
Trang 10công ty thuê mua cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay được gọi là người đi thuê
và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn gốc và lãi
Phân loại theo phương pháp hoàn trả
Cho vay hoàn trả một lần: người vay trả gọn một lần cả gốc và lãi.
Cho vay hoàn trả nhiều lần: trả không đều hay trả góp.
1.1.2.3 Các phương thức cho vay
Cho đến nay, các ngân hàng thường sử dụng các phương thức cho vay phổ biếntrên cơ sở thoả thuận với khách hàng gồm:
- Phương thức cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn, khách hàng và TCTD lập thủ
tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: TCTD và khách hàng xác định và thoả thuận
một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định
- Cho vay theo dự án đầu tư: TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự
án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống
- Cho vay hợp vốn: một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án vay vốn
hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, một tổ chức tín dụng làm đầu mốidàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay trả góp: khi vay vốn, TCTD và khách hàng xác định và thỏa thuận số
lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trongthời hạn cho vay
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: căn cứ nhu cầu vay của khách hàng,
TCTD và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tín dụng dự phòng,thời hạn hiệu lực của hạn mức dự phòng; TCTD cam kết đáp ứng nguồn vốn chokhách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ; trong thời gian hiệu lực của hợp đồng,nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng,khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó Mức phícam kết phải được thỏa thuận giữa khách hàng và TCTD
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: TCTD chấp
thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để
Trang 11điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng,TCTD và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam
và hướng dẫn của NH Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng
văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán củakhách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạtđộng thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
1.1.3 Các vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay tín chấp cá nhân
1.1.3.1 Khái niệm
Vay tín chấp là hình thức vay tiền ngân hàng và các tổ chức tín dụng được bảo
đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp Tất nhiên, tài sản thế chấp được
đề cập ở đây là một tài sản hữu hình hoặc một bất động sản đầu tư
Khái niệm trên cho thấy, vay tín chấp không phải là việc cho vay không có bảođảm mà cao hơn, tài sản bảo đảm là sự tín nhiệm giữa người cho vay (các ngân hàng,
tổ chức tín dụng) và người vay
Cho vay tín chấp cá nhân được hiểu là hình thức cho vay mà ngân hàng cho
vay không yêu cầu tài sản đảm bảo của khách hàng cá nhân mà thông qua sự tínnhiệm, bảo lãnh của bên thứ ba hoặc bảo đảm bằng uy tín của chính cá nhân vay Cáckhoản cho vay thường được sử dụng vào mục đích tiêu dùng của cá nhân là chủ yếu
1.1.3.2 Đặc điểm của cho vay tín chấp cá nhân
Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ thu nhập, không nhất thiết phải là từkết quả của việc sử dụng những khoản vay đó
Trang 12 Những khách hàng có việc làm, mức thu nhập ổn định và có trình độ học vấn lànhững tiêu chí quan trọng để ngân hàng thương mại quyết định cho vay.
Là hoạt động cho vay không có tài sản đảm bảo do đó nó là sản phẩm dịch vụmang lại rủi ro cao đối với ngân hàng cho vay
Thời hạn giải ngân ngắn
Thủ tục đơn giản
1.1.3.3 Vai trò
Đối với ngân hàng
+ Nâng cao uy tín cho ngân hàng
+ Cho vay tín chấp góp phần đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ củangân hàng, phân tán rủi ro và tăng tính cạnh tranh
+ Giải ngân vốn tạo thêm thu nhập cho ngân hàng
Đối với khách hàng
+ Nhu cầu vốn được giải quyết môt cách nhanh chóng, thuận tiện trong vấn
đề chi tiêu cho cá nhân và gia đình
Đối với xã hội
+ Dịch vụ cho vay tín chấp cá nhân góp phần nâng cao chất lượng đời sốngcủa nhân dân và góp phần ổn định trật tự xã hội
+ Là công cụ kích cầu hiệu quả, kích thích các ngành sản xuất, dich vụ cùngphát triển
1.1.3.4 Sản phẩm cho vay tín chấp cá nhân của Sacombank chi nhánh TT - Huế 1.1.3.4.1 Sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên
Khách hàng là cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định, có nhu cầu vay tiền đểphục vụ tiêu dùng, sinh hoạt Khách hàng hoàn toàn có thể vay vốn từ Sacombank mà vẫnchủ động tài chính của mình Đơn giản bởi vì dịch vụ của Sacombank cho phép bạn vay
và trả lãi đều đặn theo thu nhập hàng tháng với mức lãi suất phù hợp Thời hạn cho vaycủa dịch vụ có thể lên tới 4 năm và hạn mức cho vay tối đa là 50 triệu
Trang 13 Đối tượng
Khách hàng là cán bộ nhân viên đang làm việc tại các cơ quan được ngân hàngchấp nhận làm việc từ 1 năm (Sacombank) hoặc từ 2 năm (cơ quan khác) Các cơ quanđược chấp nhận chia làm làm 3 nhóm:
§ Sacombank
§ Giáo dục/ Y tế/ Kho bạc/ Điện-nước
§ Cơ quan nhà nước / doanh nghiệp nhà nước theo danh sách được Phó TGĐ Khuvực phê duyệt
Mức cho vay
§ Căn cứ vào thu nhập và khả năng trả nợ để xác định số tiền cho vay
§ Từ Trưởng/Phó phòng trở lên: tối đa 10 lần lương nhưng không quá 50 triệuđồng/khách hàng
§ Đối với CBNV: tối đa 10 lần lương nhưng không quá 30 triệu đồng/khách hàng
Thời hạn cho vay: tối đa 48 tháng.
Phương thức cho vay: Trả góp hàng tháng, vốn + lãi chia điều.
Lãi suất cho vay: Lãi suất áp dụng theo biểu lãi suất từng thời kỳ.
Loại tiền cho vay: VNĐ.
