Kiến trúc thương hiệu cũng có thể đượcxây dựng cho một tập hợp bao gồm tất cả các thương hiệu chính và thương hiệu conkể cả những thương hiệu hợp tác với bên ngoài của một ngành hàng, mộ
Trang 1Thương hiệu hiện đang được các doanh nghiệp quan tâm, chú ý và bàn đếnnhiều, ngay cả với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Người ta nói đến thương hiệu như làmột yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng Thương hiệu được coi là một tài sản vô hình,rất có giá của doanh nghiệp Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của cácdoanh nghiệp Việt Nam cũng có những thành quả nhất định Tuy nhiên, trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế cũng chưa có nhiều thương hiệu đạt được tầm cỡ quốc gia vàquốc tế.
Công ty TNHH Bia Huế là một trong những Công ty có lịch sử phát triển rất lâutrên địa bàn tỉnh Đây là một trong những Công ty đầu tiên của Việt Nam xuất khẩusản phẩm bia ra thị trường thế giới Một trong những thương hiệu khá nổi tiếng củaCông ty là Huda beer, đây là thương hiệu bia có thể nói là đầu tiên trong hàng loạt cácthương hiệu khác của Công ty Trên khắp địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, không ai làkhông biết đến bia Huda Công ty đã và đang tiếp tục đầu tư cho công tác phát triểnthương hiệu của mình như công tác quảng cáo, tài trợ,… Công tác này của Công tybước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định, giúp Công ty có thể mở rộng thị trường tiêuthụ, tăng doanh thu Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại ở những
Trang 2hoạt động bên ngoài mà còn phải kết hợp với một chiến lược phát triển thương hiệu cóhiệu quả, bền vững và đúng phương hướng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều và thậm chí mới xuất hiện những thươnghiệu bia nổi tiếng và lâu đời của những tập đoàn tầm cỡ quốc tế Để thương hiệu Hudangày càng lớn mạnh không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn vươn xa hơn trong nước vàtrên thế giới, Công ty Bia Huế phải có những đầu tư thích đáng về nhân lực cũng nhưtài chính cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Mà điều kiện đặc biệt quantrọng là Công ty phải xác định đúng phương hướng để xây dựng một thương hiệu bềnvững và xuyên suốt trong quá trình phát triển Chính vì những lý do đó mà tôi lựa chọn
đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu Huda của Công ty Bia Huế”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng và pháttriển thương hiệu của các doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Huda củaCông ty Bia Huế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng và nâng cao công tác xây dựng vàphát triển thương hiệu Huda của Công ty Bia Huế
3 Phương pháp nghiên cứu
Để thu thập tài liệu dùng cho việc phân tích và đánh giá, đề tài sử dụng đồngthời cả 2 phương pháp thu thập tài liệu, thu thập số liệu thứ cấp, thu thập thông tin từinternet, báo chí, truyền hình,… và các báo cáo hàng năm của Công ty, đồng thời kếthợp phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng phóng vấn dành cho kháchhàng Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn thuận tiện trên địa bàn thành phố Huế
Đối với tài liệu sơ cấp, đề tài sử dụng phần mềm SPSS để phân tích thống kê
mô tả, kiệm định giả thiết đưa ra
Trang 3Đối với tài liệu thứ cấp, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, sosánh và một số biện pháp khác để đưa ra đánh giá, nhận định.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng kỹ thuật phân tích ma trận SWOT để đánh giánhững điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty với các đối thủ cạnhtranh trên thị trường
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Huế
Thời gian: Số liệu thứ cấp được phân tích từ năm 2007 đến 2009 và số liệu sơcấp phỏng vấn trong khoảng thời gian tháng 3 năm 2010
Nội dung: Những chính sách của công tác xây dựng và phát triển thương hiệucủa Công ty đã và đang áp dụng trong 3 năm trở lại đây, thực trạng và kết quả củanhững chính sách đó
5 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu: Gồm 3 phần
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung nghiên cứu Gồm 3 chương
Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trang 4Chương 2 - Thực trạng của công tác phát triển thương hiệu của Công ty Bia Huế.Chương 3 - Giải pháp và định hướng phát triển thương hiệu Huda của Công tyTNHH Bia Huế.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Trang 5PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ THƯƠNG HIỆU1.1 Các khái niệm cơ bản về thương hiệu.
1.1.1 Khái niệm thương hiệu.
Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ, thiết kế,…hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mộtngười hoặc một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh (Hiệphội Marketing Hoa Kỳ)
Một định nghĩa khác về thương hiệu: Thương hiệu là một ý nghĩ hoặc một kháiniệm duy nhất trong đầu khách hàng khi nghe đến tên công ty của bạn (AI S LauraRies)
Theo đó, thương hiệu (Brand) khác với nhãn hiệu (Trade mark) Nhãn hiệu chỉ
là cái tên, logo hay là một cái gì đó cụ thể được doanh nghiệp đăng ký với cơ quan nhànước có thẩm quyền Thương hiệu là bao gồm tất cả những gì liên quan đến sản phẩmhay doanh nghiệp mà khách hàng nhớ đến Thương hiệu là một loại tài sản vô hình rấtkhó để có thể xác định giá trị một cách chính xác mà chỉ có thể được lượng hóa thôngqua nhiều phương pháp khác nhau
1.1.2 Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)
Kiến trúc thương hiệu là cơ cấu tổ chức của một hệ thống gồm nhiều thươnghiệu của cùng một công ty, trong đó xác định rõ vai trò – trách nhiệm của từng thươnghiệu và mối quan hệ giữa các thương hiệu đó Kiến trúc thương hiệu cũng có thể đượcxây dựng cho một tập hợp bao gồm tất cả các thương hiệu chính và thương hiệu con(kể cả những thương hiệu hợp tác với bên ngoài) của một ngành hàng, một lĩnh vựchoạt động, hoặc một phân khúc thị trường mà doanh nghiệp hướng đến
Trang 6Các mô hình kiến trúc thương hiệu:
Mô hình 1: Thương hiệu chung (branded house) – Một thương hiệu cho toàn cấu trúc
- Chỉ dùng một thương hiệu chung làm thương hiệu công ty cũng như tất cả cácthương hiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty đó Hoặc chỉ sử dụng một thương hiệu ápdụng chung cho nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau nhưng cùng đáp ứng cho mộtphân khúc thị trường, một nhóm khách hàng mục tiêu
- Điển hình là IBM, Virgin hay đại học Harvard Đó là những thương hiệu sửdụng một tên duy nhất cho tất cả các hoạt động của mình Cái tên đó được sử dụng chomọi đối tượng: cổ đông, khách hàng, nhân viên, đối tác, nhà cung cấp và trên mọiphương tiện
Với mô hình này, doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc quảng bá, xây dựnghình ảnh một thương hiệu chung
Mô hình 2: Thương hiệu được bảo trợ (endorsed brands) – Thương hiệu mẹ làm nền tảng cho các thương hiệu con
- Thương hiệu riêng cho từng loại sản phẩm, dịch vụ nhưng vẫn thể hiện mốiliên hệ với thương hiệu công ty Đó là việc sử dụng thương hiệu công ty gắn kèm vớithương hiệu phụ cho từng loại sản phẩm, dịch vụ
- Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu công ty vẫn được coi là chính, và uy tíncủa thương hiệu công ty sẽ được sử dụng để bảo trợ cho các thương hiệu phụ tươngứng với từng loại sản phẩm, dịch vụ riêng biệt
- Điển hình là Nestle, Sony, Microsoft hay Ralph Lauren,… Uy tín của thươnghiệu mẹ đã hỗ trợ và tạo nên sự tin cậy cao trong nhận thức người tiêu dùng Chiếnlược này cũng cho phép các công ty có thể kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm trênnhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều định vị khác nhau
Trang 7 Quảng bá xây dựng nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu chính –phụ của công ty, cũng như điểm khác biệt riêng của từng thương hiệu phụ và mối liên
hệ giữa chính và phụ Tùy theo mức độ thể hiện công khai mối liên hệ chính – phụtrong các thông điệp quảng bá thương hiệu, cũng như mức độ ảnh hưởng uy tín củathương hiệu chính (thương hiệu công ty) với thương hiệu phụ (thương hiệu sản phẩm),
