Đặc biệt, kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, các chính sách quản lí vĩ mô được điều chỉnh theo hướng kiểm soát được lạm phát nhưn
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TRỊNH HỒNG HẠNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
Trang 2Phản biện 3: PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện vào hồi giờ … ngày tháng năm 2015 tại Học viện Ngân hàng
- Thư viện Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhờ có chính sách cởi mở của Chính phủ, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển rất nhanh cả về qui mô tài sản và số lượng các ngân hàng Nới lỏng chính sách đã làm gia tăng cạnh tranh trong ngành và làm tăng giá trị sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nhưng không khuyến khích được các ngân hàng phát triển một cách thận trọng và bền vững Chính sự “bùng nổ” của hệ thống ngân hàng trong một thời gian ngắn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ lớn tác động đến sự an toàn và lành mạnh của cả hệ thống Đặc biệt, kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, các chính sách quản lí vĩ mô được điều chỉnh theo hướng kiểm soát được lạm phát nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đã đặt các NHTM Việt Nam trước những rủi ro rất lớn đe dọa đến sự ổn định của hệ thống: nợ xấu tăng cao, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, …mà để tránh đổ vỡ thì đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện tái cơ cấu không chỉ trong từng ngân hàng mà phải thực hiện đối với cả hệ thống
Nằm trong quá trình tái cơ cấu, quản trị tài sản Nợ, tài sản Có (ALM) là một nội dung đang được các ngân hàng quan tâm thực hiện góp phần nâng cao chất lượng hệ thống quản trị của các NH hiện nay Tuy nhiên, tại các NHTM Việt Nam hiện nay, ALM đang là vấn đề còn khá mới mẻ và phức tạp cần được nghiên cứu, xây dựng từ khung lí thuyết cho đến việc vận dụng thực tế và đánh giá để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ALM
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 4(Agribank), NHTM Nhà nước lớn nhất về tổng tài sản, nhân sự, mạng lưới với nhiều khó khăn do hậu quả của thời kì phát triển
“nóng” để lại: nợ xấu cao, hiệu quả đầu tư thấp, tỉ lệ khả năng chi trả ngay thường thấp hơn so với qui định, thu nhập lãi ròng suy giảm, tỉ
lệ an toàn vốn thấp, … mà một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do những yếu kém của hệ thống quản trị của Agribank Thực tế ALM tại Agribank đang ở giai đoạn mới bắt đầu được quan tâm thực hiện và đã có được những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, với mạng lưới chi nhánh rộng, quản trị trên nền tảng công nghệ chậm đổi mới, năng lực quản trị chưa cao đang làm cho Agribank ở một chừng mực nào đó đang đi sau các ngân hàng khác
Do vậy, để nâng cao chất lượng ALM, Agribank cần nghiên cứu các giải pháp để có những thay đổi cơ bản: từ việc hoàn thiện mô hình tổ chức, xây dựng cơ chế chính sách, phương pháp và các điều kiện để thực hiện ALM đến việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát cần thiết nhằm giảm thiểu tổn thất từ biến động của thị trường
Xuất phát từ những lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng
cao chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có tại ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam” để nghiên cứu và bảo vệ
luận án tiến sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Luận án đã sưu tầm và nghiên cứu 03 công trình nước ngoài: (i)
Katarzyna Zawalinska, 1999, Asset and Liability Management by Commercial Banks in Poland; (ii) Helen KSimon, 2004, Managing interest rate risk; (iii) Rudolf Duttweiler, 2010, quản lý thanh khoản trong ngân hàng, phương pháp tiếp cận từ trên xuống và 04 công
trình trong nước: (i) Đổi mới phương pháp quản lý tài sản của các
Trang 5NHTM Việt Nam trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Phan Đình Thế - 1999; (ii) Giải pháp quản lý rủi ro l i suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và pháp triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đ Thị im Hảo -2005; (iii) Quản lí rủi ro l i suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Tạ Ngọc Sơn – 2011; (iv) Đề tài NC H cấp ngành “Tăng cường năng lực quản lý rủi ro thanh khoản tại NHTM Việt Nam”, chủ nhiệm đề tài PGS TS Tô Ngọc Hưng, 2008 có liên quan đến đề tài
nghiên cứu, từ đó đã xác định được “khoảng trống” cần tiếp tục
nghiên cứu, đó là:
(i) Các rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản được nghiên cứu riêng
lẻ Do vậy chưa làm rõ được vai trò của ALM trong quản trị hai loại rủi ro này;
(ii) Chưa có những nghiên cứu tổng thể về ALM và chất lượng ALM của các NHTM Do vậy cần có nghiên cứu nhằm hệ thống hóa, làm rõ cơ sở luận về chất lượng ALM của NHTM;