Điện vay vốn:
§ Đối với khách hàng vay vốn
- Đồng ý uỷ quyền cho cơ quan trích thu nhập để trả nợ
- Được Thủ trưởng cơ quan xác nhận về thời gian làm việc, thu nhập và đồng ý.trích thu nhập theo uỷ quyền để trả nợ ngân hàng
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, mục đích hợp pháp, có khả năng trả nợ
§ Điều kiện đối với cơ quan
- Trú đóng tại địa bàn cho vay của Chi nhánh
- Đồng ý ký hợp đồng liên kết với ngân hàng
- Số người vay >= 5 người/cơ quan
Hồ sơ vay vốn
§ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ của khách hàng vay có xác nhậncủa Thủ trưởng đơn vị công tác
Trang 14§ Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (bản photo).
§ Danh sách CBCNV vay vốn có chữ ký của từng CBCNV đề nghị người đạidiện đứng vay (đối với phương thức cho vay thông qua đại diện)
§ Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động
§ Hợp đồng tín dụng
§ Các hồ sơ khác theo yêu cầu của Sacombank
1.1.4 Chất lượng tín dụng tín chấp cá nhân
1.1.4.1 Khái niệm
Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO đã đưa
ra định nghĩa chất lượng như sau: "Chất lượng là tổng thể các chỉ tiêu, những đặctrưng thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu biểu hiện tiêu dùng xác định, phù hợp vớicông dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn"
Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nên vấn đề chấtlượng sản phẩm cũng được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là chất lượng hoạt động tíndụng nói chung và chất lượng cho vay tín chấp cá nhân nói riêng
Từ đây, ta có thể hiểu chất lượng tín dụng ngân hàng như sau: Chất lượng tíndụng ngân nhàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan
hệ tín dụng cũng như bảo đảm an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận củangân hàng, phù hợp và phục vụ cho sự phát triển của xã hội
Xét về phía hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì chất lượng tín dụng tínchấp cá nhân là khoản tín dụng đuợc bảo đảm an toàn, phù hợp với chính sách củangân hàng hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng vớichi phí thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, phục vụ tăngtrưởng và phát triển của ngân hàng
Xét trên góc độ lợi ích của khách hàng thì khoản tín dụng có chất lượng là phùhợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơngiản, thuận tiện
Trong phạm vi bài khoá luận này, tôi sẽ nghiên cứu về chất lượng tín dụng tín chấp cá nhân xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của chính chủ thể ngân hàng thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu định lượng và xét trên góc độ lợi ích của khách hàng thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu định tính.
Trang 151.1.4.2 Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng cho vay tín chấp cá nhân
1.1.4.2.1 Một số chỉ tiêu cơ bản về kết quả kinh doanh của hoạt động CVTCCN
Tổng dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách
hàng vay nhưng chưa thu lại được tại một thời điểm nhất định Đầu kỳ vay thì dư nợtăng cao, càng trả nợ thì dư nợ giảm dần đến khi trả hết nợ thì dư nợ bằng không.Ngoài ra chỉ tiêu này còn nói lên quy mô vốn
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Số phát sinh tăng trong kỳ - Số phát sinh giảmtrong kỳ
Doanh số cho vay là tổng số tiền ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay
trong kỳ
Doanh số thu nợ là tổng số tiền khách hàng trả nợ khoản vay của mình cho
ngân hàng trong kỳ
1.1.4.2.2 Các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng hoạt động CVTCCN
Để phản ánh chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng nói chung người
ta thường quan tâm đến hệ thống các chỉ tiêu định lượng sau:
a Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu
Để tiến hành phân tích chỉ tiêu “Nợ xấu”, chúng ta phải tiến hành phân loại nợcủa NHTM thành 5 nhóm sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc vàlãi đúng hạn
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồiđầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
Trang 16- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trảlãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lêntheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần hai
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị qúahạn hoặc đã quá hạn
b Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ CVTCCN
Hệ số thu nợ CVTCCN = * 100%
Doanh số CVTCCN
Trang 17Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ kinh doanh, một đồng doanh số chovay của ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn Hệ số này càng lớn cho thấycông tác thu nợ đáng tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp.
c Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Tổng dư nợ CVTCCN Hiệu suất sử dụng vốn = * 100% Tổng nguồn vốn CVTCCN
Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàngvới khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động.Chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối Thông thường cho rằng chỉ tiêu này càng lớnchứng tỏ ngân hàng càng sử dụng nhiều vốn huy động và hoạt động ngân hàng càng cóhiệu quả Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đúng bởi nếu vốn huy động thấp hơn số tiềncho vay thì ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, còn nếu vốn huyđộng cao hơn dư nợ cho vay thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn, không pháthuy tối đa được hiệu quả sử dụng vốn huy động
1.1.4.2.3 Các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng hoạt động CVTCCN
Các chỉ tiêu định lượng được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàngnói chung và cho vay tín chấp nói riêng đứng trên góc độ là ngân hàng, doanh nghiệpkinh doanh tiền tệ, còn một số chỉ tiêu định tính ở phần này sẽ được dùng để đánh giáchất lượng tín dụng dựa theo quan điểm của khách hàng về dịch vụ cho vay tín chấp cánhân của NHTM Các chỉ tiêu bao gồm:
a Thủ tục vay vốn
Việc ngân hàng có một quy trình tín dụng nhanh gọn, đơn giản, dễ hiểu, tiếtkiệm thời gian, chi phí… sẽ là tiêu chí quan trọng để khách hàng thấy được sự chuyênmôn hoá và khoa học của ngân hàng Thủ tục và thời gian xét duyệt cho vay càngnhanh chóng càng tốt, song vẫn cần phải bảo đảm được các yêu cầu, tính chặt chẽ củaquy trình xét duyệt cho vay
b Chính sách lãi suất
Cũng như giá thành của sản phẩm, lãi suất là một trong những yếu tố tác độngtới hiệu quả của viêc thu hút khách hàng của ngân hàng Đối với khách hàng, chất
Trang 18lượng hoạt động cho vay của một ngân hàng thể hiện qua mức lãi suất có phù hợp vớigiá trị mà ngân hàng đem đến cho họ không Thông thường, nếu ngân hàng có lãi suấtcho vay hấp dẫn, chi phí cho vay thấp ngay lập tức sẽ thu hút lượng lớn khách hàngvay vốn Dưới sức ép của cạnh tranh và sự biến động liên tục của lãi suất trên thịtrường đã khiến cho các ngân hàng phải thường xuyên xem xét và điều chỉnh mức lãisuất của mình.