sẽ có các hình thức bảo trợ khác nhau
Các hình thức bảo trợ bao gồm:
1, Mô hình thương hiệu chính dẫn đạo;
2, Mô hình thương hiệu chính phụ song song;
3, Mô hình nối tên thương hiệu;
4, Mô hình thương hiệu chính bảo trợ mạnh;
5, Mô hình thương hiệu chính bảo trợ nhẹ/ bảo trợ từ xa
Mô hình 3: Ngôi nhà thương hiệu (house of brands)
- Thương hiệu chính là thương hiệu công ty Mỗi sản phẩm, ngành hàng lại cóthương hiệu riêng, với định vị, tính cách, hệ thống nhận diện thương hiệu riêng, hoàntoàn độc lập, không hề giống hay có dính dáng gì tới thương hiệu công ty
- Procter & Gamble hay Unilever là điển hình của một gia đình thương hiệuthành công Những thương hiệu con là những thương hiệu độc lập trong tâm trí ngườitiêu dùng, và thương hiệu mẹ dường như không được họ nhắc đến Nhưng đối với nhàđầu tư, cổ đông, đối tác và các nhân viên lại chịu tác động nhiều từ thương hiệu mẹ
Chiến lược riêng biệt, độc lập cho hoạt động xây dựng từng thương hiệuphụ, và trong các thông điệp truyền thông thương hiệu phụ, không quảng bá mối quan
hệ giữa thương hiệu phụ và thương hiệu chính
Trang 81.1.3 Các chức năng của thương hiệu
Thương hiệu có ba chức năng chính: Chức năng nhận biết và phân biệt; Chứcnăng thông tin và chỉ dẫn; Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy
1.1.3.1 Chức năng nhận biết và phân biệt
Đây là chức năng đặc trưng, gốc, quan trọng nhất Thương hiệu giúp nhận biếthàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp, giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanhnghiệp này với doanh nghiệp khác
Khi hàng hóa càng phong phú, đa dạng thì chức năng phân biệt lại càng quantrọng Bởi vì, sản phẩm đã đạt đến mức độ hầu như không thể phân biệt được bằngtính chất, đặc điểm, lợi ích và công dụng, thì thương hiệu là yếu tố duy nhất tạo ra sựkhác biệt
Ví dụ: Bột giặt Tide hay Omo Đây là hai loại bột giặt có thể nói có chất lượngtương đương nhau Khách hàng sẽ không phân biệt được nếu như không có nhãn mác
Nếu dấu hiệu nhận biết và phân biệt thương hiệu không rõ ràng thì sẽ cản trở sựphát triển của một thương hiệu, vì sẽ gây khó khăn cho khách hàng khi phân biệt Nếukhông chủ động tạo ra dấu hiệu phân biệt thì khách hàng cũng “tự phát” trong việc tìm
và nhớ một dấu hiệu nào đó để phân biệt, đôi lúc sẽ phản tác dụng
1.1.3.2 Chức năng thông tin và chỉ dẫn
Thông qua thông điệp, hình tượng, dấu hiệu thể hiện của một thương hiệu,người tiêu dùng phần nào nhận biết được nơi sản xuất, cách thức chế tạo, công dụng,điều kiện tiêu dùng, giá trị sử dụng, đẳng cấp của hàng hóa đó
Ví dụ: Khi nghe đến Huda beer, người ta nhận ra rằng, loại bia này được sảnxuất tại Huế với công nghệ Đan Mạch, là một thức uống dành cho những người trunglưu,…
Trang 9Hiệu quả của chức năng này sẽ phụ thuộc vào dạng thông điệp, nội dung thôngđiệp, phương pháp tuyên truyền thông điệp và sự cảm nhận khác nhau của người tiêudùng.
1.1.3.3 Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy
Thương hiệu cho người tiêu dùng cảm nhận về sự sang trọng, sự khác biết, yêntâm, thoải mái khi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ và sự tin tưởng khi lựa chọn, tiêu dùngsản phẩm đó Ví dụ: Heineken – “Chỉ có thể là Heineken”
Chức năng chỉ được thể hiện khi thương hiệu đã được chấp nhận trên thịtrường Khi mới xuất hiện, thương hiệu không thể hiện chức năng này
1.1.4 Vai trò của thương hiệu
Khi đời sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày cànggia tăng Sản phẩm và dịch vụ theo đó lại càng trở nên phong phú và đa dạng hơn baogiờ hết Chính vì vậy, thương hiệu ngày càng có vai trò quan trọng hơn, mang tínhsống còn của một doanh nghiệp
- Đối với người tiêu dùng
Thương hiệu quyết định hành vi mua sắm của người tiêu dùng: Phân biệt chấtlượng sản phẩm, xác định mức giá sản phẩm, tiết kiệm thời gian lựa chọn mua hàng
Thương hiệu định vị nhóm xã hội của người tiêu dùng Mỗi một nhóm ngườitrong xã hội có cùng cách sống khá giống nhau, họ sẽ có cách lựa chọn sản phẩmmang thương hiệu thể hiện được địa vị của họ trong xã hội Do đó, mà xuất hiện cácthương hiệu sản phẩm dành cho nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau tùy thuộc vàotừng nhóm đối tượng Cụ thể, cùng là bia của một doanh nghiệp là công ty bia ViệtNam nhưng có ba thương hiệu bia khác nhau đó là Heineken, Tiger, Bivina dành cho
ba nhóm đối tượng khách hàng là khách hàng có thu nhập cao, khách hàng có thu nhậptrung bình và khách hàng có thu nhập thấp
Trang 10Ngoài ra, thương hiệu giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng Đó là những rủi ro vềchức năng của sản phẩm (sản phẩm không được như mong muốn), về tài chính (sảnphẩm không tương xứng với giá đã trả), về vật chất (sản phẩm đe doạ sức khoẻ hoặcthể lực của người sử dụng hoặc những người khác), về tâm - sinh lý (sản phẩm ảnhhưởng đến sức khoẻ, tinh thần của người sử dụng), về xã hội (sản phẩm không phùhợp với văn hoá, tín ngưỡng hoặc chuẩn mực đạo đức xã hội) và về thời gian (sảnphẩm không như mong muốn dẫn đến mất chi phí cơ hội để tìm sản phẩm khác).
- Đối với doanh nghiệp
Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí ngườitiêu dùng Khách hàng nhớ đến sản phẩm hay doanh nghiệp là đồng thời nhớ đến mộtđiều gì đó thuộc về sản phẩm hay doanh nghiệp Cụ thể, khi nghe đến Lifebouy người
ta nghĩ ngay đây là một loại xà phòng diệt khuẩn
Thương hiệu xác định phân khúc thị trường của doanh nghiệp Mỗi một thươnghiệu sản phẩm sẽ có một phân khúc thị trường khác nhau Doanh nghiệp sẽ có nhữngchính sách marketing khác nhau cho từng thương hiệu phù hợp với từng phân khúc thịtrường
Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp với khách hàng Có thể lànhững cam kết mang tính pháp lý hoặc là những cam kết ngầm, không hề ràng buộc vềmặt pháp lý
Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển sản phẩm Ví dụnhư các thương hiệu của tập đoàn Unilever
Thương hiệu mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp Đó là khảnăng tiếp cận thị trường dễ dàng, sâu rộng hơn Hàng hóa với thương hiệu nổi tiếng cóthể bán với giá cao hơn so với hàng hóa tương tự nhưng với thương hiệu xa lạ Và bánđược nhiều sản phẩm hơn so với sản phẩm cùng loại nhưng thương hiệu kém hơn
Trang 111.1.5 Tài sản thương hiệu
Tài sản thương hiệu là những mức độ ảnh hưởng khác nhau từ nhận thức trongtâm trí của khách hàng về một thương hiệu Những nhận thức này là do chính kháchhàng cảm nhận được từ các hoạt động quảng bá thương hiệu ấy (Theo Kevin Keller,Duke University, USA)
(Nguồn: Bài giảng Thương hiệu – ThS Huỳnh Kim Tiến)
Các yếu tố cấu thành tài sản thương hiệu:
1.1.5.1 Nhận biết thương hiệu
Nhận biết thương hiệu là khả năng mà khách hàng nhận biết (nhận thức) và nhớlại (hồi ức) về một thương hiệu
Cấp độ nhận biết thương hiệu
Cấp độ không nhận biết – Unaware of brand
Do thiếu quảng bá
TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU (Brand Equity)
Trung thành với thương hiệu (Brand Loyalty)
Trang 12 Nhận biết – Brand Regconition
Nhận biết nhưng chưa quan tâm
Nhớ cần hỗ trợ
Nhớ đến thương hiệu – Brand recall
Có nhận biết và bắt đầu quan tâm
Nhớ không cần hỗ trợ
Nhớ đầu tiên – Top of mind (T.O.M)
Luôn nằm trong tâm trí người tiêu dùng
Mức độ nhận biết thương hiệu
Là số phần trăm dân số hay thị trường mục tiêu biết đến sự hiện diện của mộtthương hiệu hay công ty
Tổng độ nhận biết thương hiệu (Total Brand Awareness), bao gồm:
Thương hiệu nhận biết đầu tiên (Top of mind Brand);
Thương hiệu không nhắc mà nhớ (Spontaneous Brand);
Thương hiệu nhắc mới nhớ (Aided/ Prompt Brand)
Nhận diện thương hiệu
Thông qua nhận diện thương hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ đượckhách hàng nhận biết
Vậy, nhận diện thương hiệu là tập hợp những liên tưởng về thương hiệu màcông ty muốn xây dựng và gìn giữ trong suy nghĩ, nhận thức của khách hàng Nhận
Trang 13thức, liên tưởng này thể hiện thương hiệu đại diện cho điều gì, và ngụ ý về một lời hứacủa doanh nghiệp đối với khách hàng.
