Phòng ngừa rủi ro kinh doanh ngoại hố

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 37 - 38)

Là một trong những nội dung cần thiết của lý thuyết quản trị TSN và cũng là nhiệm vụ mà Ủy ban ALCO phải thực hiện để đảm bảo điều hành hoạt động kinh

doanh hiệu quả. Do đó nhằm phòng chống hiệu quả đối với rủi ro về kinh doanh ngoại hối cần thiết áp dụng một số biện pháp như sau:

- Xác lập hệ thống hạn mức kinh doanh ngoại hối nhằm kiểm soát, hạn chế thiệt hại xảy ra rủi ro về kinh doanh ngoại hối, bao gồm:

 Hạn mức lỗ đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh ngoại hối  Hạn mức lỗ đối với một giao dịch

 Hạn mức trạng thái mở

- Trên cơ sở phù hợp với tình hình thị trường và khả năng nghiệp vụ cũng như quản lý, NH sẽ quy định các hạn chế trong kinh doanh ngoại hối chẳng hạn như: hạn chế giao dịch đối với một số loại tiền tệ, kỳ hạn; hạn chế giao dịch đối với một số loại nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.

- Căn cứ vào cơ sở dữ liệu về tỷ giá ngoại hối, NH tính toán mức lỗ tối đa dự kiến nhằm ước tính mức lỗ tối đa đối với ngoại tệ mà NH có thể gánh chịu tại một thời điểm trong tương lai.

- NH có thể thực hiện một hoặc nhiều giao dịch nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ khoản lỗ cho một hoặc nhiều giao dịch đã thực hiện trước đó. - NH cần phân bổ, duy trì phần vốn tự có phù hợp nhằm có thể bù đắp các

thiệt hại khi các sự cố rủi ro về kinh doanh ngoại hối xảy ra.

- Phòng Quản lý rủi ro phải thường xuyên giám sát tình hình rủi ro về giá, trình Ban Tổng Giám đốc và Ủy ban ALCO các báo cáo rủi ro về kinh doanh ngoại hối cũngnhư đưa ra cảnh báo sớm các sự cố rủi ro về kinh doanh ngoại hối có thể xảy ra và có hướng đề xuất phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w