c Thái độ phục vụ của nhân viên
Nhân viên là bộ mặt của ngân hàng, đại diện ngân hàng tiếp xúc với kháchhàng Và khách hàng khi đến giao dịch đều muốn nhận được sự tôn trọng, chủ độngtìm hiểu nhu cầu của họ và làm cho hài lòng bằng thái độ phục vụ thân thiện, nhiệttình Vì vậy, đối với các ngân hàng, thiện chí và phong cách phục vụ của nhân viên làgiải pháp không mất chi phí mà đem lại hiệu quả khá cao trong viêc thu hút và gìn giữkhách hàng Đặc biệt là trong sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay, chất lượng phục vụ đôikhi là yếu tố quyết định đến sự thành công của ngân hàng Sacombank có câu: "Kháchhàng hài lòng, Sacombank thành công"
d Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ là dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm cho sảnphẩm của ngân hàng và tạo ra sự khác biệt giữa các ngân hàng Đây là yếu tố khôngthể thiếu và phải không ngừng cải tiến tốt hơn để kích thích sự chú ý, thu hút kháchhàng trong thời buổi cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng tăng
e Khả năng đáp ứng
Đối với khách hàng, một ngân hàng có chất lượng tốt là khi ngân hàng đáp ứngvốn kịp thời và hợp lí cho khách hàng và cung cấp cho người tiêu dùng ngày càngnhiều sản phẩm mới lạ, tiện ích, chất lượng cao Ngày nay, bên cạnh những sản phẩmtruyền thống, ngân hàng còn không ngừng phát triển những sản phẩm mới, những sảnphẩm ngân hàng hiện đại để làm cho danh mục sản phẩm của mình đa dạng hơn đểđáp ứng hoàn hảo nhu cầu kì vọng của khách hàng Và một khi ngân hàng phát triểnthêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới hướng theo nhu cầu của khách hàng sẽ đưa ra những
sự lựa chọn khác nhau cho khách hàng từ đó dễ dàng chiếm lĩnh thị phần và làm tăng
Trang 19f Uy tín và thương hiệu của ngân hàng
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay thì chữ tín là yếu tố hàng đầugiúp doanh nghiệp đứng vững Uy tín ở đây là sự tin tưởng, trung thực, giữ đúng lờihứa đã cam kết với khách hàng làm cho khách hàng hài lòng Và thương hiệu chính làgiá trị tồn tại trong lòng của mỗi khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay hìnhảnh của ngân hàng Một ngân hàng có uy tín và thương hiệu sẽ có nhiều khách hàngtìm đến và kéo theo đó hoạt động của ngân hàng cũng đi theo cùng phát triển và cóhiệu quả Như vậy, chất lượng hoạt động của ngân hàng chính là cơ sở để nói ngânhàng đó có uy tín hay thương hiệu hay không Chất lượng hoạt động và uy tín, thươnghiệu của ngân hàng nó có môi quan hệ qua lại với nhau
1.2 Cơ sở thực tiễn
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004, các tổ chức tín dụng,ngân hàng được trao quyền tự chủ, được quyết định cho vay tín chấp từ ngày01/10/2004 Cho vay tín chấp là biểu hiện của trình độ văn minh bậc cao trongkinh doanh
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống của nhân dân đãđược cải thiện đáng kể, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao, đó là điềukiện thuân lợi cho hoạt động cho vay tín chấp cá nhân phục vụ tiêu dùng nói riêng pháttriển Nếu như ở các nước phát triển, tỷ trọng tín chấp tiêu dùng thường chiếm khoảng20% đến 30% trên tổng dư nợ cho vay cá nhân, thì tỷ lệ này của các TCTD Việt Namhiện nay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng hơn 5% trên tổng dư nợ tín dụng cá nhân
Trong những năm gần đây, sự ra đời của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiệnđại đa tiện ích như: ATM, Internet Banking, Home Banking, PC Banking, MobileBanking… đã đánh dấu những bước phát triển mới của thị trường dịch vụ ngân hàngViệt Nam Dịch vụ ngân hàng bán lẻ bước đầu đã được các ngân hàng thương mạiquan tâm và tập trung khai thác các phương tiện thanh toán dựa trên nền tảng côngnghệ hiện đại Và sản phẩm tín dụng tín chấp cá nhân là một trong những sản phẩmtiêu biểu của ngân hàng bán lẻ hiện đại
Vì thế, đẩy mạnh tín dụng tín chấp cá nhân phục vụ tiêu dùng là một xu hướngtất yếu trong điều kiện kinh tế hội nhập ngày nay Có thể nói trong hơn 10 năm trở lại
Trang 20đây Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ rất cao, cao nhất khuvực Đông Nam Á Trong 5 năm qua GDP đạt bình quân trên 7%, đời sống nhân dânngày càng được cải thiện Với dân số trên 83 triệu người là điều kiện vô cùng thuậnlợi, là thị trường khổng lồ cho lĩnh vực cho vay tiêu dùng phát triển Thu nhập của các
hộ gia đình ngày càng tăng do đó mức chi tiêu của các hộ gia đình cũng tăng theo.Như vậy, có thể thấy tiềm năng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói chung và cho vay tínchấp cá nhân riêng là rất rộng lớn, đang mở ra cho hoạt động của các NHTM
Mặc dù nhu cầu tiêu dùng của người dân là rất lớn như mua phương tiện phục
vụ nhu cầu đi lại, mua phương tiện sinh hoạt để cải thiện cuộc sống… Nhưng thời gianqua mới chỉ có một vài ngân hàng thực hiện cho vay tín chấp cá nhân phục vụ nhu cầunày của người dân, tiêu biểu như ACB, Sacombank, Techcombank, Saigonbank… chỉchủ yếu là cho vay đối với cán bộ, công nhân viên chức nhà nước còn các đối tượngkhách hàng khác hầu như chưa tiếp cận được với vốn của ngân hàng, mức vay tươngđối thấp so với nhu cầu, mức vay tín chấp tối đa là 50 triệu đồng và thời hạn thườngngắn chủ yếu là từ 1 năm đến 3 năm, các trường hợp cho vay trên 4 năm trở lên làkhông nhiều, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay tín chấp cá nhân
Thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển về cả quy mô, hình thức,chất lượng và cấu trúc tham gia thị trường Do đó công tác phát triển về mặt chấtlượng các dịch vụ ngân hàng trong dân cư đặc biệt là cho vay tín chấp cá nhân phục vụtiêu dùng là một bộ phận cấu thành trọng yếu trong chiến lược phát triển dịch vụ ngânhàng nói chung trong những năm tới Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cho vaytín chấp cá nhân là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngânhàng Việt Nam trước sự xuất hiện của những ngân hàng 100% vốn nước ngoài mộtcách mạnh mẽ
Trang 21CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Một số nét cơ bản về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sacombank
NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank là một trong những NH TMCP cóvốn điều lệ và quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống các NH TMCP Việt Nam vớicác ngân hàng chi nhánh trải dài khắp cả nước
- Ngày 21/12/1991: Sacombank được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở
chuyển thể Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và sát nhập với 3 Hợp Tác Xã (HTX)tín dụng Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia
- Từ năm 1991 đến năm 1995: Ngân hàng tập trung giải quyết vấn đề nợ xấu và
tái cấu trúc hoạt động kinh doanh
Trang 22 Thành lập: Công ty liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam(VFM) – Liên doanh với tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings, Công ty Quản
lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (AMC)
- Từ năm 2005 đến năm 2006:
12/7/2006: cổ phiếu của Sacombank được niêm yết trên trung tâm giao dịchchứng khoán TP Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ tăng lên 130 triệu đô la Mỹ
Thành lập các công ty con: Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn ThươngTín (SBR), Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBL), Công
ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBS)
- Năm 2007:
Sacombank tăng vốn điều lệ lên 4.449 tỷ đồng
Sacombank góp vốn thành lập Công ty Đầu tư tài chính Ngân hàng Sài GònThương Tín (SacomInvest), từng bước định hình một tập đoàn tài chính hùng mạnhtrên lãnh thổ Việt Nam
Mở rộng mạng lưới hoạt động lên 207 điểm giao dịch tại 44/64 tỉnh và thànhphố trong cả nước
- Năm 2008:
08/01/2008: Sacombank thành lập văn phòng đại diện tại Trung Quốc
16/05/2008: Sacombank khánh thành trụ sở và công bố thành lập Tập đoàntài chính Sacombank
- Năm 2009:
23/06/2009, Sacombank khai trương Chi nhánh Phnôm Pênh tại Campuchia,đánh dấu bước ngoặt hoàn thành chiến lược mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương
Sacombank hoàn thành chiến lược hiện đại hoá Ngân hàng giai đoạn
2006-2010 bằng việc nâng cấp và chuyển đổi thành công hệ thống Ngân hàng lõi từ Smartbankthành T24- Phiên bản R8 trên toàn hệ thống; nâng cấp Trung tâm dữ liệu và khaitrương trung tâm dịch vụ khách hàng
Trang 232.1.2 Giới thiệu về Sacombank chi nhánh TT - Huế
NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh TT - Huế được thành lập ngày 10/10/2003theo quy mô chi nhánh cấp I của NHTM đầu tiên trên địa bàn thành tỉnh Thừa ThiênHuế, hình thành và phát triển cùng với chiến lược phát triển mạng lưới của toàn hệthống
Thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bên cạnh Sacombank Huế, đãxuất hiện những ngân hàng quốc doanh như ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu
tư phát triển, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và một NH TMCP duynhất là ngân hàng Đông Á ( nhưng lúc bấy giờ chỉ là tổ tín dụng) Tuy nhiên, trên thực
tế thì lúc bấy giờ chỉ có Sacombank là một NH TMCP ra đời đúng với bản chất và ýnghĩa của nó Thời điểm này được đánh giá là rất thuận lợi và kịp thời cho Sacombanktrong việc phát triển hoạt động ngân hàng của mình Chính điều này đã làm choSacombank nói chung và Sacombank Huế nói riêng gặt hái được nhiều thành công trên
con đường chiến lược của mình
Qua 7 năm tồn tại và phát triển, hiện nay, Sacombank chi nhánh TT - Huế đã cómột trụ sở khang trang tại 126 Nguyễn Huệ và hệ thống gồm 6 phòng giao dịch phân
bố rộng khắp trên địa bàn: Phòng giao dịch An Cựu, Phòng giao dịch Tây Lộc, Phònggiao dịch Phú Xuân, Phòng giao dịch Phú Hội, Phòng giao dịch Phú Bài và Phòng giaodịch Hương Trà
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Sacombank chi nhánh TT - Huế
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh TT - Huế là chi nhánh cấp một của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín.Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị về tổ chức bộ máy, chức năng của Sở giaodịch, Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, theo đó:
Chi nhánh TT - Huế do giám đốc phụ trách, giúp giám đốc có hai phó giám đốc
và bao gồm các phòng nghiệp vụ Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc sau, được thểhiện qua sơ đồ 2
- Phòng dịch vụ khách hàng
- Phòng hỗ trợ
- Phòng kế toán và quỹ
Trang 24- Phòng hành chánh quản trị
- Và các phòng giao dịch
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Sacombank Huế
( Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank Huế)
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc (gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc)
+ Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng và chịutrách nhiệm chỉ đạo điều hành nhiệm vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tíndụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền Được phép cho nhân viên thay mình kýkết, điều hành hoạt động của ngân hàng, thường là ủy quyền cho Phó Giám Đốc hoặccác trưởng phòng
Phòng Giao Dịch
Trang 25+ Phó Giám Đốc: là người trực tiếp điều hành giám sát các hoạt động của cácphòng ban trong Ngân hàng, thực hiện các nhiệm vụ huy động tiền gửi, tiền vay vàcung cấp các dich vụ phù hợp theo cơ chế, quy định của ngân hàng.