Cấu trúc nhận diện thương hiệu bao gồm nhận diện cốt lõi (core identity) vànhận diện mở rộng (extended identity)
Nhận diện cốt lõi là nhận diện trọng tâm, cơ bản nhất, là điều tinh túy nhất củathương hiệu hầu như được giữ nguyên, không thay đổi theo thời gian cho dù thươnghiệu đó xâm nhập thị trường mới hoặc được gắn cho các loại sản phẩm mới Nhận diện
mở rộng là những chi tiết bổ sung cho nhận diện cốt lõi nhằm cung cấp đầy đủ cấu trúc
và tính chất của nhận diện thương hiệu để hoàn chỉnh bức tranh toàn cảnh về nhữngđiều mà doanh nghiệp mong muốn thương hiệu ấy đại diện
Để nhận diện thương hiệu được chuyển hóa thành hình ảnh thương hiệu trongtâm trí của người tiêu dùng phải thông qua công cụ là hệ thống nhận diện thương hiệu
Khi mà Thương hiệu được cảm nhận bằng lý trí và tình cảm Những đặc điểmnhận diện hữu hình của Thương hiệu được tác động trực tiếp đến xúc cảm của conngười, tạo nên sự hình dung một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất về Thương hiệu Đâyđược xem là cách “ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất ” đối với những chiến lượctruyền thông Thương hiệu
Hệ thống nhận diện Thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểutrưng (Logo) Thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tốmang tính đồng bộ và nhất quán của Thương hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhấttrong kinh doanh là tấm Danh thiếp cho đến một website hay một chiến lược quảngcáo rầm rộ Hệ thống nhận diện Thương hiệu làm tăng thêm nhận thức về Thươnghiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường
Hệ thống nhận diện thương hiệu cần phải độc đáo, khác biệt, nổi bật, dễ nhớ, đadạng về phương tiện truyền tải, đồng bộ, đồng nhất về hình thức, màu sắc, kiểu dáng,
… Và thông điệp truyền tải phải nhất quán, đúng trọng tâm
Trang 14Hệ thống nhận diện Thương hiệu hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khácbiệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắcVăn hóa riêng Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một Hệ thống nhận diệnThương hiệu là tính đại chúng.
Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một công cụ quảng bá Thương hiệu hữuhiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng
và dài lâu
“Một Thương hiệu mạnh phải có một Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh”
Cho đến nay, hệ thống nhận diện Thương hiệu đã giữ một vai trò quan trọng đốivới sự phát triển tổng thể của Thương hiệu, nó cho thấy một sự đầu tư nghiêm túc,chuyên nghiệp, dễ dàng được chấp nhận về mặt nhận thức và nó trở nên một phần củavăn hóa công ty
Cốt lõi của một Hệ thống nhận diện Thương hiệu là tính nhất quán, trong đó,Biểu trưng là xuất phát điểm của Hệ thống nhận diện Thương hiệu Thông qua nó,người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận biết sản phẩm hay các yếu tố nhận dạng hữu hình củathương hiệu Như vậy, một Biểu trưng thương hiệu là khơi nguồn của mọi cảm xúcthương hiệu tác động đến người tiêu dùng
Một hệ thống nhận diện Thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõràng với những Thương hiệu khác Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức càng cao vàthông qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến Thương hiệu Hệ thống nhậndiện Thương hiệu được xây dựng dựa trên những yếu tố thiết kế đồ họa, từ mộtwebsite cho đến bao bì sản phẩm những thiết kế đều làm nên sự khác biệt rõ ràngnhất
1.1.5.2 Nhận thức về giá trị
Bao gồm giá trị cảm nhận (perceived value) và chất lượng cảm nhận (perceivedquality)
Trang 15 Giá trị cảm nhận chính là giá trị nhận được
(Nguồn: Bài giảng Thương hiệu – ThS Huỳnh Kim Tiến)
Lợi ích mà thương hiệu có thể đem lại cho khách hàng là lợi ích cảm tính(functional benefit), lợi ích lý tính (emotional benefit) và thuộc tính sản phẩm (productspecification)
Giá trị cảm nhận của cùng một thương hiệu không bao giờ là hằng số, mà tùytheo cảm nhận chủ quan riêng của mỗi khách hàng Khách hàng luôn muốn muanhững sản phẩm, dịch vụ mang lại giá trị cảm nhận cao nhất Họ luôn suy xét giữa lợiích nhận được và chi phí phải trả cho từng thương hiệu Họ không hoàn toàn chọnthương hiệu có giá cả thấp nhất, khi những lợi ích nó mang lại không nhiều Ngược lại,học vui lòng chấp nhận giá cao để được sử dụng những thương hiệu uy tín
Sơ đồ 1.3 - Lợi ích mà thương hiệu có thể đem lại cho khách hàng
Lợi ích cảm tính
Lợi ích lý tính
Thuộc tính sản phẩm
Nhiều ý nghĩaKhó bắt chướcKhó truyền đạt
Giá trị nhận được
Chi phí rủi ro
Tổng giá trị phải trả
Sơ đồ 1.2 - Giá trị nhận được của người tiêu dùng
Trang 16(Nguồn: Bài giảng Thương hiệu – ThS Huỳnh Kim Tiến)
Chất lượng cảm nhận
Chất lượng cảm nhận là những cảm nhận, đánh giá của người tiêu dùng về chấtlượng sản phẩm, dịch vụ theo những tiêu chí riêng của họ, như là độ tin cậy, độ bền,tính thẩm mỹ, tính tiện lợi trong tiêu dùng, mua sắm,…
Để có được chất lượng cảm nhận cao cần kết hợp giữa marketing và kỹ thuật,sản xuất:
- Về mặt marketing: Xác định các thuộc tính, lợi ích sản phẩm cần phát triển
- Về mặt kỹ thuật và sản xuất: Đảm bảo khả năng tạo ra những sản phẩm vớinhững thuộc tính, lợi ích mong muốn.Nhu cầu và kiến thức về
Trang 17(Nguồn: Bài giảng Thương hiệu – ThS Huỳnh Kim Tiến) 1.1.5.3 Liên tưởng qua thương hiệu.
Tất cả những gì liên quan đến ký ức, sự gợi nhớ của khách hàng về một thươnghiệu Các nhóm liên tưởng chính là liên tưởng đến thuộc tính của sản phẩm, lợi ích củasản phẩm, hình ảnh của công ty/thương hiệu
Liên tưởng có thể hình thành từ những khía cạnh khác nhau về đặc tính củathương hiệu Bao gồm bốn phương diện:
- Thương hiệu như là một sản phẩm.
- Thương hiệu như là một tổ chức.
- Thương hiệu như là một con người.
- Thương hiệu như là một biểu tượng.
Lợi ích của liên tưởng qua thương hiệu:
- Giúp khách hàng tích nhập/truy xuất (nhớ) thông tin về thương hiệu
- Tạo cảm nhận (tình cảm, thái độ) tích cực đối với thương hiệu
- Là lý do/ mục đích của việc mua hàng
Trang 18- Tạo cơ hội phát triển các thương hiệu phụ.
