1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

46 1,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 87,01 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu Thị trường tài chính tiền tệ giai đoạn 2010 2012 với nhiều biến động; tình trạng lạm phát cao, lãi suất leo thang, thanh khoản nóng, chính sách mở rộng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là những điểm nổi trội cho giai đoạn nửa cuối năm 2011 đến cuối năm 2012; tiếp sau đó là thời kỳ suy giảm kinh tế trong nước kéo dài cho cả giai đoạn 2009 đến nay dưới những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái thế giới. Do đó, diễn biến của thị trường tài chính tiền tệ giai đoạn này đã ảnh hưởng đến các mặt hoạt động của ngân hàng, trong đó có cân đối TSN TSC. Thêm vào đó xu thế hội nhập quốc tế yêu cầu hoạt động quản trị ngân hàng cần được hiện đại hóa để phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên hoạt động quản trị TSN TSC trong hệ thống ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, có thể dẫn đến các rủi ro trong hoạt động kinh doanh trước những biến động của thị trường tài chính, đặc biệt là rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, và điều này không là ngoại lệ đối với Sacombank. Vì vậy, việc cải tiến nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị TSN TSC là cần thiết để giảm thiểu rủi ro và gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, cũng như phù hợp với chuẩn mực kinh doanh quốc tế lĩnh vực ngân hàng. Với ý nghĩa thực tiễn như trên, nhóm chọn đề tài “Quản trịtài sản nợ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tiểu luận này nêu ra một bên của cân đối quản trị TSN TSCvới nội dung chính yếu trong hoạt động quản trị TSN của NH nói chung cũng như thực trạng hoạt động này tại Sacombank. Việc hoàn thành tiểu luận này nhằm trả lời các vấn đề sau: Dựa vào lý thuyết quản trị TSN để đánh giá công tác quản trị TSN hiện tại của Sacombank. Những đề xuất mang ý nghĩa thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị TSN tại Sacombank. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tiểu luận nghiên cứu cơ sở lý luận tổng quan về quản trị TSN củaNHTM, quản trị rủi ro lãi suất, quản trị khe hở kỳ hạn, quản trị thanh khoản và tỷ giá, các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất và khe hở kỳ hạn cho NH. Tập trung vào phân tích, đánh giá hoạt động quản trị TSN củaSacombank giai đoạn 20102012 trên một số khía cạnh chính yếu như cơ cấu tổ chức quản trị TSN; đánh giá các khoản mục chính yếu trong cơ cấu TSN; quản trị rủi ro lãi suất và thanh khoản; cơ chế điều hòa vốn. Từ đó đề xuất các kiến nghị góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý TSNtại Sacombank. 4. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, tổng hợp số liệu, so sánh, phân tích, đánh giá về mặt định tính và định lượng các tài liệu thực tế về hoạt động quản trị TSN của Sacombank nhằm giải quyết các vấn đề được đặt ra trong phần mục tiêu nghiên cứu của luận văn. 5. Kết cấu luận văn Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị TSN trong NHTM. Trong chương này trình bày các khoản mục của TSN, các yêu cầu và phương pháp quản trị TSN, đồng thời cũng đề cập đến quản trị rủi ro lãi suất, quản trị khe hở kỳ hạn, quản trị thanh khoản và tỷ giá, các chiến lược quản trị TSN, các công cụ phái sinh và các yêu cầu đối với quản trị TSN dựa trên Basel. Chương 2: Thực trạng quản trị TSN tại Sacombank. Chương này giới thiệuvề bộ máy tổ chức quản lý TSN TSC của NH, và tập trung phân tích cơ cấu TSN, công tác quản trị thanh khoản, cơ chế điều hành lãi suất, cơ chế điều hòa vốn và rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NH. Chương 3: Kiến nghị góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị TSN cho Sacombank. Chương này trình bày việc áp dụng các công cụ phái sinh trong phòngngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của NH, đồng thời cũng đưa ra một sốkiến nghị khác cho cả Sacombank và NHNN nhằm hoàn thiện quản trị TSN cho Sacombank. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Quản trịtài sản nợ 1.1.1 Những vấn đề chung quản trịtài sản nợ 1.1.1.1Khái niệm quản trịtài sản nợ Quản trị TSN là quản trị nguồn vốn phải trả của NH nhằm đảm bảo NH luôn có đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển một cách hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồngthời đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh khoản ở mức độ chi phí thấp nhất. 1.1.1.2Các yêu cầu quản trị tài sản nợ Phải chấp hành quy định của luật pháp và cơ quan quản lý trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn cho NH như:  TCTD không được huy động vốn quá nhiều so với vốn tự có nhằm đảm bảo khả năng chi trả về sau.  Áp dụng lãi suất huy động phù hợp so với cơ chế quản lý về lã

Trang 1

: Tài sản nợ: Dự trữ bắt buộc: Tài sản nhạy cảm lãi suất: Nợ nhạy cảm lãi suất: Tổ chức tín dụng: Tổ chức kinh tế và dân cư: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín: Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

Bảng 1 Số dư huy động tiền gửi của khách hàng giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 2 Giá trị huy động giấy tờ có giá

Bảng 3 Định mức bình quân theo từng loại tiền

Bảng 4 Tiền gửi và tiền vay liên ngân hàng

Bảng 5 Dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn

Bảng 6 Dư nợ phân theo chất lượng nợ vay

Bảng 7 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Bảng 8 Khe hở nhạy cảm với lãi suất

Biểu đồ 1 Chênh lệch tài sản nợ - tài sản có nhạy cảm lãi suất

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu

Thị trường tài chính - tiền tệ giai đoạn 2010 - 2012 với nhiều biến động; tình trạng lạmphát cao, lãi suất leo thang, thanh khoản nóng, chính sách mở rộng tiền tệ của Ngânhàng Nhà nước là những điểm nổi trội cho giai đoạn nửa cuối năm 2011 đến cuối năm2012; tiếp sau đó là thời kỳ suy giảm kinh tế trong nước kéo dài cho cả giai đoạn

2009 - đến nay dưới những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái thếgiới Do đó, diễn biến của thị trường tài chính tiền tệ giai đoạn này đã ảnh hưởng đếncác mặt hoạt động của ngân hàng, trong đó có cân đối TSN - TSC Thêm vào đó xuthế hội nhập quốc tế yêu cầu hoạt động quản trị ngân hàng cần được hiện đại hóa đểphù hợp với thông lệ quốc tế Tuy nhiên hoạt động quản trị TSN - TSC trong hệ thốngngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, có thể dẫn đến các rủi ro trong hoạt độngkinh doanh trước những biến động của thị trường tài chính, đặc biệt là rủi ro lãi suất,rủi ro thanh khoản, và điều này không là ngoại lệ đối với Sacombank Vì vậy, việc cảitiến nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị TSN - TSC là cần thiết để giảm thiểu rủi ro

và gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, cũng như phù hợp với chuẩnmực kinh doanh quốc tế lĩnh vực ngân hàng Với ý nghĩa thực tiễn như trên, nhóm

chọn đề tài “Quản trị tài sản nợ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tiểu luận này nêu ra một bên của cân đối quản trị TSN - TSC với nội dung chính yếutrong hoạt động quản trị TSN của NH nói chung cũng như thực trạng hoạt động nàytại Sacombank Việc hoàn thành tiểu luận này nhằm trả lời các vấn đề sau:

- Dựa vào lý thuyết quản trị TSN để đánh giá công tác quản trị TSN hiện tại củaSacombank

- Những đề xuất mang ý nghĩa thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động quảntrị TSN tại Sacombank

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu cơ sở lý luận tổng quan về quản trị TSN của NHTM,quản trị rủi ro lãi suất, quản trị khe hở kỳ hạn, quản trị thanh khoản và tỷ giá, các công

cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất và khe hở kỳ hạn cho NH

Tập trung vào phân tích, đánh giá hoạt động quản trị TSN của Sacombank

Trang 4

giai đoạn 2010-2012 trên một số khía cạnh chính yếu như cơ cấu tổ chức quảntrị TSN; đánh giá các khoản mục chính yếu trong cơ cấu TSN; quản trị rủi ro lãisuất và thanh khoản; cơ chế điều hòa vốn Từ đó đề xuất các kiến nghị góp phần hoànthiện hoạt động quản lý TSN tại Sacombank

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, tổnghợp số liệu, so sánh, phân tích, đánh giá về mặt định tính và định lượng các tài liệuthực tế về hoạt động quản trị TSN của Sacombank nhằm giải quyết các vấn đề đượcđặt ra trong phần mục tiêu nghiên cứu của luận văn

5 Kết cấu luận văn

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị TSN trong NHTM Trong chương nàytrình bày các khoản mục của TSN, các yêu cầu và phương pháp quản trị TSN,đồng thời cũng đề cập đến quản trị rủi ro lãi suất, quản trị khe hở kỳ hạn, quản trịthanh khoản và tỷ giá, các chiến lược quản trị TSN, các công cụ phái sinh và các yêucầu đối với quản trị TSN dựa trên Basel

Chương 2: Thực trạng quản trị TSN tại Sacombank Chương này giới thiệu về

bộ máy tổ chức quản lý TSN - TSC của NH, và tập trung phân tích cơ cấu TSN, côngtác quản trị thanh khoản, cơ chế điều hành lãi suất, cơ chế điều hòa vốn và rủi ro lãisuất trong hoạt động kinh doanh của NH

Chương 3: Kiến nghị góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị TSN choSacombank Chương này trình bày việc áp dụng các công cụ phái sinh trong phòngngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của NH, đồng thời cũng đưa ra một số kiếnnghị khác cho cả Sacombank và NHNN nhằm hoàn thiện quản trị TSN choSacombank

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ TRONG NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Quản trị tài sản nợ

1.1.1 Những vấn đề chung quản trị tài sản nợ

1.1.1.1 Khái niệm quản trị tài sản nợ

Quản trị TSN là quản trị nguồn vốn phải trả của NH nhằm đảm bảo NH luôn có

đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển một cách hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồngthời đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh khoản ở mức độ chi phí thấp nhất

1.1.1.2 Các yêu cầu quản trị tài sản nợ

- Phải chấp hành quy định của luật pháp và cơ quan quản lý trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn cho NH như:

 TCTD không được huy động vốn quá nhiều so với vốn tự có nhằm đảm bảokhả năng chi trả về sau

 Áp dụng lãi suất huy động phù hợp so với cơ chế quản lý về lãi suất củaNHNN

- Phải đảm bảo hai yêu cầu chi phí thấp và quy mô cao của nguồn vốn huyđộng

Đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu thanh khoản của NH, hạn chế đến mức tối đa sựsụt giảm đột ngột về nguồn vốn của NH

- Sử dụng các công cụ huy động vốn đa dạng để hạn chế rủi ro và phù hợpvới đặc điểm hoạt động của NH

1.1.2 Các thành phần của tài sản nợ

1.1.2.1 Các tài khoản giao dịch

- Tải khoản tiền gửi không kỳ hạn (tài khoản tiền gửi giao dịch, thanh toán).Với mục đích chính là sử dụng dịch vụ thanh toán của NH nên đây là loại tiền gửikhách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào, do đó khi NH sử dụng làm nguồnvốn kinh doanh thì rủi ro rất cao nên phải dự trữ nhiều hơn so với các loại tiền gửikhác

- Tài khoản vãng lai: thường áp dụng với những khách hàng có uy tín, NH cóthể cho thấu chi đến hạn mức phù hợp với thu nhập bình quân của chủ tài khoản để

Trang 6

đảm bảo khả năng trả nợ Các doanh nghiệp chỉ mở cho nhau các tài khoản khách nợ,chủ nợ hay phải thu phải trả

1.1.2.2 Các tài khoản phi giao dịch

Đây là loại tiền gửi định kỳ như tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tiền gửi tiếtkiệm của cá nhân Đối với loại tiền gửi này, khách hàng chỉ được rút tiền ra theo một

kỳ hạn quy định trước và không được tham gia thanh toán không dùng tiền mặt Mụcđích người gửi là hưởng lợi tức Do đó, NH phải trả lãi cao hơn tiền gửi không kỳ hạn,

là loại tiền gửi ổn định nên NH thường sử dụng cho vay trung – dài hạn

1.1.2.3 Vay vốn trên thị trường tiền tệ

- Các NHTM có thể vay và cho vay lẫn nhau thông qua thị trường liên ngânhàng: là trường hợp NH có lượng tiền gửi tại NHNN thấp không đủ đáp ứng cho nhucầu chi trả Khi đó, dưới sự tổ chức của NHNN, NH này sẽ được vay của một

NH khác có lượng tiền gửi dư thừa tại NHNN, vì khoản cho vay là một bộ phận củatiền gửi thanh toán nên thời gian vay thường chỉ là một ngày (vay qua đêm) Ngoài ra,các NH có thể cho vay trực tiếp lẫn nhau không qua thị trường liên ngân hàng

- Vay NHTW: NHTW sẽ tiếp vốn (cho vay) đối với các NHTM thông quanghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá trị hoặccho vay lại theo hồ sơ tín dụng mà NHTM xuất trình

- Phát hành những chứng chỉ tiền gửi: là giấy chứng nhận đã gửi tiền vào NH cóthể chuyển nhượng được có hưởng lãi suất tùy theo sự thỏa thuận giữa khách hàng vớingười phát hành

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu NH

1.1.2.4 Vay ngắn hạn qua hợp đồng mua lại (Repurchase agreement – RP)

Hợp đồng mua lại thực chất là thỏa thuận bán tạm thời chứng khoán chất lượngvới tính thanh khoản cao (cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chính phủ sắp đến hạn thanh toán

… ) kèm theo thỏa thuận sẽ mua lại các chứng khoán này tại một thời điểm trongtương lai với mức giá xác định trong hợp đồng Giao dịch này có thể là qua đêmhoặc vài tháng, tùy thuộc vào nhu cầu vốn của NH và khả năng vốn của chủthể mua chứng khoán Thông thường lãi suất hợp đồng mua lại rất thấp so với lãi suấthuy động NH

Chi phí trảlãi theo RP=¿Số tiền vay * Lãi suất hiện hành của RP * Số ngày vaytheo hợp đồng (1.1)

Trang 7

1.1.3 Phương pháp quản trị tài sản nợ

1.1.3.1 Thực hiện các chính sách và biện pháp đồng bộ để khơi tăng nguồn vốn NH

- NH sử dụng các đòn bẩy kinh tế (lãi suất và các công cụ khác) giúp NH có thểkhai thác, huy động các nguồn vốn cần thiết Biện pháp này linh hoạt, nhạy bén có thểgiúp NH đáp ứng được nhu cầu vốn trong những trường hợp cần thiết và cấp bách.Tuy nhiên nếu sử dụng chính sách lãi suất và các công cụ khác không đúng sẽ gây ranhững tổn hại cho NH, gia tăng chi phí, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanhcủa NH