Phòng hỗ trợ:
+ Bộ phận xử lý giao dịch: chịu trách nhiệm về việc chuyển tiền, mở tài khoảnthanh toán
+ Bộ phận quản lý tín dụng: thực hiện nhiệm vụ giải ngân hồ sơ vay, quản lý
nợ, giám sát hồ sơ tín dụng trước, trong và sau khi vay
+ Bộ phận thanh toán quốc tế: thực hiện các nhiệm vụ mở L/C, chuyển tiền ranước ngoài
Phòng dịch vụ khách hàng: gồm các bộ phận tín dụng Cá nhân và Doanh nghiệp
+ Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng,triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn lập chứng từ kế toán
+ Thực hiện công tác tiếp thị để mở rộng thị phần
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng
+ Hướng dẫn hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc
Phòng Kế toán và Quỹ
+ Phòng Kế toán: thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quá trình thanh toán,thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạchtoán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa các ngân hàng với nhau vàlàm dịch vụ thanh toán khác Là nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ
số liệu làm cơ sở cho sự hoạt động của ngân hàng
+ Phòng Ngân quỹ: nơi thực hiện thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phátsinh, phát hiện và ngăn chặn tiền giả, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sảnthế chấp
Phòng Hành chính
+ Nhận và phân phối, phát hành lưu trữ văn thư Thực hiện mua sắm, quản lý,phân phối công cụ lao động, văn phòng phẩm theo quy định Đảm nhận công tác lễ
Trang 26tân, hậu cần của chi nhánh, theo dõi tình hình nhân sự Xây dựng kế hoạch hành chính
và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch
Phòng Giao dịch
+ Bộ phận dịch vụ: tiếp thị (quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sảnphẩm cụ thể, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng và một số chứcnăng khác); thẩm định (thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng và một số chức năng khác)
+ Bộ phận hỗ trợ: xử lý giao dịch, quản lý tín dụng (hỗ trợ công tác tín dụng,kiểm soát tín dụng, quản lý nợ); quản lý công tác kế toán và quỹ (công tác kế toán,công tác kho quỹ)
2.1.3.3 Tình hình nhân sự
Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại củamột doanh nghiệp Khi có một lực lượng nhân viên hùng hậu, chuyên nghiệp và tậntâm thì công ty đó đã có trong tay chìa khóa để phát triển Sacombank Huế là mộtdoanh nghiệp như vậy Thành quả hoạt động kinh doanh của NH không phải chỉ đượctạo ra dựa trên số lượng nhân sự hiện có mà quan trọng hơn là ở chất lượng và khốilượng công việc mà mỗi người làm được là rất đáng kể Số lượng nhân viên củaSacombank Huế qua 3 năm 2007 – 2009 thể hiện trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Số lượng nhân viên của Sacombank Huế
Nhìn vào biểu đồ 1 ta thấy, năm 2007 và năm 2008 số lương nhân viên củaSacombank Huế không đổi Năm 2008 đánh dấu sự khởi đầu của khủng hoảng kinh tếtrầm trọng trên toàn thế giới, nhất là trong lĩnh vực tài chính, trong đó có nước ta Điềunày ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách nhân sự của các ngân hàng trong nước
Trang 27Trước tình hình đó, Sacombank đã có những động thái tích cực để duy trì sự ổn định
và phát triển như: không tuyển dụng thêm nhân viên mới mà chỉ thuyên chuyển hoặc
bổ sung nhân sự khi có nhân viên thôi việc, không cắt giảm lương và thưởng của nhânviên… Đó là lí do nhân sự năm 2008 của Sacombank Huế không thay đổi nhưng vẫnđạt mức tăng trưởng ổn định Bước sang năm 2009 khi nền kinh tế đang dần phục hồi,theo nhu cầu của thị trường Sacombank Huế mở rộng mạng lưới giao dich, phòng giaodịch Phú hội ra đời kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng lên, tăng 10% so vớinăm trước Điều đó lí giải hợp lý cho sự tăng lên về số lương nhân viên nói riêng và
sự tăng trưởng về quy mô hoạt động của Sacombank Huế nói chung
85
24
31 - 50 > 50
Biểu đồ 2: Cơ cấu nhân sự Sacombank Huế năm 2009 theo độ tuổi
Lao động phổ thông
Biểu đồ 3: Cơ cấu nhân sự Sacombank Huế năm 2009 theo trình độ
Dựa vào 2 biểu đồ 2 và 3 có thể thấy đội ngũ nhân lực của Sacombank Huế rấttrẻ và có trình độ cao Đây là nguồn tài sản lớn của NH và phần nào lí giải cho kết quảkinh doanh của NH được trình bày ở mục tiếp theo
Trang 282.1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Sacombank Huế
2.1.4.1 Tình hình huy động vốn tại Sacombank Huế
Sacombank Huế được xem là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quảnhất, đặc biệt là công tác huy động vốn nhờ vào ưu thế là tiên phong chính sách kháchhàng là hợp lý
Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm đã đạt được những kết quảkhả quan, sự tăng trưởng mạnh về nguồn huy động vốn là do mạng lưới NH được mởrộng, đặt tại các địa điểm thuận lợi giúp lượng khách hàng tìm đến tăng lên, từ đó thịtrường được mở rộng, thị phần tăng trưởng nhanh chóng