Để tạo lập sự liên tưởng qua thương hiệu cần:
- Xây dựng tính cách riêng cho từng thương hiệu Tính cách thương hiệu
(Brand Personality) là những liên tưởng, cảm nhận của khách hàng về một thương hiệunhư là tính cách, đặc điểm của một con người
- Thiết lập định vị riêng, độc đáo, phù hợp với từng thương hiệu Định vị thương hiệu (Brand Position) là xác định vị trí riêng biệt, đặc thù của thương hiệu so
với các đối thủ cạnh tranh Định vị thương hiệu chính là điều mà công ty muốn thươnghiệu đại diện trong tâm trí khách hàng
1.1.5.4 Lòng trung thành đối với thương hiệu.
Là thước đo gắn kết khách hàng với một thương hiệu, là cơ sở, là điều cốt lõinhất của tài sản thương hiệu Đây là mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng thươnghiệu
Các mức độ của sự trung thành:
- Khách hàng thờ ơ, thương hiệu có vai trò rất nhỏ khi quyết định mua sắm
- Khách hàng hài lòng với thương hiệu, không muốn chấp nhận rủi ro khichuyển đổi sang thương hiệu khác
- Khách hàng thật sự yêu thích thương hiệu
- Khách hàng tuyệt đối trung thành, cảm thấy hãnh diện khi sử dụng thươnghiệu
Cách thức làm cho khách hàng trung thành với thương hiệu:
- Đối xử với khách hàng đúng đắn;
- Luôn gần gũi thân thiết với khách hàng;
Trang 19- Tổ chức các sự kiện, hội nghị khách hàng đặc biệt ấn tượng;
- Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng;
- Thường xuyên đo lường sự hài lòng và quản lý tốt hoạt động này;
- Phân tích kịp thời mọi phản hồi từ phía khách hàng;
- Tìm cách giành lại những khách hàng đã mất;
- Tạo ra phí tổn cho khách hàng khi chuyển đổi thương hiệu khác;
- Kết khách hàng dính vào mình bằng vai trò tư vấn cho khách hàng;
- Cung cấp những lợi ích phụ thêm cho khách hàng
1.1.6 Nội dung công tác xây dựng và phát triển thương hiệu.
Tiến trình xây dựng thương hiệu:
- Bước 1: Tìm hiểu môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Môi trường bên ngoài, bao gồm môi trường vĩ mô (Chính trị, kinh tế,văn hóa – xã hội, công nghệ, pháp luật) và vi mô (Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhàcung cấp, cơ quan quản lý nhà nước)
Môi trường bên trong bao gồm năng lực sản xuất, năng lực tổ chức quản
lý, năng lực tài chính, năng lực tiếp thị, thực trạng thương hiệu, sản phẩm
- Bước 2: Xác lập cấu trúc nền móng cho thương hiệu
Định hướng phát triển thương hiệu: Xác định tầm nhìn thương hiệu, sứmạng thương hiệu, mục tiêu thương hiệu
Yếu tố khác biệt: Lợi ích thương hiệu, tính cách thương hiệu, lời hứathương hiệu, lý do tin tưởng, tinh túy và cốt lõi
Trang 20 Tuyên ngôn định vị thương hiệu: Xác định thính giả mục tiêu, cơ sở cạnhtranh, yếu tố tạo nên khác biệt, lợi ích cung cấp chính yếu, yếu tố xác nhận/ chứngthực.
Các phương án định vị thương hiệu:
Phương án 1 - Lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu Tức là trở thành nhàsản xuất sản phẩm độc đáo, khác biệt hẳn với các sản phẩm khác đang tồn tại trênthị trường, hoặc dẫn đầu về giá thành thấp nhất, hoặc khai thác thị trường chuyênbiệt, hay trở thành doanh nghiệp phục vụ thị trường chuyên biệt, hoặc kết hợp cácloại hình trên
Phương án 2 - Lựa chọn thương hiệu đặc thù (tìm một cái “nhất”) Chấtlượng tốt nhất, đáng tin tưởng nhất, hoặc rẻ nhất, đáng giá trị đồng tiền nhất, hoặc
uy tín nhất, bền nhất,… hay kết hợp nhiều yếu tố
Yếu tố nhận biết: Tên, logo, slogan, bao bì, kiểu dáng, hình ảnh vănphòng, nhà máy, cửa hàng, nhân viên, xe cộ,
- Bước 3: Hoạt động quảng bá thương hiệu
1, Quảng cáo truyền thông đại chúng (Media Advertising)
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo:
Quá trình tiếp nhận: Thời điểm, thời lượng phát chương trình, phươngtiện truyền thông và thời hạn truyền thông
Quá trình quan tâm chú ý: Nhu cầu, lợi ích tìm kiếm, sở thích, văn hóa,lối sống,… hiệu ứng âm thanh, hình ảnh màu sắc, tình tiết hài hước, sự ngạc nhiên và
tò mò
Quá trình lĩnh hội: Trình độ nhận thức, các giá trị văn hóa – xã hội, lốisống,… kiến thức – kinh nghiệm tiêu dùng, mức độ mong đợi của người tiêu dùng
Trang 212, Quan hệ công chúng (Public relations – PR)
Các hoạt động phổ biến
Quan hệ với giới truyền thông (Press Relations): Báo chí, phim ảnh,…
Tổ chức sự kiện (Events): Lễ khai trương, kỉ niệm,…
Tài trợ (Sponsorships): tài trợ từ thiện (bão lụt, môi trường), tài tợthương mại (văn hóa, thể dục, thể thao,…)
Đối nội (Internal PR): hội nghị công nhân viên, ngày truyền thống,…
Vận động hành lang (Lobbying): Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức,…
Đối phó với rủi ro và khủng hoảng (Risks solving): giải quyết khiếu nạicủa khách hàng, tranh chấp hiểu lầm của khách hàng,…
Nguyên tắc cơ bản của PR là đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, đúng cách.Bởi vì PR là quá trình thông tin hai chiều nên phải biết lắng nghe, nắm bắt xu hướngcủa cộng đồng để truyền tải cho phù hợp
3, Thúc đẩy bán hàng (Promotion)
Là hoạt động tiếp thị làm thay đổi giá trị sản phẩm trong một khoảng thời gian
cụ thể và tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng Bao gồm 2 hình thức cơbản, đó là khuyến mại – Trade Promotion (thường dành cho nhà phân phối) và khuyếnmãi – Consumer Promotion (dành cho người tiêu dùng)
Khuyến mại, khuyến mãi cần phải gắn với một sự kiện hoặc lễ hội trong năm,
có thể song song với nhau, giảm thiểu tác động khuyến mại, khuyến mãi của đối thủcạnh tranh Cần phải công khai, có giá trị thực tế đối với khách hàng,…
Kết quả đánh giá
Kiểm tra giám sát
Tổ chức thực hiện
Hoạch định kế hoạch hành động
Thiết lập mục tiêu
Vòng lặpCHIẾN DỊCH QUẢNG
BÁ THƯƠNG HIỆU
Sơ đồ 1.5 - Vòng lặp của chiến dịch quảng bá thương hiệu
Trang 22(Nguồn: Bài giảng Thương hiệu – ThS Huỳnh Kim Tiến)
- Bước 4: Đo lường tài sản thương hiệu và hiệu chỉnh chiến lược thương hiệu giai đoạn mới.
1.1.7 Các chiến lược phát triển thương hiệu
1.1.7.1 Chiến lược thương hiệu gia đình (Parent Brand Strategy)
Sử dụng một thương hiệu cho tất cả các dạng, chủng loại sản phẩm khác nhau.Chiến lược này thường áp dụng cho các công ty gia đình, sản phẩm có tính dị biệt cao(người tiêu dùng dễ nhận ra sự khác biệt lý tính, hữu hình của sản phẩm), áp dụng đốivới những công ty sử dụng chiến lược chuyên môn hóa sản phẩm, hoặc chuyên, hoặcchuyên môn hóa thị trường và áp dụng đối với những công ty có cơ cấu sản phẩm khátương đồng với nhau
Bao gồm chiến lược thương hiệu hình ô (Umbrella Brand Strategy), chiến lượcthương hiệu theo dãy sản phẩm (Range Brand Strategy), và chiến lược thương hiệutheo dãy thị trường (Market Brand Strategy)
Trang 23Ưu điểm:
- Giảm thiểu chi phí truyền thông và marketing
- Tính kế thừa thương hiệu cao
Nhược điểm:
- Rủi ro do có thể ảnh hưởng thất bại dây chuyền (tác động của một sản phẩmthất bại đến các sản phẩm khác của công ty)
- Khả năng xâm nhập mở rộng thị trường mới thấp
1.1.7.2 Chiến lược thương hiệu cá biệt (Multi – Brands Strategy)
Sử dụng nhiều thương hiệu riêng biệt cho từng dạng, chủng loại sản phẩm.Chiến lược này thường áp dụng cho những sản phẩm thiết yếu, tần suất tiêu dùng cao,
và sản phẩm có tính dị biệt không cao (khó phân biệt sự khác biệt giữa các sản phẩmkhác nhau), áp dụng với các công ty sử dụng chiến lược đa khúc (đưa ra nhiều sảnphẩm hướng vào nhiều phân khúc thị trường khác nhau) và áp dụng với những công ty
có cơ cấu sản phẩm có tính tương đồng không cao
Bao gồm chiến lược thương hiệu theo sản phẩm (Product – Brand Strategy) vàchiến lược thương hiệu theo dòng sản phẩm (Line – Brand Strategy)
Trang 24- Tránh được rủi ro từ những ảnh hưởng thất bại dây chuyền.