(iii) Chưa có những nghiên cứu khảo sát đánh giá chất lượng ALM gắn với điều kiện cụ thể của Agribank cũng như tại một NH khác ở Việt Nam nhằm đưa ra hệ thống giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng ALM của Agribank và cũng là gợi ý cho các NH khác
3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về quản trị tài sản Nợ, tài sản Có và chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có của NHTM, nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng ALM của một số NH từ đó rút ra bài học cho Agribank trong việc nâng cao chất lượng ALM
Trang 6- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng ALM của Agribank
- Đề xuất các giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm nâng cao chất lượng ALM của Agribank
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về chất lượng ALM của các NHTM
- Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng ALM tại Agribank giai đoạn
từ 2008 - 2014 và định hướng đến 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận án, các phương
pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phương pháp logic, phương
pháp thống kê và tổng hợp, phương pháp khảo sát, các phương pháp nghiên cứu khác
6 Các đóng góp của luận án:
- Đóng góp về mặt lí luận: Luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ các vấn đề lí luận về ALM của NHTM; đưa ra quan điểm về chất lượng ALM của NHTM và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng ALM của NHTM ; chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng ALM; nêu kinh nghiệm nâng cao chất lượng ALM của một số NHTM điển hình, từ đó rút ra bài học cho các NH nói chung và Agribank nói riêng
- Đóng góp về mặt thực tiễn:
+ Luận án đã phân tích được thực trạng ALM và chất lượng ALM của Agribank, chỉ ra những thành công cơ bản cùng các hạn chế và
Trang 7nguyên nhân ALM chưa đạt chất lượng cao
Luận án đề xuất 2 nhóm giải pháp phù hợp với điều kiện của Agribank Đồng thời luận án cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, với NgHNN nhằm tạo môi trường, cơ sở pháp lí cho hoạt động ALM của các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng đạt chất lượng cao
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng quản trị tài sản
Nợ, tài sản Có của NHTM
Chương 2: Thực trạng chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản
Có của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản Nợ,
tài sản Có tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
1.1.1 Khái quát về TSN, TSC của NHTM
Luận án đã hệ thống khái quát về TSN, TSC theo một số nội dung cơ bản: các thành phần của TSN, TSC của NHTM; đặc trưng
Trang 8của TSN, TSC của NHTM; hệ thống sổ sách ghi nhận TSN, TSC của NHTM; rủi ro trong hoạt động ngân hàng và phân chia trách nhiệm quản trị
1.1.2 Khái niệm và mục tiêu ALM của NHTM
1.1.2.1 Khái niệm ALM của NHTM
ALM là cơ chế hạn chế rủi ro cho ngân hàng bởi tình trạng bất cân xứng của bảng Cân đối kế toán trong điều kiện thay đổi về lãi suất và nhu cầu thanh khoản nhằm đạt được mục tiêu về lợi nhuận (tỉ lệ NIM) phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng
1.1.2.2 Mục tiêu ALM của NHTM
- Gia tăng lợi nhuận từ quản trị bảng Cân đối kế toán của ngân hàng
- Quản trị được các rủi ro thuộc phạm vi của ALM
- Đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật có liên quan
1.1.3 Nội dung ALM của NHTM
1.1.3.1 Quản trị cấu trúc bảng Cân đối kế toán của ngân hàng
Trên cơ sở dự báo sự biến động của các nhân tố thị trường và chiến lược kinh doanh của ngân hàng, bộ phận ALM xây dựng cấu trúc bảng Cân đối kế toán cần đảm bảo phù hợp về kì hạn, loại tiền giữa TSC và TSN; đảm bảo sự phù hợp giữa tài sản sinh lời và tài sản cho mục đích thanh khoản, đạt được sự hài hòa giữa mục đích lợi nhuận và sự an toàn cũng như đảm bảo sự hợp lý về tính ổn định và chi phí của các nguồn vốn
1.1.3.2 Quản trị rủi ro thanh khoản
Quản trị rủi ro thanh khoản là việc NHTM sử dụng hệ thống các
Trang 9cơ chế quản trị, giải pháp nghiệp vụ và công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống rủi ro thanh khoản nhưng vẫn bảo đảm khả năng sinh lời cho ngân hàng
1.1.3.3 Quản trị rủi ro lãi suất
Quản trị rủi ro lãi suất là việc ngân hàng tổ chức một bộ phận nhằm nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ gây ra từ rủi ro lãi suất để từ đó có thể giám sát và kiểm soát rủi ro thông qua việc lập nên những chính sách, chiến lược sử dụng những công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục
1.2 CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Quan điểm về chất lượng ALM của NHTM
Chất lượng ALM của NHTM là tập hợp những yếu tố cơ bản để thực hiện quá trình ALM tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu ALM của ngân hàng Trong đó, những yếu tố thuộc tính cơ bản của ALM của ngân hàng gồm: Chính sách ALM; cơ cấu tổ chức ALM; quy trình ALM; hệ thống thông tin ALM
