- Các kiến nghị khác với Chính phủ
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
- Tạo hành lang pháp lí đồng bộ cho hoạt động NH - Hoàn thiện chính sách lãi suất.
K T LU N
Luận án đã hệ thống hóa được những lí luận về ALM và chất lượng ALM của NHTM trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp từ những thông lệ quốc tế tốt nhất có thể vận dụng ở các NHTM Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm về ALM của một số ngân hàng tiên tiến trên thế giới trên cơ sở đó làm rõ những nội dung quan trọng mà một ngân hàng cần quan tâm để nâng cao chất lượng ALM. Bên cạnh đó, luận án làm rõ thực trạng ALM và chất lượng ALM tại
Agribank, đánh giá một cách khách quan thực trạng về chất lượng ALM tại ngân hàng này, đề xuất những giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng ALM, cũng như một số kiến nghị và yêu cầu cần thiết cho công tác ALM đối với các NHTM Việt Nam nói chung và tại Agribank nói riêng.
Hy vọng rằng những thông tin cập nhật trong luận án sẽ góp một phần nhỏ trong việc gợi mở cho các nhà quản trị ngân hàng của Agribank trong việc nghiên cứu, định hướng và triển khai khung ALM cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đồng thời hướng tới đáp ứng được các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao vị thế của Agribank trên thị trường nội địa và trường quốc tế.
Để hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh đã tham khảo và nhận được nhiều kiến thức từ các học thuyết, bài nghiên cứu, đặc biệt là sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Xuân và TS. Đào Minh Phúc. Tuy nhiên, ALM là một vấn đề rất rộng, phức tạp cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn. Mỗi một phương pháp quản trị của ngân hàng cũng chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Bởi lẽ các hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp, dẫn đến những rủi ro phát sinh cũng không ngừng thay đổi và xuất hiện dưới những hình thức mới khó lường trước. Bởi vậy, những đề xuất, gợi mở khoa học của luận án này vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung.
Tác giả luận án rất mong nhận được nhiều ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy, cô giáo và hội đồng khoa học để tác giả có điều kiện hoàn thiện hơn nữa những hiểu biết, kiến thức và nghiên cứu của bản thân về vấn đề này./.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Trịnh Hồng Hạnh, 2008, Áp dung chuẩn mực kế toán 17 trong các TCTD, Tạp chí Khoa học và Đào tạo NH số 75, tháng 8/2008, trang 20-24.
2. Trịnh Hồng Hạnh, 2013, Thực trạng quản lí rủi ro lãi suất của các NHTM VN từ sau khủng hoảng 2008, Tạp chí Khoa học và Đào tạo NH số 136, tháng 9/2013, trang 28-36.
3. Trịnh Hồng Hạnh, 2015, Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có của NHTM, Tạp chí Khoa học và Đào tạo NH số 155, tháng 4/2015, trang 9 -17.