Nhược điểm:
- Ngân sách truyền thông, quảng bá marketing cao
- Nguy cơ cạnh tranh lẫn nhau giữa các thương hiệu cùng công ty cao
- Tính kế thừa thương hiệu thấp
1.1.8 Các chỉ tiêu để đánh giá công tác xây dựng và phát triển thương hiệu.
1.1.8.1 Chỉ tiêu đo lường mức độ nhận biết thương hiệu
- Nhận biết không trợ giúp (unaided awareness)
T.O.M (top of mind): Thương hiệu chủng loại sản phẩm
Khả năng ghi nhớ thương hiệu trong đầu người tiêu dùng
Tập hợp cân nhắc người tiêu dùng
Truyền miệng (word of mouth)
Là mục tiêu rất quan trọng đối với hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày
- Nhận biết có hỗ trợ (aided awareness)
Khả năng nhận ra thương hiệu
Mức độ được chú ý cao trên kênh phân phối
Là mục tiêu quan trọng đối với hàng hóa giá trị cao, tần suất tiêu dùng thấp
1.1.8.2 Chỉ tiêu đo lường mức độ xâm nhập
- X = % từng mua qua thương hiệu (ever purchased)
- Y = % nhận biết thương hiệu (total aided awareness)
Trang 25- Mức độ xâm nhập (conversion) = X/Y
Tỷ lệ này càng cao thì tính hấp dẫn, thuyết phục của các hoạt động giới thiệuthương hiệu ra thị trường cao
1.1.8.3 Chỉ tiêu đo lường mức độ thỏa mãn của khách hàng trong tiêu dùng
(Nguồn: Bài giảng Thương hiệu – ThS Huỳnh Kim Tiến) 1.1.8.4 Chỉ tiêu đo lường mức độ duy trì mua
- K = % mua gần đây nhất
- X = % từng mua qua thương hiệu (ever purchased)
- Mức độ duy trì mua (retention) = K/X
Chỉ tiêu này càng lớn, mức độ trung thành thương hiệu càng cao
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
Tiêu dùngsản phẩmMong đợiđược xác nhận?
Phản ứngtâm lýThỏa mãn?
Đánh giá
đo lường
Yếu tố dịch vụ và nhân tố tình huống
Trang 261.2.1 Hiện trạng công tác thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức đúng mức về vấn đềthương hiệu Theo một điều tra gần đây của Dự án hỗ trợ doanh nghiệp về năng lựcxây dựng và quảng bá thương hiệu, với mẫu 500 doanh nghiệp trên toàn quốc thì cóđến 20% doanh nghiệp không hề đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, trên 70%doanh nghiệp có đầu tư thương hiệu nhưng chỉ ở mức đầu tư dưới 5% Theo một khảosát mới đây của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công - Thương), có tới 95% trong số hơn
100 doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng cần thiết phải xây dựng và phát triển thươnghiệu Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng, thương hiệu đóng vai trò quan trọngtrong chiến lược phát triển kinh doanh, là tài sản vô hình có giá trị lớn nhất của doanhnghiệp… Tuy nhiên, mới chỉ có 20% doanh nghiệp hiểu được rằng xây dựng thươnghiệu cần bắt đầu từ đâu, số còn lại đều rất lúng túng khi đưa ra một kế hoạch phát triểnthương hiệu Thậm chí, có doanh nghiệp cho rằng xây dựng thương hiệu chỉ đơn thuần
là đăng ký một cái tên và làm logo
Việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay còn mangtính tự phát, một số có tính tổ chức nhưng còn mang tính manh mún, rời rạc Thươnghiệu của hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức độ để phân biệt chứ chưa đượcthương mại hoá Nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại cho việc đầu tư xây dựng, đăng kýbảo hộ thương hiệu Hơn 70% trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chúng tachưa đăng ký bảo hộ Logo, nhãn hiệu hàng hoá của mình tại Cục Sở hữu trí tuệ Trong
số này, không kể những doanh nghiệp chưa biết đến Luật Sở hữu trí tuệ thì hầu hết cácdoanh nghiệp còn lại là không quan tâm tới việc bảo hộ thương hiệu của mình, một sốthì e ngại đối với các thủ tục đăng ký Đối với những doanh nghiệp đã được cấp Giấychứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá thì cũng chỉ lưu giữ văn bằng này như mộtbiện pháp phòng thủ từ xa đối với các vi phạm mà không có những hành động tiếptheo nhằm phát triển thương hiệu của mình Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn quênkhông xin gia hạn khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hết hiệu lực vàhậu quả là họ đã tự từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu của mình mà không hay biết Điềunày có thể được giải thích bởi lý do hầu hết ông chủ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Trang 27Việt Nam hiện nay vẫn chung thuỷ với tư duy kinh doanh là chỉ cần phát triển doanhnghiệp theo hướng tạo ra nhiều lợi nhuận Đây là điểm yếu của của các doanh nghiệphiện nay, nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết do hạn chế về tiềm lựctài chính vì trên 90% các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạtđộng chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay Vì vậy, họ rất ngại tốn kém chi phí khi phải bỏ
ra số tiền không phải là nhỏ và còn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký bảo hộthương hiệu, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Namcòn yếu về nhận thức luật pháp, phong cách kinh doanh mang đậm nét của một quốcgia nông nghiệp
Hậu quả là, trên thị trường nội địa, các công ty, tập đoàn của nước ngoài mộtmặt tăng cường quảng bá thương hiệu của mình, tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đốivới các doanh nghiệp trong nước, mặt khác họ đã bắt đầu “khai thác” các thương hiệunổi tiếng của Việt Nam bằng cách bỏ tiền ra mua lại thương hiệu và đổi mới, phát triểnsản phẩm thành một trong những thương hiệu lớn của mình Điển hình là việcUnilever mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S và khai thác chỉ dẫn địa lý “PhúQuốc” với sản phẩm nước mắm Knorr Phú Quốc Từ một thương hiệu P/S khá nổitiếng trên thị trường Việt Nam nhưng không còn đủ sức cạnh tranh với các sản phẩmcủa nước ngoài, Unilever đã biến P/S thành một thương hiệu nổi tiếng với các sảnphẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã
Tình trạng ăn cắp hoặc nhái thương hiệu cũng diễn ra khá thường xuyên giữacác doanh nghiệp trong nước với nhau, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng phổ biếnnhư nước ngọt, bánh kẹo, xà phòng Doanh nghiệp bị mất thương hiệu sẽ bị mất đi thịphần của mình, còn người tiêu dùng cũng hoang mang giữa các loại sản phẩm thật vàsản phẩm nhái
Trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặthàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, thủy hảisản với chất lượng ngày càng được nâng cao không hề thua kém các sản phẩm củacác nước xuất khẩu lớn khác Thế nhưng có một thực tế là 90% hàng Việt Nam do
Trang 28không thiết lập được thương hiệu độc quyền nên vẫn còn phải vào thị trường thế giớithông qua trung gian dưới dạng thô hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng củanước ngoài Do đó, doanh nghiệp bị gánh chịu nhiều thua thiệt lớn và người tiêu dùngnước ngoài vẫn còn chưa có nhiều khái niệm về hàng hóa mang thương hiệu ViệtNam
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng đang phải đốimặt với vấn đề bị các công ty nước ngoài ăn cắp hoặc nhái nhãn hiệu trên thị trườngquốc tế Trong những năm qua, các vụ tranh chấp thương hiệu đã liên tiếp xảy ra giữacác doanh nghiệp Việt Nam và các công ty của nước ngoài Hàng loạt các thương hiệulớn của Việt Nam đã lao đao vì bị mất cắp thương hiệu: Trung Nguyên ở thị trường
Mỹ, Nhật; Petro Việt Nam, Vifon, Saigon Export, Việt Tiến, ở thị trường Mỹ;Vinataba ở thị trường 12 nước Châu Á; Sa Giang ở thị trường Pháp, Biti’s ở TrungQuốc,… Cuộc chiến thương hiệu luôn đi kèm với những rắc rối về kiện tụng, mất mátnhiều thời gian và tiền bạc, dù được hay thua cũng đều gây ra những tổn thất rất lớncho doanh nghiệp
Có thể nói đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhậnthức được tầm quan trọng của thương hiệu, song ý thức đầu tư cho thương hiệu vẫncòn rất dè dặt Đó cũng là lý do tại sao hiện nay nền kinh tế Việt Nam chưa có nhiềuthương hiệu lớn như FPT, Việt tiến, Trung Nguyên, Vinamilk,…
Bên cạnh đó, nhận thức về thương hiệu lại chưa rõ ràng Khái niệm “thươnghiệu” trong hoạt động kinh doanh tuy không mới tại nước ta nhưng xây dựng thươnghiệu không đơn giản là công việc thiết kế logo hay đánh bóng hình ảnh bên ngoài.Việc xây dựng thương hiệu cần có hai phần, là phần chìm và phần nổi, phần vô hình
và hữu hình Nếu không nhận rõ được hai mặt của vấn đề thì việc xây dựng thươnghiệu chỉ mang tính ngắn hạn và không bền vững
Chính vì cho rằng, thương hiệu là quảng cáo, tiếp thị (nằm ở phần nổi) nên đã
có không ít doanh nghiệp tốn nhiều tiền cho việc thiết kế một logo đẹp, hệ thống nhậndiện thương hiệu hay thực hiện các hoạt động truyền thông quảng cáo tốn kém mà
Trang 29không hiệu quả Có thể doanh nghiệp đạt được doanh số bán hàng ngắn hạn, nhưngmục tiêu dài hạn của thương hiệu thì không Minh chứng cho việc thương hiệu doanhnghiệp thiếu phần chìm, gần đây, một số doanh nghiệp xả chất thải gây ô nhiễm môitrường hay trong sản phẩm lại có độc tố có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng, làmảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân Cái Tâm của người điều hành doanhnghiệp là phần chìm, là giá trị cốt lõi của thương hiệu nhưng doanh nghiệp lại xemnhẹ Như vậy, dù cái tên còn, sản phẩm vẫn có, doanh nghiệp vẫn quảng cáo (phầnnổi),… nhưng sự phát triển thương hiệu của doanh nghiệp sẽ không thể bền vững.