- Cải tiến, nâng cấp các thiết bị, phương tiện trong công tác huy động vốnnhằm đảm bảo cho việc thanh toán được nhanh chóng, chính xác, thuận tiện hơn

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, phải tạo ra và cung ứng chokhách hàng nhiều loại hình dịch vụ tiền gửi nhằm thu hút nguồn tiền gửi trên thịtrường

- Hoàn thiện và phát triển mạng lưới huy động vốn gồm mạng lưới truyền thống(CN, phòng giao dịch,…) và các mạng lưới hiện đại (ATM, thẻ tín dụng,…)

- Tạo lập, củng cố, duy trì, phát triển mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài, bền vữnggiữa khách hàng và NH NH cần tổ chức có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, quảngcáo để cộng đồng hiểu rõ hơn về thanh thế, uy tín, chất lượng cũng như tính ưu việt,độc đáo của dịch vụ của NH nhằm thu hút khách hàng

- NH cần tạo lập và phát triển đội ngũ cán bộ NH vừa nắm vững chuyên môn,vừa nắm vững chủ trương, chính sách, vừa có khả năng giao tiếp ứng xử để tạo ra hìnhảnh đẹp về NH cả nội dung và hình thức

1.1.3.2 Sử dụng các công cụ cơ bản để tìm kiếm nguồn vốn

Khi nhu cầu vốn phát sinh vượt quá khả năng thanh khoản, NH vay theo thứ tự:

- Vay qua đêm: thực hiện trong trường hợp sang ngày tiếp theo NH sẽ cóđược nguồn thu tương ứng

- Vay tái cấp vốn của NHNN

- Sử dụng hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi mệnh giá lớn đểhuy

động vốn, vay nước ngoài,…

Trang 8

1.1.3.3 Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động và tạo cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp với những đặc điểm hoạt động của NH

Đối với các NH bán lẻ chủ yếu là cho vay ngắn hạn để bổ sung nhu cầu tiêudùng, nhu cầu vốn lưu động của cá nhân và doanh nghiệp nên trong tổng nguồn vốn,tiền gửi không kỳ hạn phải chiếm tỷ trọng cao để đảm bảo chi phí huy động vốn thấp.Đối với NH bán buôn thì chủ yếu cho vay trung dài hạn nên đòi hỏi nguồn vốn chiếm

tỷ trọng cao là các loại tiền gửi định kỳ, tiền gửi có kỳ hạn

1.1.3.4 Tận dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn

Căn cứ Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 của NHNN quy định:

- Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dàihạn của tổ chức tín dụng như sau:

 Ngân hàng thương mại: 40%

 Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính: 30%

 Quỹ tín dụng nhân dân: 30%

- Nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung hạn, dài hạn của TCTD (Phụ lục1)

1.3 Chiến lược quản lý tài sản nợ

1.3.1 Chiến lược quản lý tài sản

- Không phải lúc nào NH cũng có thể đánh giá tổng thể và toàn diện về danhmục TSN của mình Bởi vậy, đã có một thời gian dài trong lịch sử NH chỉ dùng cácnguồn vốn, bao gồm nợ (vốn huy động) và vốn chủ sở hữu, cơ bản để cho vay Đây làquan điểm quản lý tài sản Lý thuyết này cho rằng khách hàng là yếu tố chínhquyết định quy mô và loại hình của các nguồn vốn mà NH có thể huy động

- Những quyết định then chốt của NH chỉ giới hạn trong lĩnh vực quản lý tàisản, không gồm lĩnh vực quản lý nguồn tiền gửi và các khoản vay mượn khác NH chỉtiến hành quản lý quá trình phân bổ các nguồn vốn huy động thông qua việc quyếtđịnh khách hàng nào sẽ được vay vốn và hợp đồng vay vốn gồm những điều khoảnnào

- Chiến lược này phù hợp với giai đoạn chưa nới lỏng các quy định quản lýngành NH, khi NH còn hạn chế trong khả năng tái cấu trúc nguồn vốn của mình

1.3.2 Chiến lược quản lý nợ

Trang 9

Để đương đầu với xu hướng gia tăng lãi suất và cạnh tranh gay gắt về nguồnvốn, các NH bắt đầu quan tâm tới khơi mở những nguồn vốn mới, quản lý cấu trúc vàchi phí của tiền gửi cũng như của các nguồn vốn phi tiền gửi

- Yếu tố theo chốt cần được quản lý chặt chẽ là giá cả của nguồn vốn hay lãisuất mà NH phải thanh toán đối với các khoản tiền gửi và các khoản vốn vay nhằmđạt được mục tiêu về chi phí, quy mô và cấu trúc của nguồn vốn

- Chiến lược quản lý TSN đối với hầu hết các NH là phát triển vữngchắc thị trường bán lẻ Những khoản tiền gửi bán lẻ là nguồn vốn chiến lược chínhhình thành sức mạnh của NH Về mặt kỳ hạn, nguồn vốn bán lẻ có đặc trưng là ngắnhạn, nhưng những nghiên cứu khảo sát thực tế cho thấy phần lớn số dư của nguồn vốnbán lẻ lại ổn định thường xuyên giống như những nguồn vốn dài hạn Để lấyđược niềm tin của khách hàng, NH phải chuẩn bị mạng lưới bán lẻ rộng khắp nhưtriển khai hệ thống phòng giao dịch, hệ thống chi nhánh và các kênh phân phối điện tử

để duy trì và phát triển ổn định hoạt động bán lẻ; đồng thời NH cũng phải có phương

án khả thi để tồn tại trong cuộc cạnh tranh về lãi suất trên thị trường bán lẻ

- Đa dạng hóa nguồn vốn nhằm giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ một thị trườngnào, khu vực địa lý nào, công cụ huy động vốn nào, kỳ hạn nào, cơ sở khách hàng đầu

tư nào và đồng tiền nào Khi nguồn vốn là đa dạng cao, thì NH được đảm bảo tốt hơn

về thanh khoản trong mọi điều kiện của thị trường

- Danh mục TSN của hầu hết các NH thường có xu hướng thâm hụt cácnguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định Kết quả là NH phải sử dụng nguồn vốn ngắnhạn để tài trợ cho TSC dài hạn Nhận rõ độ lệch về kỳ hạn giữa TSN và TSC, các nhàquản lý cần tìm kiếm các phương án để có được một danh mục TSN có kỳ hạn dàihơn Điều này sẽ giúp NH tránh được sự không chắc chắn về nguồn vốn trong tươnglai, giảm được tài sản dự trữ có thu nhập thấp và giảm được chi phí có liên quan đếnviệc phải tuần hoàn thường xuyên các nguồn vốn ngắn hạn, và cho phép NH cho vayvới lãi suất cố định và tránh được rủi ro lãi suất

1.3.3 Chiến lược quản lý hỗn hợp

Đây là chiến lược được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, là sự dung hòagiữa chiến lược quản lý tài sản và chiến lược quản lý nợ với những điểm chính sau:

- Hoạt động quản lý NH cần chú trọng kiểm soát quy mô, cấu trúc, chi phí vàthu nhập của cả hai bên tài sản và nợ