Nhìn vào bảng 1 ta thấy, nguồn vốn được huy động từ những hình thức khácnhau, chiếm tỷ trọng khác nhau trong cơ cấu nguồn vốn
Theo loại tiền thì tiền VND chiếm tỷ lệ cao hơn so với ngoại tệ và vàng Thể
hiện rõ nhất năm 2007, VND chiếm tới 76,07% tổng NVHĐ, tỷ lệ này có giảm qua 3năm nhưng vẫn duy trì ở mức trên 70% và số tiền huy động bằng VND là những con
số rất lớn, năm 2007 hơn 502 tỷ, năm 2008 hơn 640 tỷ, tới năm 2009 con số này lênđến gần 840,5 tỷ Điều này cũng có nghĩa vàng và ngoại tệ chiếm tỷ trọng không cao
và chênh lệch giữa hai tỷ trọng này không lớn
Sacombank Huế huy động vốn chủ yếu bằng đồng VND, huy động ngoại tệ vàvàng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Tuy nhiên cả 3 loại tiền đều có xu hướng tăng lên Cụ thểnăm 2008 huy động nội tệ tăng 138,074 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng 27,5% so vớinăm 2007, sang năm 2009 nguồn vốn nội tệ tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng ở mức trungbình 31,27% so với năm trước
Sở dĩ năm 2008 nguồn vốn nội tệ giảm mạnh như thế là do thị trường lãi suất cóchiều hướng cạnh tranh kém lành mạnh Để thực hiện chủ trương chống lạm phát củachính phủ, NHNN liên tục tăng lãi suất cơ bản và gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc Kếtquả là các NHTM chạy đua tăng lãi suất tiết kiệm để thu hút nguồn vốn dân cư vàotrong ngân hàng và siết chặt cho vay Với cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi giữa các tổchức tín dụng, ngân hàng đã trở thành cơn bão thật sự về lãi suất nhằm cạnh tranhgiành lượng tiền gửi cao nhất để đảm bảo khả năng thanh khoản cho đơn vị
Trang 29Về đồng ngoại tệ, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng hainăm gần đây nguồn tiền này cũng tăng lên khá mạnh.
Theo tiền gửi thì tiền gửi dân cư ở mức rất cao, năm 2009 lên gần 91% Đây là
con số rất lớn Trong tiền gửi từ dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm còn từ giấy tờ cógiá chiếm tỷ trọng không đáng kể
Sở dĩ có những con số này do khi nền kinh tế tăng trưởng, đời sống người dânngày càng được nâng cao, họ nhận thấy được mặt tích cực từ việc gửi tiền tiết kiệm tai
NH là vừa an toàn lại vừa nhận được tiền lãi Nắm bắt cơ hội đó, Sacombank Huế đãcung cấp thêm các dịch vụ phù hợp, áp dụng nhiều chính sách linh hoạt nhằm đáp ứngnhững nhu cầu cho khách hàng gửi tiền với mục đích giữ chân khách hàng cũ và thuhút thêm nhiều khách hàng mới đến với chi nhánh
Ngoài NVHĐ từ dân, Sacombank Huế còn huy động từ tổ chức kinh tế, mặc dù tỷtrọng HĐV từ tổ chức kinh doanh so với tổng NVHĐ là không cao qua mỗi năm Năm
2007 cao hơn 2008, 2009 nhưng tỷ trọng cũng chỉ 12% nhưng số tiền thì tăng, năm 2007trên 78 tỷ VND và con số này lên tới gần 102 tỷ VND trong năm 2009 Điều này chứng tỏSacombank Huế không chỉ quan tâm tới thu hút nguồn vốn từ người dân mà SacombankHuế còn có chính sách, dịch vụ cung cấp cho tổ chức kinh tế
Có thể nói, sự tăng trưởng lớn về nguồn vốn không chỉ là kết quả của phong cáchphục vụ văn minh, lịch sự, tận tình chu đáo, mà còn khẳng định về uy tín và vị thế của chinhánh trên thương trường Với tổng vốn lớn và ổn định, chi nhánh có đủ khả năng để đápứng mọi nhu cầu về vốn đối với khách hàng, đồng thời chuyển vốn về ngân hàngSacombank, góp phần điều hoà toàn bộ hệ thống và tham gia thị trường vốn
Trang 30Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Sacombank Huế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
76,079,5814,35
640.124115.364104.688
74,4213,4112,17
840.311150.431136.094
74,5713,3512,08
138.07452.13210.000
27,582,4510,56
200.18735.06731.406
31,2730,430
b Theo loại tiền gửi 659.970 100 860.176 100 1.126.836 100 200.206 30,34 266.660 31
- Tổ chức kinh tế
- Dân cư
78.716581.254
11,9388,07
81.957778.219
9,5390,47
101.6311.025.223
9,0290,98
3.241196.965
4,1233,89
19.674247.004
24,0131,74 Tổng NVHĐ 659.970 100 860.176 100 1.126.836 100 200.206 30,34 266.660 31
( Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank Huế)
Trang 312.1.4.2 Tình hình cho vay tại Sacombank Huế
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà, Sacombank Huế đã khôngngừng khai thác khả năng HĐV để đáp ứng khả năng nhu cầu vốn của khách hàng.Trong những năm qua, nhờ có nguồn vốn huy động dồi dào, Sacombank Huế đã đápứng mọi nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, giúp các DN mở rộng sảnxuất kinh doanh, cải tiến dây truyền công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảiquyết việc làm cho người lao động
Qua bảng 2 ta thấy doanh số cho vay tăng qua các năm, các thành phần kinh tế