Do chưa nhận thức được tầm quan trọng, làm theo “phong trào”, nhiều doanhnghiệp thường đầu tư vào các hoạt động hữu hình ở phần nổi mà chưa có sự chuẩn bị ởphần chìm để có thể biết mình (thương hiệu của doanh nghiệp) là ai, đại diện cho cái
gì và khác biệt gì so với các thương hiệu hoạt động trong cùng ngành Bên cạnh đó,các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự xem việc xây dựng thương hiệu là một chiếnlược lâu dài và của toàn doanh nghiệp mà chỉ xem nó như là một phần công việc của
bộ phận tiếp thị, marketing
Việc chưa nhận thức đầy đủ về thương hiệu dẫn đến thiếu chiến lược, thiếu đầu
tư chuyên sâu cũng như thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác marketing nói chung
và xây dựng uy tín thương hiệu nói riêng Rất ít doanh nghiệp nhận ra các đặc điểmtiêu dùng, nhu cầu, thị hiếu,… của đối tượng khách hàng mục tiêu và do đó không cóđịnh hướng trước khi phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu
Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh trên thị trường thế giới đã trở thành mộtcuộc chiến giữa các thương hiệu, cùng với “chiến tranh giá cả, chất lượng” thôngthường Việc chưa quan tâm tới tài sản vô hình là thương hiệu, đi đôi với việc chưađịnh thật rõ thị trường, khách hàng mục tiêu và thiếu niềm tin vào giá trị gia tăng chothương hiệu tạo ra đã cản trở việc đầu tư cho xây dựng và phát triển thương hiệu
1.2.2 Thị trường bia Việt Nam
Trang 30Thị trường bia Việt Nam ngày càng phát triển, mức tăng trưởng hàng năm trungbình 10%/năm Đặc biệt vào các dịp Tết, nhu cầu tăng khoảng 10 lần so với bìnhthường Nhu cầu của người tiêu dùng ngày một đa dạng hơn Tuy nhiên, theo nhậnđịnh của các chuyên gia, mức tăng trưởng phân khúc thị trường Saving (Cấp thấp) vàMainstream (Cấp trung) cao hơn tăng trưởng trung bình toàn thị trường.
Hiện tại, Việt Nam có 3 nhà máy sản xuất bia lớn nhất là Công ty Rượu – Bia –Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam và Tổngcông ty Rượu – Bia – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) Sự cạnh tranh trên thị trườngViệt Nam ngày càng khốc liệt hơn khi có sự tham gia của nhiều tập toàn kinh tế nhưVinamilk, Vinashin, Vinataba,… Và các nhãn hiệu bia nổi tiếng xuất hiện ngày càngnhiều Tuy nhiên trong ngắn hạn, các chuyên gia cho rằng, thị phần bia sẽ không thayđổi nhiều vì đây là một sản phẩm được tiêu thụ theo “gu” và người tiêu dùng thườngtrung thành với nhãn hiệu họ ưa thích
Thương hiệu bia quốc tế ngày càng xâm nhập nhiều hơn vào Việt Nam, đầu tiênphải kể đến là Heineken và Tiger (đến Việt Nam vào năm 1993) thông qua hình thứcliên doanh Các hãng bia nổi tiếng, có tiềm lực tài chính mạnh không ngừng bànhtrướng trên thị trường Việt Nam, bằng cách mua lại hay sáp nhập Điển hình là tậpđoàn APB (Asia Pacific Breweries) đến từ Singapore đã mua lại nhà máy bia FostersTiền Giang, và Fosters Đà Nẵng,… Bên cạnh đó, còn có một số thương hiệu khácđang có ý định xâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam như San Miguel củaPhilipines, Carlsberg Đan Mạch, Foster’s từ Úc (nay thuộc APB), và một số thươnghiệu bia cao cấp khác
Sản lượng toàn ngành công nghiệp bia tại Việt Nam vào năm 2010 sẽ đạt từ 2,5
tỷ lít đến 3 tỷ lít Mức tiêu thụ bia theo đầu người sẽ là 28 lít/năm Mức tiêu thụ nàycòn khá khiêm tốn so với nhiều nước Do vậy, thị trường Việt Nam là một thị trườngtiềm năng Đây cũng chính là cơ sở để tạo nên sự cạnh tranh lớn cho nhiều hãng biamới và cũ Như vậy, những nhà máy bia và các thương hiệu bia quen thuộc với ngườitiêu dùng Việt Nam như bia Saigon, 333, Heineken, Tiger, Bivina, Carlsberg, Huda,
Trang 31… sẽ phải chịu sự cạnh tranh đến từ các nhà máy bia mới, một số công ty liên doanh
có vốn đầu tư của nhà sản xuất bia nổi tiếng thế giới
1.2.3 Thị trường bia Huế
Hiện nay, ở thị trường Huế, Công ty Bia Huế chiếm xấp xĩ 90% thị phần bia
Đa phần người dân trên địa bàn này quen sử dụng bia với 2 thương hiệu quen thuộc làHuda, Festival beer Dù đi bất cứ nơi đâu, hay ở nhà hàng nào từ cao cấp cho đếntrung cấp và các quán ăn bình thường không đâu là không thấy bóng dáng của Huda vàFestival
Mặc dù, thương hiệu Huda và Festival đã có chỗ đứng vững chắc trên địa bànHuế nhưng hiện nay đã có rất nhiều sản phẩm bia mang những thương hiệu khác nhaubắt đầu xâm nhập và ngày càng có thị phần lớn hơn ở thị trường này Huế là một thịtrường rất tiềm năng, Huda còn có thể khai thác tốt hơn thị trường này bằng các sảnphẩm mang những thương hiệu khác nhau
Hiện tại, trên thị trường Huế, ngoài các thương hiệu bia của Công ty TNHH BiaHuế có các thương hiệu bia dòng chính (mainstream) như Larue, Saigon green, Halida,Bến Thành, Đại Việt, Lager,… Các thương hiệu bia bậc trung (mainstream plus) nhưSaigon red, Saigon Special, Larue Export, San Miguel,… Các thương hiệu bia cao cấphơn (Premium minus) như Tiger, Fosters,… và cao cấp nhất (Premium) là Heineken,Carlsberg Các thương hiệu này, ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ và đang dần lấnchiếm thị phần Bia Huế
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU HUDA CỦA CÔNG TY2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Bia Huế
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trang 32Ngày 20/10/1990, Nhà máy Bia Huế được thành lập theo Quyết định số 402QĐ/UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với hình thức xí nghiệp liên doanh có vốngóp từ các đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh trong tỉnh và vay vốn ngân hàng.