Trang 10

- Quản lý tài sản và nợ phải là một quá trình thống nhất, hỗ trợ lẫn nhaunhằm tối đa hóa thu nhập và kiểm soát chặt chẽ chi phí

- Thu nhập và chi phí có thể phát sinh từ cả hai phía của bảng cân đối

Do vậy chính sách của NH cần được điều chỉnh phù hợp nhằm tối đa hóa thu nhập, tốithiểu hóa chi phí trong mọi hoạt động của NH dù hoạt động đó xuất phát từ phía tàisản hay nguồn vốn

1.4 Sơ lược về các công cụ phái sinh

Có hai vấn đề quan trọng ở đây đã thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý là:

sự ổn định trong thu nhập từ lãi - chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi; sự antoàn đối với giá trị ròng của NH – giá vốn chủ sở hữu Theo đó, các kỹ thuật vàcông cụ quản trị TSN được đưa ra nhằm giúp NH hạn chế những rủi ro trong hoạtđộng mà đặc biệt là rủi ro lãi suất Một số công cụ phái sinh được sử dụng phổ biếnnhằm quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động NH, gồm hợp đồng kỳ hạn (forwards),hợp đồng tương lai (futures), hợp đồng quyền chọn (options) và hợp đồng hoán đổi(swaps) Nghiệp vụ phái sinh có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất đối vớimột danh mục TSN hay TSC, hay được sử dụng một cách chọn lọc đối với một

bộ phận tài sản nhất định Việc sử dụng các hợp đồng phái sinh nhằm giúp cố định giátrị của tài sản, dù lãi suất thị trường có thay đổi như thế nào

1.4.1 Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t

= 0 rằng người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thỏa thuận

và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn

1.4.2 Hợp đồng tương lai

- Khi hợp đồng kỳ hạn soạn thảo theo các yếu tố được chuẩn hóa như bên dưới thìđược gọi là hợp đồng tương lai, gồm:

 Tài sản ký quỹ đảm bảo ban đầu;

 Ký quỹ bổ sung định kỳ được điều chỉnh theo giá thị trường

 Một bên thứ ba, đáp ứng được các quy định của tổ chức quản lý thị trường,được chỉ định là đối tác cho tất cả các giao dịch khớp lệnh, cho phép việc cấn trừcác trạng thái đối lập

1.4.3 Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng trong đó người bán chuyển đổi cho

Trang 11

người mua một quyền, nhưng không bắt buộc, để mua hoặc bán một số lượng tài sảntại một mức giá xác định vào hoặc trước một ngày xác định trong tương lai.Các chiếnlược cơ bản trong giao dịch quyền chọn: mua quyền chọn mua; bán quyền chọn mua;mua quyền chọn bán; bán quyền chọn bán

1.4.4 Hợp đồng hoán đổi

1.4.4.1 Giao dịch hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swap)

Là việc các bên giao kết hợp đồng với nhau, theo đó mỗi bên cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo một loại lãi suất hoán đổi đã cam kết trên cùng mộtkhoản vốn gốc nhất định (cùng loại tiền) trong cùng một khoảng thời gian nhất định Sản phẩm này cho phép người sử dụng thay đổi mức lãi suất của một loại TSNhoặc TSC để phòng ngừa rủi ro lãi suất nhưng không thay đổi những đặc tính vốn cócủa TSN hoặc TSC dùng để hoán đổi lãi suất

Người thanh toán lãi suất cố định nhìn chung là NH có lợi thế so sánh trong việc thanh toán lãi suất cố định đối với vốn huy động; trong khi đó, người thanh toán lãi suất thả nổi nhìn chung là NH có lợi thế so sánh trong việc thanh toán lãi suất thả nổi Thông qua giao dịch hoán đổi lãi suất, NH mua nhằm mục đích chuyển việcthanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất thả nổi sang hình thức cố định đểphù hợp với tính chất cố định của nguồn thu từ TSC Trong khi đó, NH bán nhằmmục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất cố địnhsang hình thức thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của nguồn thu từ TSC

1.4.4.2 Hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo (Cross Currency Swap)

Là một dạng hợp đồng liên quan đến việc trao đổi vốn và lãi một loại tiền để lấy vốn và lãi của một loại tiền khác Vốn được trao đổi vào lúc bắt đầu (tùy chọn) và vào lúc kết thúc của việc hoán đổi Hai bên xác định trước tỷ giá hoán đổi nhằm loại trừbiến động của tỷ giá Sản phẩm này cho phép khách hàng hoán chuyển hiệu quả TSC hay TSN từ một loại tiền này thành một loại tiền khác

1.5 Những yêu cầu đối với quản trị tài sản nợ dựa trên các nguyên tắc của Basel

Trong nội dung của Basel II, Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel đã nhấn mạnh đến nhucầu về những phương pháp và công cụ tinh vi trong lĩnh vực quản lý TSN Nhữngyêu cầu mới của Basel đặt ra những thách thức trong việc thiết lập hệ thống quảntrị rủi ro lãi suất Một hệ thống quản trị TSN đầy đủ cần có những vấn đề dưới đây:

Trang 12

 Phân tích dãy tái định giá về tình huống thực tế của rủi ro tái định giá Phântích đầy đủ hơn trong việc này là dữ liệu trong kỳ của lãi suất chủ chốt, tính toán lạibảng cân đối kế toán sau khi chuyển dịch mỗi loại lãi suất cơ bản 1 điểm % Như vậy

sẽ cho thấy độ nhạy của vốn kinh tế theo những thay đổi của mỗi loại lãi suất trênđường lợi suất Do vậy, nhà quản trị có thể quyết định những chiến thuật phòng thủ đểhạn chế sự biến động của vốn kinh tế

 Để bao hàm rủi ro đường lợi suất, hệ thống cần phải định giá lại bảng cân đối

kế toán theo những kịch bản đường lợi suất phức hợp khác nhau Điều này giúpngười quyết định tạo bảng báo cáo với tình huống xấu nhất có thể

 Trong kỳ vọng giá trị kinh tế, rủi ro tái định giá phản ánh giá trị thị trường trongsuốt kỳ đầu tiên đến khi tái định giá Ngược lại, kỳ vọng lợi nhuận xem xét thunhập/chi phí trong cả quá trình mô phỏng và không chỉ dừng lại trong khoảng thờigian đến khi tái định giá hoặc đáo hạn sản phẩm Do vậy hệ thống quản trị TSN cầnthiết phải có thể mô phỏng hoạt động mới tiềm năng mới theo sau mô hình hành vitương tự (ví dụ: thả nổi có điều kiện, trả dần) giống như hoạt động có kỳ hạn Kếtquả chỉ ra những tác động tái định giá trên khía cạnh thu nhập theo những kịch bản lãisuất khác nhau

 Đối với mô hình rủi ro đường lợi suất, chúng ta cần phải đưa nhiều kịch bản đườnglợi suất khác nhau vào hệ thống Sử dụng những dịch chuyển đường lợi suất phứchợp, nhà quản trị TSN có thể đánh giá tác động của những dịch chuyển đối với thunhập và chi phí của ngân hàng trong khoảng thời gian xác định