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng ALM của NHTM
1.2.2.1 Đánh giá chất lượng các yếu tố cơ bản của quá trình ALM
Đánh giá xem NH đã hội tụ được các yếu tố cơ bản và chất lượng của các yếu tố đó như thế nào để thực hiện được quá trình ALM
1.2.2.2 Đánh giá kết quả thực hiện ALM
Trang 10Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng ALM được xây dựng theo từng nội dung của ALM: quản trị cấu trúc bảng Cân đối kế toán, quản trị rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro lãi suất
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng ALM
1.2.3.1 Các nhân tố bên trong
Phương thức quản trị vốn; Hệ thống công nghệ thông tin; Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng; Yếu tố nguồn nhân lực
1.2.3.2 Các nhân tố bên ngoài
Các quy định pháp lí về quản trị rủi ro; Sự phối hợp đồng bộ trong điều hành chính sách quản trị kinh tế vĩ mô; Sự phát triển của các định chế tài chính trong thị trường tài chính; Sự bất cân xứng về thông tin
1.3 KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ CỦA NHTM 1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng ALM của một số ngân hàng
- BOC - Bank of China Limited
- NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- NHTMCP Á Châu
1.3.2 Bài học về nâng cao chất lượng ALM
- HĐQT là người chịu trách nhiệm cao nhất về chỉ đạo quản trị rủi ro nói chung và ALM nói riêng
- Cần thiết lập một cơ cấu quản trị ALM chặt chẽ, trong đó thành lập ALCO hoạt động mạnh mẽ, hỗ trợ việc ra quyết định trong
Trang 11ALM của ngân hàng
- Cần có phương pháp để đo lường rủi ro lãi suất, thanh khoản trên cấp độ toàn hệ thống chứ không dừng lại ở cấp độ theo từng giao dịch
- Ngân hàng cần có một hệ thống thông tin quản trị mang tính chính xác, đầy đủ và kịp thời phục vụ cho mục đích ALM
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Agribank
2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Agribank
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ CỦA NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.2.1 Thực trạng ALM của Agribank
2.2.1.1 Chính sách ALM của Agribank
Cho đến nay Agribank vẫn chưa có được chính sách ALM bao quát được đầy đủ các nội dung của nó Hiện tại thì Agribank mới đưa
ra được một số chính sách liên quan đến ALM như: Chính sách quản trị thanh khoản theo quyết định 2140/QĐ-HĐTV-TKDB về việc ban hành Quy định về quản trị thanh khoản trong hệ thống Agribank, một
Trang 12trong những rủi ro thuộc phạm vi của ALM
2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy ALM của Agribank
(Hình 2.2, Luận án Tiếu sĩ)
2.2.1.3 Qui trình ALM của Agribank
Khảo sát các nội dung đã được thực hiện ở các bước trong quy trình ALM tại Agribank: Xác định phạm vi, mục tiêu của ALM; Thu thập và xử lý các dữ liệu thông tin đầu vào cho ALM; Các báo cáo đầu ra cho ALM
2.2.1.4 Hệ thống thông tin ALM của Agribank
2.2.1.5 Nội dung ALM của Agribank
a Quản trị cấu trúc bảng Cân đối kế toán
b Quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank
c Quản trị rủi ro lãi suất của Agribank
2.2.2 Kết quả ALM của Agribank
2.2.2.1 Quản trị cấu trúc bảng Cân đối kế toán
a Kết quả thiết lập cơ cấu TSN, TSC
Cơ cấu TSN
Thứ nhất, cơ cấu vốn huy động theo các tiêu thức cơ bản:
Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động
Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank xét theo đối tượng huy động biến động theo chiều hướng ổn định hơn qua các năm.Tuy nhiên, tỉ trọng nguồn vốn huy động trên thị trường 2 có xu hướng tăng đã phản ánh những khó khăn trên thị trường 1, đồng thời cũng là
Trang 13do năng lực cạnh tranh của Agribank là chưa cao
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu vốn huy động theo đối tƣợng huy động
Đơn vị: Tỉ đồng
Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn
Đơn vị: Tỉ đồng
Trang 14Biểu đồ 2.6 cho thấy cơ cấu vốn huy động của Agribank có xu hướng ổn định hơn qua các năm bởi tỉ trọng vốn không kì hạn có xu hướng giảm Tuy nhiên, đứng trước tình hình lạm phát tăng cao, sự biến động của thị trường vàng, thị trường chứng khoán, biến động cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng, qui định trần lãi suất huy động của NHNN, tình trạng vượt trần lãi suất huy động của các NHTM, … đã làm cho tâm lí người gửi tiền chỉ muốn gửi thời hạn ngắn, đã làm cho nguồn vốn trung dài hạn của Agribank sụt giảm mạnh từ năm 2010
Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền
Biểu đồ 2.7 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ
Đơn vị: Tỉ đồng
Thứ hai, chi phí lãi của TSN
Nguồn vốn huy động từ thị trường 1 của Agribank đã sụt giảm đáng kể, thay vào đó là Agribank phải huy động trên thị trường 2 đã làm cho chi phí lãi tăng, tỷ trọng chi phí lãi vay trên tổng chi phí lãi tăng lên qua các năm