Số vốn đầu tư ban đầu của Nhà máy là 2,4 triệu USD Trụ sở chính công ty Bia Huếđóng tại 243 Nguyễn Sinh Cung – Huế
Ngay sau khi được thành lập, sản phẩm đầu tiên của Nhà máy là Bia Huda đượcsản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất của hãng DANBREW CONSULT, Đan Mạch
đã nhanh chóng có mặt trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùngtrong cả nước
Năm 1994, Nhà máy tiến hành liên doanh với hãng bia Tuborg International(TIAS) và quỹ công nghiệp Đan Mạch dành cho các nước phát triển (IFU) tại giấyphép số 835/GP ngày 6/4/1994 với tỷ lệ góp vốn Việt Nam 50%, Đan Mạch 50% Đâythực sự là một bước ngoặt trọng đại trong quá trình phát triển của đơn vị Từ đây, Nhàmáy Bia Huế chính thức mang tên Công ty Bia Huế
Do chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo, giá thành hợp lý, được khách hàng ưachuộng nên mặc dù sản lượng cung ứng của Công ty Bia Huế luôn tăng mạnh nhưngvẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường Từ công suất ban đầu là 3 triệu lít/năm,đến năm 2003 công suất đưa lên 50 triệu lít/năm, năm 2007 công suất đã lên đến gần
110 triệu lít/năm Vì vậy, ngay từ năm 2005, dự báo được nhu cầu ngày càng gia tăngcủa khách hàng, nhất là trong những thời điểm "nóng" như: lễ hội Festival, mùa hè,mùa tết, ngày lễ, mùa bóng đá, Công ty đã tiến hành xây dựng thêm một nhà máy biatại Khu công nghiệp Phú Bài với công suất 80 triệu lít/năm Ngày 29/4/2008, nhà máychính thức được khánh thành và những mẻ bia đầu tiên đậm đà phong vị Huế đã ra đờitrong sự đón chào của tất cả người tiêu dùng Để đáp ứng nhu cầu tiếp tục tăng của thịtrường, mới đây, ngày 5/11/2009 vừa qua, Công ty đã khởi công xây dựng giai đoạn IINhà máy bia Phú Bài với sự chứng kiến của các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Nữhoàng và hoàng gia Đan Mạch Nhà máy giai đoạn II này dự kiến sẽ đưa vào hoạtđộng vào quý I năm 2010, kịp cung cấp bia Huda cho thị trường vào thời kỳ cao điểm
Trang 33nhất của năm sau, góp phần nâng tổng công suất của toàn Công ty lên 230 triệulít/năm.
Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng và đổi mới mẫu mã các nhãnhiệu bia, Công ty Bia Huế luôn chú trọng đến công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm.Nhờ vậy, sản phẩm của Công ty được khách hàng rất tin dùng và gắn bó, không chỉ tạimiền Trung mà còn vươn xa đến các tỉnh thành phía Nam, phía Bắc và Tây Nguyên
Không chỉ tập trung vào việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, công tác xuấtkhẩu cũng được Công ty quan tâm ngay từ những năm đầu tiên thành lập Sản phẩmBia Huda đã có mặt tại thị trường Mỹ từ năm 1994 Đến nay, thị trường xuất khẩu củaCông ty đã được mở rộng ra nhiều nước khác trên thế giới như: Anh, Pháp, Tây BanNha, Úc, Canada, Indonesia, Malaysia, CHDCND Lào, Campuchia,…
2.1.2 Lao động và cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Tình hình lao động
Trong mọi tổ chức, yếu tố con người là yếu tố quan trọng và tiên quyết đến sựthành bại của tổ chức đó Chính vì vậy, trước hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt như ngàynay thì hơn bao giờ hết, yếu tố nhân lực cần được các doanh nghiệp nhận thức đúngđắn và sử dụng hiệu quả hơn
Vấn đề này cũng là vấn đề mà Công ty Bia Huế hết sức quan tâm Để thấy rõtình hình lao động của Công ty hiện nay, ta phân tích tình hình lao động của Công tyqua 3 năm từ 2007 đến 2009
Bảng 2.1 – Tình hình lao động của Công ty Bia Huế trong ba năm 2007 – 2009
Trang 34Nữ 108 21,7 123 23,0 127 21,4 15 13,9 4 3,25
Phân theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp 286 57,5 298 55,8 303 55,4 12 4,20 5 1,68Lao động gián tiếp 211 42,5 236 44,2 244 44,6 25 11,9 8 3,39
(Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH Bia Huế)
Qua bảng số liệu 2.1, nhìn chung, tổng số lao động của Công ty qua 3 năm đềutăng Tuy nhiên, tốc độ tăng số lượng lao động năm 2008/2007 cao hơn so với năm2009/2008 Cụ thể, năm 2008, số lao động của Công ty là 534 người, tăng 37 người,tương ứng tăng 7,44% so với năm 2007 Năm 2009, số lao động là 547 người, tăng 13người, tương ứng tăng 2,43% so với năm 2008 Sở dĩ có sự gia tăng lớn như vậy vàonăm 2008 là vì năm này, Công ty khánh thành giai đoạn 1 nhà máy bia ở Phú Bài,Công ty cần bổ sung thêm lao động để đáp ứng nhu cầu hoạt động cho nhà máy mới.Sau giai đoạn này, Công ty vẫn tiếp tục tuyển thêm nhưng với số lượng ít hơn để tăngcông suất sản xuất và mở rộng thị trường, phát triển doanh nghiệp Tuy nhiên, sốlượng lao động gia tăng năm 2008 không cao lắm đối với việc mở rộng một nhà máy.Bởi vì, nhà máy mới ở Phú Bài được xây dựng và phát triển với một công nghệ mới,dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại giúp tinh giảm nhân công rất nhiều Đồngthời, Công ty đang phấn đấu nâng cao công suất sản xuất của nhà máy cũng như tiếptục mở rộng thị trường nên số lượng lao động không ngừng tăng lên qua các năm Đểhiểu rõ hơn về tình hình lao động của Công ty, ta đi vào phân tích tình hình cụ thể theotừng tiêu thức khác nhau
Xét theo giới tính: Ta thấy rằng, lao động nữ chiếm một tỷ trọng thấp hơn trong
Công ty Năm 2007, lao động nữ là 108 người, chiếm 21,7% so với tổng lao động.Trong khi đó, lao động nam lên đến 389 người, chiếm 78,3% Sang năm 2008, laođộng nữ là 123 người, chiếm 23% so với tổng lao động, còn lao động nam là 411người, chiếm 77% Đến năm 2009, lao động nữ là 127 người, chiếm 21,4%, còn laođộng nam là 420 người, chiếm 78,6% Như vây, trong 3 năm, số lao động nam đều xấp
Trang 35xĩ gấp 3,5 lần so với lao động nữ Điều này cũng là điều tất nhiên, bởi vì đặc thù củadoanh nghiệp sản xuất là thường cần nhiều lao động nam hơn, cụ thể là do tính chấtcông việc của doanh nghiệp sản xuất phù hợp với nam giới Ở Công ty bia Huế, phầnlớn sử dụng lao động nam tham gia tại phân xưởng, dây chuyền sản xuất bia, còn laođộng nữ chủ yếu làm việc ở văn phòng và ở kho.