 Hệ thống quản trị TSN - TSC phải cho phép mô hình hóa sản phẩm trả trước vàdịch chuyển cấu trúc giữa các sản phẩm có kỳ hạn xác định và các sản phẩm táiđịnh giá Riêng đối với quá trình quản lý rủi ro lãi suất yêu cầu của Basel phải dựa trênquy trình ba bước từ trên xuống Đầu tiên, ban giám đốc phê duyệt những chính sáchrủi ro tổng thể và những nguyên tắc để quản lý rủi ro lãi suất Thứ hai, các quản lý caocấp phải thiết lập những chính sách phù hợp và quy trình giám sát, hạn chế rủi ro lãisuất Thứ ba, trách nhiệm thi hành những chính sách và định hướng đã được xác địnhphải được giao cho một bộ phận hoạt động độc lập Một sự kiểm soát toàn bộ bêntrong phải được thực hiện để kiểm tra sự chính xác và tuân thủ của quá trình nêu trên

- Một hệ thống thang đo phải phản ánh hết các nguồn gốc vật chất của rủi ro lãisuất và đánh giá tác động của những thay đổi lãi suất đối với giá trị thị trường của

Trang 13

vốn kinh tế và lợi nhuận Về cơ bản, có hai phương pháp nên được thực hiện để phântích ảnh hưởng của các nguồn gây rủi ro lãi suất: kỳ vọng giá trị kinh tế và kỳvọng lợi nhuận Phương pháp thứ nhất được biết như là phương pháp tính giá trị hiệntại bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai bằng suất chiết khấu phù hợp Phươngpháp thứ hai tập trung vào giá trị danh nghĩa của thu nhập lãi ròng trong tương laigần.

- Quản lý rủi ro lãi suất hiện không chỉ còn là yêu cầu pháp lý Nó cung cấp khả năngquản lý chủ động rủi ro lãi suất và tìm kiếm lợi nhuận Vấn đề nền tảng là một hệthống quản lý rủi ro có thể cung cấp nhiều lựa chọn chức năng Nó không chỉ chophép nhà quản lý rủi ro phân tích bảng cân đối kế toán tại một thời điểm xác định màcòn cho phép mô phỏng thu nhập lãi ròng trong những giai đoạn thời gian khác nhauvới những kịch bản về lãi suất, tỷ giá, khối lượng, điều kiện, kỳ hạn khác nhau Trênhết, hệ thống cần phải cung cấp được các giải pháp đối với các sản phẩm không kỳhạn và bao hàm được các quyền chọn sản phẩm

Kết luận chương 1

Hoạt động quản trị TSN đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của

NH, và càng quan trọng hơn khi mức độ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ngày càngsâu rộng, yêu cầu về chuẩn mực quản trị, điều hành phải thích ứng, phù hợp với chuẩnmực quốc tế Hoạt động quản trị TSN phản ánh được tính hiệu quả trong điều hành,cân đối giữa nguồn vốn Trong chương này tập trung tóm lượt một số lý thuyết cơ bảntrong quản trị TSN như chi tiết các khoản mục TSN, các yêu cầu và phương pháp quảntrị TSN, các công cụ phái sinh để từ đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng hoạtđộng quản trị TSN trong chương 2

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ – TÀI SẢN CÓ TẠI SACOMBANK

2.1 Sơ lược cơ chế điều hành quản trị tài sản nợ – tài sản có của Sacombank

2.1.1 Ủy ban Quản trị tài sản nợ – tài sản có (ALCO)

Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động quảntrị TSN - TSC, ngày

Trang 14

24/02/2005 Hội đồng quản trị đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy banquản trị TSN - TSC Hiện tại Ban lãnh đạo đang phối hợp với các phòng ban liên quan

để điều chỉnh lại quy chế tổ chức và hoạt động của ALCO đề phù hợp hơn với cơ cấu

tổ chức mới của NH cũng như tình hình thị trường và các quy định mới của ngành NH

Sơ lược một số nội dung về tổ chức; nguyên tắc; nhiệm vụ; cơ chế hoạtđộng của ALCO như sau:

2.1.1.1 Tổ chức của Ủy ban quản trị tài sản nợ – tài sản có

Ủy ban do Hội đồng Quản trị của NH quyết định thành lập và trực thuộc Ban điềuhành của NH, bao gồm các thành viên chính thức:

Giám đốc phụ trách các mảng: tiền tệ, tài

chính, quản lý rủi ro, cá nhân, doanh

nghiệp

Thành viên Ủy ban

Trưởng phòng: Kinh doanh vốn, Tài

chính - Kế toán, Kế hoạch, Quản lý rủi ro,

bộ phận quản trị TSN – TSC

Cán bộ quản trị TSN - TSC thuộc bộ phậnquản trị TSN - TSC đóng vai trò thư kýcác phiên họp

2.1.1.2 Các yêu cầu trong điều hành và quản trị tài sản nợ – tài sản có

- Nhận định, theo dõi, kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá

- Chủ động xác định, kiểm soát biến động bảng cân đối TSN - TSC

- Chủ động phòng ngừa các rủi ro trên

- Đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

2.1.1.3 Nhiệm vụ của Ủy ban quản trị tài sản nợ – tài sản có

Với chức năng là vạch ra chiến lược thích hợp nhất cho NH thông qua việc quảntrị danh mục TSN – TSC, Ủy ban ALCO có các nhiệm vụ đề ra chiến lược cũng nhưđịnh lượng mục tiêu và triển khai, giám sát đến các bộ phận thực hiện; đánh giá chiếnlược đồng thời dự phóng các chiến lược theo thời gian Trên cơ sở đó, một cáchchi tiết, Ủy ban ALCO có nhiệm vụ theo dõi, thảo luận, đề ra quyết định của Ủy ban

và đánh giá công tác triển khai các hoạt động sau:

- Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất

- Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản

- Hoạt động quản trị rủi ro ngoại hối/tỷ giá

- Hoạt động huy động vốn của Sacombank

Trang 15

- Hoạt động sử dụng vốn của Sacombank

- Hoạt động quản trị rủi ro khác: bao gồm đánh giá tác động của rủi ro đến cơcấu TSN - TSC; và chiến lược phòng ngừa rủi ro khác

Tính tuân thủ về các chính sách của Sacombank và các chỉ số tài chính theo quyđịnh của ngành NH cũng như những cam kết với đối tác Ngoài ra, Ủy ban ALCOcòn thực hiện các nhiệm vụ khác mà Ủy ban ALCO được yêu cầu thực hiện trongtừng thời kỳ

2.1.1.4 Cơ chế hoạt động của Ủy ban quản trị tài sản nợ – tài sản có

Ủy ban tổ chức họp định kỳ hàng tháng, hàng quý Các phiên họp bất thường sẽ đượcChủ tịch Ủy ban triệu tập khi cần thiết

- Ủy ban xem xét và tham mưu các vấn đề nằm trong phạm vi chứcnăng và nhiệm vụ thông qua việc biểu quyết công khai theo nguyên tắc đa

số

- Các kết luận của Ủy ban trong Biên bản cuộc họp là cơ sở để các PhòngNghiệp vụ NH triển khai, thực hiện

2.1.2 Bộ phận đảm trách trực tiếp quản trị tài sản nợ – tài sản có

Hiện tại hoạt động quản trị TSN - TSC đang được Bộ phận quản trị TSN - TSCthực hiện Theo cơ cấu tổ chức mới của NH thì bộ phận này trực thuộc khối Tài chínhcùng với Phòng Kế hoạch và Phòng Tài chính Kế toán thay vì trực thuộc phòng Kinhdoanh vốn – khối Tiền tệ như trước đây