đã mạnh dạn hơn trong việc vay vốn để mở rộng SXKD, chi nhánh cũng đã áp dụngcác chính sách nhằm kích thích cũng như thúc đẩy hoạt động cho vay như: áp dụng lãisuất linh hoạt, giảm các thủ tục không cần thiết nhằm tạo điều kiện cho người dân và
DN tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn
Năm 2007, doanh số cho vay của NH đạt gần 3 tỷ, năm 2008 con số này là gần3,2 tỷ đồng tức là tăng thêm hơn 300 triệu so với 2007 tương ứng 10,09%, và năm
2009 lên tới gần 3,7 tỷ tăng 426.923 triệu tương ứng 13,42% so với cùng kì năm 2008
Doanh số cho vay tăng đáng kể ở các năm là do chính sách của NH luôn quantâm đến việc đầu tư cho doanh nghiệp mới, dự án mới, đối tượng đầu tư mới để mởrộng quan hệ tín dụng với các tổ chức kinh tế trên địa bàn, đồng thời tạo mối quan hệtốt với các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong việc cho vay, thuhồi nợ và xử lý nợ Đặc biệt là năm 2009, nền kinh tế bắt đầu khôi phục trở lại và pháttriển mạnh thì việc đầu tư có quy mô và giá trị lớn
Doanh số thu nợ của chi nhánh luôn được đẩy mạnh, cán bộ tín dụng thườngxuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, thêm vào đó khách hàng có phương án sảnxuât kinh doanh hiệu quả và có ý thức trả nợ đúng hạn nên NQH đã giảm
Dư nợ cho vay tăng qua các năm do doanh số cho vay tăng, tuy nhiên tốc độ dư
nợ cho vay tăng cao hơn tốc độ doanh số cho vay Điều cho thấy việc thu nợ là khókhăn
Nợ xấu năm 2008 tăng 1.025 triệu, tăng hơn 8 lần so với nợ xấu năm 2007, mộtcon số rất lớn Đây là vấn đề cần chú ý Tuy nhiên với tình hình kinh tế năm 2007,
2008 thì vấn đề này phổ biến và không chỉ riêng gì Sacombank Huế và cả hệ thống
Trang 32NH nói chung Năm 2009, nợ xấu còn 950 triệu giảm 400 triệu tương ứng 29,63% sovới năm 2008, đây là con số khá tốt, chứng tỏ khả năng và năng lực của cán bộ tíndụng cũng như cán bộ nhân viên NH đang được phát huy, khẳng định.
Tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng cao hơn so với 2007 Điều này do các DN ,côngty… gặp khó khăn trong việc trả nợ trong năm 2008 Tuy nhiên, năm 2009 tình có vẻtiến triển tốt hơn Khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn cao hơn Và điều nàylại lần nữa khẳng định năng lực của cán bộ tín dụng Sacombank Huế
Bảng 2: Tình hình cho vay vốn của Sacombank Huế
ĐVT:Triệu đồng
2007
Năm2008
Năm2009
So sánh2008/2007 2009/2008+/- % +/- % Doanh số cho vay 2.972.893 3.272.932 3.699.857 300.039 10,09 426.925 13,04 Doanh số thu nợ 2.549.202 275.284 3.052.916 2.273.918- -89,2 2.777.632 10,09
Dư nợ cho vay 423.691 520.092 646.941 96.401 22,75 126.849 24,39
2.1.4.3 Kết quả kinh doanh của Sacombank Huế
NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh TT - Huế trong thời gian qua đãkhông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ NH và triển khai các hoạt độngphục vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng hiệu quả, nâng cấp cơ sở hạ tầng, côngnghệ thông tin để ứng dụng vào quá trình kinh doanh Việc phát triển nhằm mục tiêulợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà
Qua bảng 3 ta thấy kết qủa kinh doanh của chi nhánh đang trên đà tăng trưởng,lợi nhuận có xu hướng tăng lên trong đó lãi vay luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất Năm
2008 đạt 66,441 tỷ đồng tăng 18,38 tỷ đồng tương ứng với 38.24% so với năm 2007
Trang 332008 Sự tăng liên tục của thu lãi cho vay là do 3 năm qua doanh số cho vay tại chinhánh tăng mạnh, đây là nguồn thu dồi dào và chủ yếu trong hoạt động kinh doanh củachi nhánh.
Khoản thu chiếm tỷ trọng thứ 2 sau nguồn thu lãi vay là thu từ hoạt động dịch
vụ, có sự gia tăng cả giá trị và tỷ trọng từ 4.685 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,8% trongtổng thu nhập năm 2007, sang năm 2008 những con số này là 7.415 triệu và 9,87%,năm 2009 thu được 13.101 triệu đồng - chiếm tỷ trọng 13,7% tổng thu nhập Đây làkết quả của việc mở rộng và phát triển của hoạt động dịch vụ NH, nguồn thu đó tănglên với tốc độ khá cao cả 3 năm
Về chi phí, nhìn chung chi phí của Sacombank Huế tăng qua ba năm Năm
2008 chi phí tăng mạnh 18.312 triệu đồng tương ứng 41,31%, tuy nhiên năm 2009 tốc
độ tăng lại ít hơn năm 2008, tăng 9.000 triệu đồng tương ứng 14,37% Xét trong mốitương quan với tốc độ tăng thu nhập, đây là một tốc độ tăng nhịp nhàng, hợp lý, đảmbảo tăng lợi nhuận dương cho chi nhánh
Nếu như trong tổng thu nhập của Sacombank Huế thu lãi cho vay chiếm tỷtrọng cao nhất thì về mặt chi phí phần chi phí dành cho hoạt động huy động vốn lạichiếm tỷ trọng cao nhất lần lượt qua các năm: Năm 2007 là 54,48%, năm 2008 là58,17% và năm 2009 là 56,73% Sở dĩ chi phí huy động vốn năm 2008 cao nhất trong
ba năm là do khủng hoảng kinh tế, lãi suất huy động trong năm biến động tăng khôngngừng và có thời điểm đạt gần 19%/năm Năm 2009, chi phí này đã giảm hơn vì thịtrường gần như bình ổn, có thể huy động được nhiều tiền gửi mà không cần tăng lãisuất