Xét theo tính chất công việc: Năm 2007, lao động trực tiếp là 286 người, chiếm
57,5% so với tổng số lao động, còn lao động gián tiếp là 211 người, chiếm 42,5% sovới tổng số lao động Năm 2008, lao động trực tiếp là 298 người chiếm 55,8%, tăng 12người so với năm 2007, tương ứng tăng 4,2%, lao động gián tiếp là 236 người chiếm44,2%, tăng 25 người, tương ứng tăng 11,9% so với năm 2007 Đến năm 2009, laođộng trực tiếp là 303 người chiếm 55,4%, tăng 5 người tương ứng 1,68% và lao độnggián tiếp là 244 người, chiếm 44,6%, tăng 8 người tương ứng với 3,39% Như vậy, tốc
độ tăng lao động gián tiếp cao hơn tốc độ tăng lao động trực tiếp, bởi vì dây chuyềncông nghệ của doanh nghiệp được đầu tư nâng cấp hiện đại nên số lượng lao động trựctiếp tăng ít đi, thay vào đó thì lao động gián tiếp tăng lên nhiều hơn
Xét theo trình độ văn hóa: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là sản
xuất theo dây chuyền được tự động hóa từ khâu tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào chođến khi ra sản phẩm, nên Công ty sử dụng phần lớn là lao động phổ thông Năm 2007,lao động phổ thông là 204 người, chiếm 41%, năm 2008 là 214 người, chiếm 40,1%,tăng 10 người, tương ứng tăng 4,9% so với năm 2007 Đến năm 2009, loại lao độngnày là 222 người, chiếm 38%, tăng 8 người, tương ứng tăng 3,74% so với năm 2008.Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp cũng chiếm một tỷ trọng khá cao
và không ngừng tăng qua các năm Năm 2007, loại lao động này là 131 người, chiếm26,4% Sang năm 2007, lao động này là 142 người chiếm 26,6%, tăng 11 người, tươngứng tăng 8,4% so với năm 2007 Đến năm 2009, lao động này chỉ tăng 3 người, tươngứng tăng 2,11% so với năm 2008 Cụ thể là 145 người, chiếm 27,6% Lực lượng cótrình độ đại học và trên đại học cũng tăng qua các năm do yêu cầu của việc cạnh tranh,tồn tại và phát triển, đòi hỏi cần phải có một đội ngũ nhân viên năng động, có kiếnthức sâu rộng để phát triển doanh nghiệp Đặc biệt là năm 2008, số lượng lao động này
Trang 36là 178 người, chiếm 33,3%, tăng đến 16 người, tương ứng tăng 9,88% so với năm
2007 Đến năm 2009, lực lượng lao động này là 180 người, chiếm 34,4%, chỉ tăng 2người, tương ứng tăng 1,12% Lực lượng lao động có trình độ liên tục tăng, thể hiệnCông ty đã chú trọng hơn đến nguồn nhân lực của mình, vì đây là lực lượng quyết định
sự tồn tại và phát triển của Công ty trong tương lai
Nhìn chung, lực lượng lao động của Công ty trong 3 năm đều tăng, tương đối
ổn định Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên đều được Công tychú trọng Ngoài chế độ lương bỗng hàng tháng, người lao động còn được thưởng dựavào thành tích và chức vụ, nhờ đó mà người lao động không ngừng nâng cao thànhtích công việc của mình, bồi dưỡng trình độ và chuyên môn Bên cạnh đó, Công ty cònđảm bảo lợi ích cho người lao động như bảo hiểm, nghỉ chế độ, chú trọng đến an toànlao động, điều kiện làm việc,… Điều này khiến cho người lao động an tâm công tác vàhoàn thành tốt công việc được giao
Những điều trên chứng tỏ, Công ty đã chú trọng đến nguồn nhân lực của mình,quan tâm đến lợi ích dài hạn của doanh nghiệp Bởi vì, lao động là yếu tố rất quantrọng, quyết định đến sự thành bại của Công ty trong tương lai
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Bia Huế
Những thành tựu mà Công ty đã đạt được trong thời gian qua là nhờ Công ty có
sự đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chứctheo mô hình trực tuyến chức năng, có thể khái quát từng vị trí cụ thể ở sơ đồ 2.1
GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
PHÒNG TỔ
CHỨC HC-TH
Phòng
Văn Thư
Phòng Tài Chính
Phòng Tiếp Thị
Phòng Bán Hàng
PX
Chiết
PX Lên Men
PX Nấu
PX Cơ Điện
Phòng thí nghiêm
Nhà kho
Trang 37- Hội đồng quản trị: Có quyền lực cao nhất, do đại hội đồng cổ đông bầu ra, cónhiệm kỳ 3 năm Hội đồng quản trị có nhiệm vụ hoạch định các chính sách, chiến lượcphát triển ngắn hạn và dài hạn cho Công ty, đề cử các chức danh chủ chốt trong Công
ty Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể tái cử, chủ tịch hội đồng là người nướcngoài
- Tổng giám đốc là thành viên của Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị đềbạc và UBND Tỉnh chấp thuận Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hộiđồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký vàđúng với pháp luật hiện hành Tổng giám đốc do người Việt Nam năm giữ
- Phó tổng giám đốc là người đại diện cho Công ty Carlsberg Đan Mạch, chịutrách nhiệm trước Hội đồng quản trị và tổng giám đốc Phó tổng giám đốc là ngườiquản lý hoạt động tiêu thụ và tiếp thị của Công ty
Trang 38- Giám đốc tài chính: Quản lý phòng kế hoạch vật tư và tài chính, chịu tráchnhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng giảm đốc.
- Giám đốc kỹ thuật: Quản lý các hoạt động sản xuất của Công ty, chịu tráchnhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
- Giám đốc tiếp thị và tiêu thụ: Quản lý phòng tiếp thị và tiêu thụ, chịu tráchnhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc
2.1.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty
Nguồn vốn là một nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ một hoạt động sản xuấtkinh doanh nào Để thấy rõ tình hình nguồn vốn của Công ty hiện nay, ta phân tíchtình hình nguồn vốn của Công ty trong 3 năm, từ năm 2007 đến 2009
Bảng 2.2 thể hiện tổng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm có tăng
có giảm Năm 2007, tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Công ty là 736 tỷ đồng.Sang năm 2008, tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 692,1 tỷ đồng, giảm 43,9 tỷđồng, tương ứng giảm là 5,97% Sự giảm này chủ yếu là do tài sản ngắn hạn củadoanh nghiệp giảm Tài sản ngắn hạn năm 2007 là 326,6 tỷ đồng, năm 2008 là 214,4
tỷ đồng, giảm 112,2 tỷ đồng, tương ứng giảm 34,34% Nguyên nhân cụ thể là do tiền
và các khoản tương đương tiền giảm nhiều, giảm từ 108,7 tỷ xuống còn 44,7 tỷ trongnăm 2008, giảm hơn một nửa so với năm 2007 Cũng trong năm này, khoản đầu tư tàichính ngắn hạn của Công ty là bằng không Ngoài ra, các khoản khác như là phải trảcho người bán và các tài sản ngắn hạn khác cũng giảm Tuy nhiên, khoản hàng tồn khocủa doanh nghiệp có xu hướng tăng lên, từ 47,2 tỷ năm 2007 lên 125,8 tỷ đồng năm
2008, tăng 78,6 tỷ đồng, tương ứng tăng là 166,5% Điều này thể hiện một dấu hiệukhông tốt đối với doanh nghiệp Sự gia tăng rất lớn của hàng tồn kho báo động khảnăng tiêu thụ các sản phẩm của Công ty, hoặc là do các sản phẩm dỡ dang ứ đọngkhông kịp đưa vào sản xuất Đồng thời, trong năm 2008, Nợ phải trả của Công ty cũnggiảm xuống Cụ thể, Nợ ngắn hạn của Công ty giảm từ 275,3 tỷ xuống còn 105,3 tỷđồng, tương ứng giảm 61,8% so với năm 2007 Bên cạnh đó, Nợ dài hạn của Công ty
Trang 39tăng lên nhưng mức tăng không cao so với mức giảm của Nợ ngắn hạn, cụ thể năm
2007 là 4,8 tỷ đồng, năm 2008 là 5,4 tỷ đồng, tăng 0,6 tỷ đồng, tương ứng tăng là12,5% Tài sản dài hạn của Công ty có xu hướng tăng lên, tăng từ 477,7 tỷ năm 2007lên 409,5 tỷ đồng, tăng 68,2 tỷ, tương ứng tăng 16,65% Nguyên nhân chủ yếu là dotài sản cố định của Công ty tăng lên, tăng từ 404 tỷ đồng lên 469,3 tỷ đồng trong năm2008
Năm 2009, tổng tài sản của Công ty là 910,9 tỷ đồng, tăng 218,8 tỷ đồng,tương ứng tăng là 31,6% Trong năm này, hầu như tất cả các khoản đều tăng Trong
đó, tài sản ngắn hạn tăng từ 214,4 tỷ đồng lên 426,4 tỷ đồng, tăng 98,9% so với năm
2008 Cụ thể tiền và các khoản tương đương tiền tăng từ 44,7 tỷ đồng lên 278,6 tỷđồng, tương ứng tăng là 523,3%, đây là một mức tăng rất lớn Bên cạnh đó, các khoảnđầu từ tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng lên Tuy nhiên,trong năm này, hàng tồn kho lại có xu hướng giảm xuống Đây là một hiện tượng tốtcho doanh nghiệp vì hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ tốt hơn so với năm 2008 Cụthể như sau, năm 2008 hàng tồn kho lên đến 125,8 tỷ đồng, nhưng đến năm 2009 thìgiảm xuống còn 86,8 tỷ đồng, tức là giảm 39 tỷ đồng, tương ứng giảm 31%
Trang 40Bảng 2.2 – Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2007 – 2009
Đvt: triệu đồng
So sánh 2008/2007 2009/2008
B Tài sản cố định, dài hạn 409 455 55,63 477 699 69,02 484 563 53,2 68 244 16,67 6 864 1,44
-III Lợi nhuận chưa phân phối 239171 364561 117298 125390 52.43 -247263 -67.82
(Nguồn: phòng kế toán tài chính Công ty)