Một số nhiệm vụ chính yếu của bộ phận này bao gồm:

Trang 16

- Quản trị cơ cấu TSN - TSC của NH

 Phân tích sự phù hợp giữa cơ cấu TSN - TSC và chiến lược kinh doanh của

NH từng thời kỳ

 Tham mưu giải pháp tái cấu trúc cơ cấu TSN - TSC hiệu quả nhất, nhằm tối

đa hóa dòng tiền Đánh giá các rủi ro ảnh hưởng đến cơ cấu TSN - TSC của NH

 Phân tích, đánh giá các rủi ro liên quan đến thanh khoản, lãi suất, tỷ giá, độlệch kỳ hạn,… của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

 Đề xuất giải pháp phòng ngừa rủi ro ảnh hưởng đến cơ cấu TSN - TSC Lập báo cáo phân tích thường xuyên các rủi ro ảnh hưởng đến cơ cấu TSN - TSC và các báo cáo cho các buổi họp của Ủy ban ALCO, và là thư ký cho Ủyban ALCO Nhìn chung bộ máy tổ chức điều hành hoạt động quản trị TSN - TSCcủa Sacombank có hệ thống, minh bạch, chi tiết trong nội dung hoạt động Đồng thờicác nhiệm vụ của Ủy Ban cũng đáp ứng được các yêu cầu cần thiết của lý thuyết quảntrị TSN – TSC, cũng như hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chung của NH là đảm bảo

“hiệu quả - an toàn – bền vững” trong kinh doanh

Trong cơ cấu tổ chức của Sacombank, bên cạnh Ủy Ban quản lý TSN – TSC,còn có các Hội đồng và Ủy ban khác góp phần vào hoạt động quản trị TSN – TSCcũng như điều hành hoạt động kinh doanh của NH như Hội đồng tín dụng, Hội đồngđầu tư tài chính, Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban chiến lược và các chính sách pháttriển, Ủy ban nhân sự, Ban chỉ đạo và xử lý khủng hoảng, Ban ngăn chặn và xử lý nợquá hạn Các Hội đồng và Ủy ban này sẽ tham mưu cho Hội đồng quản trị các vấn đềliên quan đến hoạt động quản trị TSN – TSC và các hoạt động khác của NH, mỗithành viên Hội đồng quản trị được phân công phụ trách một Hội đồng hoặc một Ủyban/Ban Bên cạnh đó, Sacombank đã xây dựng và luôn quan tâm hoàn thiện hệthống kiểm soát nội bộ đáp ứng với yêu cầu phát triển ngày càng lớn mạnh của NH

Hệ thống và các thủ tục kiểm soát bao gồm xây dựng quy trình quy chế, phân quyền

ủy quyền và hệ thống công nghệ thông tin, cải tiến và thực thi chính sách kiểmtra kiểm soát và kiểm toán nội bộ - chính sách và công cụ quản trị rủi ro Như vậy với

cơ cấu tổ chức trên có thể giúp hoạt động điều hành quản trị TSN - TSC của NH hiệuquả

2.2 Hoạt động quản trị tài sản nợ của Sacombank

2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản nợ của Sacombank

Trang 17

Trước khi thực hiện phân tích các khoản mục chính yếu trong cơ cấu TSNcần thiết phải xem xét bảng cân đối kế toán với từng khoản mục cũng như tỷ trọngcủa các khoản mục này trong bảng cân đối, chi tiết nêu tại phụ lục 2

2.2.1.1 Cơ cấu tài sản nợ

Trong cơ cấu TSN, một số khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu TSNcũng như có sự tăng trưởng đáng kể trong khoảng thời gian 2010 – 2012 cần kể đến là tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền đồng, ngoại tệ và vàng; giấy tờ có giá, cụ thể:

Bảng 1 Số dư huy động tiền gửi của khách hàng giai đoạn 2010 – 2012

“Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank”

Theo số liệu thống kê trên cho thấy trong khoảng thời gian 3 năm qua tình hìnhhuy động tiền gửi của NH có nhiều biến động tăng giảm không ổn định do tình hìnhthị trường tài chính có nhiều biến động Trong đó huy động tiền gửi có kỳ hạn có suygiảm không đáng kể ở năm 2011 so với 2010 với tỷ lệ giảm bình quân 4,14%, nhưngsau đó có tăng trưởng đáng kể ở giai đoạn 2011-2012 theo tỷ lệ tăng bình quân là43,10% Tương tự việc tăng giảm của việc huy động vàng và ngoại tệ cũng tương

tự như tiền đồng Việt Nam, tỷ lệ giảm bình quân không đáng kể của năm 2011 so với

2010 là 4,14%, và năm 2012 so với 2011 con số tăng trưởng theo tỷ lệ bình quân là43,10% Với tính chất không ổn định của tiền gửi này, khó khăn khi sử dụng cho

Trang 18

vay đến khách hàng các nhân và tổ chức kinh tế thì có thể tận dụng triệt để nguồn tiềnnày cho hoạt động kinh doanh trên liên ngân hàng với kỳ hạn ngắn để tối đa hóa lợinhuận cho NH Trong giai đoạn này, Sacombank đã thực hiện tốt hoạt động kinhdoanh trên thị trường vốn, mang lại lợi nhuận đáng kể cho NH Trong hệ thống NHthời gian qua với sự ra đời hàng loạt các NH trong nước cũng như chi nhánh ngânhàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài, như vậy thị phần bị san sẻ,nhưng tình hình huy động của Sacombank giai đoạn 2010 – 2012 vẫn tăng trưởngkhá tốt Để giữ được thị phần, công tác huy động của Sacombank đã liên tục cónhững điều chỉnh để phù hợp với tình hình thị trường, sản phẩm huy động ngàycàng phong phú hơn với sự linh hoạt về kỳ hạn cũng như các mức lãi suất, công tácbán hàng cũng được xây dựng thành khung quản lý chất lượng chuẩn mực để có thểphục vụ tốt hơn và làm hài lòng khách hàng Tiền gửi của khách hàng là khoản mụcgiữ vai trò rất quan trọng trong cơ cấu TSN của các NH, thường chiếm tỷ trọngtrên 50% trong tổng nợ phải trả Nó vừa là nguồn cung thanh khoản quan trọngcủa NH nhưng cũng lại là một thành tố lớn trong cầu thanh khoản, rất khó dự đoán và

có thể dẫn đến các vần đề về thanh khoản trong trường hợp khách hàng rút tiền hàngloạt Do vậy khoản mục tiền gửi kỳ hạn dài chiếm tỷ trọng ít hơn so với kỳ hạn ngắntrong tổng số dư huy động, trong khi đó cho vay khách hàng lại ở kỳ hạn trung dài hạnlại có xu hướng tăng dần qua các năm Như vậy để có thể xây dựng được cơ cấu TSN

đa dạng, đáp ứng các tiêu chí an toàn thanh khoản, thì việc gia tăng số dư huy động có

kỳ hạn dài, ổn định là cần thiết, theo đó công tác phát hành giấy tờ có giá đượcSacombank chú trọng với số dư nhìn chung tăng qua các năm Năm 2012 đạt được sựtăng trưởng cao nhất cho cả giấy tờ có giá ngắn hạn và trung hạn Còn đối với giấy tờ

có giá ngắn hạn và trung hạn có phần giảm sút do ảnh hưởng khủng hoảng bất độngsản của Việt Nam do đó 2011 giảm bình quân so với năm 2010 là 38,35%, và tỷ lệ nàytỉếp tục giảm sâu vào năm 2012 so với 2011 là 55,85% Chi tiết về giá trị giấy tờ cógiá tương ứng từng kỳ hạn cũng như tỷ lệ tăng trưởng qua các năm nêu trong bảng sau:

Trang 19

Bảng 2 Giá trị huy động giấy tờ có giá

Tổng cộng 28.577 17.617 -10.960 -38,35 7.777 -9.840 -55,85

“Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank”

2.2.2 Rủi ro lãi suất trong quản trị tài sản nợ

2.2.2.1 Rủi ro lãi suất xuất phát từ thị trường tài chính và chính sách tiền tệ của NHNN

Nền kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn 2010 – 2012 có nhiều biến độngphức tạp và khó lường do bởi những nguyên nhân nội tại cũng như những tác động từbên ngoài Để ứng phó với những biến động đó, duy trì sự phát triển ổn định, Chínhphủ đã ban hành, thực thi nhiều biện pháp, chính sách thông qua các công cụ điều tiết

vĩ mô, trong đó quan trọng nhất là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Dấu

ấn điều hành của Chính phủ trong giai đoạn 2010 – 2012 thể hiện rõ nhất trênphương diện chính sách tiền tệ, cụ thể hơn là điều hành hoạt động của ngành ngânhàng trong nước, theo đó rủi ro lãi suất cũng đã được thấy rõ trong hoạt động ngành

NH giai đoạn này Chính vì vậy trong khoản mục này sẽ tập trung phân tích rủi ro lãisuất xuất phát từ thị trường tài chính tiền tệ cho giai đoạn 2010 – 2012

a Giai đoạn nửa cuối 2010 đến cuối năm 2011

Từ nửa cuối năm 2010, đã có những dấu hiệu rõ ràng về nguy cơ suy thoái kinh tế.Đến đầu năm 2011, do ảnh hưởng của việc kiềm chế lạm phát ở những gia đoạn 2008– 2009 nên dẫn đến dấu hiệu suy thoái kinh tế vì vậy việc, ổn định an sinh xã hội, gâynên “cú sốc” đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động của ngành NH nói riêng,trong đó có Sacombank Bám sát mục tiêu vĩ mô, chính sách tiền tệ trong giai đoạn

Trang 20

này là mở rộng tiền tệ, bằng các công cụ tỷ lệ DTBB, lãi suất, tín phiếu bắt buộc, tín

dụng, tỷ giá Công cụ tỷ lệ DTBB, lãi suất Theo số liệu thống kê chỉ số giá tiêu dùng

tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 11,75% Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm

2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009 biểu hiện cho dấu hiệu lượng cung tiềnmặt sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng cuối năm Tiền đồng bị mất giá tổng cộng11,17% từ tháng 11/2009 Nguyên nhân chủ yếu là tài khoản vãng lai bị thâm hụt lớn,lòng tin vào đồng nội tệ suy giảm và tình trạng đô la hóa nền kinh tế gia tăng

Kể từ năm 2008 đến nay, tỷ giá luôn là một vấn đề nóng của nền kinh tế Tỷ giáUSD/VND từ mức khoảng 16.500 vào cuối năm 2006 đã tăng vọt lên mức 21.500VND/USD vào những tháng cuối năm 2010 Cũng trong khoảng gian này, gần nhưluôn có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá giao dịch thực tế

Chỉ trong vòng 10 tháng tính đến ngày 18/8/2010, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

đã phải 3 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, tăng tổng cộng 11,17% lên mức 18.932VND/USD Tỷ giá trần được niêm yết ngày 18/8/2010 là 19.500 VND/USD, nhưng tỷgiá trên thị trường tự do lại lên đến 21.500 VND/USD

So với các nước trong khu vực, tiền đồng đang bị mất giá mạnh ngay cả khi tínhtheo tỷ giá chính thức Cụ thể, VND mất giá hơn 20% so với đồng Yên của Nhật Bản,hơn 17% so với đồng tiền của Thái Lan và Malaysia, gần 8% so với đồng Nhân dân tệcủa Trung Quốc

Tăng trưởng tín dụng cả năm 2010 có thể đạt 27%, tăng trưởng cung tiền ở mức25% Đáng lưu ý là tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao hơn nhiều so với nội tệ Hệthống ngân hàng khó huy động vốn, nhưng điểm tích cực là tốc độ tăng trưởng tiền gửivẫn cao hơn tăng trưởng tín dụng

Tín dụng tăng trưởng bùng nổ vào năm 2009 cùng với gói hỗ trợ 4% lãi suất vàchính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN đã làm cho lãi suất trong nền kinh tế xuốngmức khá thấp Kết thúc năm 2009, tín dụng trong nền kinh tế tăng tới 37% và đã gây

áp lực mạnh lên lạm phát

Sang năm 2010, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 25% Tăngtrưởng tín dụng trong 10 tháng đầu năm 2010 đã đạt 22,5%, thấp hơn nhiều so với

Trang 21

mức 33,29% cùng kỳ năm trước nhưng cũng là mức rất cao Đáng chú ý là tín dụngbằng ngoại tệ tăng 52,6%, còn bằng nội tệ chỉ tăng 14,6% Dự kiến tăng trưởng cả năm

sẽ đạt mức 27%, và tăng trưởng cung tiền cũng dự kiến đạt 25%, vượt mục tiêu đặt rađầu năm

Tăng trưởng tín dụng, cung tiền năm 2010 đã giảm so với những năm trước,nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các nước khác Tăng trưởng cung tiền cao đã tạo áplực lớn lên lạm phát và tính ổn định của hệ thống ngân hàng

Trong khi đó, tăng trưởng tiền gửi đã chậm lại trong những tháng gần đây Trong

10 tháng đầu năm 2010, dư nợ tiền gửi tăng mới chỉ đạt 22,8% Tuy vậy, mức tăng nàyvẫn cao hơn tăng trưởng tín dụng, và là một diễn biến khá tích cực vì trong 3 năm gầnđây tăng trưởng huy động thường thấp hơn so với cho vay

Hiện tại, các ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn dùlãi suất huy động đã lên rất cao Do vậy, các ngân hàng sẽ tiếp tục gặp nhiều trở ngại

để đảm bảo những quy định của Thông tư 13

b Giai đoạn cuối 2011 – 2012

Trong giai đoạn này Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng,linh hoạt phải hướng tới kiềm chế lạm phát cao, góp phần ổn định giá trị tiền đồngViệt Nam, tăng dần dự trữ ngoại hối Nhanh chóng xây dựng các cơ chế, chính sáchtăng cường quản lý thị trường ngoại tệ (đô la) và vàng, khắc phục tình trạng đầu cơtích trữ, buôn bán trái phép Có lộ trình và biện pháp phù hợp trong từng thời kỳ, đảmbảo lợi ích hợp pháp của người có tài sản này; quan tâm đúng mức nhu cầu chính đángcủa doanh nghiệp và nhân dân, tránh tạo ra các "cú sốc" về tâm lý gây bất ổn xã hội;khuyến khích, không gây trở ngại cho việc thu hút các nguồn ngoại tệ từ nước ngoài

về nước, tổ chức lại thị trường kinh doanh vàng Tăng cường quản lý hoạt động cácngân hàng thương mại, tránh rủi ro về nợ xấu, bảo đảm tính thanh khoản; khắc phụcnhững bất hợp lý về lợi nhuận và thu nhập trong lĩnh vực này Chính sách tiền tệ đượcNHNN điều hành linh hoạt, thận trọng để đảm bảo góp phần thực hiện hài hoà cácmục tiêu: ngăn ngừa suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tếhợp lý; kiềm chế lạm phát; ổn định tỷ giá Các công cụ lãi suất, tỷ lệ dự trữ, khối lượng