Mặc dù năm 2008 chi nhánh không tuyển dụng thêm lao động mới nhưng chiphí nhân viên năm 2008 tăng 1.497 triệu đồng (30,85%), và năm 2009 tăng 1.804 triệuđồng tương ứng 28,41% Chi phí cho nhân viên ở Sacombank luôn tăng vì Sacombankquan niêm rằng “tăng lương chính là tăng đầu tư” Qua đây ta thấy Sacombank - Huế
đã có chế độ lương thưởng hấp dẫn, từ đó giúp nhân viên phát huy tốt năng lực củabản thân
Trang 34Chi về tài sản năm 2009 không tăng, vẫn chỉ tiêu tốn 1.684 triệu đồng như năm
2008 Các khoản mục còn lại như chi về công tác kho quỹ, chi dự phòng bảo hiểm, chihoạt động quản lý và công cụ,… đều tăng qua ba năm nhưng với tốc độ không đáng kể
Lợi nhuận thu được tương đối lớn qua các năm, lợi nhuận năm 2009 tăng mạnh,tăng gần 92% so với năm 2008 Đây là một thành quả đáng tự hào của SacombankHuế, nhờ vào đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo chi nhánh đã chú trọng đến hoạtđộng huy động vốn, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và hiệu quả kinhdoanh tăng cao Ngoài ra, để góp phần vào sự thành công trong những năm qua phải
kể đến sự nỗ lực hết mình của các cán bộ nhân viên chi nhánh Với tiêu chí làm việc
“không ngừng tăng tốc”, các nhân viên cán bộ chi nhánh luôn tích cực chủ động trongviệc huy động cũng như cho vay, luôn hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra, đưaSacombank ngày càng vững mạnh với minh chứng lợi nhuận tăng mạnh qua các năm
Trang 35Bảng 3: Kết quả kinh doanh của Sacombank Huế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chi công tác kho quỹ và thanh toán 855 1.241 1.513 386 45,15 272 21,92
Trang 362.2 Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân tại Sacombank Huế qua 3 năm 2007-2009
2.2.1 Thực trạng quy trình nghiệp vụ tín dụng tín chấp cá nhân
Để đánh giá thực trạng và chất lượng hoạt động cho vay tín chấp cá nhân tạiSacombank Huế hiện nay, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình hoạt động tín dụng
Quy trình nghiệp vụ cho vay tín chấp cá nhân được bắt đầu từ khi CBTD đến các
cơ quan tiếp thị sản phẩm dịch vụ và kết thúc khi khách hàng tất toán và CBTD lưu hồsơ
- Bước 1 : Tiếp thị, liên kết
- Bước 2 : Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
- Bước 3 : Tiếp nhận và xác minh hồ sơ vay vốn
- Bước 4 : Thẩm định, phê duyệt
- Bước 5 : Lập và ký hợp đồng tín dụng
- Bước 6 : Tiến hành giải ngân vốn
- Bước 7 : Kiểm tra giám sát và xử lý nợ
- Bước 8 : Thu nợ
- Bước 9 : Tất toán
- Bước 10 : Lưu hồ sơ
Xem sơ đồ 3: Quy trình cho vay tín chấp cá nhân tại Sacombank Huế
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank Huế)
Trang 37
Sơ đồ 3: Quy trình cho vay tín chấp cá nhân tại Sacombank Huế
Kiểm tra, giám sát, xử lý Tiếp nhận HS, QL danh mục Trả nợ vay Thu nợ
Duyệt DS giải ngân Kiểm soát
Hoãn tạm ứng
Tạm ứng
Giải ngân Nhận tiền cho vay
Xét duyệt
Trang 382.2.2 Tình hình cho vay tín chấp cá nhân tại Sacombank Huế
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng giải ngân cho kháchhàng vay trong một thời gian nhất định Nguồn vốn cho vay càng cao thì nguồn thu dựkiến từ lãi sẽ cao
Trong thời gian vừa qua, hoạt động cho vay tín chấp của Sacombank Huế chỉ mớiđáp ứng nhu cầu vay vốn cho khách hàng cá nhân và chưa mở rộng sang đối tượng làkhách hàng doanh nghiệp Vì các khoản vay của doanh nghiệp thường lớn và mức độ rủi
ro cao Khách hàng chủ yếu của sản phẩm vay tín chấp cá nhân là CBCNV Các cá nhânvay vốn ngân hàng với mục đích phục vụ nhu cầu đời sống như tiêu dùng, sửa chữa nhàcửa, mua sắm phương tiện đi lại, …
Bảng 4: Tình hình cho vay tín chấp cá nhân tại Sacombank Huế
ĐVT: Triệu đồng
2007
Năm2008
Năm2009
So sánh2008/2007 2009/2008+/- % +/- %Doanh số cho vay 42.560 57.361 78.214 14.801 34,78 20.853 36,35Doanh số thu nợ 17.210 23.571 33.083 6.361 36,96 9.512 40,35
Dư nợ 25.350 33.790 45.131 8.440 33,29 11.341 33,56
(Nguồn: Phòng hỗ trợ Sacombank Huế)
Doanh số cho vay
Số liệu ở bảng 4 cho thấy doanh số cho vay tín chấp cá nhân đều tăng qua 3 năm,tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2008 giá trị doanh số cho vay tínchấp cá nhân đạt mức 57.361 triệu đồng, tăng 34,78% tương ứng với 14.801 triệu đồng
so với năm 2007 Năm 2009 tăng so với cùng kỳ năm trước 36,35% tương ứng với20.853 triệu đồng Doanh số cho vay tăng qua 3 năm cho thấy lòng tin của khách hàngđối với ngân hàng là khá tốt, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến ngân hàng để vayvốn Đây là một thành tích tốt của ngân hàng Có được sự gia tăng về doanh số cho vaytrong những năm của thời buổi khó khăn về kinh tế, chịu ảnh hưởng của khủng hoảngkinh tế thế giới và tác động xấu của lạm phát tăng cao là do Sacombank Huế đã thực