Công tác nhân sự

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 40 - 42)

Tri thức đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước, và điều này không loại trừ đối với tổ chức. Nhân lực chất lượng cao là một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện thành công hoạt động quản trị TSNcủa NH. Nâng cao năng lực cán bộ thông qua nâng cao trình độ quản trị điều hành, tư duy, nhận thức của các cá nhân nắm giữ chức vụ quan trọng trong công tác quản trị hoạt động NH. Đồng thời đào tạo nhân sự các bộ phận liên quan đến hoạt động quản trị TSN. Định kỳ NH cần tổ chức các khóa học nghiệp vụ, các lớp kỹ năng mềm cho cán bộ nhân viên. Trong môi trường ngày một cạnh tranh hơn cũng như phù hợp với chuẩn quốc tế, việc đào tạo các kỹ năng mềm là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của NH. Các khóa học phải thiết thực và phù hợp với đối tượng cần được trang bị trao dồi kiến thức, kỹ năng, điều này tương tự với công tác sắp xếp bố trí nhân sự hợp lý cho các vị trí. Đới với việc lựa chọn giảng viên đứng lớp, khuyến chọn giảng viên đứng lớp giàu kinh nghiệm trong ngành để có thể chia sẻ kinh nghiệm thực tế thay vì chỉ dừng lại ở góc độ lý thuyết. Tăng cường các buổi tọa đàm với các NHTM nước ngoài có uy tín nhằm học hỏi kinh nghiệm quản trị. Cơ chế lương, thưởng cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị nhân sự. Cần phải xây dựng chính sách lương thưởng hợp lý, phù hợp với năng lực và mức đóng góp vào kết quả chung, tạo động lực đóng góp, cống hiến vì sự nghiệp phát triển chung của NH. Tăng cường tuyển dụng những nhân sự giỏi có năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của nội bộ, phát hiện nhân sự giỏi nội bộ, đào tạo chuẩn bị cho nhân sự kế thừa. Đồng thời xây dựng các chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhằm ổn định nhân sự, duy trì tỷ lệ nhân sự nghỉ việc dưới 10%/năm.

Kết luận chương 3

Xuất phát từ thực tế hoạt động quản trị TSN tại Sacombank như đã được phân tích, đánh giá trong chương 2, trên cơ sở đó trong chương 3 tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN cũng như góp ý riêng đối với Sacombank gắn liền với định hướng chiến lược của NH và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt tác giả gợi mở

ra hướng mới trong hoạt động quản trị TSN đó là việc vận dụng các công cụ phái sinh cho hoạt động quản trị nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, khe hở kỳ hạn trong hoạt động kinh doanh, tiến tới hoàn thiện hoạt động quản trị TSN, giúp NH hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng thích ứng với các biến động của thị trường tài chính tiền tệ.

KẾT LUẬN

Đối với một nền kinh tế đang trong giai đoạn cất cánh như Việt Nam ta hiện nay, khi mà các rủi ro ngày càng gia tăng trong các giao dịch kinh tế thì không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ quản trị rủi ro. Với ý nghĩa thực tiễn trên, công tác quản trị TSN - TSC trở thành vấn đề hàng đầu của hệ thống NH, kèm theo đó là các công cụ giúp hạn chế rủi ro kinh doanh để đảm bảo NH hoạt động an toàn và phát triển bền vững. Dựa trên cơ sở lý luận về quản trị TSN, tiểu luận tập trung phân tích hoạt động quản tri TSN tại Sacombank. Theo đó luận văn đã đưa ra được một số

nội dung mới như:

- Gợi mở cho NH hướng phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh, đó là các công cụ phái sinh. Là một NHTM có những chiến lược phát triển mạnh mẽ thời gian qua, Sacombank cần tìm hiểu kỹ các công cụ phòng ngừa rủi ro này để xây dựng được mô hình quản trị TSN hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và đặc điểm riêng có của NH thì mới có thể khai thác hết lợi thế của các công cụ này.

- Ngoài ra, luận văn cũng tập trung phân tích cụ thể cơ chế điều hòa vốn nội bộ, công tác quản trị thanh khoản và lượng hóa rủi ro lãi suất bằng các con số cụ thể. Đây là những nội dung trọng yếu cấu thành nên công tác quản trị TSN. Tiểu luận đã có những đóng góp nhất định, nhưng nhận thấy vẫn còn hạn chế khi đã không phân tích đến khe hở kỳ hạn trong hoạt động quản trị TSN để có thể đánh giá đúng giá trị thị trường của vốn để từ đó có những đề xuất xác thực cho hoạt động NH. Tuy nhiên, việc bỏ qua nội dung trên vì hạn chế trong khâu thu thập dữ liệu mang tính chất bảo mật của NH. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn và giúp đỡ của Thầy Nguyễn Đăng Dờn trong thời gian thực hiện tiểu luận, cũng như mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy cô để luận văn có thể được ứng dụng vào trong thực tế quản trị TSN của Sacombank nói riêng và hệ thống NH nói chung.

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w