Trang 22

tiền cung ứng, tỷ giá tiếp tục được NHNN điều hành linh hoạt, thận trọng Điều chỉnhgiảm tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ 6%xuống còn 5%, rồi 3%; Giảm lãi suất tiền gửi DTBB bằng VND từ 8,5% đến 3,6%,1,2%/năm; giảm lãi suất đối với tiền gửi vượt DTBB bằng ngoại tệ của TCTD tạiNHNN từ 1% đến 0,5% đến 0,1%/năm

Cung ứng tiền tệ

Nhằm thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ, NHNN đã yêu cầu các NHTMphải đáp ứng đủ yêu cầu vay vốn hỗ trợ lãi suất (mức lãi suất được hỗ trợ là 4%).Nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt với kỳ hạn, lãi suất hợp lý để kiểmsoát chặt chẽ khối lượng vốn khả dụng, tiền cung ứng, ổn định lãi suất và bảo đảm

an toàn thanh khoản của các TCTD Đến hết năm 2011, số vốn hỗ trợ lãi suất đượcgiải ngân đạt 10.000 tỷ đồng

Tỷ giá

Trong năm 2011, lượng ngoại tệ trên thị trường trở nên khan hiếm, tỷ giáUSD/VND trên thị trường chợ đen luôn cao hơn thị trường chính thức Nguyên nhâncủa tình trạng này là do ba mất cân đối lớn nêu trên làm cho người dân và doanhnghiệp có tâm lý găm giữ ngoại tệ Một nguyên nhân quan trọng nữa là với gói chínhsách cho vay hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp chuyển sang vay VND để mua USDlàm cho thị trường tiền tệ càng thêm mất cân đối Để giải quyết vấn đề trên, trongnăm 2011, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh tăng tỷ giá và nới rộng biên độ tỷ giá +/-3%lên +/-5%, kết hợp với các chính sách khác như bán ngoại tệ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩucác mặt hàng thiết yếu, nhằm giải quyết cung – cầu ngoại tệ:

- Trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính bán nguồn ngoại tệ thu được từphát hành trái phiếu Chính phủ cho NHNN; đề nghị một số doanh nghiệp nhập khẩulớn chuyển từ mua ngoại tệ sang vay ngoại tệ

- Áp dụng các biện pháp hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, người dân như yêu cầu NHTM nhà nước giảm lãi suất cho vay và huy động bằngngoại tệ (lãi suất cho vay từ 6-6,5%/năm xuống mức không quá 3%/năm từ ngày01/6/2011, lãi suất huy động giảm xuống mức không quá l,5%/năm kể từ ngày01/6/2011)

Tóm lại, giai đoạn nửa cuối 2011 – 2012, đặc biệt là năm 2011, thị trường NHtrong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá Với sự chuyển

Trang 23

hướng mục tiêu vĩ mô quá nhanh và mạnh vào đầu năm 2008, thị trường NH bị

“cú sốc” do chính sách siết chặt tiền tệ Hệ thống NH bị căng thẳng về thanh khoản,làm cho lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay tăng quá cao, vượt quá khả năngchịu đựng của nền kinh tế, doanh nghiệp phải “lay lất” chịu đựng lãi suất cho vay quácao của các NHTM Cùng với hệ thống NH, Sacombank cũng đã gánh chịu những tácđộng khách quan từ thị trường tài chính tiền tệ, ít nhiều đã ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của NH, thanh khoản chịu ảnh hưởng một phần và chi phí huyđộng cũng gia tăng thêm nhằm giữ chân khách hàng tiết kiệm khi mà các NH nhỏđang gặp phải khó khăn về thanh khoản không ngừng điều chỉnh tăng lãi suất huyđộng để thu hút các nguồn tiền gửi Mặc dù chịu tác động từ thị trường tài chính tiền

tệ, mà cụ thể là rủi ro lãi suất, nhưng Sacombank đã đi qua được các đợt sóng tiền tệmột cách an toàn dựa trên tiềm lực tài chính cũng như cơ chế quản trị điều hànhcủa NH nhìn chung hiệu quả, có khả năng ứng phó trước những biến động của thịtrường tài chính tiền tệ Trong bối cảnh ngột ngạt do vòng kim cô tiền tệ đó, cuộckhủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới xảy ra vào cuối 2008 cũngảnh hưởng đến Việt Nam Chính sách vĩ mô nước ta chuyển từ giảm lạm phát sangkích thích kinh tế; chính sách tiền tệ chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng được thể hiệntrong năm 2009

2.2.2.2 Rủi ro lãi suất xuất phát từ phía Ngân hàng

Mặc dù Sacombank đã xây dựng một cơ cấu tổ chức quản trị TSN khá hoànchỉnh, hệ thống các báo cáo quản trị tương đối đầy đủ cùng với cơ chế quản trị thanhkhoản, điều chuyển vốn nội bộ nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản trị TSN, nhưng rủi rolãi suất luôn tiềm ẩn trong hoạt động NH bởi khoản mục tiền gửi tiết kiệm và cho vaykhách hàng vẫn luôn là kênh kinh doanh truyền thốngkhông chỉ với Sacombank màhầu hết với các NH Vì vậy việc dự báo sự tăng giảm của dòng vốn huy động cũng nhưkhả năng thu hồi nợ đến hạn của khách hàng là rất khó khăn Bên cạnh đó một số TSN,TSC khác nhạy cảm với lãi suất như chứng khoán kinh doanh, giấy tờ có giá cũng gópphần tạo nên những rủi ro lãi suất tiềm ẩn khi mà thị trường có sự biến động về lãisuất Mặc dù Sacombank đã xây dựng cơ chế điều hành lãi suất, tuy nhiên chínhsách lãi suất vẫn rất dễ bị thị trường dẫn dắt Điều này được thấy rõ khi mà các kỳ điềuchỉnh lãi suất cho vay đã được rút ngắn từ 6 tháng còn 3 tháng rồi 1 tháng để cập nhậtliên tục theo tình hình lãi suất thị trường ngày một biến động Còn đối với huy động

Ngày đăng: 19/06/2014, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồ Diệu (2002), “Quản trị Ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản trị Ngân hàng”
Tác giả: Hồ Diệu
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2002
2. Nguyễn Văn Tiến (2002), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanhngân hàng”
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2002
7. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 v/v ban hành “qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD” Sách, tạp chí
Tiêu đề: qui định vềcác tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD
6. Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với TCTD Khác
8. Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010 và các tài liệu nội bộ của Sacombank Khác
9. Một số website:- cafef.vn;- sbv.org.vn;- vneconomy.vn;- vietnamnet.vn - sacombank.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Số dư huy động tiền gửi của khách hàng giai đoạn 2010 – 2012 - Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Bảng 1. Số dư huy động tiền gửi của khách hàng giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 16)
Bảng 2. Giá trị huy động giấy tờ có giá - Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Bảng 2. Giá trị huy động giấy tờ có giá (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w